Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - GV: Lê Văn Thơ

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - GV: Lê Văn Thơ

(Tiết1)Tập đọc:

Một người chính trực

I/ MỤC TIÊU:

- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì nước vì dân của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực ngày xưa. (trả lời được các câu hỏi sgk)

- Giáo dục HS tính trung thực, lòng ngay thẳng.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 37 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 420Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - GV: Lê Văn Thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
(Từ ngày 14 tháng 9 đến ngày 18 tháng 9 năm 2009)
________________________________________________________
Thửự Hai, ngaứy 14 thaựng 9 naờm 2009.
 (Tiết1)Tập đọc:
Moọt ngửụứi chớnh trửùc
I/ mục tiêu:
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì nước vì dân của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực ngày xưa. (trả lời được các câu hỏi sgk)
- Giáo dục HS tính trung thực, lòng ngay thẳng.
II/ đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc.
iii/ hoạt động dạy - học:
hđ dạy
hđ học
1. Bài cũ: (4 phuựt)
- Gọi HS đọc bài “Người ăn xin” và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới
2.1.Giới thiệu bài.(1phuựt)
- GV dùng tranh chủ điểm: Tranh minh hoạ các bạn đội viên Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đang giương cao lá cờ của Đội. Măng non là tượng trưng cho tính trung thực vì măng bao giờ cũng mọc thẳng. Thiếu nhi là thế hệ măng non của đất nước cần trở thành những con người trung thực.
- H: Bức tranh vẽ gì?
- Giảng: Đây là một cảnh trong câu chuyện về vị quan Tô Hiến Thành - vị quan đứng đầu Triều Lý. Ông là người như thế nào? Chúng ta cùng học bài hôm nay.
2.2.HD luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc (14p)
- Gọi HS đọc toàn bài.
- HD chia đoạn: Bài văn chia làm 3 đoạn
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn (3 lượt), kết hợp hướng dẫn HS:
+ Luyện đọc các từ ngữ dễ đọc sai: đút lót, di chiếu, Trần Trung Tá, ... 
+ Hiểu nghĩa các từ mới: chính trực, di chiếu, thái tử, thái hậu, phò tá, tham tri chính sự, gián nghị đại phu, ...
+ Luyện đọc đúng toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần.
b) Tìm hiểu bài (7phut)
- Gọi học sinh đọc đoạn 1
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+ Tô Hiến Thành làm quan triều nào?
+ Mọi người đánh giá ông là người như thế nào?
+ Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
+ Đoạn 1 kể chuyện gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông?
+ Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá thì sao?
+ Nêu ý đoạn 2.
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn 3.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời.
+ Đỗ Thái Hậu hỏi với ông điều gì?
+ Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình?
+ Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá?
+ Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
+ Nội dung đoạn 3 là gì?
- Nêu nội dung chính.
- Giáo viên ghi nội dung chính bài.
c) Đọc diễn cảm :(8 phut)
- Yêu cầu tìm giọng đọc từng đoạn:
- Treo bảng phụ yêu cầu HS đọc diễn cảm đoạn.
- Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
3. Củng cố, dặn dò (3phut)
- Gọi 1 học sinh nêu đại ý.
- H: Nội dung truyện ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì?
- Về nhà học bài.
- Nhận xét tiết học
- 2HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Học sinh lắng nghe.
- Bức tranh vẽ cảnh 2 người đàn ông đang đưa đi đưa lại 1 gói quà, trong nhà một người phụ nữ đang lén nhìn ra.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 HS khá đọc toàn bài.
- HS lần lượt đọc tiếp nối đoạn:
+ Đ1: Tô Hiến Thành ... đến Lý Cao Tông.
+ Đ2: Phò tá... đến Tô Hiến Thành được.
+ Đ3: Một hôm... Trần Trung Tá.
- HS luyện đọc từ khó.
- 1 HS đọc thành tiếng các từ phần chú giải. Lớp đọc thầm.
- 3HS nối tiếp nhau đọc.
- Học sinh theo dõi đọc mẫu.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Học sinh đọc thầm, tiếp nối nhau trả lời.
+ Triều Lý
+ Ông là người nổi tiếng chính trực.
+ Tô Hiến Thanh không chịu nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tự Long Cán.
+ ý 1: Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua.
- 1 em đọc to - lớp đọc thầm.
+ Quan tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh.
+ Bận quá nhiều việc nên không đến thăm ông được.
+ ý2: Tô Hiến Thành lâm bệnh có Vũ Tán Đường hầu hạ.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Ai sẽ thay ông làm quan nếu ông mất.
+ Ông tiến cử quan giám nghị đại phu Trần Trung Tá.
+ Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh Tô Hiến Thành, tận tình chăm sóc ông nhưng lại không được tiến cử, còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông, lại được tiến cử.
+ Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.
+ Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm được nhiều điều tốt cho dân, cho nước
+ ý 3: Kể chuyện Tô Hiến Thành tiến cử người giỏi giúp nước.
- Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì nước vì dân của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực ngày xưa.
- 3 học sinh nhắc lại.
- 3 em đọc tiếp nối 3 đoạn
- N2: Luyện đọc đoạn “Một hôm, Đỗ ... Trần Trung Tá”
- 2 em đọc - Học sinh khác nhận xét.
- 1HS nhắc lại đại ý.
- HS trả lời.
_____________________________________________
(Tiết2) Toán: (T16) 
So saựnh vaứ xeỏp thửự tửù caực soỏ tửù nhieõn
I/ mục tiêu: Giuựp HS:
- Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, sắp xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Làm bài tập 1(cột 1); 2(a, c); 3(a).
iI/ Hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A> Bài cũ: (4p)
- Gọi HS chữa bài2/SGK trang 20.
- GV chữa bài, nhận xét, ghi điểm.
B> Bài mới:
1) Giới thiệu bài.(1p)
2) Nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên. (5p)
- GV yêu cầu HS so sánh: 9 và 10; 99 và 100; 999 và 1000; ...
- H: Vì sao em so sánh được như vậy?
- H: Nếu hai số tự nhiên có cùng chữ số thì ta so sánh như thế nào? 
- GV gọi học sinh tìm ví dụ .
- Nhận xét.
3) Tìm hiểu cách sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự.(5p)
- GV yêu cầu HS sắp xếp các nhóm số theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại: 4567 ; 2367 ; 598761 và 213 ; 621 ; 498. 
- Nhận xét, kết luận.
4) Thực hành.
 Bài 1(Cột 1): (6p)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV gọi HS lên bảng làm.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
*Yêu cầu HSKG làm thêm cột 2
 Bài 2(a, c): (5p)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 3(a): (10p)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
C> Củng cố, dặn dò.(2p)
- Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Nhận xét tiết học.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm nháp. 
- HS so sánh, nêu cách so sánh.
9 < 10; 99 < 100; 999 < 1000
- Trong hai số tự nhiên, số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại.
- So sánh giữa các hàng với nhau.
- HS nêu ví dụ.
- HS sắp xếp theo yêu cầu của GV .
- HS nêu: 598761 > 4567 > 2367
 621 > 498 > 213
- HS nêu yêu cầu, nêu cách làm bài tập1.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở
- Lớp theo dõi, nhận xét bài trên bảng.
Kết quả: 1234 > 999; 
 8754 < 87540; 
 39680 = 39000 + 680
* HSKG làm thêm cột 2
- 1HS nêu yêu cầu.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
- Lớp theo dõi, nhận xét bài trên bảng.
a. 8136, 8316, 8361.
c. 63841, 64813, 64831.
*HSKG làm thêm câu b
b. 5724, 5740, 5742.
- 1HS nêu yêu cầu.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
- Lớp theo dõi, nhận xét bài trên bảng.
a. 1984, 1978, 1952, 1942.
* HSKG làm thêm câu b
b. 1969, 1954, 1945, 1890.
- Vài HS nêu lại cách so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
_____________________________________________
(Tiết5)Lịch sử:
Nửụực Aõu Laùc.
I/ Mục tiêu: 
- Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc:
 Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc.Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi, nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại.
*HSKG: + Biết những điểm giống nhau của người Lạc Việt và người Âu Việt.
+ Biết sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc(nêu tác dung của nỏ và thành Cổ Loa)
ii/ đồ dùng dạy – học:
- Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Phiếu học tập.
iII/ hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A> Bài cũ.(4p)
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học của tiết học trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
B> Bài mới. 
1) Giới thiệu bài.(1p)
2) Tìm hiểu sự ra đời của nước Âu Lạc:(12p)
- Phát phiếu, yêu cầu HS thảo luận cặp theo nội dung phiếu.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày, yêu cầu cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- Kết luận: Người Lạc Việt và người Âu Việt cuộc sống có những điểm tương đồng, họ sống hoà hợp với nhau.
- Yêu cầu HS xác định kinh đô Âu Lạc trên lược đồ. (Dành cho HS khá giỏi)
- Nhà nước của người Lạc Việt và người Âu Việt có tên là gì, đóng đô ở đâu? 
- Nêu tác dụng của nỏ thần và thành Cổ Loa. (Dành cho HS khá giỏi)
- Nhận xét, chốt lại.
3) Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà. (12p) 
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK.
- H: Kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.
- H: Vì sao quân Triệu Đà thất bại? 
- Vì sao từ năm 179 TCN Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của quân xâm lược phong kiến phương Bắc ?
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
C> Củng cố, dặn dò:( 6p)
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.
- GV tổng kết giờ học.
Dặn dò: Về học bài và chuẩn bị bài sau. 
- Vài HS lên bảng trả lời.
- HS nhận phiếu làm bài tập theo cặp.
* Đánh dấu x vào dòng tương đồng của người Lạc Việt và người Âu Việt :
+ Sống cùng trên một địa bàn.
+ Đều biết chế tạo đồ đồng.
+ Đều biết rèn sắt.
+ Đều biết trồng lúa và chăn nuôi.
+ Tục lệ có những điểm giống nhau.
- Theo dõi, lắng nghe
- HS thảo luận cặp ; Xác định trên lược đồ - Vài HS chỉ trên lược đồ và nêu . 
- Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung
- Nhà nước của người Lạc Việt và người Âu Việt là nước Âu Lạc, kinh đô ở vùng Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay.
- Chế tác được nỏ có thể bắn một lúc được hàng trăm mũi tên. Thành Cổ Loa là nơi có thể tấn công và phòng thủ, là căn cứ của bộ binh và thuỷ binh, phù hợp với việc xử dụng cung nỏ, có tác dụng tốt trong phòng ngự quân sự.
- HS nghiên cứu sách giáo khoa đoạn “Năm 207 TCN phương Bắc”
- HS thảo luận theo cặp (5’).
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét bổ sung .
- Vì người dân Âu Lạc đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm lại có tướng chỉ huy giỏi, vũ khí tốt, thành lũy kiên cố.
- Vì Triệu Đà dùng kế hoãn binh, cho con trai là Trọng Thủy sang làm rể của An Dương Vương để điều tra cách bố trí l ...  vật?
+ Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá?
- Gọi HS đọc 2 phần đầu của mục “bạn cần biết”.
- GV kết luận: Ăn kết hợp cả đạm động vật và đạm thực vật sẽ giúp cơ thể có thêm những chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cho cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Chúng ta nên ăn thịt vừa, cá nhiều (mỗi tuần 3 bữa cá). Nên ăn đậu phụ và uống sữa đậu nành đảm bảo đạm thực vật và ngăn ngừa bệnh tim mạch và ung thư.
* Hoạt động 3: (10p) Thi: Tìm hiểu những món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật.
- GV tổ chức cho HS thi kể về các món ăn vừa cung cấp đạm động vật, vừa cung cấp đạm thực vật theo định hướng: mỗi HS chuẩn bị giới thiệu 1 món ăn vừa cung cấp đạm động vật, vừa cung cấp đạm thực vật với các nội dung sau: tên món ăn, các thực phẩm dùng để chế biến, cảm nhận của mình khi ăn món ăn đó?
- GV nhận xét chung.
C> Củng cố, dặn dò (2p)
- H: Tại sao cần thiết phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
- Nhận xét tiết học.
- Có nguồn từ động vật và thực vật.
- Chia đội.
- Tên các món ăn: gà rán, cá kho, đậu sốt, thịt luộc, thịt kho, đậu kho thịt, gà luộc, tôm hấp, canh tôm nấu bóng, mực xào, đậu Hà Lan, vừng, lạc, canh hến, cháo thịt, chim quay, nem rán, ếch xào...
- HS theo dõi, nghiên cứu bảng thông tin.
- 1HS đọc to.
+ Đậu kho thịt, lẩu cá, thịt bò, xào rau cải, tôm nấu bóng, canh cua...
+ Không đủ chất dinh dưỡng cho hoạt động sống của cơ thể, mỗi loại đạm chứa chất bổ dưỡng khác nhau.
+ Cá là loại thức ăn dễ tiêu, trong chất béo của cá có nhiều axít béo không no có vai trò phòng chống bệnh xơ vữa động mạch.
- 1 em đọc to cả lớp nghe (phần SGK/19)
- Ví dụ về câu trả lời:
+ Em rất thích ăn món đậu phụ nhồi thịt. Món này ăn với cơm rất ngon và được chế biến từ đậu và thịt. Món này ăn rất nóng và ngậy, không béo và thơm.
+ Em thích món đậu phụng côve xào thịt bò. Món này ăn nóng rất ngon và bổ. Mùi thơm của thịt bò, gia vị với vị ngậy của đậu côve làm bữa cơm thêm ngon.
+ Em thích ăn canh cua. Mùa hè ăn canh cua với cà thì thật là ngon và mát.
- HS trả lời theo nội dung mục “Bạn cần biết”
________________________________________________________
(Tiết2)Toán: (T20)
Giaõy , theỏ kổ.
I/ mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ.
- Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỉ và năm. 
- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ.
- Làm bài tập 1; 2(a, b).
ii/ đồ dùng dạy – học:
- Đồng hồ treo tường có đủ 3 kim.
iII/ hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A> Bài cũ.(5p)
- H: Hãy kể tên các đơn vị đo khối lượng đã học. Hai đơn vị đo khối lượng gần nhau thì gấp kém nhau bao nhiêu lần? 
- GV nhận xét, ghi điểm.
B> Bài mới. 
1) Giới thiệu bài.(1p)
2) Tìm hiểu về: giây (4p)
- Dùng đồng hồ treo tường (có đủ 3 kim) để ôn về phút, giờ và giới thiệu về giây. 
- H: Hãy quan sát sự chuyển động của kim giây cho biết 1 phút = ? giây.
- Tổ chức cho HS ước lượng về giây.
- Hướng dẫn HS ôn lại mối quan hệ giữa giờ, giây và phút? 
3) Tìm hiểu về thế kỉ.(6p)
- GV: Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỉ. 1thế kỉ = 100 năm 
- Năm 179 thuộc thế kỉ nào ?
- Năm 1975 thuộc thế kỉ nào ?
- Năm 1990 thuộc thế kỉ nào ?
- Năm nay thuộc thế kỉ nào ?
4) Thực hành.
Bài1: 5p
- GV lưu ý HS các phép tính nhẩm rồi viết kết quả vào chỗ.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 2: (8p)
- Gọi HS đọc nôi dung BT2a, 2b.
- Yêu cầu HS làm bài.
- HD chữa bài. 
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
*HSKG: Nêu câu c)
*Yêu cầu HSKG làm thêm BT3 : 
C> Củng cố, dặn dò.(4p)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Vài HS nêu.
- HS quan sát đồng hồ và nêu.
 1phút = 60 giây 
- HS tập ước lượng về giây.
- HS theo dõi và nêu : 1giờ = 60 phút; 1phút = 60 giây; và ngược lại
- HS theo dõi và nêu lại .
- Thuộc thế kỉ II.
- Thuộc thế kỉ XX.
- Thuộc thế kỉ XX.
- Thuộc thế kỉ XXI. 
- 1 HS làm trên bảng lớp. Lớp làm vở nháp.
- HS nhận xét bài trên bảng.
1phút = 60 giây; phút = 20 giây; ....
- 1HS đọc.
- 1HS làm bài trên bảng lớp. Lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét bài trên bảng.
a, Bác Hồ sinh vào thế kỉ XIX.
b, Cách mạng tháng Tám thành công thuộc thế kỉ XX.
c, Bà Triệu lãnh đạo khởi nghĩa năm 248 thuộc thế kỉ III.
* HSKG nêu miệng kết quả BT3:
a) Thế kỉ XI; Đến nay được 999 năm.
b) Thế kỉ X; Đến nay được 1071 năm.
_________________________________________
 (Tiết3)Luyện từ và câu:
Luyeọn taọp veà tửứ gheựp vaứ tửứ laựy.
I/ mục tiêu:
- Qua luyện tập, bước đầu nắm được hai loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại) – BT1, BT2.
- Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy (giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần) - BT3. 
ii/ đồ dùng dạy – học:
- Bảng nhóm kể sẵn 2 cột của BT2.
- HS: Vở BT.
iII/ hoạt động dạy học:
hoạt động dạy
hoạt động học
1. Bài cũ (4p)
- H: Thế nào là từ ghép? Thế nào là từ láy? Cho ví dụ.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài: (1p)
b) HD làm bài tập.
Bài 1: (7p)
- Gọi HS đọc nội dung bài tập. Yêu cầu cả lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi trong BT1.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
+ Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp.
+ Từ bánh rán có nghĩa phân loại.
Bài 2: (9p)
- Gọi HS đọc nội dung bài tập 2 (đọc cả bảng phân loại từ ghép và M)
- Giáo viên: muốn làm được bài tập này phải biết từ ghép có 2 loại.
- Yêu cầu HS làm bài. 
- GV gọi HS làm trên bảng nhóm lên chữa bài.
Từ ghép có nghĩa phân loại
Xe điện, xe đạp, tàu hỏa, đường ray, máy bay. 
Bài 3: 6p
- Gọi HS đọc nội dung bài tập 3.
- Giảng: muốn làm được bài tập này cần xác định các từ láy, sau đó xếp theo nhóm.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt bài làm đúng. 
3. Củng cố, dặn dò.(2p)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2 em trả lời.
- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và trả lời.
- 2 em nhắc lại.
- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Từ ghép có nghĩa phân loại và từ ghép có nghĩa tổng hợp.
- Từng cặp trao đổi và làm bài vào VBT. 1HS làm trên bảng nhóm.
Từ ghép có nghĩa tổng hợp
Ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống, bãi bờ, hình dạng, màu sắc.
- 1HS đọc thành tiếng.
- HS cá nhân làm bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc bài làm, lớp nhận xét. 
+ Từ láy âm đầu: nhút nhát.
+ Láy vần: lạt xạt, lao xao.
+ Lấy âm và vần: rào rào.
________________________________________
(Tiết4) Địa lí:
Hoaùt ủoọng saỷn xuaỏt cuỷa ngửụứi daõn ụỷ Hoaứng Lieõn Sụn.
I/ mục tiêu: 
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn:
+ Trồng trọt: trồng lúa, ngô, khoai, chè, trồng rau và cây ăn quả, ... trên nương rẫy, ruộng bậc thang.
+ Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc, ...
+ Khai thác khoáng sản: a-pa-tít, đồng, chì, kẽm, ...
+ Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa, ...
- Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.
- Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, thường bị sụt, lở vào mùa mưa.
* HSKG: Xác lập được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người: Do địa hình dốc, người dân phải xẻ sườn núi thành những bậc phẳng tạo nên ruộng bậc thang; Miền núi có nhiều khoáng sản nên ở Hoàng Liên Sơn phát triển nghề khai thác khoáng sản.
 *GDBVMT: Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền núi và trung du: Trồng trọt trên đất dốc; Khai thác khoáng sản.
ii/ đồ dùng dạy – học.
- Phiếu học tập.
- Tranh ảnh, một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản.
iIi/ hoạt động dạy – học:
hoạt động dạy
hoạt động học
1. Bài cũ(4p)
- H: Nêu tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
* Giới thiệu bài.(1p)
a) Trồng trọt trên đất dốc
* Hoạt động 1: (10)Cả lớp
- Yêu cầu HS dựa vào kênh chữ ở mục I, hãy cho biết người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì?
- Quan sát H1 trả lời câu hỏi:
+ Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu?
+ Tại sao phải làm ruộng bậc thang?
- GV kết luận kết thức trên bằng sơ đồ:
Trồng trọt trên ruộng bậc thang, nương rẫy Trồng lúa, sắn, ngô, chè 	 Trồng lanh dệt vải
	 Trồng rau, cây ăn quả xứ lạnh
*GDBVMT: GV giảng: Do địa hình dốc, người dân phải xẻ sườn núi thành những bậc phẳng tạo nên ruộng bậc thang. Đây chính là sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền núi.
b) Nghề thủ công truyền thống
* Hoạt động 2: (8p)Thảo luận nhóm
- Phát phiếu cho 2 nhóm.
- Các nhóm thảo luận
+ Kể tên một số nghề thủ công, sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân ở Hoàng Liên Sơn?
+ Hàng thổ cẩm có màu sắc như thế nào, thường dùng để làm gì?
- GV treo tranh minh họa và kết luận cho hoạt động 2.
c) Khai thác khoáng sản
Hoạt động 3: (5p) Làm việc cá nhân
- Quan sát H3, đọc mục 3 SGK và trả lời:
+ Kể tên một số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn?
+ ở Hoàng Liên Sơn nay có khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất?
+ Mô tả quá trình sản xuất ra phân lân.
- GVkết luận: quá trình sản xuất ra phân lân bao gồm: quặng A-pa-tit được khai thác từ mỏ, sau đó được làm giàu quặng (để loại bỏ bớt tạp chất). Quặng nào được làm giàu đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào nhà máy để sản xuất ra phân lân phục vụ ngành nông nghiệp.
*GDBVMT: GV giảng: Miền núi có nhiều khoáng sản nên ở Hoàng Liên Sơn phát triển nghề khai thác khoáng sản. Đây chính là sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền núi.
- GV đưa ra sơ đồ và tổng kết bài.
3) Củng cố, dặn dò.
- Yêu cầu HSKG xác lập mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người.
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học. 
- 1HS nhắc lại.
- Trồng lúa, ngô, chè, sắn trên ruộng bậc thang, nương rẫy.
+ ở sườn núi.
+ Giữ nước và chống xói mòn.
- Đại diện nhóm nhận phiếu.
- Cử đại diện nhóm trình bày
+ Nghề thủ công dệt (thổ cẩm), may, thêu, đan (gùi, sọt); Rèn đúc (rìu, cuốc...)
+ Có màu sắc sặc sỡ. Dùng làm thảm khăn, mũ , túi....
- 1HS đọc mục 3, lớp quan sát SGK:
+ Học sinh chỉ vào ký hiệu hình B và nêu
+ Apatit
- Học sinh trình bày
Hoạt động sản xuất
của người dân ở Hoàng Liên Sơn
Khai thác khoáng sản: Đồng, chì, kẽm, a-pa-tit...
Nghề thủ công: Thêu, đan lát, đúc, rèn, ...
Trồng trọt trên ruộng bậc thang: Lúa, ngô, ...
- Do địa hình dốc, người dân phải xẻ sườn núi thành những bậc phẳng tạo nên ruộng bậc thang; Miền núi có nhiều khoáng sản nên ở Hoàng Liên Sơn phát triển nghề khai thác khoáng sản.
__________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 tuan 4 KTKNBVMT.doc