Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Giáo Viên: Lê Hữu Trình - Trường Tiểu học Hòa Trung

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Giáo Viên: Lê Hữu Trình - Trường Tiểu học Hòa Trung

TẬP ĐỌC MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

I.Mục đích yêu cầu: - Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài,đọc phân biệt lời các nhân vật thể hiện rõ sự chính trực ngay thẳng của Tô Hiến Thành. Bước đầu đọc diễn cảm một đoạn trong bài.Đọc đúng :chính trực, tham tri chính sự, tiến cử, gián nghị đại phu.

-Từ ngữ:chính trực,di chiếu ,thái tử ,thái hậu ,phò tá ,tham tri ,chính sự ,tiến cử. Ca ngợi sự chính trực thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành ,vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

- Giáo dục học sinh sống trong sạch ,biết sống vì mọi người.

II.Chuẩn bịTranh minh họa.Bảng phụ viết đoạn, câu cần luyện đọc

III.Các hoạt động dạy và học:

 

doc 36 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Giáo Viên: Lê Hữu Trình - Trường Tiểu học Hòa Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Ngày soạn :5– 9 -2010 Ngày dạy : Thứ hai 6 - 9 -2010
TẬP ĐỌC MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I.Mục đích yêu cầu: - Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài,đọc phân biệt lời các nhân vật thể hiện rõ sự chính trực ngay thẳng của Tô Hiến Thành. Bước đầu đọc diễn cảm một đoạn trong bài.Đọc đúng :chính trực, tham tri chính sự, tiến cử, gián nghị đại phu.
-Từ ngữ:chính trực,di chiếu ,thái tử ,thái hậu ,phò tá ,tham tri ,chính sự ,tiến cử. Ca ngợi sự chính trực thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành ,vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
- Giáo dục học sinh sống trong sạch ,biết sống vì mọi người.
II.Chuẩn bịTranh minh họa.Bảng phụ viết đoạn, câu cần luyện đọc
III.Các hoạt động dạy và học:
GIÁO VIÊN 
HỌC SINH 
1.Ổn định :Hát
2.Bài cũ (5p)
H:Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
H:Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin như thế nào?
-Nội dung chínhù của bài nói gì?
3.Bài mới:GV giới thiệu bài – Ghi đề.
HĐ 1: Luyện đọc:
MT: Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài,đọc phân biệt lời các nhân vật thể hiện rõ sự chính trực ngay thẳng của Tô Hiến Thành.
-1 HS khá đọc cả bài+ chú giải
- Đọc nối tiếp đoạn đến hết bài (3 lượt)ï
- Lượt 1 :GV kết hợp sửa lỗi phát âm và cách đọc cho HS .
-HD hs đọc từ khó ,đọc câu dài
-Lượt 2 ,3:hs đọc tiếp nối như lượt 1 
* Luyện đọc theo nhóm bàn 
-GV theo dõi sửa sai.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ2:Tìm hiểu bài.(10p)
MT:Bài văn ca ngợi sự chính trực thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành ,vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
-Đoạn1:
H:Tô Hiến Thành làm quan triều đại nào?
H:Mọi người đánh giá ông là người như thế nào?
H:Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
H:Đoạn này kể chuyện gì?
- Ý1:Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua.
Đọc đoạn 2.
H:Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai thường xuyên chăm sóc cho ông ?
H:Nêu ý của đoạn 2?
Ý2 :Tô Hiến Thành lâm bệnh có Vũ Tán Đường hầu hạ.
H:Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá thì sao?
Đoạn 3
H:Đỗ thái hậu hỏi với ông điều gì?
H:Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ?
H:Vì sao thái hậu lại ngac nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá?
H:Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
H:Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
H:Nêu ý của đoạn 3?
Ý3:Tô Hiến Thành tiến cử người giỏi ra giúp nước.
Đại ý :Ca ngợi sự chính trực, tấm lòng vì dân vì nước của vị quan Tô Hiến Thành .
-HĐ3: Đọc diễn cảm
MT: Đọc đúng :chính trực, tham tri chính sự, tiến cử, gián nghị đại phu.
Hướng dẫn HS đọc đoạn 2,3 đã viết sẵn ở bảng phụ .
Yêu cầu đoc phân vai.
GV nhận xét chung .
4.Củng cô :HS nêu nội dung chínhù của bài.
5.Dăn dò:-Học bài .Chuẩn bị:”Tre Việt Nam”
-3 học sinh 
-Học sinh nhắc lại đề bài.
-1 HS đọc .
-HS lần lượt đọc nối tiếp đoạn .
-Đọc nhóm,theo dõi và sủa sai cho bạn
-2-3cặp đọc trước lớp 
-HS lắng nghe.
-Cả lớp đọc thầm và TLCH.
-Tô Hiến Thành làm quan ở triều Lý
-Mọi người đánh giá ông là người nổi tiếng chính trực.
-Trong việc lập ngôi vua Tô Hiến Thành không chịu nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua.Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán.
-Hs nhắc lại.
-Quan tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh .
-Do quá bận nhiều việc nên Trần Trung Tá không đến thăm được.
-1HS đọc
-Đỗ thái hậu hỏi ai sẽ thay ông nếu ông mất
-Tiến cử quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
-Vì bà thấy Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh, tận tình chăm sóc lại không được ông tiến cử. Còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít tới thăm ông lại được ông tiến cử.
-Ông cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.
-Vì ông quan tâm đến triều đình, tìm người tài giỏi để giúp nước, giúp dân.
-HS rút ra đại ý của bài.
-HS đọc lại đại ý của bài
-HS lắng nghe.
- 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn
-Lớp theo dõi,tìm ra cách đọc hay.
-HS phân vai và đọc đúng giọng của từng nhân vật.
-Lớp theo dõi – nhận xét
KHOA HỌC TẠI SAO CẦN PHẢI PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN? 
I. Mục tiêu : - Học sinh biết phân biệt thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng. Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn..
- Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.
 - Giáo dục HS hiểu và thực hành trong đời sống hàng ngày.
II. Chuẩn bị :GV :Tranh hình 16,17 SGK phóng to.Các tấm phiếu ghi tên các loại thức ăn
 - HS : Sưu tầm các đồ chơi bằng nhựa như gà, cá, tôm, cua, ốc, vịt.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định : hát
2. Bài cũ :“ Vai trò của vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ”.
H: Kể tên một số thức ăn chứa nhiều vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ?
H: Nêu vai trò của chất khoáng và chất xơ?
3. Bài mới: Giới thiệu bài- Ghi đề.
Hoạt động 1 (10p): Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
Mục tiêu: Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món . 
-Cách tiến hành:
Bước 1:Thảo luận nhóm. 
 +GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
H:Nhắc lại tên một số loại thức ăn mà các em thường ăn?
H: Nếu ngày nào cũng ăn một vài món ăn cố định các em sẽ thấy thế nào?
H:Có loại thức ăn nào chứa đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng không?
H: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ có ăn thịt, cá mà không ăn rau, quả?
H: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn cơm với thịt mà không ăn cá hoặc ăn rau? 
Bước 2:Làm việc cả lớp 
H:Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn ? 
GV tổng hợp ý kiến , rút ra kết luận:. 
Hoạt động 2 : (7p)Tìm hiẻu tháp dinh dưỡng cân đối. 
Mục tiêu: Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừ phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế. 
-Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân.
GV yêu cầu HS nghiên cứu” tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho một người một tháng” trang 17 SGK. 
*Giáo viên: Đây là tháp dinh dưỡng dành cho người lớn. 
Bước 2: Làm việc theo cặp. 
Mời 2 em lên bảng thực hiện hỏi và trả lời. 
Bước 3: Làm việc cả lớp. 
GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả theo cặp dưới dạng đố nhau.(Trong trường hợp bạn trả lời sai hoặc chưa đủ bạn cùng cặp sẽ sửa lại cho đúng. ) 
GV nhận xét, kết luận: Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường, vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ cần được ăn đầy đủ. Các thức ăn chứa nhiều chất đạm cần được ăn vừa phải. Đối với các thức ăn chứa nhiều chất béo nên ăn có mức độ.Không nên ăn nhiều đường và hạn chế ăn muối. 
Hoạt động 3(13p):Trò chơi: “Chọn mua thức ăn”. 
Mục tiêu:Biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khỏe. 
* Cách tiến hành:
Bước 1:Hướng dẫn cách chơi.
Cách thứ nhất:
-GV treo lên bảng bức tranh vẽ một số thức ăn, đồ uống( đã chế biến hoặc thực phẩm tươi sống)
Yêu cầu các em sẽ lựa chọn các thức ăn, đồ uống có trong tranh. 
-Phát cho mỗi em 3 tờ giấy màu khác nhau:
+Màu trắng: Tên đồ ăn, thức uống cho bữa sáng.
+Màu tím: Tên đồ ăn, thức uống cho bữa trưa.
+Màu nâu: Tên đồ ăn ,thức uống cho bữa tối.
b) Cách 2:GV đưa các loại rau, quả, cá, tômbằng nhựa.
Bước 2:Yêu cầu HS tham gia chơi sẽ giới thiệu trước lớp những thức ăn, đồ uống mà mình đã lựa chọn cho từng bữa.
Kết thúc trò chơi GV dặn HS nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng và nói với cha mẹ về tháp dinh dưỡng.
4.Củng cố :Gọi 1 HS đọc phần kết luận. Giáo viên nhận xét tiết học.Về xem lại bài, học bài, chuẩn bị bài 8.
-2 học sinh()lên bảng.
 Lắng nghe và nhắc lại .
- Theo dõi, lắng nghe.
Thảo luâïn theo nhóm bàn trả lời.
-Đại diện nhóm trình bày.Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Cá nhân trả lời, bạn nhận xét, bổ sung. 
-Hoạt động cá nhân.
Hai HS thay nhau 1 em đặt câu hỏi, 1 em trả lời đặt: Hãy nói tên nhóm thức ăn:
-Cần ăn đủ: Quả chín theo khả năng,10kg rau,12kg lương thực. 
-Ăn vừa phải:1500g thịt, 2500g cávà thủy sản, 2kg đậu phụ.
-Aên có mức độ:600g dầu mỡ, vừng lạc. 
-Aên ít:Dưới 500g đường.
-Aên hạn chế: Dưới 300g muối. 
- Lần lượt HS trình bày ý kiến. Lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- HS cá nhân trả lời, mời bạn nhận xét, bổ sung.
+Hai em thực hiện đố nhau và ngược lại từng câu hỏi theo nội dung tranh. 
 Theo dõi, lắng nghe.
 Vài em nhắc lại.
Từng HS tham gia chơi sẽ lựa chọn các thức ăn, đồ uống phù hợp cho từng bữa ăn và viết vào tờ giấy có màu khác nhau.
Một số em đóng vai người bán, người mua thực hiện chơi.
Cá nhân thực hiện. Lớp nhận xét.
1 HS đọc, lớp theo dõi.
- Lắng nghe, ghi nhận.
-Nghe và ghi bài. 
Kĩ thuật: CÓ GV CHUYÊN DẠY
TOÁN SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN.
I.Mục tiêu:
-HS hệ thống hóa một số kiến thức ban đầu về :cách so sánh hai số tự nhiên, đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.
-HS biết so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
-G ...  ở T1.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu thời gian, yêu cầu thực hành.
- Yêu cầu Hs thực hành, GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Khâu ghép được hai mép vải theo cạnh dài của mảnh vải: Đường khâu cách đều mép vải.
+ Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải tương đối thẳng.
+ Các mũi khâu tương đối bằng nhau và cách đều nhau.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian qui định.
- HS tự đánh giá các sản phẩm trưng bày theo tiêu chuẩn trên.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
4. Nhận xét – Dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả học tập của HS.
-Dặn hs chuẩn bị bài sau.
- 1 em nhắc lại quy trình khâu hai mép vải. 
-Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Trưng bày sản phẩm thực hành.
- Đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí Gv đưa ra.
-Lắng nghe, ghi bài.
******************************************************
*********************************************************
*****************************************************
KĨ THUẬT
KHÂU ĐỘT THƯA (Tiết 1)
I.Mục tiêu:
- HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Tranh quy trình khâu mũi khâu đột thưa.
- Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 20cm x 30cm.
+ Len hoặc sợi khác màu vải.
+ Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn, vạch.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Ổn định: Chuyển tiết.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 em nhắc lại quy trình khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường - Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu..
- GV giới thiệu đường khâu đột thưa, hướng dẫn HS quan sát các mũi khâu ở mặt phải, mặt trái.
+ Em thấy mũi khâu đột thưa có đặc điểm gì ở mặt phải và mặt trái đường khâu?
+ Hãy so sánh mũi khâu đột thưa với mũi khâu thường.
- Nhận xét các câu trả lời của HS.
GV giải thích thêm: nếu chia chiều dài mũi khâu trước làm 3 phần bằng nhau thì mũi khâu sau lấn lên một phần của mũi khâu trước. Sau mỗi mũi khâu phải rút chỉ một lần.
- Như thế nào gọi là khâu đột thưa?
- Khâu đột thưa em phải khâu từ đâu đến đâu và thực hiện theo quy tắc nào?
- Rút ghi nhớ SGK
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- GV treo tranh quy trình khâu đột thưa.
- Hướng dẫn Hs quan sát các hình 2,3,4 SGK để nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa.
+ Em hãy nêu cách vạch dấu đường khâu đột thưa.
- Yêu cầu Hs đọc nội dung mục 2 kết hợp quan sát hình 3a,3b,3c,3d(SGK) để trả lời các câu hỏi về cách khâu đột thưa.
- GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, khâu mũi thứ hai bằng kim khâu len.
- Gọi 1, 2 em thực hiện thao tác khâu các mũi khâu đột thưa tiếp theo.
- Sau khi khâu xong em cần làm gì để giữ đường khâu cho chắc?
- Gọi 1 – 2 em lên thực hiện thao tác khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu.
- Nhận xét cách làm của HS.
GV lưu ý HS:
+ Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái.
+ Khâu đột thưa được thực hiện theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”.
+ Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.
+ Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như cách kết thúc đường khâu thường.
4. Nhận xét: 
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả học tập của HS.
5.Dặn dò:
- Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau thực hành khâu đột thưa.
- Quan sát, nhận xét.
+ Ở mặt phải đường khâu, các mũi khâu cách đều nhau giống như đường khâu các mũi khâu thường.
- Ở mặt trái đường khâu, mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề.
+ Khi khâu đột thưa phải khâu từng mũi một, không khâu được nhiều mũi mới rút chỉ như khâu thường.
- Khâu đột thưa là khâu từng mũi một. Ơû mặt trái mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước.
- Khâu đột thưa khâu từ phải sang trái và thực hiện theo quy tắc lùi 1 tiến 3 trên đường dấu.
-Học sinh nhắc lại ghi nhớ.
- Quan sát các hình vẽ SGK trả lời lần lượt các câu hỏi.
- Vạch dấu như vạch 5 dấu đường khâu thường.
- Nêu cách khâu đột thưa.
- Theo dõi GV làm mẫu.
- 2 em lên thực hiện, lớp theo dõi, nhận xét.
- lại mũi đường khâu và nút chỉ.
- 2 em lên bảng thực hiện, cả lớp quan sát và nhận xét.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
-Lắng nghe.
***********************************************
ĐẠO ĐỨC LUYỆN TẬP THỰC HÀNH: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP
I.Mục tiêu:Củng cố nội dung bài: “Vượt khó trong học tập”.
-HS tập giải quyết một số tình huống .
-GDHS có ý thức khắc phục khó khăn trong việc học tập của bản thân mình và biết giúp đỡ người khác khắc phục khó khăn.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi 5 tình huống .
III.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1.Ổn định:Hát.
2.Bài cũ (5p) 
H:Thảo đã gặp những khó khăn gì trong học tập vàtrong cuộc sống hàng ngày?
H:Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy bằng cách nào Thảo vẫn học tốt?
H:Nêu ghi nhớ của bài?
3.Bài mới:GV giới thiệu bài –Ghi đề bài.
HĐ1 (15p) Gương sáng vượt khó.
MT:Kể những gương vượt khó mà em biết.
H:Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đó đã làm gì?
H:Thế nào là vượt khó trong học tập?
H:Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì?
GV kểû cho HS nghe câu chuyện: “Có ngày hôm nay” để nêu gương tinh thần vượt khó của bạn Thái.
HĐ2: (10p) Xử lý tình huống.
MT: HS tập giải quyết một số tình huống .
GV nêu nhiệm vụ –yêu cầu HS thảo luận nhóm.
GV dán bài tập 1 lên bảng, yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày
1.Khi gặp một bài tập khó ,em sẽ chọn những cách làm nào dưới đây?Vì sao?
GV kết luận :Khen những HS biết vượt qua khó khăn trong học tập.
2 .GV đưa ra tình huống :
Bạn Hoa bị gãy chân ,phải nghỉ học nhiều ngày. Theo em bạn Hoa cần phải làm gì để theo kịp các bạn trong lớp? Nếu làbạn cùng lớp với Hoa,em có thể làm gì để giúp bạn? 
HĐ3: Liên hệ bản thân
MT: GDHS có ý thức khắc phục khó khăn trong việc học tập của bản thân mình và biết giúp đỡ người khác khắc phục khó khăn.
GV nêu yêu cầu bài tập 3 và4
GV kết luận:Mỗi bản thân chúng ta cần phải cố gắng khắc phục vượt qua khó khăn trong học tập,đồng thời giúp bạn khác cùng vượt khó.
-Gọi HS nêu ghi nhớ của bài.
4)Củng cố::-Nêu ghi nhớ của bài.
-Giáo viên nhân xét giờ.
5)Dặn dò:Về nhà học bài –Thực hành tốt bài học.Chuẩn bị: “Bày tỏ ý kiến”
-3 học sinh lên bảng
-Cá nhân nhắc lại đề bài.
-HS hoạt động cả lớp.
-HS kể.
-Cả lớp lắng nghe.
-Các bạn đã khắc phục khó khăn tiếp tục học.
-Vượt khó là biết khắc phục khó khăn tiếp tục phấn đấu đạt kết quả tốt.
Vượt khó giúp ta tự tin hơn trong học tập,tiếp tục học tậpvà được mọi người quí mến.
-HS thảo luận nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày .
-Lớp nhận xét bổ sung để hoàn thành bài tập 1:
+Tự suy nghĩ cố gắng làm bằng được.
+Nhờ bạn giảng giải để tự làm.
+Hỏi thầy giáo ,cô giáo hoặc người lớn.
HS thảo luận- trình bày –lớp bổ sung
-HS thảo luận nhóm – Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.
-HS nêu ghi nhớ.
-Lắng nghe, ghi bài.
KĨ THUẬT: KHÂU THƯỜNG (tiết 1)
I.Mục tiêu:HS biết cách cầm vải,cầm kim,lên kim,xuống kim khi khâu và biết được đặc điểm của mũi khâu thường .
-HS biết cách khâu và khâu các mũi khâu thường theo đường vạch dấu.
-GDHS tính kiên trì ,sự khéo léo của đôi tay.
II.Đồ dùng dạy học:Tranh qui trình khâu Mẫu khâu thường .Mẫu khâu thường .
III. Hoạt động dạy-học:1. Ổn định: Hát.
2.Bài cũ: (5’)-Hs nhắc lại cách kẻ cắt theo đường vạch dấu.Nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu?
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:GV giới thiệu bài –Ghi đề.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
HĐ1: (10’) Quan sát –Nhận xét
*Mục tiêu:Nhận biết được cách khâu thường
-GV giới thiệu mũi khâu thường .
-Hướng dẫn HS quan sát mặt phải ,mặt trái của mẫu ,kết hợp với quan sát H3a,H3b và nêu nhận xét.
H:Thế nào là khâu thường?
HĐ2:(18’) Thực hành khâu thường
*Mục tiêu:HS biết cách khâu và khâu các mũi khâu theo đường vạch dấu
 -Hướng dẫn HS quan sát H1 để nêu cách cầm kim và cầm vải khi khâu
-Hướng dẫn HS quan sát H2a ,H2b gọi HS nêu cách lên kim ,xuống kim khi khâu.
GV chốt một số điểm cần lưu ý:
+Khi cầm vải lòng bàn tay hướng lên trênvà chỗ sắp khâu nằm gần ngón tay trỏ,ngón cái đè xuống đầu ngón trỏ để kẹp đúng vào đường dấu.
+Cầm kim chặt vừa phải.
+Giữ an toàn khi thực hiện thao tác.
-GV treo tranh qui trình 
1.Vạch đường dấu khâu.
2.Khâu các mũi khâu thường theo đường dấu:
3.Kết thúc đường khâu:
-GV theo dõi , giúp đỡ cho những em còn yếu
4.Củng cố:(3’)-HS đọc ghi nhớ sgk
5.Dặn dò:Về nhà tập thực hành .
-HS quan sát
-HS trả lời
-HS nêu theo các yêu cầu của GV 
-HS quan sát tranh để nêu các bước khâu thường 
-HS nêu lại các ý GV vừa chốt
-HS thực hành
-HS đọc ghi nhớ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4 L4cktkn.doc