Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Hạnh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Hạnh

I – MỤC TIÊU:

v Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim xuống kim khi khâu.

v Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường.

 Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.

Với học sinh khéo tay: Khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.

v Học sinh biết thế nào là khâu thường và các thao tác kĩ thuật ứng dụng khi thực hiện khâu thường.

v Quan sát, phân tích mẫu và thao tác mẫu; thực hành trên giấy ô li.

v Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.

 

doc 38 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 380Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 5/ 9 / 2010
 Ngày dạy: Thứ ba: 7/ 9 / 2010
TUẦN 4
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
LỚP
BÀI
1
Kĩ thuật
4a1
Khâu thường
2
Kĩ thuật
4a2
Khâu thường
3
Thể dục
2a2
Động tác chân – Trò chơi :“ Kéo cưa lừa xẻ”
4
Thể dục
3a2
Đội hình đội ngũ - Trò chơi : “Thi xếp hàng.”
5
Thể dục
2a1
Động tác chân – Trò chơi :“ Kéo cưa lừa xẻ”
Môn: Kĩ thuật
Tiết 4 Bài : KHÂU THƯỜNG
TUẦN 4
I – MỤC TIÊU:
Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim xuống kim khi khâu.
Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường.
 Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
Với học sinh khéo tay: Khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
Học sinh biết thế nào là khâu thường và các thao tác kĩ thuật ứng dụng khi thực hiện khâu thường.
Quan sát, phân tích mẫu và thao tác mẫu; thực hành trên giấy ô li.
Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II – CHUẨN BỊ:
Giáo viên : Mẫu vải đã được vạch dấu theo đường thẳng, đường cong.
Học sinh : Mảnh vải kích thước 20 x 30 cm, kéo, phấn, thước.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định : Kiểm tra vật liệu.
Bài cũ : Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (T2)
Nêu và thực hiện thao tác xâu chỉ vào kim?
 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài : Khâu thường.
 b. Nội dung : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Hướng dẫn quan sát, nhận xét mẫu
Mục tiêu : Hs nắm được khái niệm khâu thường và đặc điểm của mũi khâu trên các mặt vải.
Giới thiệu mẫu khâu thường và giải thích : Khâu thường còn được gọi là khâu tới, khâu luôn.
Yêu cầu hs quan sát và nêu nhận xét về đường khâu ở mặt phải, mặt trái của mẫu khâu thường 
Thế nào là khâu thường? 
Quan sát mẫu.
Nêu nhận xét và bổ sung ý kiến.
Mũi khâu ở hai mặt giống nhau, dài bằng nhau và cách đều nhau.
Cá nhân trả lời câu hỏi.
=>Khâu thường là cách khâu để tạo thành các mũi khâu cách đều nhau ở hai mặt.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
Mục tiêu : Hs nắm được thao tác kĩ thuật.
1. Hướng dẫn thao tác khâu cơ bản : -Yêu cầu hs thực hiện :
Quan sát hình 1, nêu cách cầm vải và cầm kim khi khâu.
=>Kết luận : Tay trái cầm vải, ngón cái và ngón trỏ cầm vào đường dấu, cách vị trí sắp khâu khoảng 1cm. Tay phải cầm kim, ngón cái và ngón trỏ cầm ngang thân kim, ngón giữa đặt sau mặt vải để đỡ ngang thân kim khi khâu.
Quan sát hình 2a, 2b và nêu cách lên kim, xuống kim.
=>Kết luận : Lên kim – đâm mũi kim từ phía dưới xiên lên trên mặt vải. Xuống kim – đâm mũi kim từ phía trên xuống dưới mặt vải.
Thực hiện mẫu thao tác cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim
2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật khâu thường : -Yêu cầu hs thực hiện :
Quan sát tranh quy trình và nêu các bước khâu thường (vạch đường dấu và khâu theo đường dấu)
Quan sát hình 4 và nêu cách vạch dấu khâu thường :
Vuốt phẳng mặt vải.
Vạch dấu đường thẳng cách mép vải 2 cm.
Chấm các điểm cách đều nhau 5 mm trên đường vạch dấu.
Quan sát hình 5 nêu cách khâu các mũi thường theo đường vạch dấu.
=>Kết luận : Bắt đầu khâu, khâu các mũi đầu, khâu các mũi khâu tiếp theo
Làm mẫu thao tác kĩ thuật khâu mũi thường (2 lần)
Khâu đến cuối đường vạch dấu, ta cần phải làm gì?
Hướng dẫn thao tác khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu, thực hiện mẫu.
Quan sát mẫu hình 1.
Rút ra kết luận.
=>Kết luận : Tay trái cầm vải, ngón cái và ngón trỏ cầm vào đường dấu, cách vị trí sắp khâu khoảng 1cm. Tay phải cầm kim, ngón cái và ngón trỏ cầm ngang thân kim, ngón giữa đặt sau mặt vải để đỡ ngang thân kim khi khâu.
Nhắc lại kết luận.
Quan sát thao tác mẫu.
Nêu cách thực hiện
=>Kết luận : Lên kim – đâm mũi kim từ phía dưới xiên lên trên mặt vải. Xuống kim – đâm mũi kim từ phía trên xuống dưới mặt vải.
Thực hiện mẫu thao tác cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim.
Thực hiện các thao tác.
Quan sát và nêu cách thực hiện
Quan sát, nêu cách thực hiện
Cách vạch dấu khâu thường :
Vuốt phẳng mặt vải.
Vạch dấu đường thẳng cách mép vải 2 cm.
Chấm các điểm cách đều nhau 5 mm trên đường vạch dấu.
Quan sát.
Trả lời câu hỏi
Bắt đầu khâu, khâu các mũi đầu, khâu các mũi khâu tiếp theo .
Quan sát.
 Khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu để giữ cho đường khâu không bị tuột chỉ khi sử dụng.
Hoạt động 3 : Thực hành
Mục tiêu : Hs làm quen với thao tác.
Yêu cầu hs thực hiện trên giấy kẻ ô li.
Học sinh thực hiện trên giấy kẻ ô li.
Củng cố : - Nhắc lại quy trình thực hiện
Dặn dò : Chuẩn bị vật liệu cho tiết sau. 
Nhận xét tiết học : Tuyên dương – nhắc nhở
-----------------------0-----------------------
 Ngày soạn : 12/ 9 / 2010
 Ngày dạy: Thứ ba: 14/ 9 / 2010
TUẦN 5
Tiết trong ngày
Môn
Lớp
Bài
1
Kĩ thuật
4a1
Khâu thường ( Tiết 2)
2
Kĩ thuật
4a2
Khâu thường ( Tiết 2)
3
Thể dục
2a2
Chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại - Ôn 4 động tác của bài thể dục phát triển chung.
4
Thể dục
3a2
Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp.
5
Thể dục
2a1
Chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại - Ôn 4 động tác của bài thể dục phát triển chung.
+
Môn: Kĩ thuật
Tiết 5 Bài : KHÂU THƯỜNG (Tiết 2)
TUẦN 5
I – MỤC TIÊU:
Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim xuống kim khi khâu.
Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường.
 Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
Với học sinh khéo tay: Khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
Học sinh thực hành khâu thường trên vải.
Vận dụng kiến thức đã học thực hiện các thao tác khâu thường trên vải.
Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II – CHUẨN BỊ:
Giáo viên : Mẫu vải đã được vạch dấu theo đường thẳng, đường cong.
Học sinh : Mảnh vải kích thước 20 x 30 cm, kéo, phấn, thước.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định : Kiểm tra vật liệu.
Bài cũ : Vật liệu, dụng cụ khâu thường (T1)
Thế nào là khâu thường? Khâu thường là cách khâu để tạo thành các mũi khâu cách đều nhau ở hai mặt.
Khâu đến cuối đường vạch dấu, ta cần phải làm gì? Khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu để giữ cho đường khâu không bị tuột chỉ khi sử dụng.
 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài : Khâu thường ( Tiết 2).
 b. Nội dung : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 3 : Hs thực hành khâu thường
Mục tiêu : Rèn kĩ năng thực hiện mũi khâu thường.
Yêu cầu hs thực hiện : + Nhắc lại kĩ thuật khâu thường.
 Thực hiện vài mũi khâu thường 
Nêu các bước khâu thường :
 Bước 1.Vạch dấu đường khâu.	
Bước 2. Khâu các mũi khâu thường theo đường dấu.
Hướng dẫn và thực hiện thao tác kết thúc đường khâu :
 1. Khâu lại mũi ở mặt phải đường khâu.
 2. Nút chỉ ở mặt trái đường khâu.
Nêu yêu cầu thực hành và cho hs thực hành trên vải : Khâu các mũi khâu thường từ đầu đến cuối đường vạch dấu =>Theo dõi, hướng dẫn thêm.
Nhắc lại kiến thức
Nhận xét, bổ sung
Nêu các bước khâu thường.
Theo dõi.
Cá nhân thực hành trên vải.
Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập của hs
Mục tiêu : Hs biết mức độ đạt được của sản phẩm cá nhân
Tổ chức trưng bày sản phẩm.
Nêu tiêu chuẩn đánh giá :
Đường vạch dấu thẳng và cách đều cạnh dài của mảnh vải.
Các mũi khâu tương đối đều nhau, không bị dúm và thẳng theo đường vạch dấu.
Hoàn thành đúng thời gian qui định.
Cho hs tự đánh giá.
Nhận xét, đánh giá kết quả của hs.
Trưng bày sản phẩm.
Theo dõi tiêu 
chuẩn đánh giá.
Tự đánh giá.
Theo dõi.
4. Củng cố : - Nhắc nhở hs cách cầm vải, kim 
5. Dặn dò : Thực hiện lại thao tác đã thực hành và chuẩn bị vật liệu cho tiết sau. 
“ Khâu ghép hai mép vải bằng mủi khâu thường”
Nhận xét tiết học : Tuyên dương – nhắc nhở
-----------------------0-----------------------
 Ngày soạn : 19/ 9 / 2010
 Ngày dạy: Thứ ba: 21/ 9 / 2010
TUẦN 6
Tiết trong ngày
Môn
Lớp
Bài
1
Kĩ thuật
4a1
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường ( Tiết 1)
2
Kĩ thuật
4a2
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường ( Tiết 1)
3
Thể dục
2a2
Ôn năm động tác của bài thể dục phát triển chung.
4
Thể dục
3a2
Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp.
5
Thể dục
2a1
Ôn năm động tác của bài thể dục phát triển chung.
+
Môn: Kĩ thuật
Tiết 6 Bài: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG ( Tiết 1)
TUẦN 6
I – MỤC TIÊU:
Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
Với học sinh khéo tay: Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
II – CHUẨN BỊ:
Giáo viên : Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, kim khâu len, len, kéo, phấn, thước.
Học sinh : Hai mảnh vải kích thước 20 x 30 cm, kéo, phấn, thước, kim, chỉ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra vật liệu. 
Nhận xét
 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
 b. Nội dung :
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của trò
Hoạt động 1 : Hướng dẫn quan sát, nhận ... ối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
HS trình bày sản phẩm theo nhóm . 
Tổ chức kiểm tra , đánh giá sản phẩm của từng nhóm theo tiêu chuẩn.
3.Củng cố : 
*Thi khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột (Mỗi dãy bàn cử 2 em đại diện lên thi với nhau) .
Lưu ý hs rút chỉ vừa phải để có đường khâu đẹp, mặt vải phẳng. 
4 . Dặn dò : 
Về nhà xem trước cách cắt, khâu túi rút dây. Chuẩn bị vật liệu theo yêu cầu của bài 8. 
GV nhận xét thái độ học tập, sự chuẩn bị của HS.
Nhận xét tiết học : Tuyên dương – nhắc nhở
---------------------------------------------
 Ngày soạn : 7/ 11 / 2010
 Ngày dạy: Thứ ba: 9/ 11/ 2010
TUẦN 13
Tiết trong ngày
Môn
Lớp
Bài
1
Kĩ thuật
4a1
Thêu móc xích
2
Kĩ thuật
4a2
Thêu móc xích
3
Thể dục
2a2
Trò chơi: “ Bỏ khăn” và “ Nhóm ba nhóm bảy ”.
4
Thể dục
3a2
Động tác điều hòa của bài thể dục phát triển chung.
5
Thể dục
2a1
Trò chơi: “ Bỏ khăn” và “ Nhóm ba nhóm bảy ”.
+
Môn: Kĩ thuật
Tiết 13 Bài : THÊU MÓC XÍCH
TUẦN 13
I – MỤC TIÊU:
HS biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích. 
Biết cách thêu móc xích.
 Thêu được các mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm vòng móc xích. Đường thêu có thể bị dúm. 
Không bắt buộc HS nam thực hành thêu để tạo ra sản phẩm thêu. HS nam có thể thực hành khâu.
Với học sinh khéo tay: Thêu được mũi thêu móc xích . Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất tám vòng móc xích và đường thêu ít bị dúm. 
Có thể thêu móc xích để tạo thành sản phẩm đơn giản.
Vận dụng kiến thức đã học thực hiện các thao tác thêu móc xích.
Hình thành thói quen kiên trì, bền bỉ. Học sinh thích thú học thêu. 
Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II – CHUẨN BỊ:
Tranh quy trình thêu móc xích.
Mẫu thêu móc xích.. 
 Một mảnh vải hoa hoặc vải màu có kích thước 20cm x 30cm 
Len, chỉ thêu , Kim khâu, kim thêu, thước, kéo, 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra vật liệu và dụng cụ chuẩn bị .
Nhận xét – đánh giá.
 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : 
 b. Nội dung: Thêu móc xích. ( Tiết 1)
Hoạt động của thầy
Hoạt động học của trò
Hoạt động1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét mẫu 
Giới thiệu mẫu thêu móc xích.
Nhận xét và tóm tắt về đường thêu móc xích? 
Thêu móc xích là cách thêu để tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi móc xích. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
GV treo tranh quy trình lên bảng
Để thêu được đường khâu trước tiên ta phải làm gì?
Nêu cách vạch dấu đường khâu?
Nêu các mũi thêu đường thêu móc xích?
Kiểm tra vật liệu của học sinh.
GV vừa giảng vừa rút ghi nhớ.
Hoạt động 3: Thực hành
HD học sinh làm dấu đường khâu và khâu trên giấy ô li
GV nhận xét .
HS quan sát mẫu nhận xét.
Mặt phải của đường thêu là những vòng chỉ nhỏ móc nối nhau giống như chuỗi móc xích.(của sợi dây chuyền)
Mặt trái đường thêu móc xích là những mũi chỉ bằng nhau, nối tiếp nhau gần giống các mũi khâu đột mau.
Học sinh quan sát hình 2.
Làm dấu đường khâu.
Như cách khâu thừơng
Mũi thêu thứ nhất: Vòng sợi chỉ qua vòng dấu để tạo thành vòng chỉ. Xuống kim tại điểm 1, lên kim tại điểm 2 rút nhẹ chỉ ta được mũi thêu thứ nhất.
Mũi thêu thứ hai: Vòng chỉ qua đường thêu thứ nhất. Xuống kim tại điểm 2 ở phía trong mũi thêu, lên kim tại điểm 3. Rút chỉ ta được mũi thứ hai.
Các mũi tiếp theo giống như mũi thứ nhất.
HS đọc lại ghi nhớ.
HS khâu trên giấy.
Học sinh khéo tay: Thêu được mũi thêu móc xích . Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất tám vòng móc xích và đường thêu ít bị dúm. 
Có thể thêu móc xích để tạo thành sản phẩm đơn giản.
Củng cố : 
Thế nào là thêu móc xích? 
Muốn thêu được mũi thêu móc xích cần phải làm thế nào?
* Thêu móc xích hay còn gọi thêu dây chuyền. Khi khâu các em cần làm dấu đường khâu. Nắm kĩ lí thuyết để thêu cho đẹp.
4 . Dặn dò : Thực hiện lại thao tác đã học trên giấy và chuẩn bị vật liệu cho tiết sau và dụng cụ để tiết sau thực hành thêu móc xích. Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu có kích thước 10 cm x 15 cm 
Kim khâu, chỉ khâu - Thước kẻ, bút chì, kéo -Một tờ giấy kẻ ô li .
Nhận xét tiết học : Tuyên dương – nhắc nhở
Kĩ thuật : Thêu móc xích (T2)
I.Mục tiêu :
-Học sinh thực hành thêu móc xích.
-Vận dụng kiến thức đã học thực hiện các thao tác thêu móc xích trên vải.
-Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động, học sinh hứng thú khi học thêu.
II.Chuẩn bị :
-Giáo viên : Mẫu thêu móc xích, kim, chỉ, kéo, vải.
-Học sinh : Các vật liệu cần thiết (Kim, chỉ, vải, kéo, phấn, )
III.Các hoạt động dạy và học :
 1.Ổn định : Kiểm tra vật liệu.
 2.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài : Thêu móc xích (T2)
 b.Nội dung :
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của trò
Hoạt động 3 : Hs thực hành thêu móc xích
Mục tiêu : Hs thực hiện các thao tác thêu móc xích trên vải.
-Yêu cầu hs nêu các bước thêu móc xích :
 1.Vạch dấu đường thêu.
 2.Thêu các mũi thêu móc xích theo đường vạch dấu.
-Yêu cầu hs nhắc lại cách thêu :
=>Theo dõi, nhận xét :
 1.Lên kim ở mũi số 1.
 2.Vòng sợi chỉ qua đường dấu để tạo vòng chỉ.
 3.Xuống kim ở mũi số 1 và lên kim ở mũi số 2.
 4.Rút nhẹ sợi chỉ lên được mũi thêu thứ nhất.
 5.Kết thúc đường thêu.
-Yêu cầu hs thực hành trên vải : Thêu móc xích.
=>Theo dõi, hướng dẫn thêm.
-Nhắc lại các bước thực hiện.
-Nhắc lại cách thêu.
-Nhận xét, bổ sung.
-Cá nhân thực hành trên vải.
Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập của hs
Mục tiêu : Hs nắm được tiêu chuẩn đánh giá và tự đánh giá được sản phẩm của mình.
-Cho hs trưng bày sản phẩm.
-Nêu tiêu chuẩn đánh giá :
 1.Thêu đúng kĩ thuật : các vòng chỉ của các mũi thêu móc nối vào nhau như chuỗi mắt xích và tương đối bằng nhau.
 2.Các mũi thêu thẳng theo đường vạch dấu, không bị dúm.
 3. Hoàn thành đúng thời gian qui định.
-Cho hs tự đánh giá.
-Nhận xét, đánh giá kết quả của hs.
-Trưng bày sản phẩm.
-Theo dõi tiêu chuẩn đánh giá.
-Tự đánh giá.
-Theo dõi.
 4.Củng cố : -Nhận xét tiết học.
 -Dặn dò : Thực hiện lại thao tác đã thực hành và chuẩn bị vật liệu cho tiết sau.
--------------------------------------------
Môn: Kĩ thuật
Tiết Bài : 
TUẦN 
I – MỤC TIÊU:
Học sinh biết các thao tác khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
Thực hiện được các thao tác khâu đột thưa.
Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu đột thưa có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. 
Với học sinh khéo tay: Khâu ghép được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
Vận dụng kiến thức đã học thực hiện các thao tác khâu đột thưa.
Hình thành thói quen kiên trì, bền bỉ.
Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II – CHUẨN BỊ:
Giáo viên : Mẫu đường khâu đột thưa, bìa, kim khâu len, len, kéo, phấn, thước, 
Học sinh : Giấy kẻ ô li, phấn, thước, kim, chỉ, kéo.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra dụng cụ, vật liệu.
Nhận xét – đánh giá.
 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : 
 b. Nội dung: Khâu đột thưa. ( Tiết 1)
Hoạt động của thầy
Hoạt động học của trò
Củng cố : 
Lưu ý hs rút chỉ vừa phải để có đường khâu đẹp, mặt vải phẳng. 
4 . Dặn dò : Thực hiện lại thao tác đã học trên giấy và chuẩn bị vật liệu cho tiết sau. Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu có kích thước 10 cm x 15 cm 
Kim khâu, chỉ khâu - Thước kẻ, bút chì, kéo -Một tờ giấy kẻ ô li để học bài: Khâu đột thưa. (Tiết 2)
Nhận xét tiết học : Tuyên dương – nhắc nhở
---------------------------------------------
Môn: Kĩ thuật
Tiết Bài : 
TUẦN 
I – MỤC TIÊU:
Học sinh biết các thao tác khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
Thực hiện được các thao tác khâu đột thưa.
Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu đột thưa có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. 
Với học sinh khéo tay: Khâu ghép được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
Vận dụng kiến thức đã học thực hiện các thao tác khâu đột thưa.
Hình thành thói quen kiên trì, bền bỉ.
Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II – CHUẨN BỊ:
Giáo viên : Mẫu đường khâu đột thưa, bìa, kim khâu len, len, kéo, phấn, thước, 
Học sinh : Giấy kẻ ô li, phấn, thước, kim, chỉ, kéo.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra dụng cụ, vật liệu.
Nhận xét – đánh giá.
 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : 
 b. Nội dung: Khâu đột thưa. ( Tiết 1)
Hoạt động của thầy
Hoạt động học của trò
Củng cố : 
Lưu ý hs rút chỉ vừa phải để có đường khâu đẹp, mặt vải phẳng. 
4 . Dặn dò : Thực hiện lại thao tác đã học trên giấy và chuẩn bị vật liệu cho tiết sau. Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu có kích thước 10 cm x 15 cm 
Kim khâu, chỉ khâu - Thước kẻ, bút chì, kéo -Một tờ giấy kẻ ô li để học bài: Khâu đột thưa. (Tiết 2)
Nhận xét tiết học : Tuyên dương – nhắc nhở
---------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_4_nam_hoc_2010_2011_le_thi_hanh.doc