Giáo án môn Đạo đức lớp 4, học kì II

Giáo án môn Đạo đức lớp 4, học kì II

ĐẠO ĐỨC(Tiết 29)

TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG ( TIẾT 2 )

I YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông ( Những quy định có liên quan tới HS).

- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.

- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày.

- HS khá,giỏi biết nhắc nhở bạn bè tôn trọng Luật Giao thông.

II - Đồ dùng học tập

GV : - SGK

 - Một số biển báo an toàn giao thông.

HS : - SGK

III – Các hoạt động dạy học

1- Khởi động : Hát vui.

2 – Kiểm tra bài cũ : Tôn trọng Luật Giao thông.

- Tại sao cần tôn trọng luật lệ an toàn giao thông?

- Em cần thực hiện luật lệ an toàn giao thông như thế nào ?

 

doc 6 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 924Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đạo đức lớp 4, học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC(Tiết 29)
TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG ( TIẾT 2 )
I YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông ( Những quy định có liên quan tới HS). 
- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.
- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày.
- HS khá,giỏi biết nhắc nhở bạn bè tôn trọng Luật Giao thông.
II - Đồ dùng học tập
GV : - SGK 
 - Một số biển báo an toàn giao thông.
HS : - SGK
III – Các hoạt động dạy học
1- Khởi động : Hát vui.
2 – Kiểm tra bài cũ : Tôn trọng Luật Giao thông.
- Tại sao cần tôn trọng luật lệ an toàn giao thông?
- Em cần thực hiện luật lệ an toàn giao thông như thế nào ?
3 - Dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài “Tôn trọng Luật Giao thông.” ( tiết 2 )
- GV giới thiệu , ghi bảng.
b - Hoạt động 2 : Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông
- Chia HS thành các nhóm và phổ biến cách chơi . GV giơ biển báo lên, nếu HS biết ý nghĩa của biển báo thì giơ tay . Mỗi nhận xét đúng được 1 điểm . Nếu các nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy . Nhóm nào nhiều điểm nhất thì nhóm đó thắng .
- GV đánh giá cuộc chơi.
c - Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm (bài tập 3 SGK )
- Chia Hs thành các nhóm. 
- Đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm và kết luận : 
a) Không tán thành ý kiến của bạn và giải thích cho bạn hiểu : Luật Giao thông cần được thực hiện ở mọi nơi , mọi lúc .
b) Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài , nguy hiểm.
c) Can ngăn bạn không ném đá lên tàu , gây nguy hiểm cho hành khách và làm hư hỏng tài sản công cộng .
d) Đề nghị bạn dửng lại để nhận lỗi và giúp người bị nạn . 
đ) Khuyên các bạn nên ra về , không nên làm cản trở giao thông . 
e) Khuyên các bạn không được đi dưới lòng đường vì rất nguy hiểm .
d - Hoạt động 4 : Trình bày kết quả điều tra thực tiễn ( Bài tập 4 SGK )
- Nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm HS. 
=> Kết quả chung : Để bảo đảm an toàn cho bản thân mình và cho mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao Thông .
- Quan sát biển báo giao thông và nói rõ ý nghĩa của biển báo .
- Các nhóm tham gia cuộc chơi.
- Mỗi nhóm nhận một tình huống, thảo luận tìm cách giải quyết . 
- Từng nhóm lên báo cáo kết quả ( có thể đóng vai ) . Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. 
- Các nhóm thảo luận. 
- Từng nhóm lên trình bày cách giải quyết. Các nhóm khác bổ sung,chất vấn. 
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả điều tra . Các nhóm khác bổ sung , chất vấn .
4 - Củng cố – dặn dò
- Chấp hành tốt Luật Giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện .
- Chuẩn bị : “Bảo vệ môi trường”.
ĐẠO ĐỨC(Tiết 30)
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (TIẾT 1)
I YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường .
 - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường.
 - Tham gia BVMT ở nhà,ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
 - HS khá,giỏi; Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè ,người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường. 
II - Đồ dùng học tập
GV : - SGK 
HS : - SGK
III – Các hoạt động dạy học
 1- Khởi động : Hát vui.
 2 – Kiểm tra bài cũ : Tôn trọng luật lệ an toàn giao thông.
- Tại sao cần tôn trọng luật lệ an toàn giao thông?
- Em cần thực hiện luật lệ an toàn giao thông như thế nào ? 
+ Kể những việc mà em đã làm trong tuần qua đã thực hiện luật lệ an toàn giao thông 
 3 - Dạy bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu , ghi bảng.
*b - Hoạt động 2 : Trao đổi ý kiến
- Cho HS ngồi thành vòng tròn. 
- GV kết luận : Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống con người . Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường ?
*c - Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm ( Thông tin trang 43,44, SGK )
- Chia nhóm 
- GV kết luận : 
+ Đất bị xói mòn : Diện tích đất trồng trọt sẽ giảm, thiếu lương thực , sẽ dẫn đến nghèo đói .
+ Dầu đổ vào đại dương : gây ô nhiễm biển, các sinh vật biển bị chết hoặc bị nhiễm bệnh, người bị nhiễm bệnh. 
+ Rừng bị thu hẹp : lượng nước ngầm dự trữ giảm, lũ lụt, hạn hán xảy ra ; giảm hoặc mất hẳn các loại cây, các loại thú ; gây xói mòn, đất bị bạc màu.
*d - Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân ( bài tập 1)
- Giao nhiệm vụ và yêu cầu bài tập 1 . Dùng phiếu màu để bày tỏ ý kiến đánh giá.
- GV kết luận : 
+ Các việc làm bảo vệ môi trường : (b) , (c) , (d) , (g) .
+ Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn (a).
+ Giết , mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt , vứt xác xúc vật ra đường , khu chuồn gtrai gia súc để gần nguồn nước ăn làm ô nhiễm nguồn nước (d) , (e) , (h).
- Mỗi HS trả lời 1 câu : Em đã nhận được gì từ môi trường ? ( Không được trùng ý kiến của nhau )
- Nhóm đọc và thảo luận về các sự kiện đã nêu trong SGK
- Đại diện từng nhóm lên trình bày. 
- Đọc và giải thích phần ghi nhớ. 
- HS bày tỏ ý kiến đánh giá .
 4 - Củng cố – dặn dò
- Thực hiện nội dung 2 trong mục “thực hành” của SGK 
- Các nhóm tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương. 
- Chuẩn bị bài tiết sau . 
ĐẠO ĐỨC(Tiết 31)
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (TIẾT 2 )
I YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường .
 - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường.
 - Tham gia BVMT ở nhà,ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
 - HS khá,giỏi; Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè ,người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường. 
II - Đồ dùng học tập
GV : - SGK 
 - Các tấm bìa màu : xanh , đỏ , trắng ..
HS : - SGK
III – Các hoạt động dạy học
 1- Khởi động : Hát vui.
 2 – Kiểm tra bài cũ : Bảo vệ môi trường 
- Vì sao cần bảo vệ môi trường ? 
- Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ?
 3 - Dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài “Bảo vệ môi trường”.
- GV giới thiệu , ghi bảng.
*b - Hoạt động 2 : Tập làm nhà “ Tiên tri “ ( Bài tập 2 , SGK ) 
- Chia HS thành các nhóm .
- Đánh giá kết quả làm việc các nhóm và đưa ra đáp án đúng : 
a) Các loại cá , tôm bị tuyệt diệt , ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng và thu nhập của con người sau này .
b) Thực phẩm không an toàn , ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và làm ô nhiễm đất và nguồn nước .
c) Gây ra hạn hán , lũ lụt , hoả hoạn , xói mòn đất , sạt núi , giảm lượng nước ngầm dự trữ 
d) Làm ô nhiễm nguồn nước , động vật dưới nước bị chết .
đ) Làm ô nhiễm không khí ( bụi , tiếng 
ồn ). 
e) Làm ô nhiễm nguồn nước , không khí .
*c - Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến của em ( Bài tập 3 , SGK )
- Kết luận về đáp án đúng : 
a) Không tán thành 
b) Không tán thành 
c) tán thành 
d) Tán thành 
g) Tán thành 
d - Hoạt động 4 : Xử lí tình huống ( Bài tập 4 , SGK ) 
- Chia HS thành các nhóm .
- Nhận xét cách xử lí của từng nhóm và đưa ra những cách xử lí có thể như sau : 
a) Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than sang chỗ khác .
b) Đề nghị giảm âm thanh . 
c) Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng .
e - Hoạt động 5 : Dự án “ Tình nguyện xanh”
- Chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm :
+ Nhóm 1 : Tìm hiểu về tình hình môi trường ở xóm / phố , những hoạt động bảo vệ môi trường , những vấn đề còn tồn tại và cách giải quyết .
+ Nhóm 2 : Tương tự với môi trường trường học .
+ Nhóm 3 : Tương tự đối với môi trường lớp học .
- Nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm.
=> Kết luận : Nhắc lại tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường .
- Mỗi nhóm nhận một tình huống thảo luận và tìm cách xử lí.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. 
- Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến .
- Làm việc theo từng đôi một .
- Từng nhóm nhận một nhiệm vụ , thảo luận và tìm cách xử lí .
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận .
- Từng nhóm thảo luận .
- Từng nhóm trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác bổ sung ý kiến. 
 4 - Củng cố – dặn dò
- Đọc ghi nhớ trong SGK .
- Thực hiện nội dung 2 trong mục “thực hành” của SGK 
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docDaoduc CK2.doc