Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2008-2009 - Hồ Thị Thông

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2008-2009 - Hồ Thị Thông

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

 1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ rang. Đọc phân biệt lời của nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.

 2. Hiểu nội dung ý nghĩa truyện : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực ngày xưa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 - Băng giấy (hoặc bảng phụ) viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc.

 

doc 67 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 938Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2008-2009 - Hồ Thị Thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Thứ hai ngày 8 /9 /2008
 TẬP ĐỌC
 Một người chÝnh trực
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
	1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ rang. Đọc phân biệt lời của nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.
	2. Hiểu nội dung ý nghĩa truyện : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực ngày xưa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Tranh minh họa bài đọc trong SGK. 
	- Băng giấy (hoặc bảng phụ) viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ : (3 phút) Người ăn xin
- 2 HS đọc bài + trả lời câu hỏi
- Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương ntn ?
- Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì ?
* GV nhận xét, ghi điểm.
B. BÀI MỚI : (37 phút)
1. Giới thiệu bài : (1 phút)
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài : 
a) Luyện đọc : (10 phút)
- GV gọi 1 HS đọc mẫu.
- HS giỏi đọc toàn bài 
- GV gọi HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn (2 lượt).
Đ1 : Từ đầu  Đó là vua Lý Cao Tông
Đ2 : Tiếp theo  tới thăm Tô Hiến Thành được.
Đ3 : Phần còn lại
- HS nối nhau đọc
Lượt 1 : 3 HS đọc nối tiếp nhau cho đến hết bài.
Lượt 2 : 3 HS đọc nối tiếp nhau rút ra từ khó đọc, từ chú giải
+ Giải nghĩa từ : - Di chiếu
 - Tham tri chính sự
 - Gián nghị đại phu
HS chú giải từ SGK
- GV cho HS đọc nhóm đôi. GV treo băng giấy viết các cụm từ trong câu dài để luyện đọc cho HS.
- Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá/ do bận nhiều công việc/ nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
b) Tìm hiểu bài : (10 phút)
* Đoạn 1 : 
- Đoạn này kể chuyện gì ?
 thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua.
- Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện ntn ?
 Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán lên làm vua.
* Đoạn 2 : 
- Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông ?
 quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông.
* Đoạn 3 : 
- Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ?
 quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
- Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ?
 vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh Tô Hiến Thành, tận tình chăm sóc ông nhưng lại không được tiến cử, còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông, lại được tiến cử.
- Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
- HS trả lời.
* GV chốt ý : Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm được nhiều diều tốt cho dân, cho nước.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm : (12 phút)
- GV đọc mẫu 
- 3 HS đọc diễn cảm từng đoạn
- GV treo băng giấy ghi đoạn 3. Hướng dẫn HS đọc phân vai (Thái hậu, Tô Hiến Thành)
- HS đọc nhóm đôi cho nhau nghe
- HS thi đọc diễn cảm 3 em
- Lớp nhận xét.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : (3 phút)
- Nêu nội dung câu chuyện ?
 ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành, vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
- Liên hệ
- Dặn HS về đọc bài và tập kể
Bài sau : Tre Việt Nam
TOÁN
So sánh và xếp các số tự nhiên
I. MỤC TIÊU : Giúp HS hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về :
	- Cách so sánh hai số tự nhiên.
	- Đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ : 
- Đọc số 240 735 
- Viết số : Tám trăm sáu mươi nghìn ba trăm hai mươi bốn. Cho biết giá trị của chữ số tám trong số trên.
- HS thực hiện 
B. BÀI MỚI :
1) Giới thiệu bài : Hôm nay cô và các em cùng tìm cách so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên sao cho nhanh nhất.
2) Bài mới :
* HĐ1:So sánh các số tự nhiên.
- Em hãy so sánh hai số 99 và 100 ?
99 99
- Vì sao em có được kết quả này.
 Số 100 là số liền sau số 99
Số 100 là số có 3 chữ số, còn số 99 là số có 2 chữ số.
Số 100 ở về phía bên phải của 99.
* GV gợi ý để HS rút ra : số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
- Vài em nhắc lại.
- Gọi HS viết số : VD SGK
- HS viết số.
- Số 29 869 là số có mấy chữ số ?
 có 5 chữ số.
- Số 30 005 là số có mấy chữ số ?
 có 5 chữ số
- Em hãy so sánh hai số này ?
29 869 < 30 005
30 005 > 29 869
- Hỏi : Vì sao em có kết quả như vậy.
- Vì hai số 29 869 và 30 005 đều có 5 chữ số nên ta so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng, từ hàng lớn sang bé.
- Vì hàng chục nghìn của số 30 005 là 3, còn hàng chục nghìn của số 29 869 là 2; mà 3 > 2 (hay 2 < 3) nên số 30 005 lớn hơn 29 869 (hay 29869 < 30 005)
- Hai số 25 136 và 23 894, mỗi số có mấy chữ số ?
 đều có 5 chữ số.
- Em hãy so sánh hai số này ?
25 136 > 23 892
23 892 < 25 136
- Vì sao em so sánh được như vậy ?
Trả lời tương tự
* GV gợi ý để HS rút ra: Nếu hai số có chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.
- Em hãy so sánh 2 số 3 152 và 3 152 ?
- Số 3 152 = 3 152
- Dựa vào đâu em có được kết quả này.
- Vì 2 số đều có 4 chữ số và từng cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau 
* H : Nếu hai số có tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì thế nào ?
  bằng nhau
- Hỏi : Khi so sánh hai số tự nhiên a, b bất kì sẽ có mấy trường hợp xảy ra ?
- 3 trường hợp.
a > b; a < b; a = b
* GV chốt ý (SGK )
- HS nhắc lại
* HĐ2 : HĐ cả lớp
- GV vẽ tia số, gợi ý để HS rút ra nhận xét (SGK)
- HS trả lời.
* HĐ3 : 
- Xếp thứ tự các số tự nhiên 
- GV ghi các số ( SGK)
- HS làm vở nháp
- HS nhận xét, chữa bài.
- Em có nhận xét gì khi xếp thứ tự các số tự nhiên ?
- Bao giờ cũng so sánh được các số tự nhiên nên bao giờ cũng xếp thứ tự được các số tự nhiên.
* GV chốt ý (SGK) 
- HS nhắc lại
* HĐ4 : Thực hành.
* Bài 1 : HS làm vở
- Làm bài vào vở
- Nhận xét, chữa bài
* Bài 2 : 
- GV cho HS thi làm nhanh 
- HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
* Bài 3 
- HS làm bài vào vở.
- HS nhận xét, chữa bài.
3) Củng cố, dặn dò :
- Em hãy nêu cách so sánh hai số tự nhiên?
Bài sau : Luyện tập.
CHÍNH TẢ
 TRUYÃÛN CÄØ NÆÅÏC MÇNH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
	1. Nhớ, viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 14 dòng đầu của bài thơ “Truyện cổ nước mình”.
	2. Tiếp tục nâng cao kỹ năng viết đúng (phát âm đúng) các từ có âm đầu r/d/gi hoặc có vần ân/âng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	Bảng phụ có ghi sẵn nội dung bài tập 2a chưa điền.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ (2’) :
- Cho 2 nhóm viết tiếp sức tên các đồ vật trong nhà có thanh ?/~ đã dặn tiết trước.
- 2 nhóm (mỗi nhóm 5 em) lên bảng viết dưới hình thức tiếp sức.
- Nhận xét, 
B. BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài (1’) : Nêu mục đích-yêu cầu cần đạt của tiết học.
- HS nghe
2. Hướng dẫn chính tả (6’) :
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ viết.
- Cả lớp đọc thầm để ghi nhớ đoạn thơ.
- Hỏi : Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước mình như vậy ?
 vì truyện cổ nước mình rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa. 
Truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông.
Truyện cổ truyền cho đời sau nhiều lời răn dạy quý báu của cha ông.
- VD : Những từ có phụ âm đầu r/d/gi (rồi, dù, rặng ) 
- HS đọc thầm để phát hiện những hiện tượng chính tả trong bài viết.
- HS viết bảng con : rặng dừa, nghiêng soi, thiết tha, nhận mặt 
- Cho HS nêu lại cách trình bày thể thơ lục bát.
- HS phát biểu.
3. Viết chính tả (12’) :
- HS nhớ lại đoạn thơ và tự viết bài 
- HS tự soát lại bài viết 
4. Chấm, chữa bài (7’) :
- GV chấm 8-10 bài, nhận xét 
- GV theo dõi hướng dẫn thêm và giúp đỡ HS yếu kém.
- Đổi vở soát lại.
- HS tự soát lại bài lần cuối và viết lại từ sai.
5. Hướng dẫn làm bài (5’) :
* Bài tập 1a : 
- HS trao đổi nhóm đôi để tìm từ có phụ âm đầu r/d/gi điền vào bài cho đúng.
- Lời giải đúng : 
Gió, gió, gió, diều
- Hướng dẫn chữa bài tập và nhận xét.
- HS làm vào vở.
- Nhận xét.
6. Củng cố, dặn dò (2’) :
- Nhận xét tiết học.
ĐẠO ĐỨC
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP
I. MỤC TIÊU : HS biết : 
Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. ỔN ĐỊNH : Hát
B. BÀI CŨ :
- Khi gặp những khó khăn trong cuộc sống nhưng để học tập tốt, em cần phải làm gì ?
C. BÀI MỚI :
* Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm
- Cho HS nêu yêu cầu BT2/SGK
- 1 HS nêu
- GV chia nhóm 4, giao nhiệm vụ thảo luận nhóm.
- Các nhóm thảo luận
Tình huống :
- Một số nhóm trình bày
+ Bạn Nam bị ốm, phải nghỉ học nhiều ngày. Theo em, bạn Nam cần phải làm gì để theo kịp các bạn ?
Khi khỏi ốm :
+ Nam cần phải nhờ bạn (hoặc cố) giảng lại bài, chắm chỉ, tích cực làm để theo lịp các bạn 
+ Nếu là bạn cùng lớp của Nam, để giúp bạn em có thể làm gì ?
+ Chép hộ bài vào vở cho bạn, hằng ngày đến giảng bài cho bạn 
- GV kết luận, tuyên dương nhóm có cách giải quyết hay.
* Hoạt động 2 :
- Cho HS nêu BT3/SGK
- 1 HS nêu
- GV giải thích yêu cầu bài tập cho HS thảo luận nhóm đôi.
- HS thảo luận.
- 1 số HS trình bày
- GV kết luận, tuyên dương những HS biết vượt khó khăn 
* Hoạt động 3 : Cá nhân
- GV nêu BT4, giải thích yêu cầu BT.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc cá nhân.
- 1 số HS trình bày
- GV tóm tắt ý kiến lên bảng.
- Lớp trao đổi, nhận xét.
* GV kết luận : 
Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng. Có những khó khăn các em có thể vượt qua được, nhưng cũng có những khó khăn các em không thể tự vượt qua mà cần có sự giúp đỡ của người khác. Vì vậy để học tập tốt, các em cần cố gắng vượt qua những khó khăn.
* Hoạt động tiếp nối
- Cho HS nhắc lại ghi nhớ
- 2 HS nhắc lại
- Thực hiện các nội dung ở mục “Thực hành” SGK
Bài sau : Bày tỏ ý kiến.
Thứ tư ngày 10 /9 /2008
 TẬP ĐỌC
 Tre Việt Nam	
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
	1. Biết đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc diễn cảm, phù hợp với nội dung cảm xúc (ca ngợi cây tre Việt Nam) và nhịp điệu của các câu thơ, đoạn thơ.
	2. Cảm và hiểu được ý nghĩa của bài thơ : Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.
	3. Học thuộc lòng những câu thơ em thích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Tranh minh họa trong bài. Thêm ... S thi đọc diễn cảm.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : 
- Hỏi : 
+ Em rút ra điều gì bổ ích qua nhân vật chị phụ trách ?
HS nêu nội dung
Bài sau : Thưa chuyện với mẹ.
TOÁN : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Rèn kĩ năng giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo khối lượng, đơn vị đo thời gian.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ hoặc băng giấy kẻ sẵn bảng số.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ 
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập luyện tập thêm 
- 3 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét và cho điểm HS
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài : 
2. Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1 
- Yêu cầu HS đọc đề sau đó tự làm bài.
- 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
- Nhận xét và cho điểm HS.
- Yêu cầu HS nêu lại cách tìm số lớn, số bé 
- 2 HS nêu.
* Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài toán, nêu dạng toán, sau đó tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- Nhận xét và cho điểm HS.
* Bài 3
- Tiến hành tương tự như bài 2.
- HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
ĐS : 41 quyển
 24 quyển
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 4
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau.
- HS làm bài và kiểm tra bài của bạn bên cạnh.
Kết quả : 540 sản phẩm
 660 sản phẩm.
- Nhận xét và cho điểm HS.
* Bài 5
- Gọi HS đọc đề.
- 1 em đọc
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS tự làm bài vào vở.
Kết quả : 3000kg; 2200kg.
- Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò :
Bài sau : Luyện tập chung.
TẬP LÀM VĂN : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. MỤC TIÊU :
	- Biết cách phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
	- Biết cách sắp xếp các đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian.
	- Biết viết câu mở đầu đoạn để liên kết các đoạn văn theo trình tự thời gian.
	- Có ý thức dùng từ hay, viết đúng ngữ pháp và chính tả. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Tranh minh họa cốt truyện Vào nghề trang 73/SGK.
	- Giấy khổ to và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ : 
- Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện từ đề bài : Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước.
- 3 HS lên bảng kể chuyện.
- Nhận xét về nội dung truyện, cách kể và cho điểm HS.
B. BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài : 
2. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1
- Phát phiếu, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và viết câu mở đầu cho từng đoạn.
- Hoạt động cặp đôi.
- Gọi HS nhận xét, phát biểu ý kiến.
- Nhận xét, phát biểu theo cách mở đoạn của mình.
- Ghi nhanh các cách mở đoạn khác nhau của từng HS lên bảng.
- Kết luận về những câu mở đoạn hay.
- Đọc toàn bộ các đoạn văn. 
* Bài 2
- Yêu cầu HS đọc toàn truyện, thảo luận cặp đôi và trả lời.
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự nào ?
+ trình tự thời gian 
+ Các câu mở đoạn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy ?
+ giúp nối đoạn văn trước với đoạn văn sau bằng các cụm từ chỉ thời gian.
* Bài 3
- Em chọn câu chuyện nào đã học để kể?
- HS chọn câu chuyện và kể.
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.
- Nhóm 4 em, 1 HS kể các em khác nhận xét, bổ sung 
- Nhận xét, cho điểm HS.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Hỏi : Phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian nghĩa là thế nào ?
Bài sau : Luyện tập phát triển câu chuyện.
 Thứ Sáu, ngày 10/10/2008
TOÁN : GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt
- Biết sử dụng êke để kiểm tra góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Thước thẳng, êke.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ 
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập luyện tập thêm 
- 3 HS lên bảng làm bài
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài : 
2. Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
a) Giới thiệu góc nhọn.
- Vẽ lên bảng góc nhọn AOB 
- HS quan sát.
- Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này.
- Góc AOB có đỉnh O, hai cạnh OA và OB.
- GV giới thiệu : Góc này là góc nhọn.
- HS nêu : Góc nhọn AOB.
- Hãy dùng êke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông.
- Góc nhọn bé hơn góc vuông.
- Yêu cầu HS vẽ 1 góc nhọn.
- 1 HS lên bảng vẽ, lớp vẽ vào giấy nháp.
b) Giới thiệu góc tù.
- Vẽ lên bảng góc tù MON như SGK
- HS quan sát hình.
- Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh 
- HS nêu
- GV giới thiệu : Góc này là góc tù.
- HS nêu : Góc tù MON
- YC HS dùng êke để kiểm tra độ lớn của góc tù MON 
- Góc tù MON lớn hơn góc vuông.
- Yêu cầu HS vẽ 1 góc tù.
- 1 HS lên bảng vẽ, lớp vẽ vào giấy nháp.
c) Giới thiệu góc bẹt.
- Vẽ lên bảng góc bẹt COD và yêu cầu HS đọc tên góc, tên đỉnh, các cạnh của góc.
- Góc COD có đỉnh là O, cạnh OC và OD.
- GV nêu : Tăng dần độ lớn của góc COD đến khi hai cạnh OC và OD của góc COD “thẳng hàng” với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt.
- Yêu cầu HS sử dụng êke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông.
- Góc bẹt bằng hai góc vuông.
- Yêu cầu HS vẽ và gọi tên 1 góc bẹt
- 1 HS lên bảng vẽ, lớp vẽ vào giấy nháp.
3. Luyện tập thực hành
* Bài 1
- Yêu cầu HS quan sát các góc trong SGK và đọc tên các góc, nêu rõ góc đó là góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt.
- HS trả lời trước lớp 
- Nhận xét.
- HS nhận xét, chữa bài.
* Bài 2
- GV hướng dẫn HS dùng êke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác.
- HS dùng êke kiểm tra góc và báo cáo kết quả.
- GV nhận xét.
- HS nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò :
Bài sau : Góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : DẤU NGOẶC KÉP
I. MỤC TIÊU : 
	- Hiểu được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.
	- Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng lớp viết sẵn BT1 phần Nhận xét
	- Tranh minh họa trong SGK/84.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ : 
- Gọi 1 HS viết tên người, tên địa lí nước ngoài, HS dưới lớp viết vào vở.
- 1HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài
2. Tìm hiểu ví dụ 
* Bài 1
- Yêu cầu HS đọc thầm, thảo luận
- 2 HS thảo luậnnhóm 2
+ Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép ?
+ Những từ ngữ và câu đó là lời của ai ?
+ lời của Bác Hồ.
+ Những dấu ngoặc kép dùng trong đoạn văn trên có tác dụng gì ?
+ Dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời nói trực tiếp của Bác Hồ.
* Bài 2
- Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi : Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập ? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm ?
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một cụm từ 
+ Dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn 
* Bài 3
- Hỏi : 
+ Từ “lầu” chỉ cái gì ?
+ “lầu làm thuốc” chỉ ngôi nhà tầng cao, to, sang trọng, đẹp đẽ.
+ Tắc kè hoa có xây được “lầu” theo nghĩa trên không ?
+ Tắc kè xây tổ trên cây, tổ tắc kè bé, không phải cái “lầu” theo nghĩa trên.
+ Từ “lầu” trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì ?
+ Từ “lầu” nói cái tổ của tắc kè rất đẹp và quí.
+ Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì ?
+ Đánh dấu từ “lầu” dùng không đúng nghĩa với cái tổ của con tắc kè.
- Dấu ngoặc kép trong trường hợp này dùng để đánh dấu từ “lầu” là từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
- Lắng nghe.
3. Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
- 3 em đọc.
4. Luyện tập
* Bài 1
- Yêu cầu HS trao đổi và tìm lời nói trực tiếp.
- 2 HS ngồi cùng bàn, trao đổi, thảo luận.
- Gọi HS làm bài.
- 1 HS đọc bài làm của mình.
* Bài 2
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi.
- Gọi HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- không thể viết xuống dòng đặt sau dấu gạch đầu dòng. Vì đây không phải là lời nói trực tiếp giữa hai nhân vật đang nói chuyện.
* Bài 3
- Gọi HS làm bài.
- 1 HS lên bảng làm. HS dưới lớp trao đổi, 
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét , chữa bài.
- Kết luận lời giải đúng.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép
Bài sau : MRVT Ước mơ.
TẬP LÀM VĂN : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
	I. MỤC TIÊU :
	- Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
	- Biết cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian. 
	- Có ý thức dùng từ hay, viết câu văn trau chuốt, giàu hình ảnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Tranh minh họa cốt truyện Ở vương quốc Tương Lai trang 70,71/SGK.
	- Bảng phụ ghi sẵn cách chuyển thể một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ : 
- Gọi HS lên bảng kể một câu chuyện mà em thích nhất.
- 3 HS lên bảng kể chuyện.
- HS nhận xét bạn kể.
B. BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài : 
2. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1
- Hỏi : Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể ?
- lời thoại trực tiếp của các nhân vật 
- Gọi 1 HS giỏi kể mẫu lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất.
- 1 em kể, lớp theo dõi.
- Treo bảng phụ đã viết sẵn cách chuyển lời thoại thành lời kể.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc từng cách, lớp đọc thầm.
- Treo tranh minh họa truyện Ở vương quốc Tương Lai. Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm theo trình tự thời gian.
- Quan sát tranh, 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, sửa chữa cho nhau.
- Tổ chức cho HS thi kể từng màn.
- 3-5 em thi kể.
- Gọi HS nhận xét bạn theo tiêu chí đã nêu.
* Bài 2
+ Trong truyện Ở vương quốc Tương Lai hai bạn Tin-tin và Mi-tin có đi thăm cùng nhau không ?
+ Tin-tin và Mi-tin đi thăm công xưởng xanh và khu vườn kì diệu cùng nhau.
+ Hai bạn đi thăm nơi nào trước, nơi nào sau ?
+ Hai bạn đi thăm công xưởng xanh trước, khu vườn kì diệu sau.
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, nhận xét và bổ sung cho nhau.
- Tổ chức cho HS thi kể về từng nhân vật.
- 3-5 HS tham gia thi kể.
- Gọi HS nhận xét nội dung truyện đã theo đúng trình tự không gian chưa ? 
- Nhận xét về câu chuyện và lời bạn kể.
* Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 em đọc.
- Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Đọc, trao đôi và trả lời câu hỏi.
+ Về trình tự sắp xếp ?
+ Có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước đoạn Trong khu vườn kì diệu và ngược lại.
+ Về từ ngữ nối hai đoạn ?
+ Từ ngữ nối được thay đổi bằng các từ ngữ chỉ địa điểm.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
Bài sau : Luyện tập phát triển câu chuyện.
SINH HOẠT LỚP
I.Đánh giá hoạt đông tuần :
Ưu điểm:
Tồn tại:
..
II. Kế hoạch tuần sau:
	.	 	.
	.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 Tuan 4 8.doc