Giáo án Lớp 4 Tuần 4 đến 15

Giáo án Lớp 4 Tuần 4 đến 15

Tập đọc

Một người chính trực

Mục đích yêu cầu

đọc lưu loát troi chảy toàn bài, biết đọc truyện với giọng kể thong thả rõ ràng.Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành

Hiểu nội dung ý nghĩa truyện: ca ngợi sự chính trực thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan chính trực thời xưa

Các hoạt động dạy học

Kiểm tra bài cũ

Gv kiểm tra 2 hs nối tiếp nhau đọc truyện: Người ăn xin và trả lời câu hỏi 2,3,4

Bài mới

Giới thiệu chủ điểm và bài học

Luyện đọc và tìm hiểu bài

Luyện đọc

Hs nối tiếp đọc 3 đoạn truyện

Gv kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ

 

doc 281 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1107Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 4 đến 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Thứ 2:ngày 26 – 9 -2007
Tập đọc
Một người chính trực
Mục đích yêu cầu 
đọc lưu loát troi chảy toàn bài, biết đọc truyện với giọng kể thong thả rõ ràng.Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành
Hiểu nội dung ý nghĩa truyện: ca ngợi sự chính trực thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan chính trực thời xưa
Các hoạt động dạy học 
Kiểm tra bài cũ 
Gv kiểm tra 2 hs nối tiếp nhau đọc truyện: Người ăn xin và trả lời câu hỏi 2,3,4 
Bài mới 
Giới thiệu chủ điểm và bài học 
Luyện đọc và tìm hiểu bài 
Luyện đọc 
Hs nối tiếp đọc 3 đoạn truyện 
Gv kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ
Hs luyện đọc theo cặp, 1 – 2 hs đọc cả bài 
Gv đọc diễn cảm toàn bài
Tìm hiểu bài 
Hs đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 1
đoạn này kể truyện gì ? (thái độ chính trực của THT đối với chuyện lập ngôi vua )
Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của THT thể hiện như thế nào? (không nhận đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất, lập thái tử Long Cán lên làm vua
Hs đọc đoạn 2
Khi THt ốm nặng ai thường xuyên chăm sóc ông?
(Quan..Đường ngày đêm hầu hạ ông)
Hs đọc đoạn 3
THT cử ai thay ông đứng đầu triều đình? (QuanTá)
Vì sao Thái Hậu ngạc nhiên khi cử ông quan này? (vì Vũ Cán Đường ngày đêm tận tình chăm sóc ông lai không được tiến cử con Trần Trung Tá bận công việc nhưng ít tới thăm ông lại được tiến cử)
Trong việc tìm người cứu nước sự chính trực của ông THT thể hiện như thế nào? (cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm ra hầu hạ mình)
Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông THT ? (vì những người đó bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng họ làm nhiều điều tốt cho nhân dan cho nước 
Hướng dẵn đọc diễn cảm
4 hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn
Gv hướng dẵn hs đọc 4 đoạn
Một hôm.cử Trần Trung Tá
Gv đọc mẫu từng cặp hs luyện đọc theo vai
1 vài cặp thi đọc 
Gv uốn nắn
Củng cố dặn dò
Gv nhắc lại nội dung bài học 
Nhận xét giờ học
Chuẩn bị bài sau 
Lịch sử 
Nước âu lạc
Mục tiêu 
Nước âu lạc là sự tiếp nối của nước văn lang
Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên vua, nơi kinh đô đóng
Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc
Nguyên nhân thắng lợi và thất bại trước sự xâm lược của Triệu Đà 
Các hoạt động dạy học 
Kiểm tra bài cũ 
Nêu những nét chính vể đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt
Bài mới 
Hoạt động 1:Làm việc cá nhân
Hs đọc sgk và làm bài tập 
Tuần 4
Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2007
Toán
Yến, tạ, tấn
I. Mục tiêu
Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn và kg
Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng
Biết thực hiện phép tính với các số đo khối lượng 
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
1 học sinh lên bảng làm bài tập 3
Lớp theo dõi nhận xét 
B. Bài mới
1. Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến, tạ tấn
a. Giới thiệu đơn vị yến
Học sinh nêu lại các đơn vị đã học 
Gv: Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục kg người ta còn dùng đơn vị là yến
Gv viết bảng: 1 yến bằng 10 kg, học sinh đọc suôi ngược
 b. Giới thiệu đơn vị tạ,tấn (tương tự)
Gv nêu vài ví dụ cụ thể: Con voi nặng 2 tấn, con trâu nặng 3 tạ, con lợn nặng 6 yến để học sinh cảm nhận được độ lớn của những đơn vị đo khối lượng này
2. Thực hành 
Bài 1: 
Học sinh nêu yêu cầu của bài rồi tự làm
Gv nhắc học sinh đọc kĩ từng phần để viết vào chỗ chấm
Bài 2:
Gv hướng dẵn hs làm một câu
5 yến =  kg
Cho hs nêu quan hệ yến và kg
1 yến = 10 kg ; 5 yến = 1 yến x 5
 = 10 kg x 5
 = 50 kg
Hs làm lần lượt các phần rồi chữa bài
Bài 3:
Cho hs làm bài rồi chữa bài
Bài 4:
Hs tự đọc bài rồi làm bài và chữa
Đổi 3 tấn = 30 tạ
Số muối chuyến sau xe đó chở được là
30 + 3 = 33 (tạ)
Số muối cả hai chuyến xe đó chở được là
30 + 33 = 66 (tạ)
Đáp số: 66 tạ muối
3. Củng cố dặn dò 
Gv nhận xét giờ học 
Chuẩn bị bài sau
Kể chuyện
Một nhà thơ chân chính
I. Mục đích yêu cầu
Rèn kĩ năng nói
Dựa vào lời kể của gv và tranh minh hoạ hs trả lời được các câu hỏi , kể lại được câu chuyện phối hợp với cử chỉ điệu bộ
Hiểu truyện, biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện 
Rèn kĩ năng nghe
Chăm chú nghe kể chuyện nhớ chuyện
Theo dõi bạn kể nhận xét đúng lời kể của bạn
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
1-2 hs kể câu chuyện về lòng nhân hậu tình cảm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa mọi người
B. Bài mới
1. Giới thiệu câu chuyện 
2. Gv kể chuyện (2-3lần)
Gv kể lần 1, giải nghĩa một số từ khó
Gv kể lần 2 kết hợp giới thiệu tranh phóng to
Gv kể lần 3
3. Hướng dẵn hs kể chuyện ,trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
a. Yêu cầu 1:
Hs đọc các câu hỏi 
Hs trả lời lần lượttừng câu hỏi 
Trước sự bạo ngược của nhà vua dân chúng phản ứng như thế nào ?
Nhà vua làm gì khi biết dân chúngtruyền tụng bài ca lên án mình?
Trước sự đe doạ của nhà vua thái độ của mọi người như thế nào?
Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?
b. Yêu cầu 2-3:
Kể chuyện theo nhóm 
Từng cặp hs luyện kể từng đoạnvà toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
Thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp
Mỗi hs kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện hoặc đối đáp cùng bạn
Lớp và gv nhận xét bình chọn người kể chuyện hấp đẫn
4. Củng cố dặn dò 
Gv nhận xét giờ học 
Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe
Khoa học
Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn
I. Mục tiêu
Hs có thể
Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn
Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều vi ta min, chất khoáng, chất xơ
B. Bài mới
1. Hoạt động 1: Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món
Thảo luận theo nhóm câu hỏi: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
Gv có thể đưa ra câu hỏi phụ gợi ý
Nhắc lại tên một số thức ăn mà em thường ăn?
Nếu ngày nào em cũng ăn một món cố định em sẽ thấy thế nào?
Có loại thức ăn nào chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng không ?
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn thịt, cá mà không ăn rau quả?
Làm việc cả lớp
Kết luận : Mỗi loại thức ăn 
2. Hoạt động 2:Làm việc với sgk tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối
Làm việc cá nhân
Hs nghiên cứu tháp dinh dưỡng cân đổitung bình cho một người trong một tháng / 17 sgk
Làm việc theo cặp
Hs thay nhau đặt câu hỏi và trả lời. Hãynói tên nhóm thức ăn 
- Cần ăn đủ
- Ăn vừa phải
- Ăn có mức độ
- Ăn ít
- Ăn hạn chế
Gv tổ chức cho hs báo cáo kết quả làm việc theo cặp dưới dạng đố nhau
Kết luận : Các thức ăn chứa nhiều bột đường, 
3. Hoạt động 3: Trò chơi đi chợ
Gv hướng dẫn cách chơi
Hs chơi như đã hướng dẵn
Từng hs tham gia chơi giới thiệu trước lớp những thức ăn, đồ uống mà mình đã chọn 
cho từng bữa
4. Củng cố dặn dò
Gv nhắc lại nội dung bài học
Nhận xét giờ học
Nhắc hs nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Chuẩn bị bài sau
Kĩ thuật
Khâu thường (tiết 2)
Mĩ thuật
Vẽ trang trí: Chép hoạ tiết trang trí dân tộc
I. Mục tiêu
Hs cảm nhận và tìm hiểu vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc
Hs biết cách chép và chép được một vài hoạ tiết trang trí dân tộc
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
Gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs
B. Bài mới
1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét 
Hs quan sát h1 / 11 sgk
Các hoạ tiết trang trí là những hình gì? (hoa, lá, con vật)
Các hình đó có đặc điểm gì? (đã được đơn giản và cách điệu)
Đường nét cách săp xếp hoạ tiết trang trí như thế nào? (đường nét hài hoà, sắp xếp cân đối, chặt chẽ)
Hoạ tiết được dùng trang trí ở đâu? (đình, chùa, lăng tẩm, bia đá, đồ gốm, khăn, áo,)
2. Hoạt động 2: Cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc
Gv chọn một vài hoạ tiết đơn giản hướng dẵn hs cách vẽ theo từng bước.
Tìm và vẽ phác hình dáng chung của hạo tiết
Vẽ các đường trục dọc ngang để tìm vị trí các phần của hoạ tiết
Đánh dấu các điểm chính và phác bằng các nét thẳng
Quan sát điều chỉnh hình cho giống mẫu
Hoàn chỉnh hình và vẽ màu
3. Hoạt động 3: Thực hành
Gv yêu cầu hs chọn và chép hình hoạ tiết ở sgk
Quan sát kĩ trước khi vẽ
Hs vẽ theo các bước đã hướng dẵn 
Hs vẽ màu theo ý thích tạo cho hình vẽ thêm sinh động
Gv quan sát và hướng dẵn thêm
4. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá 
Gv cùng hs chọn một số bài có ưu nhược điểm để nhận xét
Cách vẽ hình (giống màu chưa)
Cách vẽ nét (mềm mại, sinh động)
Cách vẽ màu (tươi sáng, hài hoà)
Hs xếp loại các bài đã nhận xét
5. Củng cố dặn dò
Gv nhận xét chung giờ học.
Chuẩn bị tranh ảnh về phong cảnh.
Thứ năm ngày 27 tháng 9 năm 2007
Tập đọc 
Tre Việt Nam
I. Mục đích yêu cầu 
Đọc lưu loát toàn bài, giọng diễn cảm phù hợp với nội dung cảm xúc và nhịp điệu của 
các câu thơ, đoạn thơ
Cảm nhận và hiểu được ý nghĩa bài thơ, đoạn thơ
Học thuộc lòng những câu thơ, đoạn thơ em thich
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
Hs đọc truyện Một người chính trực
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẵn hs luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc
Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn thơ (2-3 lượt)
- Đoạn 1 đến nên thành tre ơi
- Đoạn 2 đến lá cành
- Đoạn 3 đến cho măng
- Đoạn 4 còn lại
Gv kết hợp giải nghĩa từ, sửa lỗi phát âm
Hướng dẵn hs ngắt hơi
Hs luyện đọc theo cặp 
1-2 hs đọc cả bài
Gv đọc diễn cảm bài thơ
b. Tìm hiểu bài
Hs đọc thành tiếng, đọc thầm bài thơ tìm những câu thơ nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam 
Hs nối tiếp nhau đọc và trả lời câu hỏi 
? Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam ?
? Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính cần cù?
(ở đâu  bạc màu; rẽ siêng cần cù)
? Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam? 
(tay ôm  thêm, lưng trần  cho con)
+ Gv: tre có tính cách như người biết thương yêu đùm bọc nhường nhịn che chở cho nhau nhờ thế tre tạo nên luỹ, nên thành, tạo nên sức mạnh bất diệt.
? Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính ngay thẳng?
(tre già thân cho con, nòi tre của tre)
+ Gv: Tre được tả trong bài thơ có tính cách nhơ người ngay thẳng, bất khuất
Hs đọc thầm đọc luớt toàn bài 
Tìm những hình ảnh về cây tre và búp non mà em thích? Vì sao?
Hs đọc 4 dòng cuối
Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì? (thể hiện rất đẹp sự kế tiếp liên tục của các thế hệ – tre già, măng mọc)
c. Hướng dẵn đọc diễn cảm và học thuộc lòng
- Hs nối tiếp nhau đọc bài thơ  ...  sát trong việc miêu tả những chi tiêta của bài văn, sự xen kẽ của lời 
tả và lời kể 
- Luyện tập lập dàn ý một bài văn miêu tả 
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
- Học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ
- Lớp cùng gv nhận xét 
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
*Bài tập 1: 
- 2 học sinh nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tập 
- Học sinh đọc thầm bài văn : chiếc xe đạp của chú Tư 
- Suy nghĩ trao đổi trả lời câu hỏi 
- Học sinh trả lời câu hỏi a, c, d
- Gv phát phiếu cho học sinh trả lời viết câu hỏi b
- Gv nhận xét chốt lời giải đúng ( gv dán tờ giấy đã ghi lời giải)
* Bài tập 2: 
- Học sinh đọc yêu cầu của bài 
- Gv viết bảng đề bài, nhắc học sinh chú ý :
- Tả chiếc áo em mặc đến lớp ngày hôm nay 
- Lập dàn ý cho bài văn dựa theo nội dung ghi nhớ tiết trước và các bài văn mẫu: 
 chiếc cối tân, chiếc xe đạp của chú Tư đoạn thân bài tả cái trống trường 
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Gv phát phiếu cho một vài học sinh 
- Một số học sinh đọc dàn ý, gv nhận xét 
- Học sinh dán phiếu, trình bày 
- Lớp cùng gv nhận xét chữa bài đi đến một dàn ý chung cho cả lớp 
- Mở bài: 
- Thân bài: 
- Kết bài: 
C. Củng cố dặn dò
- Học sinh nhắc lại nội dung cần củng cố qua bài học 
- Miêu tả đồ vật là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của đồ vật giúp ngưới đọc hình
 dung đ được đồ vật ấy 
- Bài văn tả đồ vật có 3 phần có thể mở bài theo kiểu trực tiếp, gián tiếp, kết bài theo
 kiểu mở rộng, không mở rộng 
- Để tả đồ vật sinh động phải quan sát kĩ đồ vật bằng nhiều giác quan 
- Khi tả cần xen lẫn tình cảm của người tả hay nhân vật trong chuyện với đồ vật ấy
- Gv nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau 
Thể dục: Ôn bài thể dục-Trò chơi "Lò cò tiếp sức"
I. Mục tiêu
- Kiểm tra bài thể dục, yêu cầu thực hiện bài thể dục đúng thứ tự và kĩ thuật
- Trò chơi : Lò cò tiếp sức
- Yêu cầu chơi đùng luật
II. Nội dung và phương pháp lên lớp 
1. Phần mở đầu: 6-10’
 - Gv nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học và hình thức kiểm tra : 2’
- Đi đều hoặc giậm chân tại chỗ và hát : 1-2’
- Khởi động các khớp do gv điều khiển 
2. Phần cơ bản:18- 22’
a. Bài thể dục: 14- 15’
- Ôn bài thể dục: 2 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp 
- Lần 1: Gv điều khiển
- Lần 2: Cán sự điều khiển hoặc cho học sinh tập theo nhóm 
- Kiểm tra bài thể dục 
- Nội dung : thực hiện 8 động tác của bài thể dục 
- Tổ chức và phương pháp : kiểm tra làm nhiều đợt mỗi đợt 2-3 học sinh 
- Gv gọi tên những học sinh lần lượt kiểm tra đứng vào vị trí kiểm tra sau đó hô nhịp 
cho học sinh tập 
- Cách đánh giá 
- Hoàn thành tốt : thực hiện đúng từng động tác và thứ tư thực hiện các động tác trong 
bài 
- Hoàn thành : thực hiện cơ bản đúng động tác trong bài có thể nhầm nhịp hoặc quên 
2-3 động tác.
- Chưa hoàn thành thực hiện sai từ 4 động tác trở lên
b. Trò chơi vận động : 4-5’
- Trò chơi : Lò cò tiếp sức 
- Gv nêu tên trò chơi
- Cho hs chơi thử
- Cho cả lớp chơi có phân thắng thua
3. Phần kết thúc : 4-6’
- Đứng tại chỗ thực hiện động tác gập thân thả lỏng : 5-6 lần
- Gv nhận xét và công bố kết quả kiểm tra 2’, gv có thể tuyên dương những học sinh đạt 
kết quả tốt và động viên những học sinh chưa hoàn thành để giờ sau kiểm tra tốt hơn 
- Bật nhảy nhẹ nhàng từng chân kết hợp thả lỏng toàn thân : 5-6 lần
- Gvgiao bài tập về nhà : 1’
Địa lí :Hoạt động sản xuất của người dân ở
 đồng bằng Bắc Bộ ( T2)
I. Mục tiêu 
- Học sinh biết trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nghề thủ công và chợ phiên của 
người dân đồng bằng Bắc Bộ 
- Các công việc cần thiết phải làm trong quá trình tạo ra sản phẩm gốm
- Xác lập mối quan hệ thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất 
- Tôn trọng, bảo vệ thành quả của con người
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu các công việc cần phải làm trong sản xuất lúa gạo 
- Gv nhận xét 
B. Dạy bài mới
1. Nơi có hàng trăm nghề thử công truyền thống 
- Học sinh các nhóm dựa vào tranh ảnh, sgk  thảo luận theo gợi ý : 
+ Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân đồng bằng Bắc Bộ (nhiều hay
 ít nghề, trình độ, tay nghề, các mặt hàng nổi tiếng , vai trò của nghề thủ công)
+ Khi nào một làng trở thành làng nghề? 
+ Kể tên các làng nghề thủ công mà em biết ?
+ Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công? 
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận 
- Gv nói về một số làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiéng của đồng bằng Bắc Bộ 
- Học sinh quan sát các hình vẽ về sản xuất gốm ở Bát Tràng và trả lời câu hỏi trong sgk 
- Học sinh trình bày kết quả quan sát 
- Nếu học sinh chưa nói đúng trình tự các công việc, gv nên yêu cầu học sinh sắp sếp
lại theo đúng thứ tự các công việc trong quá trình tạo sản phẩm
2. Chợ phiên
- Học sinh các nhóm dựa vào tranh ảnh, sgk .. thảo luận theo các câu hỏi sau 
+ Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? (hoạt động mua bán, ngày họp chợ,
 hàng hoá bán ở chợ)
+ Mô tả về chợ theo tranh ảnh chợ nhiều người hay ít người, trong chợ có những loại
 hàng hoá nào ? 
- Học sinh trao đổi kết quả trước lớp 
- Gv giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời 
3. Củng cố dặn dò
- Gv nhắc lại nội dung bài học 
Thứ sáu ngày12 tháng 12 năm 2008
 Toán:Chia cho số có hai chữ số
I. Mục tiêu
- Giúp hs biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
Hs làm lại bài 3
B. Dạy bài mới
1. Trường hợp chia hết 
 10105 : 43 = ?
- Đặt tính
- Tính từ trái sang phải 
- Lần 1: 101 chia 43 được 2 viết 2
 2 nhân 3 bằng 6, 11 trừ 6 bằng 5 viết 5 nhớ 1
 2 nhân 4 bằng 8 thêm 1 bằng 9
 10 trừ 9 bằng 1 viết 1
- Lần 2: Hạ 0 được 150; 150 chia 43 được 3 viết 3
 3 nhân 3 bằng 9; 10 trừ 9 bằng 1, viết 1 nhớ 1
 3 nhân 4 bằng 12 thêm 1 bằng 13
 15 trừ 13 bằng 2 viết 2
- Lần 3: Hạ 5 được 215; 215 chia 43 được 5 viết 5
5 nhân 3 bằng 15, 15 trừ 15 bằng 0 viết 0 nhớ 1
5 nhân 4 bằng 20 thêm 1 bằng 21
21 trừ 21 bằng 0 viết 0
2. Trường hợp chia có dư
 26345 : 35 = ?
- Hướng dẵn tương tự như trên
3. Thực hành
*Bài 1: 
- Gv nêu yêu cầu của bài
- Hs đặt tính và tính( Hs làm bài trên bảng cả lớp làm vào nháp)
*Bài 2: 
- Hs nêu yêu cầu của bài tập
- Hs tóm tắt 
- Gv hướng dẵn giải
- Hs làm bài, chữa bài
Bài giải
1 giờ 15 phút = 75 phút
38km 400m = 38400m
Trung bình mỗi phút người đó đi được là
38400 : 75 = 512 (m)
 Đáp số 501m
C. Củng cố dặn dò
- Gv nhận xét giờ học- Dặn chuẩn bị bài sau
 Luyện từ và câu:Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
I. Mục đích yêu cầu
- Hs biết phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác (biết thưa gửi xưng hô phù hợp với mối
 quan hệ giữa mình và người được hỏi tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng 
người khác
- Phát hiện được quan hệ và tính cách nhân vật qua lời đối biểu đối đáp, biết cách hỏi 
trong từng trường hợp tế nhị cần bày tỏ sự thông cảmvới đối tượng giao tiếp.
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 hs làm lại bf2
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Phần nhận xét 
*Bài tập 1:
- Hs đọc yêu cầu, làm vào vở bài tập
- Hs phát biểu ý kiến. Lớp và gv nhận xét chốt ý đúng
*Bài tập 2: 
- Hs đọc yêu cầu, suy nghĩ làm vào vở bài tập. 
- Gv phát bút dạ và phiếu cho một số em
- Hs tiếp nối nhau đọc câu của mình yêu cầu a, yêu cầu b
- Lớp và gv nhận xét câu hỏi của bạn
- Hs làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, đọc những câu mình đã đặt.
- Lớp và gv nhận xét. Hs chữa bài/
*Bài tập 3: 
- Hs đọc yêu cầu suy nghĩ trả lời câu hỏi
- Hs phát biểu ý kiến. 
- Gv kết luận ý kiến đúng. Để giữ phép lịch sự cần tránh những câu hỏi tò mò hoặc 
làm phiền lòng, phật ý người khác.
3. Phần ghi nhớ
- 3 hs đọc nội dung ghi nhớ
4. Phần luyện tập 
*Bài 1: 
- 2 hs nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài
- Lớp đọc thầm từng đoạn văn, trao đổi với bạn ngồi cạnh
- Gv phát phiếu cho một vài nhóm
- Những hs làm bài trên phiếu trình bày bài của mình 
- Lớp và gv nhận xét, chốt lời giải dúng
*Bài 2: 
- 1 hs đọc yêu cầu của bài tập 
- 2 hs đọc các câu hỏi trong đoạn kịch truyện Các em nhỏ và cụ già.
- Hs1: đọc 3 câu hỏi các bạn tự đặt ra cho nhau
- Hs2: đọc các câu hỏi các bạn nhỏ hỏi cụ già.
- Gv giải thích thêm về yêu cầu của bài: Các em so sánh các câu các bạn hỏi cụ già có
 thích hợp hơn những câu hỏi các bạn hỏi nhau không? Vì sao?
- Hs đọc lại câu hỏi, suy nghĩ trả lời. 
- Gv và lớp nhận xét chốt lời giải dúng. 
- Hs chữa bài vào vở bài tập
5. Củng cố dặn dò
- 2 hs nhắc lại nội dung càn ghi nhớ
- Gv nhận xét giờ học
- Dặn chuẩn bị bài sau
Tập làm văn:Quan sát đồ vật
I. Mục đích yêu cầu
- Hs biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lý, bằng nhiều cách (mắt nhìn, tai nghe,
 tay sờ); phát hiện được những đặc điểm riêng biệt của đồ vật đó với đồ vật khác
- Dựa vào kết quả quan sát biết lập dàn ý để tả một đồ chơi mà em đã chọn
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
- 1 hs đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Phần nhận xét
* Bài tập 1: 
- 3 hs tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài và các gợi ý a,b,c,d
- Một số hs giới thiệu đồ chơi một mang đến để quan sát
- Hs đọc thầm lại yêu cầu của bài vàgy trong SGK, quan sát đồ chơi đã chọn, viết kết 
quả quan sát vào vở bài tập theocác ý
- Hs tiếp nối nhau trình bày kết quả quan sát của mình. Lớp và gv nhận xét, bình chọn
 bạn quan sát chính xác, tinh tế, phát hiện được những đặc điểm độc đáo của trò chơi
*Bài tập 2: 
+ Khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?
- Phải quan sát theo trình tự hợp lý: từ bao quát đến bộ phận
- Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt tai, tay 
- Tìm ra đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với đồ vật khác, nhất là những đồ vật cùng 
loại
- Gv hướng dẵn ví dụ khi quan sát gấu bông
3. Phần ghi nhớ
- 3 hs đọc nội dung ghi nhớ
4. Phần luyện tập
- Gv nêu yêu cầu bài tập
- Hs làm vào vở bài tập
- Hs tiếp nối nhau đọc dàn ý đã lập. Gv nhận xét bình chọn bạn lập được dàn ý tốt nhất 
(tỉ mỉ, cụ thể nhất)
*Ví dụ
- Mở bài: Giới thiệu gấu bông: đồ chơi em thích nhất
- Thân bài: Hình dáng: gấu bông không to, là gấu ngồi, dáng người tròn, hai tay chắp thu
 lu trước bụng
+ Bộ lông: màu nâu sáng, gan bàn chân, bụng có pha màu trắng làm nó có vẻ rất khác 
những con gấu khác
+ Hai mắt đen láy trông như mắt thật, rất tinh nghịch
- Kết bài: Em rất yêu gấu bông. Ôm chú gấu như một cục bông lớn, em rất dễ chịu
5. Củng cố dặn dò
- Gv nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN4.15.doc