I .MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kĩ năng
- Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Biết đọc truyện với giọng kể thong thả rõ ràng . Đọc phân biệt lời các nhân vật , thể hiện rõ sự chính trực , ngay thẳng của Tô Hiến Thành
2. Kiến thức .
- Hiểu nội dung ý nghĩa truyện : ca ngợi sự chính trực , thanh liêm , tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa .
3. Thái độ : Giáo dục HS Lòng yêu nước , tôn trọng người tài .
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh trong SGK
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 2 h/s nối tiếp nhau đọc truyện Người ăn xin , trả lời câu hỏi 2,3 ,4 trong SGK
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiẹu chủ điểm Măng mọc thẳng
- Giới thiệu truyện đọc mở đầu chủ điểm
Tuần 4 Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2005 Tập đọc Một người chính trực I .Mục đích yêu cầu 1. Kĩ năng - Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Biết đọc truyện với giọng kể thong thả rõ ràng . Đọc phân biệt lời các nhân vật , thể hiện rõ sự chính trực , ngay thẳng của Tô Hiến Thành 2. Kiến thức . - Hiểu nội dung ý nghĩa truyện : ca ngợi sự chính trực , thanh liêm , tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa . 3. Thái độ : Giáo dục HS Lòng yêu nước , tôn trọng người tài . II Đồ dùng dạy học - Tranh trong SGK - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ Gọi 2 h/s nối tiếp nhau đọc truyện Người ăn xin , trả lời câu hỏi 2,3 ,4 trong SGK B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài - GV giới thiẹu chủ điểm Măng mọc thẳng - Giới thiệu truyện đọc mở đầu chủ điểm 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc + HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn truyện - 2 -3 lượt Đoạn 1 : Từ đầu đến ( dó là vua Lý Cao Tông ) Đoạn 2 : Tiếp theo đến ( tới thăm Tô Hiến Thành được ) Đoạn 3 : Phần còn lại GV kết hợp sửa sai cho HS + HS luyện đọc theo cặp + 1- 2 HS đọc cả bài + GV đọc diễn cảm toàn bài b. Tìm hiểu bài + Đoạn 1 : HS đọc thành tiếng , HS đọc thầm ? Đoạn này kể chuyện gì ? ? Trong việc lập ngôi vua , sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện nhơ thế nào ? + Đoạn 2 : HS đọc thầm ? Khi Tô HIến Thành ốm nặng , ai thường xuyên chăm sóc ông / + Đoạn 3 : HSđọc thầm ? Tô Hiíen Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ? ? Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tién cử Trần Trung Tá ? ?Trong việc tìm người giúp nước , sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ? ? Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như Tô Hiến Thành ? 3. Hướng dần HS đọc diền cảm + 4 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài . GV hướng dẫn các em Tìm giọng đọc và thể hiện đúng giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn . + GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn đối thoại trong bài theo cách phân vai . 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học . - Về nhà luyện đọc phân vai . - Chuẩn bị bài sau : Tre Việt Nam . toán so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên i. mục đích yêu cầu 1. Kiến thức : - HS nắm được cách so sánh hai số tự nhiên . - Nắm được đặc điểm về thứ tự các STN. 2. Kĩ năng : So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên . 3. Thái độ : Tính chính xác , ý thức tự giác trong học tập . ii. đồ dùng dạy học - Bảng phụ . iii. các hoạt động dạy học chủ yếu a. KTBC Gọi 2 HS lên bảng đọc cho HS viết : - Bốn nghìn bảy trăm ba mươi sáu , sau đó hãy viết ssố đó thành tổng ? B. Dạy bài mới 1. Hướng dẫn HS nhận biét cách so sánh hai STN - GV đưa ra từng VD để HS nhận xét sau đó rút ra kết luận : + Số nào có số các chữ số nhiều hơn thì số đó lớn hơn . Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn . + Nếu hai số có số chữ số bằng nhau thì so sanh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải . + Nếu hai số có tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì hai số đó bằng nhau . - GV đưa ra câu hỏi HS trả lời để chốt lại : Bao giờ cũng so sánh được hai STN, nghĩa là xác định được số này lớn hơn hoặc bé hơn , hoặc bằng số kia . 2. Hướng dẫn HS nhận biết về sắp xếp các STN theo thứ tự xác định . - GV đưa ra một số VD cho HS làm sau đó rút ra KL : Bao giờ cũng so sánh được các STN nên bao giờ cũng xếp được thứ tự các STN . 3. Thực hành Bài 1 : HS nêu yêu cầu của bài HS tự làm bài rồi chữa Bài 2 : HS đọc yêu cầu của bài - 3 HS lên bảng làm - Lớp làm bài vào vở - Nhận xét , chữa bài Bài 3 : HS làm bài vào vở Nhận xét ,chữa bài 4. Củng cố , dặn dò ? Nêu cách so sánh hai số tự nhiên ,từ đó nêu cách sắp xếp các STN ? - GV nhận xét tiết học . khoa học tại sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn i. mục đích yêu cầu 1. Kiến thức :- Nắm được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn . - Nắm được nhóm thức ăn cần ăn đủ , ăn vừa phải , ăn có mức độ , ăn ít và ăn hạn chế . 2. Kĩ năng : - Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn , nói được tên các nhóm thức ăn . 3. Thái độ : Có ý thức ăn đủ chất đủ lượng để đảm bảo sức khoẻ . ii. đồ dùng dày học - Hình 16 ,17 SGK - Tranh ảnh các loại thức ăn . iiicác hoạt động dạy học A. KTBC ? Hãy nêu vai trò của các thức ăn chứa nhiều vi-ta- min , chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể người ? B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : trực tiếp 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài Hoạt động 1 : Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối h[pj nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món - Mục tiêu : Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thuyên thay đổi món . - Cách tiến hành : + Bước 1: Thảo luận theo nhóm - GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi : Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn ? + Bước 2 : làm việc cả lớp Kết luận Mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định ở những tỉ lệ khác nhau . Không một loại thức ăn nào dù chưă nhiều chất dinh dưỡng đên đau cũng không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể . Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn không những đáp ứng đầy đủ nhu câù dinh dưỡng đa dạng , phức tạp của cơ thể mà còn giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn và quá trình tiêu hoá diễn ra tốt hơn . Hoạt động 2 : Làm việc với SGK tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối - Mục tiêu : Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ , ăn vừa phải ,ăn có mức độ , ăn ít và ăn hạn chế . - Cách tiến hành : Bước 1: Làm việc cá nhân Bước 3: Làm việc theo cặp Bước 3 : Làm việc cả lớp Kết luận : Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường ,vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ cần được ăn đầy đủ . Các thức ăn chứa nhiều chất đạm cần được ăn vừa phải. Đối với các thức ănchứa nhiều chất béo nên ăn có mức độ . Không nên ăn nhiều đường và nên hạn chế ăn muối . Hoạt động 3 : Trò chơi đi chợ - Mục tiêu : Biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ . - Cách tiến hành : + Bước 1 : GV hướng dẫn cách chơi . GV cho HS thi kể về những đồ ăn thức uống hàng ngày . + Bước 2 : HS chơi như đã hướng dẫn . + Bước 3 : HS báo cáo trước lớp . 3. Củng cố , dặn dò - GV nhận xét tiết học - Dặn HS nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng và nói với cha mẹ về nội dung tháp dinh dưỡng . Chính tả ( Nhớ viết ) Truyện cổ nước mình Phân biệt r/ d /gi , ân / âng I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức : - Nhớ viết lại đúng chính tả trình bày đúng 14 dòng đầu của bài thơ Truyện cổ nước mình . 2. Kĩ năng : - Trình bày đúng đẹp các dòng thơ lục bát . - Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng các từ có các âm đầu r/ d /gi hoặc có vần ân / âng . 3. Thái độ : Có ý thức rèn chữ đẹp , giữ gìn những nét đẹp văn hoá của dân tộc mình II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ viết nội dung bài tập 2 VBT Tiếng Việt III. Các hoạt động day học A . KTBC GV kiểm tra 2 nhóm thi tiếp sức viết đúng viết nhanh tên các con vật bắt đầu bằng ch/ tr , tên các đồ đạc trong nhà co thanh hỏi thanh ngã . B . Dạy bài mới 1 . GTB : GV nêu mục đích yêu cầu cần đạt của giờ học . 2 . Hướng dần HS nhớ viết - 1 HS đọc yêu cầu của bài - 1 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ - viết trong bài Truyện cổ nước mình - Cả lớp đọc thầm để ghi nhớ đoạn thơ . - GV nhắc nhở các em trước khi viết bài . - HS viết bài . - GV chấm , chữa 7-10 bài . HS đổi bài soát lỗi . - GV nêu nhận xét chung . 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả . - Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu của bài HS làm bài vào vở bài tập , 1 HS làm bài vào bảng phụ . HS làm bài vào bảng phụ trình bày kết quả . HS và GV nhận xét . GV chốt lại lời giải đúng . 4. Củng cố , dặn dò - GV nhận xét tiết học - Về nhà đọc lại khổ thơ trong bài tập 2 , ghi nhớ để viết không sai . - Chuẩn bị bài sau : Tuần 5 Thứ tư ngày 28 tháng 9 năm 2005 luyện từ và câu từ ghép và từ láy I .Mục dích yêu cầu 1. Kiến thức - Nắm được hai cách chính cấu tạo từ phức của tiếng Việt . 2. Kĩ năng - Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy , tìm được các từ ghép, láy đơn giản , tập đặt câu với các từ đó . 3. Thái độ : có ý thức sử dụng tiếng Việt đúng ngữ pháp . II. Đồ dùng dạy học - Một số quyển từ điển - Bàng phụ - VBT Tiếng Việt 4 III. Các hoạt động dạy học A. KTBC - 1HS làm bài tập 4 - 1 HS trả lời câu hỏi : Từ phức khác từ đơn ở điểm nào ? Nêu VD ? B. Dạy bài mới 1 GTB : Vào bài trực tiếp 2. Phần nhận xét - 1 HS đọc ND BT và gợi ý . Cả lớp đọc thầm lại . - 1 HS đọc câu thơ thứ nhất . cả lớp đọc thầm , suy nghĩ , nêu nhận xét . + GV đưa ra KL : ......... - 1 HS đọc khổ thơ tiếp theo . cả lớp đọc thầm , suy nghĩ , nêu nhận xét . + GV đưa r a KL : ......... 3 . Phần ghi nhớ -2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK . Cả lớp đọc thầm lại . - GV giúp HS giải thích nội dung ghi nhớ . 4. Phần luyện tập Bài tập 1 : - HS đọc yêu càu của bài - GV hướng dẫn HS làm bài tập - HS làm bài - Lời giải Từ ghép Từ láy Câu a ghi nhớ , đền thờ , bờ bãi , tưởng nhớ , nô nức Câu b dẻo dai , vững chắc , thanh cao mộc mạc , nhũn nhặn , cứng cáp Bài tập 2 : - HS làm việc theo cặp - Đai diện nhóm lên báo cáo KQ. 5. Củng cố , dặn dò - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập về từ ghép và từ láy . Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2005 tập đọc tre việt nam i. mục đích yêu cầu 1. Kĩ năng : Biết đọc lưu loát toàn bài : - Biết đọc diẽn cảm bài thơ và nhịp điệu của các câu thơ câu văn , giọng đọc tình cảm . 2. Kiến thức :Hiểu được ý nghĩa cảu bài thơ ; Cây tre tượng trưng cho con người VN . Qua hình tượng cây tre , tác giả ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người VN :ngiàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực . 3. Thái độ : HTL bài thơ . II Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ trong bài . Bảng phụ viết câu đoạn thơ cần hướng dẫn HS đọc . III. các hoạt động dạy học A. KTBC - Một HS đọc truyện Một người chính trực, trả lời câu hỏi 1,2 trong SGK. ? Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như Tô Hiến Thành ? B. Dạy bài mới 1. GTB : trực tiếp 2. Hướng dẫn HS luỵen đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn thơ Đoạn 1: Từ đầu đén nên luỹ nên thành tre ơi ? Đoạn 2 : Tiếp theo đến hát ru lá cành . Đoạn 3 : Tiếp theo đến truyền đời cho măng . Đoạn 4 : Phần còn lại . - Lần 1: Đọ ... của mình . b. HS thực hành kể chuyện , trao đổi ý nghĩa câu chuyện . - Kể chuyện trong nhóm : HS kể chuyện theo cặp , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện . - Thi kể chuyện trước lớp : HS cử đại diện thi kể. sau khi kẻ xong nêu ý nghĩa của câu chuyện . - GV cùng HS nhận xét đánh giá . - Lớp bình chọn bạn ham đọc sách , chọn được câu chuyện hay nhất , bạn kẻ chuyện tự nhiên nhất , hấp dẫn nhất . 3. Củng cố , dặn dò . - GV nhận xét tiết học , biểu dương những HS chăm chú nghe bạn kể nên nhận xét chính xác , đặt câu hỏi thú vi thông minh . - Dặn HS chuẩn bị bài tập kể chuyện tuần 6 toán luyện tập i. mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu biết ban đầu về trung bình cộng , nắm được cách tìm số trung bình cộng . 2. Kĩ năng - Biết cach tìm số trung bình cộng , giải các bài toán về tìm số trung bình cộng . 3. Thái độ : Tính chính xác , yeuu thích môn học . ii. đồ dùng dạy học VBT Toán . iii. các hoạt động dạy học A.KTBC : Kiểm tra VBT của HS B. Dạy bài mới - GV hướng dãn HS làm bài tập. Bài 1 : HS tự làm bài rồi chữa . a, Số trung bình cộng của 96 , 121, và 143 là : ( 96 + 121 + 143 ) : 3 = 120 b, Số trung bình cộng của 35,12,24,21,43 là : ( 35 + 12 + 24 + 21 + 43 ) : 5 = 27 Bài 2 : Hs tự làm bài rồi chữa Bài giải Tổng số người tăng thêm trong ba năm là ; 96 + 82 + 71 = 249 ( người ) Trung bình mỗi năm số dân của xã đó tăng thêm là : 249 : 3 = 83 ( người ) Đáp số : 82 người Bài 3 : HS tự làm bài rồi chữa Bài giải Tổng số đo chiều cao của năm HS là : 138 + 132 + 130 + 136 + 134 = 670 ( cm ) Trung bình số đo chiều cai của mỗi HS là : 670 : 5 = 134 ( cm ) Đáp số : 134 cm Bài 4 : HS tự làm bài rồi chữa Bài giải Số tạ thực phẩm do 5 ô tô đi đầu vận chuyển là : 36 x 5 = 180 ( tạ ) Số tạ thực phẩm do 4 ô tô đi sau vận chuyển là : 45 x 4 = 180 ( tạ ) Số tạ thực phẩm do 9 ô tô vạn chuyển là : 180 + 180 = 360 ( tạ ) Trung bình mỗi ô tô chuyển được là ; 360 : 9 = 40 (tạ ) 40 tạ = 4 tấn Đáp số : 4 tấn Bài 5 : HS tự làm bài rồi chữa Bài giải Tổng của hai số là : 9 x 2 = 18 Số cần tìm là : 18 - 12 = 6 Đáp số : 6 - Phần b làm tương tự như phần a 3. Củng cố , dăn dò - GV nhận xét tiết học . - Chuẩn bị bài sau : Biểu đồ . Thứ năm ngày 6 tháng 10 năm 2005 tập làm văn viét thư ( kiểm tra viết ) i. mục đích yêu cầu 1. Kiến thức : HS nắm được cách viết một bức thư theo đủ 3 phần : đầu thư , phần chính , phần cuối thư . 2. Kĩ năng : HS viết được một lá thư thăm hỏi , chúc mừng hoặc chia buồn bày tỏ tình cảm chân thành , đúng thể thức . 3. Thái độ : Quan tâm , chia sẻ buồn vui với mọi người . ii. đồ dùng học tập - Giấy viết , phong bì , tem thư . - VBT Tiếng Việt . iii. các hoạt động dạy học A. KTBC : Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giò kiểm tra . 2. Hướng dẫn HS nắm yêu cầu của đề bài . - Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về 3 phần của 1 lá thư . - GV dán bảng nội dung ghi nhớ . - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho giớ kiểm tra . - Gv đọc và viết đề kiểm tra lên bảng . - GV nhắc các em lời lẽ trong thư phải chân thành thể hiện sự quan tâm . Viết xong thư phải cho vào phong bì , ghi ngoài phong bì tên , địa chỉ người gửi , tên , địa chỉ người nhận . - Một vài HS nói đề bài và đối t]ợng em chọn đẻ viết thư . 3. HS thực hành viết thư - HS viết thư . - Cuối giờ HS nộp bài , cho thư vào phong bì , không dán . 4. Củng cố , dưăn dò . - GV thu bài của cả lớp . - Nhận xét tiết học . toán biểu đồ i. mục tiêu 1. Kiến thức : - Bước đầu nhận biết về biểu đồ tranh . 2. Kĩ năng : - Biết đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ tranh . - Bước đầu xử lí số liệun trên biểu đồ tranh . 3. Thái độ : Yêu thích môn học . ii. Đồ dùng dạy học - Một số biểu đồ tranh về " Các con của 5 gia đình " , Các môn thể thao khối lớp 4 " vẽ trên tờ giấy khổ to . iii. các hoạt động dạy học A. KTBC : Kiểm tra VBT của HS B . Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : trực tiếp 2. Làm quen với biểu đồ tranh - GV cho HS quan sát biểu đồ Các con của 5 gia đình treo trên bảng . GV không nêu tên biểu đồ tranh chỉ gọi chung là biểu đồ . - ? Biểu đồ trên có mấy cột ? mấy hàng ? - ? Nêu nội dung của từng cột từng hàng ? ( Cột bên trái ghi tên 5 gia đình : Cô Mai , cô Lan , cô Hồng , cô đào và cô Cúc . Cột bên phải nói về số con trai , con gái của mỗi gia đình . hàng thứ nhất ta biết gia đình cô Mai có 2 con gái .Nhìn vào hàng thứ 2 ta biết gia đình cô Lan có 1 con trai ......) 3. Thực hành Bài 1 : - GV cho HS quan sát biểu đồ " Các môn thể thao khối lớp 4 tham gia " treo trên bảng . - HS quan sát làm bài , GV nhận xét . - Ngoài ra GV có thể cho HS trả lời thêm một số câu hỏi khác ví dụ như : Lớp 4A tham gia nhiều hơn lớp 4C mấy môn ? ...... Bài 2 : - GV cho HS đọc , tìm hiểu yêu cầu của bài . - Gọi 2 HS lên bảng làm . - Lớp làm vào vở . 4. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học . - Dặn HS chuẩn bị bài sau : Biểu đồ ( tiếp theo ) . Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2005 tập làm văn đoạn văn trong bài văn kể chuyện i. mục đích yêu cầu 1. Kiến thức : Có hiểu biết ban đầu vế văn kể chuyện . 2. Kĩ năng : Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tạo dựng một đoạn văn kể chuyện . 3. Thái độ : Yêu thích môn học , nói và viết theo một trình tự nhất định , sắp xếp có hệ thống khi nói hoặc viết . ii. dồ dùng dạy học - Bảng phụ để HS làm bài tập 1,2,3 . iii. các hoạt động dạy học A. KTBC : ? Nêu dàn ý khi viết một bức thư ? B . Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : trực tiếp 2. Phần nhận xét Bài tập 1, 2 : - Một HS đọc yêu cầu bài tập 1, 2 . - HS đọc thầm truyện Những hạt thóc giống . Từng cặp trao đổi , làm bài . - Đại diện lên trình bày . Bài tập 3 - HS đọc yêu cầu vủa bài , suy nghĩ , nêu nhận xét rút ra từ 2 bài tập trên : + Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể một sự việc trong chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biéen của truyện . + Hết một đoạn văn , cần chấm xuống dòng . 3. Phần ghi nhớ - 2-3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK . - Gv nhắc HS cần học thuộc phần ghi nhớ . 4. Phần luện tập - Hai HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập . - HS làm việc cá nhân , suy nghĩ , tưởng tượng để viết bổ sung phần thân đoạn . - HS đọc kết quả bài làm của mình . Cả lớp và GV nhận xét . 5. Củng cố , dặn dò - GV nhận xét tiết học - Về nhà học thuộc ghi nhớ , viết vào vở đoạn văn thứ 2 với cả 3 phần . địa lí trung du bắc bộ i. mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Nắm được đặcdiểm vùng trung du Bắc Bộ . Nắm được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ . - Nắm được qui trình chế biến chè. 2. Kĩ năng - Mô tả được vùng trung du Bắc Bộ , nêu được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt đọng sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ . - Nêu được qui trình chế biến chè . 3. Thái độ : Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây . ii. đồ dùng dậy học - Bản đồ hành chính Việt Nam - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam - Tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ . iii. các hoạt động dạy học A . KTBC : ? Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn ? B . Dạy bài mới 1. Vùng đồi với đỉnh tròn , sườn thoải * Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp - GV hình thành cho HS biểu tượng về vùng trung du Bắc Bộ như sau : + GVyêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK , quan sát tranh ảnh và trả lời câu hỏi sau : ? Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng ? ? Các đồi ở đây nhơ thế nào ? ? Mô tả sơ lược vùng trung du ? ? Nêu những nét riêng biệt về vùng trung du Bắc Bộ ? - Gọi mộy vài HS trả lời . - GV nhận xét . - Gọi HS lên bảng chỉ bản đồ hành chính Việt nam treo tường các tỉnh Thái Nguyên , Phú Thọ , Vĩnh Phúc , Bắc Giang - đây là những tỉnh có vùng đồi trung du . 2. Chè và cây ăn quả ở trung du . * Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm Bước 1 : - Hs dựa vào kêng chữ và kênh hình ở mục 2 , thảo luận theo gợi ý sau : ? Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì ? ? Hình 1, 2 cho biết những cây trồng nào có ở Thài Nguyên và Bắc Giang ? ? Xác định vị trí hai địa phương này trên bản đồ Địa lí tự ngiên Việt Nam ? ? Em biết gì về chè Thái nguyên / ? Chè ở đây được trồng để làm gì ? ? Trong những năm gần đây , ở trung du ắc Bộ đã xuất hiện tranh traih chuyên tròng loại cây gì ? ? Quan sát hình 3 và nêu qui trình chế biến chè ? Bước 2 : - Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả - Gv nhận xét . 3. Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp * Hoạt đônh 3 : Làm viêch cả lớp - GV cho HS quan sat tranh ảnh đồi trọc nếu có. ? Vì sao ở trung du Bắc Bộ lại có những khu đất trống đồi trọc ? ? Để khắc phục tình trạng này , người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì ? ? Dựa vào bảng số liệu , nhận xét về diện tích trồng rừng mới ở Phú Thọ trong những năm gần đây ? - GV liên hệ với thực tế để giáo dục cho HS ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây 4. Củng cố , dăn dò - GVnhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau : Một số dân tộc ở Tây Nguyên . toán biểu đồ ( tiếp theo ) i. mục tiêu 1. Kiến thức : Bước đầu nhận biết về biểu đồ hình cột . Bước đầu nắm được cách xử lí số liệu trên biểu đồ hình cột . 2. Kĩ năng : Biết cách đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ hình cột , hoàn thiện biểu đồ hình cột đơn giản . 3 . Thái độ : Yêu thích môn học , ứng dụng trong thực tế cuộc sống . ii. đồ dùng dạy học - Phóng to 2 biểu đồ trong SGK . - Biểu đồ trong bài tập 2 vẽ trên bảng phụ . iii. các hoạt động dạy học A KTBC : B . Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : Trực tiếp 2. Làm quen với biếu đồ cột - GVcho HS quan sát biểu đồ " Số chuột bốn thôn đã diệt được " treo trên bảng . - Gv đưa ra hệ thốnh câu hỏi để HS tự phát hiện : + Tên của bốn thôn được nêu trên biểu đồ . + ý nghĩa của mỗi cột trong biểu đồ . Cách đọc số liệu biểu diễn trên mỗi cột . Cột cao hơn biểu diễn số chuột nhiều hơn , cột thấp hơn biểu diễn số chuột ít hơn . 2. Thực hành Bài 1 : - GV cho HS tìm hiểu yêu cầu của bài . - GV có thể đưa ra thêm một số câu hỏi nhằm phát huy trí lực của HS . - HS làm bài , GV nhận xét , sửa chữa . Bài 2 : - GV treo bảng phụ có vẽ biểu đồ trong bài cho HS quan sát . - Gọi 2 HS lên bảng làm bài . - GV cho HS nhận xét , chữa bài . 3. Củng cố , dặn dò - Gv nhận xét tiêt học . - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập .
Tài liệu đính kèm: