Chính tả (tiết 4)
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu nội dung bài viết “ Truyện cổ nước mình ” .
- Nghe – viết lại đúng chính tả 14 dòng đầu bài thơ “ Truyện cổ nước mình ” . Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng các từ có âm đầu r/d/gi hoặc có vần ân/ăng .
- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b .
- Vở BT Tiếng Việt 4 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1) Hát .
2. Bài cũ : (3) Cháu nghe câu chuyện của bà .
Kiểm tra 2 nhóm thi tiếp sức viết đúng , viết nhanh tên các con vật bắt đầu bằng ch / tr , tên các đồ đạc trong nhà có thanh hỏi / thanh ngã . Nhóm nào viết đúng nhiều từ sẽ được điểm cao .
3. Bài mới : (27) Truyện cổ nước mình .
a) Giới thiệu bài :
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
b) Các hoạt động :
TUẦN 4 Tập đọc (tiết 7) MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC I. MỤC TIÊU : - Hiểu nội dung , ý nghĩa truyện : Ca ngợi sự chính trực , thanh liêm , tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực ngày xưa . - Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Biết đọc truyện với giọng kể thong thả , rõ ràng . Đọc phân biệt lời các nhân vật , thể hiện rõ sự chính trực , ngay thẳng của Tô Hiến Thành . - Học tập tấm gương chính trực của Tô Hiến Thành . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa bài đọc trong SGK . - Tranh , ảnh đền thờ Tô Hiến Thành . - Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Người ăn xin . - 2 em nối tiếp nhau đọc truyện “ Người ăn xin ” và trả lời câu hỏi 2 , 3 , 4 . 3. Bài mới : (27’) Một người chính trực . a) Giới thiệu bài : - Giới thiệu chủ điểm “ Măng mọc thẳng ” , tranh minh họa . ( Măng non là biểu tượng của thiếu nhi , của đội viên TNTP , cũng là tượng trưng cho tính trung thực , vì bao giờ măng cũng mọc thẳng . Thiếu nhi là thế hệ măng non của đất nước cần trở thành những con người trung thực ) - Giới thiệu truyện đọc mở đầu chủ điểm : Trong lịch sử dân tộc ta , có nhiều tấm gương đáng khâm phục về sự chính trực , ngay thẳng . Câu chuyện “ Một người chính trực ” các em học hôm nay sẽ giới thiệu với các em một danh nhân trong lịch sử dân tộc ta – ông Tô Hiến Thành , vị quan đứng đầu triều Lý . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Luyện đọc . MT : Giúp HS đọc đúng bài văn . PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành . - Hướng dẫn phân đoạn : 3 đoạn . + Đoạn 1 : Từ đầu Lý Cao Tông . + Đoạn 2 : Tiếp theo Tô Hiến Thành được . + Đoạn 3 : Phần còn lại . - Đọc diễn cảm cả bài . Hoạt động lớp . - Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn truyện . Đọc 2 – 3 lượt . - Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . - Luyện đọc theo cặp . - Vài em đọc cả bài . Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . MT : Giúp HS cảm thụ bài văn . PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành . - Đoạn này kể chuyện gì ? - Trong việc lập ngôi vua , sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ? - Khi Tô Hiến Thành ốm nặng , ai thường xuyên chăm sóc ông ? - Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ? - Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ? - Trong việc tìm người giúp nước , sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ? - Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ? Hoạt động nhóm . - Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài . - Đọc đoạn 1 . - Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua . - Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất . Oâng cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cẩn lên làm vua . - Đọc đoạn 2 . - Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông . - Đọc đoạn 3 . - Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá . - Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh Tô Hiến Thành , tận tình chăm sóc ông nhưng lại không được tiến cử , còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông , lại được tiến cử . - Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình . - Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng . Họ làm được nhiều điều tốt cho dân , cho nước . Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm . MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn . PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành . - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài theo lối phân vai : Một hôm Trần Trung Tá . + Đọc mẫu đoạn văn . + Sửa chữa , uốn nắn . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - 3 em đọc tiếp nối nhau 3 đoạn của bài . + Luyện đọc diễn cảm theo cặp . + Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS học tập tấm gương chính trực của Tô Hiến Thành . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Tiếp tục về nhà luyện đọc truyện trên theo lối phân vai . Chính tả (tiết 4) TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH I. MỤC TIÊU : - Hiểu nội dung bài viết “ Truyện cổ nước mình ” . - Nghe – viết lại đúng chính tả 14 dòng đầu bài thơ “ Truyện cổ nước mình ” . Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng các từ có âm đầu r/d/gi hoặc có vần ân/ăng . - Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b . - Vở BT Tiếng Việt 4 . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Cháu nghe câu chuyện của bà . Kiểm tra 2 nhóm thi tiếp sức viết đúng , viết nhanh tên các con vật bắt đầu bằng ch / tr , tên các đồ đạc trong nhà có thanh hỏi / thanh ngã . Nhóm nào viết đúng nhiều từ sẽ được điểm cao . 3. Bài mới : (27’) Truyện cổ nước mình . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe – viết . MT : Giúp HS nghe để viết đúng đoạn thơ . PP : Làm mẫu , trực quan , thực hành . - Nhắc HS chú ý cách trình bày đoạn thơ lục bát , những chữ cần viết hoa , những chữ dễ viết sai . - Chấm , chữa 7 – 10 bài . - Nhận xét chung . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - 1 em đọc yêu cầu của bài . - 1 em đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ – viết trong bài “Truyện cổ nước mình” . - Cả lớp đọc thầm để ghi nhớ đoạn thơ . - Đọc thầm lại bài thơ cần viết , chú ý những từ ngữ dễ viết sai chính tả . - Gấp SGK , nhớ lại đoạn thơ , tự viết bài vào vở . - Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau . - Đối chiếu SGK tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở . Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả . MT : Giúp HS làm đúng các bài tập . PP : Động não , đàm thoại , thực hành . - Bài 2 : ( chọn 2a ) + Phát phiếu khổ to cho một số em . Hoạt động lớp . - Nêu yêu cầu bài tập . - Đọc đoạn văn , làm bài vào vở - Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả bài làm - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS yêu thích truyện cổ tích VN . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Về nhà đọc lại những đoạn văn trong BT2a . Ghi nhớ để không viết sai những từ ngữ vừa học . Luyện từ và câu (tiết 7) TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY I. MỤC TIÊU : - Nắm được hai cách chính cấu tạo từ phức của tiếng Việt : ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau ; phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau . - Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy ; tìm được các từ ghép và từ láy đơn giản ; tập đặt câu với các từ đó . - Yêu thích vẻ phong phú của từ Tiếng Việt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Từ điển tiếng Việt , Sổ tay từ ngữ . - Bảng phụ viết 2 từ làm mẫu để so sánh 2 kiểu từ : ngay ngắn – ngay thẳng . - Bút dạ và một số tờ phiếu kẻ bảng để HS làm BT1 , 2 . - Vở BT Tiếng Việt . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (5’) Mở rộng vốn từ : Nhân hậu – Đoàn kết . - 1 em làm lại BT4 , sau đó đọc thuộc lòng các thành ngữ , tục ngữ ở BT3 , 4 . - Vài em trả lời câu hỏi : Từ phức khác từ đơn ở điểm nào ? Nêu ví dụ . ( Từ đơn chỉ có 1 tiếng . Từ phức có 2 hay nhiều tiếng ) 3. Bài mới : (27’) Từ đơn và từ phức . a) Giới thiệu bài : Trong tiết Luyện từ và câu tuần trước , các em đã biết thế nào là từ đơn và từ phức . Từ phức có hai loại là từ ghép và từ láy . Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm được cách cấu tạo hai loại từ này . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Nhận xét . MT : Giúp HS nắm được cách cấu tạo của từ phức trong tiếng Việt . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Giúp HS kết luận : + Các từ phức truyện cổ , ông cha do các tiếng có nghĩa tạo thành . + Từ phức thầm thì do các tiếng có âm đầu lặp lại nhau tạo thành . - Giúp HS kết luận : + Từ phức lặng im do hai tiếng có nghĩa tạo thành . + Ba từ phức chầm chậm , cheo leo , se sẽ do những tiếng có vần hoặc cả âm và vần lặp lại nhau tạo thành . Hoạt động lớp . - 1 em đọc nội dung BT và gợi ý . cả lớp đọc thầm lại . - 1 em đọc câu thơ thứ nhất . Cả lớp đọc thầm , suy nghĩ , nêu nhận xét . - 1 em đọc khổ thơ tiếp theo . Cả lớp đọc thầm , suy nghĩ , nêu nhận xét . Hoạt động 2 : Ghi nhớ . MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ . PP : Động não , đàm thoại , giảng giải . - Giúp HS giải thích nội dung ghi nhớ khi phân tích các ví dụ : + Các tiếng tình , thương , mến đứng độc lập đều có nghĩa . Ghép chúng lại với nhau , chúng bổ sung nghĩa cho nhau . + Từ láy săn sóc có 2 tiếng lặp lại âm đầu . + Từ láy khéo léo có 2 tiếng lặp lại vần . + Từ láy luôn luôn có 2 tiếng lặp lại cả âm đầu và vần . Hoạt động lớp . - Vài em đọc ghi nhớ SGK . Cả lớp đọc thầm lại . Hoạt động 2 : Luyện tập . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Động não , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : Nhắc HS : + Chú ý những chữ in nghiêng , những chữ vừa in nghiêng vừa in đậm . + Muốn làm đúng BT , cần xác định các tiếng trong các từ phức có nghĩa hay không . Nếu cả hai tiếng đều có nghĩa thì đó là từ ghép , mặc dù chúng ... trí dân tộc . a) Giới thiệu bài : Lựa chọn cách giới thiệu bài sao cho hấp dẫn , phù hợp với nội dung bài . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét . MT : Giúp HS nhận biết được các họa tiết trang trí dân tộc . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Giới thiệu hình ảnh về họa tiết trang trí dân tộc ở bộ ĐDDH hoặc hình 1 SGK ; gợi ý bằng các câu hỏi để HS quan sát , nhận xét : + Các họa tiết trang trí là những hình gì ? + Hình ở các họa tiết có đặc điểm gì ? + Đường nét , cách sắp xếp họa tiết trang trí thế nào ? + Họa tiết được dùng để trang trí ở đâu ? - Bổ sung và nhấn mạnh : Họa tiết trang trí dân tộc là di sản văn hóa quý báu của ông cha ta để lại . Chúng ta cần phải học tập , giữ gìn và bảo vệ di sản ấy . Hoạt động lớp . + Hình hoa , lá , con vật . + Đã được đơn giản và cách điệu . + Đường nét hài hòa , cách sắp xếp cân đối , chặt chẽ . + Đình , chùa , lăng , tẩm , bia đá , đồ gốm , vải , khăn , áo + Ngoài các con vật trong tranh , ảnh em còn biết những con vật nào nữa ? Em thích con vật nào nhất ? Vì sao ? + Em sẽ vẽ con vật nào ? + Hãy miêu tả hình dáng , đặc điểm , màu sắc của con vật em định vẽ . Hoạt động 2 : Cách chép họa tiết trang trí dân tộc . MT : Giúp HS nắm cách chép họa tiết trang trí dân tộc . PP : Trực quan , giảng giải . - Chọn một vài hình họa tiết trang trí đơn giản để hướng dẫn HS vẽ từng bước : + Tìm và vẽ phác hình dáng chung của họa tiết . + Vẽ các đường trục dọc , ngang để tìm vị trí các phần của họa tiết . + Đánh dấu các điểm chính và vẽ phác hình bằng các nét thẳng . + Quan sát , so sánh để điều chỉnh hình vẽ cho giống mẫu . + Hoàn chỉnh hình và vẽ màu theo ý thích . Hoạt động lớp . Hoạt động 3 : Thực hành . MT : Giúp HS chọn và chép được một họa tiết dân tộc . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . - Yêu cầu HS : + Chọn và chép hình họa tiết trang trí dân tộc ở SGK . + Quan sát kĩ hình họa tiết trước khi vẽ . + Vẽ theo các bước đã hướng dẫn , chú ý xác định hình dáng chung của họa tiết cho cân đối với phần giấy . + Vẽ màu theo ý thích tạo cho hình vẽ sinh động . - Quan sát và gợi ý , hướng dẫn bổ sung cho từng em . Hoạt động cá nhân . - Vẽ vào vở . Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá . MT : Giúp HS đánh giá được bài vẽ của mình và các bạn . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Chọn một số bài có ưu điểm , nhược điểm rõ nét và gợi ý để HS nhận xét . - Gợi ý để HS xếp loại các bài đã nhận xét . Hoạt động lớp . - Nhận xét về : + Cách vẽ hình . + Cách vẽ nét . + Cách vẽ màu . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS yêu quý , trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc . 5. Dặn dò : (1’) - Chuẩn bị tranh , ảnh về phong cảnh . Aâm nhạc (tiết 4) Học hát bài : BẠN ƠI , LẮNG NGHE ! Kể chuyện âm nhạc I. MỤC TIÊU : - Biết bài hát “ Bạn ơi , lắng nghe ! ” là dân ca của dân tộc Ba-na ( vùng Tây Nguyên ) . - Hát đúng và thuộc bài hát . - Giáo dục HS yêu thiên nhiên , cảnh đẹp của đất nước . II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - Chép bài hát ở bảng phụ . - Bản đồ Việt Nam . - Nhạc cụ quen dùng , băng nhạc . 2. Học sinh : - SGK . - Vở chép nhạc . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Oân tập bài hát : Em yêu hòa bình – Bài tập cao độ và tiết tấu . - Nghe cao độ các nốt DO , MI , SOL , LA ( dùng đàn ) . - Cho HS đọc lại bài tập cao độ và bài tập tiết tấu ( đọc tập thể , sau đó gọi một số em đọc ) . 3. Bài mới : (27’) Học hát bài “ Bạn ơi , lắng nghe ! ” – Kể chuyện âm nhạc . a) Giới thiệu bài : - Nêu yêu cầu tiết học . - Khởi động giọng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Dạy bài hát “ Bạn ơi , lắng nghe ! ” . MT : Giúp HS hát đúng cao độ , trường độ bài hát và thuộc bài hát . PP : Trực quan , làm mẫu , thực hành . - Hát mẫu bài hát cho HS nghe . - Cho nghe bài hát từ băng nhạc . - Dạy hát từng câu ( chú ý hát những chỗ nửa cung thật chính xác ) . - Gợi ý HS nêu nhận xét về bài hát . Hoạt động lớp . - Hát theo từng câu . - Bài hát này gồm 4 tiết nhạc : + Tiết 1 và 2 gần giống nhau ( chỉ khác ở cuối tiết ) . + Tiết 3 và 4 gần giống nhau ( chỉ khác ở cuối tiết ) . - Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo tiết tấu . - Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp , theo phách . Hoạt động 2 : Kể chuyện âm nhạc . MT : Giúp HS cảm thụ câu chuyện “ Tiếng hát Đào Thị Huệ ” trong SGK . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . Hoạt động lớp . - Đọc từng đoạn truyện và trả lời các câu hỏisau : + Vì sao nhân dân lại lập đền thờ người con gái có giọng hát hay ấy ? + Câu chuyện xảy ra ở giai đoạn nào trong lịch sử nước ta ? 4. Củng cố : (3’) - Cả lớp hát lại bài “ Bạn ơi , lắng nghe ! ” cùng đàn . 5. Dặn dò : (1’) - Oân lại bài hát ở nhà . Thể dục (tiết 7) ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI , VÒNG TRÁI , ĐỨNG LẠI TRÒ CHƠI “CHẠY ĐỔI CHỖ , VỖ TAY NHAU” I. MỤC TIÊU : - Oân tập họp hàng dọc , dóng hàng , điểm số , đứng nghiêm , đứng nghỉ , quay phải , quay trái . Yêu cầu thực hiện đúng động tác , đều , đúng với khẩu lệnh . - Oân đi đều vòng phải , vòng trái , đứng lại . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác , đi đúng hướng ,đảm bảo cự li đội hình . - Trò chơi “ Chạy đổi chỗ , vỗ tay nhau ” . Yêu cầu rèn luyện kĩ năng chạy , phát triển sức mạnh , chơi đúng luật , hào hứng , nhiệt tình . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi , kẻ sân chơi . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : Mở đầu : 6 – 10 phút . MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học PP : Giảng giải , thực hành . - Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu bài học , chấn chỉnh đội ngũ , trang phục tập luyện : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Chơi một vài trò chơi đơn giản để HS tập trung chú ý : 2 – 3 phút . - Đứng tại chỗ hát và vỗ tay : 1 – 2 phút . Cơ bản : 18 – 22 phút . MT : Giúp HS nắm lại một số động tác về đội hình , đội ngũ và chơi được trò chơi thực hành . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . a) Đội hình đội ngũ : 14 – 15 phút . - Oân tổng hợp tất cả nội dung đội hình đội ngũ : 5 – 6 phút , do GV điều khiển . b) Trò chơi “Chạy đổi chỗ , vỗ tay nhau” : - Tập họp HS theo đội hình chơi , nêu tên trò chơi , giải thích cách chơi và luật chơi - Quan sát , nhận xét , biểu dương tổ thắng cuộc . Hoạt động lớp , nhóm . - Oân tập họp hàng dọc , dóng hàng , điểm số , đứng nghiêm , đứng nghỉ , quay phải , quay trái : 2 – 3 phút , do cán sự điều khiển . - Oân đi đều vòng phải , đứng lại : 2 – 3 phút . - Oân đi đều vòng trái , đứng lại : 2 – 3 phút . - Một tổ chơi thử . - Cả lớp chơi thi đua . Phần kết thúc : 4 – 6 phút . MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . PP : Đàm thoại , giảng giải . - Hệ thống bài : 1 – 2 phút . - Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Tập họp thành 4 hàng dọc , quay thành hàng ngang làm động tác thả lỏng : 2 – 3 phút . Thể dục (tiết 8) TẬP HỌP HÀNG NGANG , DÓNG HÀNG , ĐIỂM SỐ , QUAY SAU ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI , VÒNG TRÁI , ĐỨNG LẠI – TRÒ CHƠI “BỎ KHĂN” I. MỤC TIÊU : - Củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác : tập họp hàng ngang , dóng hàng , điểm số , quay sau , đi đều vòng phải , vòng trái , đứng lại . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác , tương đối đều , đúng khẩu lệnh . - Trò chơi “ Bỏ khăn ” . Yêu cầu tập trung chú ý , nhanh nhẹn , khéo léo , chơi đúng luật , hào hứng , nhiệt tình . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi , 1 – 2 chiếc khăn tay . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : Mở đầu : 6 – 10 phút . MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học PP : Giảng giải , thực hành . - Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu bài học , chấn chỉnh đội ngũ , trang phục tập luyện : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Chơi trò chơi “ Diệt các con vật có hại ” : 2 – 3 phút . - Đứng tại chỗ hát và vỗ tay : 1 – 2 phút . Cơ bản : 18 – 22 phút . MT : Giúp HS nắm lại một số động tác về đội hình , đội ngũ và chơi được trò chơi thực hành . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . a) Đội hình đội ngũ : 12 – 13 phút . - Tập họp hàng ngang , dóng hàng , điểm số , quay sau , đi đều vòng phải , vòng trái , đứng lại : 2 – 3 phút . - Quan sát , nhận xét , sửa chữa sai sót , biểu dương các tổ thi đua tập tốt : 3 phút . - Tập cả lớp để củng cố . b) Trò chơi “Bỏ khăn” : - Tập họp HS theo đội hình chơi , nêu tên trò chơi , giải thích cách chơi và luật chơi - Quan sát , nhận xét , biểu dương HS chơi nhiệt tình , không phạm luật . Hoạt động lớp , nhóm . - Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển : 3 – 4 phút . - Từng tổ thi đua trình diễn . - Một nhóm ra làm mẫu cách chơi . - Cả lớp chơi thử . - Cả lớp chơi thi đua . Phần kết thúc : 4 – 6 phút . MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . PP : Đàm thoại , giảng giải . - Hệ thống bài : 1 – 2 phút . - Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Chạy thường quanh sân tập 1 – 2 vòng , xong về tập họp thành 4 hàng ngang để làm động tác thả lỏng : 2 – 3 phút .
Tài liệu đính kèm: