Giáo án Lớp 4 Tuần 4 - GV: Trần Thị Anh Thi

Giáo án Lớp 4 Tuần 4 - GV: Trần Thị Anh Thi

K ĩ thuật (Tiết 4): KHÂU THƯỜNG ( tiết1 )

I/ Mục tiêu:

 - HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường.

 - Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu.

 - Rèn luyện tính kiên trì, sư khéo léo của đôi bàn tay.

II/ Đồ dùng dạy- học:

 - Tranh quy trình khâu thường.

 - Mẫu khâu thường được khâu bằng len trên các vải khác màu và một số sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thườmg.

 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết:

 + Mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu kích 20 – 30cm.

 + Len (hoặc sợi) khác màu với vải.

 + Kim khâu len (kim khâu cỡ to), thước may, kéo, phấn vạch.

 

doc 31 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 744Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 4 - GV: Trần Thị Anh Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
K ĩ thuật (Tiết 4): KHÂU THƯỜNG ( tiết1 )
I/ Mục tiêu:
 - HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường.
 - Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu.
 - Rèn luyện tính kiên trì, sư khéo léo của đôi bàn tay.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh quy trình khâu thường.
 - Mẫu khâu thường được khâu bằng len trên các vải khác màu và một số sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thườmg.
 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 + Mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu kích 20 – 30cm.
 + Len (hoặc sợi) khác màu với vải.
 + Kim khâu len (kim khâu cỡ to), thước may, kéo, phấn vạch.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
2.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Khâu thường. 
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 -GV giới thiệu mẫu khâu mũi thường và giải thích: các mũi khâu xuất hiện ở mặt phải là mũi chỉ nổi, mặt trái là mũi chỉ lặn.
 -GV bổ sung và kết luận đặc điểm của mũi khâu thường:
 +Đường khâu ở mặt trái và phải giống nhau.
 +Mũi khâu ở mặt phải và ở mặt trái giống nhau, dài bằng nhau và cách đều nhau.
 -Vậy thế nào là khâu thường?
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
 -GV hướng dẫn HS thực hiện một số thao tác khâu, thêu cơ bản.
 -Đây là bài học đầu tiên về khâu, thêu nên trước khi hướng dẫn khâu thường HS phải biết cách cầm vải , kim, cách lên xuống kim.
 -Cho HS quan sát H1 và gọi HS nêu cách lên xuống kim.
 -GV hướng dẫn 1 số điểm cần lưu ý:
 +Khi cầm vải, lòng bàn tay trái hướng lên trên và chỗ sắp khâu nằm gần đầu ngón tay trỏ. Ngón cái ở trên đè xuống đầu ngón trỏ để kẹp đúng vào đường dấu.
 +Cầm kim chặt vừa phải, không nên cầm chặt quá hoặc lỏng quá sẽ khó khâu.
 +Cần giữ an toàn tránh kim đâm vào ngón tay hoặc bạn bên cạnh.
 -GV gọi HS lên bảng thực hiện thao tác.
 * GV hướng dẫn kỹ thuật khâu thường:
 -GV treo tranh quy trình, hướng dẫn HS quan sát tranh để nêu các bước khâu thường.
 -Hướng dẫn HS quan sát H.4 để nêu cách vạch dấu đường khâu thường.
 -GV hướng dẫn HS đường khâu theo 2cách:
 +Cách 1: dùng thước kẻ, bút chì vạch dấu và chấm các điểm cách đều nhau trên đường dấu. 
 +Cách 2: Dùng mũi kim gẩy 1 sợi vải cách mép vải 2cm, rút sợi vải ra khỏi mảnh vải dược đường dấu. Dùng bút chì chấm các điểm cách đều nhau trên đường dấu. 
 -Hỏi :Nêu các mũi khâu thường theo đường vạch dấu tiếp theo ?
 -GV hướng dẫn 2 lần thao tác kĩ thuật khâu mũi thường.
-GV hỏi: khâu đến cuối đường vạch dấu ta cần làm gì?
 -GV hướng dẫn thao tác khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu theo SGK.
 -GV lưu ý :
 +Khâu từ phải sang trái.
 +Trong khi khâu, tay cầm vải đưa phần vải có đường dấu lên, xuống nhip nhàng.
 +Dùng kéo để cắt chỉ sau khi khâu. Không dứt hoặc dùng răng cắn chỉ.
 -Cho HS đọc ghi nhớ
 -GV tổ chức HS tập khâu các mũi khâu thường cách đều nhau một ô trên giấy kẻ ô li. 
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
 -Chuẩn bị các dụng cụ vải, kim, len, phấn để học tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-HS quan sát sản phẩm.
-HS quan sát mặt trái mặt phải của H.3a, H.3b (SGK) để nêu nhận xét về đường khâu mũi thường.
-HS đọc phần 1 ghi nhớ.
-HS quan sát H.1 SGK nêu cách cầm vải, kim.
-HS theo dõi.
-HS thực hiện thao tác.
-HS đọc phần b mục 2, quan sát H.5a, 5b, 5c (SGK) và trả lời.
-HS theo dõi.
-HS quan sát H6a, b,c và trả lời câu hỏi.
-HS theo dõi.
-HS đọc ghi nhớ cuối bài.
 -HS thực hành.
-HS cả lớp.
Tập đọc ( Tiết 7 ): MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I/ Mục tiêu:
 - Biết đọc phân biệt lời các nhân vật , bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài .
 - Hiểu Nội dung : Ca ngợi sự chính trực , thanh liêm , tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa . ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ) 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 36 SGK
- Bảng phụ
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
A. Kiểm tra bài cũ: (5')
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc truyện Người ăn xin và trả lời câu hỏi 
Nhận xét cho điểm HS
B. Bài mới: (28')
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm măng mọc thẳng và đề bài tập đọc
2. Hướng dẫn luyên đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc
- Yêu cầu HS mở SGK trang 36, gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc
- Gọi 2 HS đọc toàn bài. GV lưu ý sửa chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS nêu có
- Gọi HS đọc phần chú giải trong SGK 
- GV đọc mẫu lần 1: Chú ý giọng đọc 
b. Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: 
+ Tô Hiến thành làm quan thời nào ?
+ Mọi người đánh giá ông là người ntn?
+ Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện ntn?
+ Đoạn 1 kể chuyện gì?
- Ghi ý chính đoạn 1
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông?
+ Còn gián nghị Trần Trung Tá thì sao?
+ Đoạn 2 ý nói đến ai?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lờicâu hỏi:
+ Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình?
+ Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiên ntn?
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
+ Đoạn 3 nói ý gì?
- Ghi nội dung của bài thơ
c. Đọc diễn cảm
- Gọi HS đọc toàn bài 
- Gọi HS phát biểu 
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc 
GV đọc mẫu
- Y/c HS luyện đọc và tìm ra cách đọc hay
- Y/c HS đọc phân vai
- Nhận xét, cho điểm HS
3. Củng cố dặn dò: (2')
- Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu đại ý
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài 
3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu
Nhận xét bài đọc của bạn
- 3 HS đọc theo trình tự
- 2 HS nối tiếp đọc toàn bài 
- 1 HS đọc thành tiếng
- Lắng nghe
- Đọc thầm nối tiếp nhau trả lời câu hỏi:
+ Làm quan triều Lý
+ Ông là người nổi tiếng chính trực
+ Tô Hiến Thành không chiệu nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán
- 2 HS nhắc lại 
- 1 HS đọc thành tiếng 
+ Quan tham tri chính sự ngày đêm 
hầu hạ bên giường bệnh
+ Do bận quá nhiều việc nên không đến thăm ông được
+ Ông tiến cử quan gián nghị Trần Trung Tá 
+ Ông cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình 
+ Vì ông quan tâm đến triều đình, tìm người tài giỏi để giúp nước, giúp dân
+ Vì ông không màng danh lợi, vì tình riêng mà giúp đỡ, tiến cử Trần Trung Tá 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc 
- Cách đọc (như đã nêu)
- Lắng nghe
- Luyện đọc để tìm ra cách đọc hay
- 1 lượt 3 HS tham gia thi đọc
Chính tả ( Tiết 4 ): TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I/ Mục tiêu:
- Nhớ – viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày bài chính tả sạch sẽ ; biết trình bày đúng bài thơ lục bát . 
- Làm đúng BT ( 2 ) a / b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn .
II/ Đồ dùng dạy - học: Bài tập 2b viết sẵn trên bảng lớp
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (5')
- Cho HS viết bảng con 1 số từ ngữ: Chổi, chảo 
B. Bài mới: (28')
1. Giới thiệu bài:Nêu yêu cầu bài 
2. Hướng dẫn học sinh viết chính tả:
- Gọi HS đọc 10 dòng thơ đầu 
 Hỏi: Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà?
- Y/c HS tìm các từ khó dễ lẫn
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được vào bảng con .
- Đọc cho HS viết vào vở 
- Soát lỗi và chấm bài
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2:
Lưu ý GV có thể lựa chọn a) hoặc b) hoặc bài tập do GV lựa chọn để chữa lỗi cho HS địa phương
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- HS tự làm bài. 2 HS làm xong trước lên làm trên bảng 
- Gọi HS nhận xét sửa bài 
- Chốt lại lời giải đúng 
- Gọi HS đọc lại câu văn
3. Củng cố dặn dò:(2')
- Nhận xét tiết học
- HS về nhà viết lại vào VBT và chuẩn bị bài sau
- 3 đến 5 HS đọc thuộc lòng 10 dòng thơ đầu 
+Vì câu chuyện cổ rất sâu sắc, nhân hậu
- Các từ: truyện cổ, sâu xa, nghiêng soi, vàng cơn nắng
- HS viết từ khó vào bảng con 
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu 
- Dùng bút chì viết vào vở BT
- Nhận xét, bổ sung bài của bạn
- Chữa bài 
- 2 HS đọc thành tiếng 
 Luyện từ và câu ( Tiết 7 ): TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I/ Mục tiêu:
 - Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt : ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau ( từ ghép ) ; phối hợp những tiếng có âm hay vần ( hoặc cả âm đầu và vần ) giống nhau ( từ láy )
- Bước đầu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản ( BT1 ) ; tìm được từ ghép từ láy chứa tiếng đã cho ( BT 2 ).
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Giấy khổ to kẻ bảng sẵn 2 cột và bút dạ
- Bảng phụ viết sẵn ví dụ của phần nhận xét
III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (5')
- Gọi HS đọc thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ ở tiết trước; nêu ý nghĩa của cột câu mà em thích 
B. Bài mới:(28')
1. Giới thiệu bài: 
- Đưa các từ khéo léo, khéo tay
- Hỏi: Em có nhận xét gì về cấu tạo của những từ trên 
è Đề bài học
2.2 Tìm hiểu ví dụ: - Gọi HS đọc ví dụ gợi ý 
- Y/c HS suy nghĩ thảo luận cặp đôi
+ Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành?
+ Từ truyện cổ có nghĩa là gì?
+ Từ phức nào do những tiếng có âm hoặc vần lặp lại nhau tạo thành?
2. Ghi nhớ: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ
3. Luyện tập:
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu 
- Phát giấy và bút dạ cho nhóm HS 
- Yêu cầu HS trao đổi, làm bài 
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
- Kết luận lời giải đúng 
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu 
- Phát giấy bút dạ cho từng nhóm. Y/c HS trao đổi tìm từ và viết vào phiếu 
- Các nhóm dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung 
- Kết luận đã có 1 phiếu đầy đủ nhất trên bảng 
4. Củng cố dặn dò:(2')
+ Từ ghép là gì? Lấy ví dụ
+ Từ láy là gì? Lấy ví dụ
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà làm BT và chuẩn bị bài sau
- 2 HS thực hiện y/c 
- Đọc các từ trên bảng 
- 2 từ trên đều là từ phức 
- 2 HS đọc thành tiếng 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi
+ Từ phức: Truyện cổ, ông cha, đời sau, lặng im 
+ Từ truyện: tác phẩm văn học miêu tả nhân vật hay diễn biến của sự kiện
+Cổ: có từ xa xưa, lâu đời 
+ Tuyện cổ: sáng tác văn học có từ thời cổ 
+ Từ phức: thầm thì, chầm chậm, cheo leo, se sẽ
- 2 đến 3 HS đọc thành tiếng
- 2 HS đọc thàmh tiếng y/c nội dung bài 
- Nhận đồ dùng học tập
- Hoạt động trong nhóm
- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung
- Chữa bài 
- 1 HS đọc y/c trong SGK
- Hoạt động trong nhóm 
- ...  thức ăn
- Lắng nghe
+ Nhận mẫu thực đơn và hoàn thành thục đơn
+ Đại diện các nhóm lên trình bày về những thức ăn, đồ uống mà nhóm mình lựa chọn cho từng bữa
+ Lắng nghe
+ Nhận xét 
 Địa lý (Tiết 4 ) : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 
 CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn 
- Sử dụng tranh ,ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân : làm ruộng bậc thang , nghề thủ công truyền thống , khai thác khoáng sản .
- Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi : đường nhiều dốc cao , quanh co , thường bị sụt , lở vào mùa mưa .
* GDBVMT :Trồng trọt trên đất dốc , khai thác khoáng sản .
II/ Đồ dung dạy học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Bài cũ: 
- Kể một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn? Bản làng nằm ở đâu?
- Vì sao dân tộc Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn?
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
HĐ1: Trồng trọt trên đất dốc:
Y/c HS dựa vào kênh chữ và trả lời:
- Dân tộc Hoàng Liên Sơn trồng cây gì? ở đâu?
+ Tìm vị trí hình 1 trên bản đồ
- Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu?
- Tại sao phải làm ruộng bậc thang 
- Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng gì ở trên ruộng bậc thang?
* GDMT : cho HS ý thức về việc bảo vệ môi trường của người dân ở Hoàng Liên Sơn trong việc trồng trọt ở ruộng bậc thang để giữ nước , chống xói mòn .
HĐ2 : Nghề thủ công truyền thống:
Cho học sinh thảo luận nhóm
- Kể tên 1 số sản phẩm nổi tiếng?
- Nhận xét màu sắc hàng thổ cẩm?
- Tổ chức cho HS trình bày kết quả 
HĐ3: Khai thác khoáng sản:
Bước 1: Làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi ?
- Kể tên 1 số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn?
- Khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất? để làm gì?
- Mô tả quy trình sản xuất phân lân?
Bước 2: HS trả lời các ý kiến trên
* BVMT : Hỏi :
Tại sao chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí ? Qua đó GD HS ý thức bảo vệ môi trường .
2. Củng cố dặn dò:
- Người dân ở HLS làm những nghề gì? Nghề nào là chính?
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
- HS trả lời, lớp nhận xét
- Làm việc cả lớp
- Lúa, ngô, chè, trên ruộng bậc thang, nương rẫy
+ Sườn núi
- Giữ nước chống xói mòn 
- Trồng lúa nước
Làm việc nhóm 2
Thảo luận theo các gợi ý
Đại diện nhóm trả lời 3 gợi ý trên:
+ Dệt, may, theo 
+ Hoa văn độc đáo, màu sắc sặc sỡ
+ Khăn, mũ, túi, thảm 
- HS quan sát hình 3
- A-pa-tit, chì, kẽm 
- A-pa-tit làm phân lân
- HS mô tả theo H3/78
- Lớp nhận xét bổ sung HS nêu phần bài học
- Nông, thủ công, khai thác, khoáng sản, nghề nông là nghề chính
Khoa học ( Tiết 8 ) TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP 
 ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT 
I/ Mục tiêu:
- Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể .
- Nêu được ích lợi của việc ăn cá : đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc , gia cầm . 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các hình minh hoạ trang 18, 19 SGK
- Pho to phóng to bảng thông tin về giá trị dinh dưõng của một số thức ăn chứa chất đạm 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Khởi động
- Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ
+ Nhận xét cho điểm HS
+H: Hầu hết các loại thức ăn có nguồn gốc từ đâu?
- Giới thiệu bài học
HĐ2: Trò chơi : Kể tên những món ăn chứa nhiều chất đạm
- GV tiến hành trò chơi theo các bước: 
+ Chia lớp thành 2 đội mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn
+ Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món ăn chứa nhiều chất đạm. Lưu ý mỗi HS chỉ viết 1 một thức ăn
GV cùng các trọng tài công bố kết quả của 2 đội 
+ Tuyên dương đội thắng cuộc 
HĐ3: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật
- GV treo bảng thôn tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm lên bảng và y/c HS đọc 
- GV tiến hành cho HS thảo luận nhóm
+ Y/c các nhóm nghiên cứu bảng thông tin vừa đọc các hình minh hoạ trong SGK
+ Những thức ăn nào vừa chất đạm động vật vừa chất đạm thực vật
+ Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật 
+ Vì sao ta nên ăn nhiều cá 
- Sau 5 đến 7 phút GV y/c đại diện nhóm lên trình bày 
- GV y/c HS đọc lại 2 phần đầu của mục bạn cần biết 
- GV kết luận
HĐ4: Cuộc thi: tìm hiểu những món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật
- GV tổ chức cho HS thi kể về các
 món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật
HS chuẩn bị giới thiệu món ăn đó?
+ Gọi HS trình bày
+ Nhận xét, tuyên dương 
HĐ5: Nhận xét tiết học tuyên dương những HS, nhóm HS tham gia tích cực vào bài
- Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết 
- Dặn HS về nhà xem trước bài 9
+ Hầu hết các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật và thực vật
+ Chia đội và cử trọng tài của mình
+ HS lên bảng viết các món ăn: gà rán, cá kho 
+ 2 HS nối tiếp nhau đọc to trước lớp, HS dưới lớp đọc thầm theo
+ Hoạt động trong nhóm ttheo hướng dẫn của GV
+ Chí nhóm và thảo luận
- Trả lời các câu hỏi
- 2 HS đọc to cho cả lớp nghe
- Hoạt động theo hướng dẫn của GV
 Ví dụ về câu trả lời
Toán Tự học (Tuần 4) :	ÔN BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG 
I/ Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về bảng đơn vị đo khối lượng
- HS biết chuyển đổi thành thạo đơn vị đo 
- Ôn tập về giải toán có lời văn
II/ Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết bài tập 1
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Giới thiệu bài:
- Nêu y/c của tiết học 
2. Luyện tập:
* HĐ1: Cho HS hoàn thành bài ở buổi sáng
- Nhận xét 
* HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Làm các bài tập ở bài 19/21 VBT
Bài 1:
- Cho HS đọc đề 
- GV lưu ý bài tập a này là đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ 
- Bài tập b là đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn
- GV nhận xét 
- Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị liền kề nhau
Bài 2:
- Cho HS đọc đề
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- GV nhận xét 
Bài 3:
- Cho HS đọc đề
- GV nhận xét 
Bài 4:
- 1 HS đọc đề 
- Đề bài cho biết gì?
- Muốn làm được bài này ta làm thế nào?
- GV chốt bài giải đúng
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu các đơn vị đo khối lượng đã học? Quan hệ giữa 2 đơn vị liền kề nhau?
- Nhận xét
+ HS làm, sửa bài
+ 1 HS đọc
+ HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng 
VD: a. 1dag = 10g
 3kg600g = 3600g 
10g = 1dag
1000g = 1kg 
+ HSnhận xét sữa bài 
+ 1 HS đọc
+ HS làm bài vào vở 
+ Trình bày miệng
ĐS: 1065g, 664dag, 2248dag, 154hg
+ 1HS đọc
+ HS viết kết quả đúng vào bảng con của mình 
ĐS: A. 95
Cô Mai có: 2 kg đường 
 Dùng: ¼ số đuờng 
Còn lại? gam đuờng 
+ Đổi 2kg = 2000 g
+Tìm số đường đã dùng 
+ Tìm số đường còn lại 
+ HS HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng 
Tiếng Việt Tăng cường (Tuần 4) : LUYỆN TẬP VỀ VIẾT THƯ
I.Mục tiêu :
 - Nhớ lại trình tự của một lá thư gồm các phần nào.
 - HS biết cách sắp xếp lại các đoạn câu trong lá thư có nội dung phù hợp với trình tự của một lá thư thăm hỏi.
II. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ôn tập:
H: Em hãy nêu trình tự quy định của một lá thư?
B. Luyện tập:
*Bài 1: Hãy sắp xếp lại các đoạn câu trong lá thư sau cho có nội dung phù hợp với trình tự quy định của một lá thư thăm hỏi
 Nơi gửi, ngày  tháng  năm.
 Cô kính mến,
 (a) Lớp học bây giờ tiến bộ lắm cô ạ. Tuyến không còn đi học trễ. Lộc đã được xếp học sinh tiên tiến trong học kì I. Cô có ngờ hai bạn tiến bộ vượt bậc như vậy không? Hai bạn cứ nhắc cô mãi và không chừng đã viết thư cho cô rồi.
 (b) Gần sáu tháng xa cô, em nhớ cô vô cùng. Dù vậy, em không có thư thăm cô, kính mong cô tha lỗi. Hôm nay, đề bài văn có nhắc tới thầy cô giáo cũ, em vội viết thư thăm cô ngay.
 (c) Đấy là những đổi thay đáng mừng của lớp. Riêng em, nghe lời cô, em đã mua sách về nhà tự học thêm và đã có kết quả đáng mừng. Ứớc gì cô có ở đây để cùng chia sớt niềm vui với cô thì hạnh phúc biết chừng nào!
 (d) Độ rày, cô và thầy mạnh khỏe chứ ạ? Bé Hoa đã quen với trường mới chưa ạ? Những đứa học trò cũ của cô vẫn như xưa: vui đùa, học tập và nhớ cô!
 (e) Cô ơi! Chừng nào rảnh, cô và thầy về Sài Gòn một chuyến. Và nhớ ghé trường, ghé nhà em. Ba má em vẫn nhắc đến cô luôn.
 Thư đã dài, em cầu mong cô và gia đình dồi dào sức khỏe. Học trò cũ của cô
 Lý Thu Ba 
Bài 2: Em hãy viết thư gửi một bạn thân của em đã theo gia đình chuyển đi xa để thăm hỏi và kể cho bạn nghe về tình 
hình của lớp em.
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc và thảo luận nhóm đôi
 Bức thư được sắp xếp theo thứ tự sau:
Đoạn b: Lí do viết thư,
Đoạn d: Thăm hỏi,
Đoạn a: Kể chuyện lớp học, đoạn c kể chuyện bản thân.
Đoạn e: Lời chúc, cầu mong.
Bức thư được viết theo thứ tự sau:
1)Phân đầu thư: Nơi viết, ngày, tháng, năm
 Lí do viết thư,
b) Phần chính: 
Thăm hỏi, kể chuyện lớp học, kể chuyện bản thân.
c) Cuối thư: Lời chúc, cầu mong.
áön 3	Män: LUYÃÛN TÆÌ VAÌ CÁU (TC) 	 TIÃÚT:
BAÌI : MÅÍ RÄÜNG VÄÚN TÆÌ : ÂOAÌN KÃÚT, NHÁN HÁÛU
I. MUÛC TIÃU:
	- Cuíng cäú kiãún thæïc vãö väún tæì : Âoaìn kãút, nhán háûu.
II. CHUÁØN BË:
	- Baíng phuû viãút âoaûn vàn baìi 1
III. CAÏC HOAÛT ÂÄÜNG DAÛY HOÜC
Näüi dung
Giaïo viãn
Hoüc sinh
1. Giåïi thiãûu baìi 
- Nãu yãu cáöu cuía tiãút daûy
2. Luyãûn táûp 
Hoaût âäüng 1
Caí låïp
- Nãu tæì ngæî thuäüc chuí âãö : Nhán háûu - âoaìn kãút
- HS näúi tiãúp traí låìi 
- Giaíi thêch laûi nghéa cuía mäüt säú tuûc ngæî, thaình ngæî trong baìi 4/34 SGK 
- HS giaíi thêch 
Hoaût âäüng 2
Caí låïp
* Baìi 1 : Sau âáy laì âoaûn vàn cuía baûn Hoa viãút vãö baûn mçnh.
- 1 Hs âoüc âãö
Em haîy gaûch dæåïi caïc tæì nãu nhæîng biãøu hiãûn tinh tháön âoaìn kãút baûn beì coï trong âoaûn vàn:
- HS nhçn lãn baíng vaìo trçnh baìy miãûng hoàûc gaûch dæåïi yãu cáöu.
Em vaì baûn Linh chåi thán våïi nhau. Baûn luän bãnh væûc, giuïp âåî em. Chuïng em ráút gàõn boï våïi nhau. Coï quaì baïnh em âãöu chia cho baûn. Coï gç ngon baûn cuîng daình pháön cho em. Chuïng em luän quan tám vaì chàm soïc láön nhau. 
- GV nháûn xeït.
- HS nháûn xeït, bäø sung
Caï nhán 
Baìi 2: Âàût cáu våïi caïc tæì âoaìn kãút, liãn kãút, cáúu kãút.
- 1 HS âoüc âãö
- GV dao HS giaíi trê cho nghéa cuía tæìng tæ
- HS giaíi thêch 
- GV nháûn xeït 
- HS âàût cáu vaì voí, 1 HS laìm baíng 
Chåi troì 
* Baìi 3:
tiãúp sæïc
Tçm 4 tæì coï tiãúng liãn vaì 5 tæì coï tiãúng håüp thuäüc chuí âãö âoaìn kãút
- 1 HS âoüc âãö 
- GV giaíi thêch luáût chåi 
- Chia laìm 4 nhoïm, mäùi 
nhoïm 4 em
- GV nháûn xeït, tuyãn dæång 
- HS chåi (3') 
3. Cuíng cäú 
- Nháûn xeït tiãút hoüc 
- HS nháûn xeït
dàûn doì 
- Chuáøn bë baìi sau 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 4 sua.doc