Giáo án lớp 4 - Tuần 4 năm 2012

Giáo án lớp 4 - Tuần 4 năm 2012

1. CHÀO CỜ TRONG LỚP

- Lớp trưởng điều khiển lễ chào cờ.

2. SINH HOẠT:

*Lớp trưởng đánh giá - nhận xét :Ưu điểm, nhược điểm của các tổ .

* GV nhận xét:

a. Về học tập:

- Tuyên dương: .

- Nhắc nhở, phê bình:

b. Lao động – Vệ sinh:

- Tuyên dương:

- Nhắc nhở, phê bình:

 

doc 18 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1063Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 4 - Tuần 4 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
 Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2012
Tiết 1 Hoạt động tập thể
1. Chào cờ trong lớp 
- Lớp trưởng điều khiển lễ chào cờ.
2. Sinh hoạt: 
*Lớp trưởng đánh giá - nhận xét :Ưu điểm, nhược điểm của các tổ .
* GV nhận xét:
a. Về học tập: 
- Tuyên dương:..
- Nhắc nhở, phê bình:
b. Lao động – Vệ sinh:
- Tuyên dương:
- Nhắc nhở, phê bình:
3. Hoạt động trọng tâm tuầN Này ..
..
 _______________________
Tiết 2 	 Tập đọc
Một người chính trực
I- Mục đích - yêu cầu: - Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài: Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuỵên: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
II- Đồ dùng: Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: (3-5’)’
- Đọc bài ‘Người ăn xin”
- H: Hành động và lời nói của cậu bé chứng tỏ điều gì?
2-Dạy bài mới:
 a- Giới thiệu bài + giải nghĩa: chính trực (1-2’)
 b- Luyện đọc đúng (8-10’)
- 1H đọc mẫu – lớp đọc thầm, xác định đoạn.
H: Bài văn được chia làm mấy đoạn?
* Đọc nối tiếp đoạn
* Luyện đọc từng đoạn
* Đoạn 1: - HD phát âm: nổi tiếng
 - Giải nghĩa từ: Di chiếu, thái tử, thái hậu.
 - HD đọc đoạn 1: Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ đúng
*Đoạn 2: - H/dẫn ngắt hơi: Còn...Trần Trung Tá/ do ....việc/nên....
 - Giải nghĩa từ: Phò tá, tham tri chính sự, giám nghị đại phu
 - H/dẫn đọc đoạn 2: Ngắt nghỉ đúng
*Đoạn 3: - H/dẫn đọc lời Tô Hiến Thành: Thể hiện thái độ kiên định
 - Giải nghĩa: tiến cử
 - H/dẫn đọc: Ngắt nghỉ đúng, chuyển giọng cho phù hợp với nhân vật.
 + Đọc nhóm đôi
 + H/dẫn đọc cả bài: Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ đúng, chuyển giọng cho phù hợp với nhân vật.
 + GV đọc mẫu
- 1 – 2 em đọc cả bài
 c- Hướng dẫn tìm hiểu bài (10-12’)
ịChốt: Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc, đút lót để làm sai di chúc của vua.
? Khi THT ốm nặng, ai thường xuyên đến chăm sóc ông?
ịChốt:Vì việc nước Tô Hiến Thành đã tiến cử người có tài ra giúp nước chứ không vì người gần gũi chăm sóc mình.
? Vì sao nhân dân ta ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
 Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì?
ịChốt ND bài: Ca ngợi sự chính trực, tấm lòng vì dân, vì nước của vị quan THT.
 d- Luyện đọc diễn cảm: (10-12’)
 - Hướng dẫn đọc từng đoạn
*Đoạn 1: Đọc giọng kể thong thả, nhấn giọng: nổi tiếng, chính trực,...
*Đoạn 2: Đọc giọng kể thong thả, nhấn giọng: hầu hạ,..
*Đoạn 3: Tô Hiến Thành điềm đạm, dứt khoát. Nhấn giọng: tài ba giúp nước
 *HD đọc cả bài 
- Đọc mẫu cả bài
- Đọc diễn cảm cả bài
 - Nhận xét, cho điểm
e-Củng cố – dặn dò (2-4’)
ịChốt lại nội dung bài 
- Dặn dò về nhà
*Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................
..................................................................................................................................
______________________________________
Tiết 3 	Toán
 Tiết So sá16. nh và xếp thứ tự các số tự nhiên
I- Mục tiêu : Giúp HS hệ thống hoá một số kiến thức ban đầu về:
 - So sánh 2 số TN
 - Đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên
II- Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
Cho 4 chữ số: 1, 5, 9, 8
Hãy viết 5 số tự nhiên có đủ 4 chữ số trên.
Làm giấy nháp
Sắp xếp các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn.
Hoạt động 2: Dạy bài mới (12 – 15’)
Hoạt động 2.1: So sánh các số TN: 
Nêu các cặp số rồi yêu cầu H so sánh 
100 và 99 
4578 và 6325
Y/cầu: Hãy suy nghĩ và tìm 2 số TN mà em không thể xác định được số nào lớn 
hơn, số nào bé hơn?
ịVậy bao giờ cũng so sánh được 2 số TN.
Hoạt động 2.2: Cách so sánh 2 số TN bất kỳ.
Lần lượt đưa các cặp số: 123 và 4560
 7891 và 7578
 H: Ngoài ra ta có thể dựa vào đâu để so sánh 2 số TN?
Hoạt động 2.3: Xếp thứ tự các số tự nhiên
 Đưa các số: 7698 ; 7986 ; 7896; 7869
 Y/cầu H sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn
ịChốt: Muốn xếp các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại làm thế nào?
Hoạt động 3: Thực hành – Luyện tập (17 – 19’)
Bài 1: (5-7’) làm nháp ( miệng)
 KT: Chốt cách so sánh 2 số TN 
Bài 2, 3: (12 – 14’) Làm vở 2 bài
 ịChốt: Muốn xếp thứ tự các STN em làm thế nào?
Dự kiến sai lầm: Làm sai phần c Bài 2
Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò
Y/cầu H so sánh các cặp số: 
59628 và 100586 ; 562552 và 5608250 Làm bảng con
Dặn dò VN
*Rút kinh nghiệm:
.
Tiết 4 	mĩ thuật
_____________________________________________________________
Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2012
Tiết 1 	 tiếng anh
______________________________________
Tiết 2 	 Toán
 Tiết17. Luyện tập
 I - Mục tiêu: Củng cố về viết và so sánh các số TN, bước đầu làm quen với dạng bài tập: x<5; 68< x < 92
II - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
 - Xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé 
 1890 ; 1945 ; 1969 ; 1954 
- Làm bảng con
- Nêu kết quả
Hoạt động 2: Thực hành – Luỵên tập (32 – 34’)
Bài 1: (6-8’) - Làm bảng con.
ịChốt cách tìm số lớn nhất, bé nhất có 1; 2 ; 3 chữ số (6-8’)
Bài 2: (5-7’) – Miệng
ịChốt KT: Cách tìm số lượng số có chữ số có hai chữ số.
Bài 3: Ghi bảng 859 67 < 859167 (5-7’) - Làm nháp
ịChốt KT: Muốn tìm được chữ số thích hợp vào chỗ trống em làm thế nào?
Bài 4: (7-9’) - Làm vở
ịChốt KT: Nêu cách làm?
Bài 5: (5-7’) - Làm vở
ịChốt: Lưu ý điều kiện của x để lựa chọn kết quả.
*Dự kiến sai lầm: HS không biết trình bày bài 4
Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học 
*Rút kinh nghiệm: .................................................................................................
....................................................................................................
________________________________________
Tiết 3 	 Chính tả (Nhớ – viết)
 Truyện cổ nước mình
I-Mục đích - yêu cầu:
- Nhớ và viết lại đúng, đẹp đoạn từ đầu đến ông cha của mình trong bài “Truyện cổ nước mình”
- Viết đúng: truyện, sâu xa, độ trì, rặng dừa, chân trời.
- Làm đúng BT phân biệt r, d, gi
II-Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: (2-3’)
 - GV đọc: Chiến đấu, đồng chí, trước sau
- Viết bảng con
2-Dạy bài mới: 
 a- Giới thiệu bài (1-2’)
 b- Hướng dẫn chính tả (10-12’)
 - Đọc mẫu
 - Nêu từ khó, viết bảng
tr/uyện
H: Âm “trờ” được viết bằng những con chữ nào?
Thực hiện tương tự với các từ còn lại.
 S/âu xa
 độ tr/ì
 r /ặng dừa
 ch/ân trời
- Đọc tiếng khó trong từ
c-Viết chính tả (12-14’)
- Cho HS nhẩm bài 
- 1 – 2 em đọc thuộc
-Hướng dẫn H cách trình bày bài
- Nhắc nhở tư thế ngồi...
d-Chấm, chữa (3-5’)
- Đọc soát lỗi
- Chấm khoảng 10 bài 
e- Hướng dẫn làm BT (8-10’)
Bài 2: (a) - Đọc, y/cầu, làm vở
-Y/cầu HS ghi cả đoạn văn vào vở
ịChốt đáp án đúng: Gió thổi, gió, gió, diều
Bài 2: (b)
- Chấm, chữa
 3Củng cố –Dặn dò	1-2’
- Nhận xét bài viết của HS, nhận xét giờ học
- Dặn dò VN 
*Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................
....................................................................................................
_________________________________________
Tiết 4	 	 Luyện từ và câu
Từ ghép và từ láy
I- Mục đích -yêu cầu:
 - Giúp H hiểu được: Từ láy và từ ghép là 2 cách cấu tạo từ phức của Tiếng Việt. Từ ghép là từ gồm những tiếng có nghĩa ghép lại với nhau. Từ láy là từ có tiếng hay âm, vần lập lại nhau.
 - Bước đầu phân biệt được từ ghép, từ láy.Tìm được các từ ghép từ láy đơn giản.
 - Sử dụng được từ ghép, từ láy để đặt câu.
II- Chuẩn bị:
Bảng phụ, giấy khổ to, bút dạ
III- Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
H: Thế nào là từ đơn?Cho ví dụ?
Thế nào là từ phức? Cho ví dụ?
2-Dạy bài mới:
Giới thiệu bài (1-2’)
Hình thành khái niệm (10-12’)
Đưa bảng phụ chép ví dụ sgk, có gạch chân các từ phức.
Chia nhóm 4, giao nhiệm vụ xếp các từ phức có trong bài thành 2 nhóm.
*Nhóm 1: Từ do những tiếng có âm dấu hoặc vần lặp lại nhau.
*Nhóm 2: Từ do những tiếng có nghĩa tạo thành.
ịChốt: Nhóm 1 là các từ láy
Nhóm 2: Là các từ ghép
-Thế nào là từ ghép? Thế nào là từ láy?
Cho ví dụ: Ghi nhớ
c-Hướng dẫn làm bài tập (20-22’)
Bài 1: (10-12’)
Nhận xét, chữa bài trên bảng phụ
Các từ: Dẻo dai, cứng cáp, bờ bãi – cả 2 tiếng đều có nghĩa nên là từ ghép.
Bài 2: (8-10’)
Lưu ý H chỉ tìm những từ nói về lòng trung thực.
-Chấm, chữa bài
3Củng cố – dặn dò (2-4’)
H: Từ láy là gì? Cho ví dụ
Từ ghép là gì? Cho ví dụ
Dặn VN: Tìm 5 từ láy, 5 từ ghép chỉ màu sắc.
Nhận xét giờ học. 
*Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................
....................................................................................................
_________________________________________________________________
	Thứ tư ngày 12 tháng 9 năm 2012
Tiết 1 Thể Dục
 Bài 8
I. Mục tiêu 
 - Củng cố và nâng cao kĩ thuật : Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số quay sauYC thực hiện cơ bản đúng động tác, đúng khẩu lệnh. 
 - Trò chơi “ Bỏ khăn” .Yc tập trung chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, đúng luật, hào hứng.
II. Đồ dùng dạy học 
 - Sân trương ,vệ sinh nơi tập 
 - Còi, 2 chiếc khăn.
III. Hoạt động dạy học
Nội dung
Thời lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu
- Gv phổ biến nội dung , YC giờ học, chấn chỉnh đội hình. 
- Trò chơi “ Tìm người chỉ huy ”
2. Phần cơ bản 
a, Ôn đội hình đội ngũ : Tập hợp hàng ngang, dóng hàng 
- GV điều khiển HS tập
- HS tập luyện theo nhóm
- GV quan sát, giúp đỡ
b,Trò chơi : Bỏ khăn
- GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi, HS chơi thử, HS chơi chính thức .
- HS chơi theo nhóm - GV nhắc nhở giữ kỉ luật . 
- Các tổ thi - GV làm trọng tài 
3. Phần kết thúc : 
- Đi đường theo một vòng tròn , thả lỏng 
- GV hệ thống - giờ học nhận xét 
6-10’
1-2’
1’
2’
18-22’
12-14’
7- 8’
7-8’
5-7’
 4-6’
1-2’
2-4’
 * * * * * * * *
 * * * * * * * *
 *
 HS tập cả lớp 
HS tập nhóm,YC hoàn thiện và nâng cao thành tích.
HS chia nhóm 3 người
HS chơi nhóm .
HS thả lỏng đi lại nhẹ nhàng, hít thở sâu , thả lỏng 
Về nhà chơi trò chơi mà em yêu thích.
Tiết 2	 Toán 
 Tiết 18. Yến - Tạ - Tấn
 I . Mục tiêu: Giúp HS 
 - Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn
 - Nắm được mối quan hệ của yến, tạ, tấn với kg
 Thực hành chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng.
 Thực hành làm tính với các số đo k/l đã học.
II- Cá ... GV làm trọng tài – tuyên dương nhóm hoàn thành tốt.
3. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét giờ học.
_________________________________
Tiết 3	 Tập làm văn
Cốt truyện
I- Mục đích - yêu cầu: Hiểu được thế nào là cốt truyện
 - Hiểu được cấu tạo của cốt truyện gồm 3 phần cơ bản: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.
 - Sắp xếp các sự việc chính của một câu chuyện tạo thành cốt truyện.
 - Kể lại câu chuyện sinh động, hấp dẫn dựa vào cốt truyện.
II- Đồ dùng: 
 - Giấy khổ to + bút dạ
 - Vở bài tập TV4
III- Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- Một bức thư thường gồm những phần nào? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì? 
Đọc bức thư em đã viết ở tiết trước.
Nhận xét, cho điểm.
2-Dạy bài mới:
 a, Giới thiệu bài (1-2’)
 b, Hướng dẫn –hình thành khái niệm (13 – 15’)
Bài 1: (7-8’)
H: Theo em thế nào là sự việc chính?
Chia nhóm 4, y/c H ghi lại những sự việc chính vào giấy khổ to.
Chọn phiếu đúng, dán lên bảng.
Dựa vào phiếu, G nêu: Chuỗi các sự việc trên được gọi là cốt truyện của truyện: “Dế mèn bênh vực kẻ yếu”. Vậy cốt truyện là gì? (BT2)
ịChốt ý, chuyển bài 3 (3-4’)
H: + Sự việc 1 cho em biết điều gì?
+ Sự việc 2,3,4 cho em biết điều gì?
+ Sự việc 5 nói lên điều gì?
ịChốt ý đúng
H: Vậy cốt truyện gồm những phần nào?
ịChốt, rút ra ghi nhớ sgk/42
 c, Hướng dẫn luyện tập: (17-19’)
Bài 1: (6-8’)
Cho H đọc y/cầu và nội dung
Chia lớp theo nhóm đôi, giao nhiệm vụ:Sắp xếp lại 6 sự việc đó thành cốt truyện.
Nhận xét, chốt lời giải đúng
Bài 2: (8-9’)
Cho H đọc yêu cầu .Y/cầu H tập kể chuyện trong nhóm
Tổ chức thi kể trong lớp
Nhận xét, cho điểm, khen những H biết sáng tạo để câu chuyện thêm phần sinh động và hấp dẫn.
 d, Củng cố – dặn dò
H: Câu chuyện – “Cây khế khuyên chúng ta điều gì?
Nhận xét giờ học.
*Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................
...................................................................................................
_______________________________
Tiết 4 	 Đạo đức
 Vượt khó trong học tập (Tiếp theo)
I- Mục tiêu: 1- Kiến thức: Giúp HS hiểu
 - Trong việc học tập có rất nhiều khó khăn, chúng ta cần phải biết khắc phục khó khăn, cố gắng học tốt.
 - Trước khó khăn phải biết tìm cách giải quyết.
2- Thái độ: 
 - Luôn có ý thức khắc phục một số khó khăn trong việc học tập của bản thân mình và giúp đỡ người khác khắc phục khó khăn.
 - Biết cách khắc phục một số khó khăn trong học tập.
II-Đồ dùng:
 - Bảng phụ ghi các tình huống của HĐ2
 - Giấy màu xanh đỏ cho mỗi HS.
III- Các hoạt động dạy học: 
1-Kiểm tra bài cũ: (2-3’)
 Tại sao phải vượt khó trong học tập?
2-Bài mới 
Hoạt động 1: Gương sáng vượt khó. (8-10’
 * Mục đích: Giúp HS học tập những tấm gương vượt khó trong học tập.
 * Cách tiến hành: Yêu cầu H kể một số tấm gương vượt khó học tập ở xung quanh hoặc kể những câu chuyện về gương sáng học tập mà em biết.
 - H: Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đó đã làm gì?
 Thế nào là vượt khó trong học tập? Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì?
 - GV kể câu chuyện vượt khó của bạn Lan – một bạn nhỏ bị nhiễm chất độc da cam để nêu gương.
ịVới hoàn cảnh khó khăn như vậy, bạn Lan đã biết cách khắc phục khó khăn để học tốt. Còn các em, trước những khó khăn, các em đã làm gì?
Hoạt động 2: Xử lý tình huống	5-7’
 * Mục tiêu: Biết cách giải quyết khi gặp khó khăn.
 * Cách tiến hành: Chia lớp theo nhóm đôi, yêu cầu HS thảo luận các tình huống đã viết trên bảng phụ. (nội dung BT/Sgk)
ịChốt: Với mỗi khó khăn các em có cách khắc phục khác nhau nhưng tất cả đều cố gắng để học tập được duy trì và đạt kết quả. Điều đó thật đáng hoan nghênh.
Hoạt động 3: Trò chơi “Đúng – sai” (6-8’)
 * Mục tiêu: Phân biệt, nhận biết các hành vi thể hiện vượt khó trong học tập.
 * Cách tiến hành: GV nêu lần lượt các tình huống
 1- Giờ học vẽ, Nam không có bút màu, Nam lấy của Mai để dùng.
 2- Không có sách tham khảo, em tranh thủ ra hiệu sách để đọc nhờ.
 3- Mẹ em bị ốm, em bỏ học ở nhà để chăm sóc mẹ.
 4- Em xem kỹ những bài toán khó và ghi lại cách làm thay cho tài liệu tham khảo mà em không mua được.
 5- Tuy trời rét, lại buồn ngủ nhưng em vẫn cố dạy để đi học.
 - Có thể yêu cầu H giải thích vì sao đúng, vì sao sai?
 H : Các em đã bao giờ gặp phải những khó khăn giống như trong các tình huống đã nêu không? Em đã gặp thì xử lí ntn? 
ịKL chung: Vượt khó trong học tập là đức tính rất quý...
Hoạt động 4: Đóng vai (6-8’)
 * Mục tiêu: Biết giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn.
 Cách tiến hành: Chia lớp theo nhóm 4 – Y/c H thảo luận tình huống BT2/SGK
ịKL: Trước khó khăn của bạn Nam, bạn có thể phải nghỉ học, chúng ta cần phải giúp đỡ bạn bằng nhiều cách khác nhau.
Hoạt độngtiếp nối	 : Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ
- Nhận xét giờ học.
____________________________________________________________________ 
	Thứ sáu ngày 14 tháng 9 năm 2012
Tiết 1 Tiếng anh
____________________________________
Tiết 2	Luyện từ và câu
 Luỵên tập từ ghép và từ láy 
I- Mục đích - yêu cầu:
 - Củng cố khái niệm và từ ghép và từ láy. Biết tạo các từ ghép đơn giản.
 - Nhận diện được các từ ghép và từ láy trong câu, trong bài, bước đầu biết phân loại từ ghép có nghĩa phân loại và tổng hợp.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Một số trang từ điển Tiếng Việt, bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: (2-3’)
H: Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ?
Thế là từ láy? Cho ví dụ?
2-Dạy bài mới: (32-34’)
Giới thiệu bài (1-2’)
Hướng dẫn thực hành 
Bài 1: (8-10’)
Chia nhóm đôi, y/c H thảo luận và TLCH.
Nhận xét, 
ịChốt KT: Thế nào là từ ghép có nghĩa tổng hợp. Thế nào là từ ghép có nghĩa phân loại?
Bài 2: (10-12’)
Chia lớp theo nhóm 4, phát giấy, bút dạ, 
Nhóm làm xong trước được dán bài lên bảng.
Nhận xét, chốt lời giải đúng
H: Tại sao em lại xếp “xe đạp” vào từ ghép phân loại?
Tại sao “núi non” lại là từ ghép tổng hợp?
Bài 3: (10-12’)
ịChốt KT: Có mấy kiểu từ láy? là những kiểu nào?
Củng cố – dặn dò (2-4’)
H: Từ ghép có những loại nào? Cho ví dụ?
Từ láy có những loại nào? Cho ví dụ?
Nhận xét giờ học - Dặn chuẩn bị bài sau.
 *Rút kinh nghiệm: .................................................................................................
....................................................................................................
______________________________
Tiết 3 	 	Tập làm văn
Luyện tập xây dựng cốt truyện
I- Mục đích - yêu cầu:
 - Tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý đã cho sẵn.
 - Kể lại câu chuyện theo một gợi ý đã cho sẵn một cách hấp dẫn và sinh động.
II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, giấy, bút dạ
III- Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: (1-2’)
H: Thế nào là cốt truyện? Cốt truyện thường gồm những phần nào?
2-Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài (1-2’)
b, Hướng dẫn thực hành (32-34’)
*Tìm hiểu đề bài
Gọi H đọc đề bài trên bảng
H: Đề bài yêu cầu gì?
Gạch chân dưới các từ ngữ: Tưởng tượng, kể vắn tắt, ba nhân vật, bà mẹ ốm, người con, bà tiên.
H: Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến điều gì?
ịKhi xây dựng cốt truyện, các em chỉ cần ghi vắn tắt các sự việc chính, mỗi sự việc chỉ cần ghi lại = 1 câu.
*Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt truyện.
Cho H đọc gợi ý
Yêu cầu H chọn chủ đề.
ịGợi ý 1,2/SGK chỉ là gợi ý để các em có hướng tưởng tượng. Ngoài ra các em có thể chọn đề tài khác miễn là có nội dung giáo dục tốt và phải có đủ 3 nhân vật.
Yêu cầu H kể theo nhóm.
Kể trước lớp: Gọi 1 H kể theo tình huống 1, 1 H kể theo tình huống 2.
Gọi HS nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
Nhận xét, cho điểm
Bình chọn H kể hay nhất, 1 bạn tưởng tượng ra câu chuyện hay, kể hay.
d, Củng cố – dặn dò (2-4’)
Nhận xét giờ học
Dặn VN tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
*Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................
....................................................................................................
________________________________
Tiết 4 	 Toán
 Tiết 20. Giây - thế kỉ
 I- Mục tiêu: Giúp HS:
 - Làm quen với đơn vị đo t/g: Giây, thế kỉ
 - Nắm được mối quan hệ: Giây –phút, năm –thế kỉ.
 - Vận dụng giải các bài tập có liên quan.
II - Đồ dùng dạy học: 
 - Đồng hồ có 3 kim, có các vạch chia theo từng phút
 - Trục thời gian vẽ sẵn trên bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
7 yến 3 kg = .....kg 4 tấn 3 tạ = .....kg
4 tạ 5 tấn = ....yến ......kg
? Cách đổi 1 số trường hợp trên?
Hoạt động 2: Dạy bài mới (13-15’)
Hoạt động 2.1: Giới thiệu giây
Đưa đồng hồ, y/c H chỉ kim giờ, kim phút
H: Kim giờ đi từ một số bất kỳ đến số kế tiếp nó được bao nhiêu giờ?
Kim phút đi từ vạch này đến vạch kế tiếp là bao nhiêu phút?
Chỉ kim thứ ba, hỏi:Đây là kim chỉ gì?
H: Khoảng t/g kim giây đi từ 1 vạch đến vạch kế tiếp là bao nhiêu?
Khi kim phút đi từ 1 vạch sang vạch kế tiếp thì kim giây đi từ đâu đến đâu?
ịVậy 1 phút bằng bao nhiêu giây?
Ghi bảng: 1 phút = 60 giây
Hoạt động 2.2: Giới thiệu thế kỉ
GT: Để tính những khoảng t/g dài hàng trăm năm người ta dùng đơn vị đo là Thế Kỉ, 1 thế kỷ dài bằng 100 năm.
Treo bảng phụ vẽ sẵn trục t/g để H quan sát.
Giới thiệu cách tính mốc các thế kỉ.
+ Từ năm 1 – năm 100 là thế kỷ thứ nhất.
+ Từ 1901 – 2000 là TK thừ 20 (XX)
H: Năm 1879 là ở TK nào? Năm 1945 là ở TK nào?
Em sinh vào năm (đó) nào? Năm đó thuộc thế kỷ nào?
+ Chúng ta đang số ở TK nào? Thế kỷ này tính từ năm nào đến năm nào?
ịĐể ghi TK thứ mấy, người ta dùng chữ số La Mã.
Viết bảng: XIX, XX, XXI
Hoạt động 3: Luyện tập – Thực hành (17-19’)
Bài 1: (3-5’) làm miệng , chữa bảng phụ.
ịChốt KT: Làm ntn để tính được 1 phút 8 giây = 68 giây?,...
Bài 2: (5-7’) a, Làm miệng
 b, Làm vở
ịMuốn biết một năm thuộc TK nào em làm thế nào?
Bài 3: (7-9’) Làm vở
KT: Xác định TK, khoảng thời gian từ đó biết thêm 1 số sự kiện lịch sử.
ịChốt: Muốn tính khoảng t/g dài bao lâu chúng ta thực hiện phép trừ 2 điểm t/gian cho nhau.
Dự kiến sai lầm: HS xác định mỗi năm thuộc kỷ mấy chưa chính xác –Bài 2,3
Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò (2-3’)
Lê lợi đại thắng quân Minh năm 1448. Năm đó thuộc TK bao nhiêu? Từ đó đến nay được bao nhiêu năm?
*Rút kinh nghiệm :......................................................................................
.................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc