Giáo án lớp 4 - Tuần 4 môn Địa lý - Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn

Giáo án lớp 4 - Tuần 4 môn Địa lý - Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn

I- MỤC TIÊU: Học sinh bài học sinh biết

-Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn:

 + Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả, trên nương rẫy, ruộng bậc thang.+ Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc, + Khai thác khoáng sản: a-pa-tít, đồng, chì, kẽm,. + Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa,.

- Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.

- Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt, lở vào mùa mưa.

HS khá, giỏi:Xác lập được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người: Do địa hình dốc, người dân phải xẻ sườn núi thành những bậc phẳng tạo nên ruộng bậc thang; miền núi có nhiều khoáng sản nên ở Hoàng Liên Sơn phát triển nghề khai thác khoáng sản.

*GDMT: Cần khai thác và sử dụng lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động sản xuất gắn liền với việc cải tạo MT. Biết sự quan trọng của việc bảo vệ MT, có ý thức bảo vệ MT.

TKNL:- Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của các loại tài nguyên ở HLS, từ đó giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên đó

 

doc 2 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 962Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 4 - Tuần 4 môn Địa lý - Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: ĐỊA LÝ
Tuần 4
Tiết 8 Bài học : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
 Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I- MỤC TIÊU: Học sinh bài học sinh biết 
-Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn:
 + Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả, trên nương rẫy, ruộng bậc thang.+ Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc, + Khai thác khoáng sản: a-pa-tít, đồng, chì, kẽm,... + Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa,...
- Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.
- Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt, lở vào mùa mưa.
HS khá, giỏi:Xác lập được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người: Do địa hình dốc, người dân phải xẻ sườn núi thành những bậc phẳng tạo nên ruộng bậc thang; miền núi có nhiều khoáng sản nên ở Hoàng Liên Sơn phát triển nghề khai thác khoáng sản.
*GDMT: Cần khai thác và sử dụng lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động sản xuất gắn liền với việc cải tạo MT. Biết sự quan trọng của việc bảo vệ MT, có ý thức bảo vệ MT.
TKNL:- Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của các loại tài nguyên ở HLS, từ đó giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên đó
II- CHUẨN BỊ: 
Giáo viên	: Bản đồ địa lí TNVN, tranh hoạt động dân tộc miền núi phía Bắc
Học sinh	: Tranh ảnh một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản 
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ
+ Nêu tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn. Kể về lễ hội, trang phục và chợ phiên của họ?
+ Tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn ở nhà sàn?
B. Bài mới
1. Giới thiệu
Cuộc sống của nhân dân ở Hoàng Liên Sơn là như vậy. Còn hoạt động sản xuất của họ ra sao? Chúng ta tìm hiểu qua bài hôm nay. 
2.Phát triển bài
Hoạt động 1
SHN2
a. Trồng trọt trên đất dốc
- GV yêu cầu HS đọc thầm mục 1, thảo luật N2
- SHN2 nêu kết quả
+ Người dân H.Liên Sơn trồng những loại cây gì?
Đại diện nhóm b/c
+ Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu? 
lớp nhận xét
* GDMT: - Thế nào gọi là ruộng bậc thang? 
 - Vì sao người dân ở đây lại làm ruộng bậc thang?
- HSG Trả lời cá nhân.
GV kết luận: Để trồng lúa nước trên đất dốc người 
ta xẻ sườn núi thành những bậc phẳng gọi là bậc thang. Ở ruộng bậc thang người ta trồng nhiều lúa 
ngô, chè... Làm ruộng bậc thang giúp cho việc giữ nước, chống xói mòn. Nghề chính của người dân 
Hoàng Liên Sơn là nghề nông.
Chuyển ý
Vậy ngoài ra họ còn có những nghề nào khác? Chúng ta qua hoạt động 2.
Hoạt động 2
b. Nghề thủ công truyền thống: 
GV yêu cầu HS quan sát hình trang 77, SHN2 thảo luận các câu hỏi
- HS đọc mục 2 xem tranh trả lời
+ Kể tên một số sản phẩm của hàng thổ cẩm?
+ Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì? 
- Gọi đại diện báo cáo, lớp bổ sung 
Chuyển ý
GV chốt ý và giới thiệu một nghề quan trọng nữa của người dân ở HLS là khai thác khoáng sản 
Hoạt động 2
c. Khai thác khoáng sản
+ Kể tên một số khoáng sản có ở HLS hiện nay, loại khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất?
-Yêu cầu HS đọc hầm mục 3, trả lời- Đồng, chì, kẽm, apatit..
-Lớp bổ sung, 
GV hoàn thiện câu trả lời
- Yêu cầu HS quan sát tranh H.3 nêu tên tranh 
+ Em hãy mô tả quy trình sản xuất của phân lân 
Khai thác ở mỏ ® loại bỏ bớt đất, đá, tạp chất ® làm giàu quặng ® đưa vào nhà máy ® sản xuất ra phân lân 
GV: Người ta khai thác khoáng sản để làm nguyên liệu cho nhiều ngành CN
* GDMT: Vậy chúng ta khai thác khoáng sản như thế nào? Vì sao
- Hợp lí, để bảo vệ MT sinh thái.
+ Ngoài khai thác khoáng sản người dân miền núi còn khai thác những gì? để làm gì?
TKNL:- Miền núi phía Bắc có nhiều khoáng sản, trong đó có nguồn năng lượng: than; có nhiều sông, suối với cường độ chảy mạnh có thể phát sinh năng lượng phục vụ cuộc sống.
- Vùng núi có nhiều rừng cây, đây là nguồn năng lượng quan trọng để người dân sử dụng trong việc đun, nấu và sưởi ấm.
Đây cũng là khu vực có một diện tích rừng khá lớn. Cuộc sống của người dân ở đây gắn liền với việc khai thác rừng (gỗ, củi...).
gỗ, mây...
Học sinh thấy được tầm quan trọng, có ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên 
- GV chốt ý, tổng kết bài
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/19
C. Củng cố, dặn dò
+ Người dân Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Nghề nào là chính?
- Nông, thủ công, khai thác. Nông là chính 
+ Nhận xét tiết học
+ Dặn chuẩn bị bài sau: Nước Văn Lang

Tài liệu đính kèm:

  • docDL04R.doc