Giáo án Khối 4 - Tuần 10 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 10 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

Tiết 3: Tập đọc

ÔN TẬP (Tiết 1)

I. Mục tiêu :

- Ôn tập đọc và học thuộc lòng kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu .

- Hệ thống được một số điều cần lưu ý về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ đề Thương người như thể thương thân.

- HS đọc diễn cảm một số đoạn văn đúng với yêu cầu về giọng đọc.

II. Đồ dùng dạy- học:

- Phiếu viết tên từng bài Tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu.

- Một số phiếu khổ lớn kẻ sẵn BT2 để HS điền vào chỗ trống

 

doc 29 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 148Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 10 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
 Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2009
*Buổi sáng
Tiết 1: Chào cờ
Sinh hoạt tập thể
_______________________________
Tiết 2: Toán
Luyện tập (Trang 55)
1.Mục tiêu: Giúp Hs:
- Nhận biết được góc tù, góc bẹt, góc nhọn, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Vẽ được hình chữ nhật và hình vuông.
- Hs ham thích môn học.
II. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy vẽ một hình vuông có độ dài cạnh là 5 cm. Đặt tên hình đó và cho biết các cặp cạnh vuông góc và song song trong hình vuông đó.
- Gv và cả lớp nhận xét, chữa, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Em hãy đọc yêu cầu của bài tập.
- Em hãy quan sát và trả lời cá nhân các góc vuông, góc tù, góc bẹt, góc nhọn trong các hình a, hình b.
- Gv lưu ý Hs cách trình bày trong vở:
+ VD: Góc đỉnh A, cạnh AB, AC là góc vuông.
- Gv chữa bài.
- Gv hỏi: Em hãy nêu mối quan hệ về độ lớn của các góc trên.
Bài 2:
- Em hãy đọc đề bài và suy nghĩ yêu cầu của bài tập.
- Gv yêu cầu hs điền Đ/ S vào ô trống và phải giải thích được vì sao.
- Gv và cả lớp chữa bài.
Bài 3:
- GV gọi Hs đọc đề bài và tự làm bài.
- Gv yêu cầu Hs K_G nêu lại cách vẽ hình vuông theo độ dài 1 cạnh cho trước.
- Cả lớp và Gv nhận xét, ghi điểm.
Bài 4: 
- Em hãy đọc yêu cầu phần a.
- Gv yêu cầu Hs tự vẽ vào vở.
- Gv và cả lớp nhận xét, ghi điểm.
- Gv gọi Hs đọc nội dung phần b.
- Gv: Em hãy cho biết trung điểm là gì?
- Gv kết luận về trung điểm.
- Gv hướng dẫn hs đọc từng chi tiết và vẽ hình, trả lời câu hỏi.
- Cả lớp và Gv cùng nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Gv dặn Hs về nhà chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
- 2 Hs lên bảng, dưới lớp vẽ hình ra nháp.
- Hs nhận xét bài làm trên bảng.
- 1 Hs đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Hs tự làm bài cá nhân.
- 
- Hs chữa bài nêu miệng, Hs khác nhận xét.
- HS K_G trả lời.
- Hs đọc đề bài và suy nghĩ.
- Hs phát biểu ý kiến.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Hs đọc đề bài.
- Hs K-G nêu cách vẽ hình vuông.
- Hs làm vào vở, 1 hs lên bảng.
- Hs nhận xét, chữa bài.
- Hs đọc yêu cầu phần a và tự vẽ, 1 hs lên bảng.
- Hs nhận xét, chốt cách vẽ.
- Hs tự đọc yêu cầu b.
- Hs trả lời: Trung điểm là điểm nằm giữa và cách đều hai đầu đoạn thẳng.
- Hs tự vẽ thêm hình và trả lời câu hỏi: 
+ Nêu tên các hình chữ nhật đó.
+ Nêu tên các cạnh song song với cạnh AB.
- Hs nhận xét.
________________________________
Tiết 3: Tập đọc
ôn tập (Tiết 1)
I. Mục tiêu :
- Ôn tập đọc và học thuộc lòng kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu .
- Hệ thống được một số điều cần lưu ý về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ đề Thương người như thể thương thân.
- HS đọc diễn cảm một số đoạn văn đúng với yêu cầu về giọng đọc.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Phiếu viết tên từng bài Tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu.
- Một số phiếu khổ lớn kẻ sẵn BT2 để HS điền vào chỗ trống 
III/Các hoạt động dạy- học:
A- Giới thiệu bài mới: 
- GV giới thiệu bài. Nêu yêu cầu tiết học. 
B- Hướng dẫn ôn tập:
 1.Tập đọc và học thuộc lòng.:
- GV cho lần lượt từng HS lên bốc thăm và đọc theo yêu cầu trong thăm.
- GV nêu một câu hỏi về nội dung đoạn HS vừa đọc .
- GV đánh giá và cho điểmtheo hướng dẫn .
( Chỉ kiểm tra 1/3 số HS . Số còn lại để kiểm tra vào 2 tiết sau.)
2. Ôn tập :
- Gv nêu câu hỏi theo từng bài tập để hs trả lời.
Bài tập2: ? Theo em những bài tập đọc thế nào là bài văn kể chuyện thuộc chủ đề Thương người như thể thương thân?
? Hãy kể tên các bài đọc đó!
- GV treo bảng phụ và phát giấy cho các nhóm HS rồi hướng dẫn cách làm. 
- GV gọi HS trình bày
- Gv chốt, kết luận.
Bài tập 3: 
- GV đọc mẫu.
-GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 4 để chữa cho nhau cách đọc. Cử đại diện tiêu biểu của nhóm lên đọc thi, cố gắng đọc đủ cả 3 loại giọng. GV và HS cùng lựa chọn người có giọng đọc hay nhất.
- GVđọc lại diễn cảm 3 đoạn.
4- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau
* Học sinh mở SGK. Nhẩm đọc lại.
- Lần lượt hs lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Hs khác nhận xét.
- Hs suy nghĩ cá nhân hay thảo luận nhóm 2, trả lời:
+Những bài tập đọc có một chuỗi sự việc gắn với 1 hay một số nhân vật và nói lên một ý nghĩa nào đó là bài văn kể chuyện .
- HS làm việc cá nhân: ghi lại tên bài, trang vào giấy nháp. Trả lời miệng.
- HS đọc thầm lại.các bài TĐ đó và làm việc cá nhân vào phiếu.
- Các HS khác nêu nhận xét về phần trả lời của bạn và bổ sung .
+ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu: 
- Tác giả: Tô Hoài.
- ND: Dế Mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn Nhện bắt nạt, ức hiếp đã ra tay bênh vực.
- NV chính: Dế Mèn.
- NV phụ: Nhà Trò; Nhện.
 - 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc thầm lại các bài và lựa chọn bài, ghi lại tên bài tương ứng ra nháp. Sau đó luyện đọc một đoạn em thích nhất.
_________________________________
Tiết 4: Luyện từ và câu
ôn tập (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng chính tả ( tốc độ khoảng 75 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài: trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài.
- Hệ thống hoá các qui tắc viết hoa tên riêng ( Việt Nam và nước ngoài), bước đầu biết sửa lỗi trong bài viết .
II. Đồ dùng dạy - học :
- Một tờ phiếu chuyển hình thức thể hiện những bộ phận đặt trong dấu ngoặc kép ( những câu cuối truyện Lời hứa ) .( Phần d, bài 2).
- Một số tờ phiếu khổ to viết sẵn lời giải bài tập 3 và 4 tờ phiếu kẻ bảng ở bài tập 3 để phát riêng cho 4 HS đại diện 4 tổ.
III. Các hoạt động dạy - học:
A.Giới thiệu bài :
B.Bài mới :
1. Hướng dẫn HS nghe-viết :
- GV đọc bài “Lời hứa” một lượt (phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải tạo điều kiện cho HS chú ý đến các hiện tượng chính tả cần viết đúng .)
- GV nhắc HS chú ý các từ dễ sai như : trận giả, trung sĩ, Pan-tê-lê-ép. 
- GV đọc từng câu hay cụm từ (3 lượt )
- GV đọc lại toàn bài một lượt để cho HS soát bài .
- GV chấm từ 7 đến 10 bài. Nhận xét.
2. Dựa vào bài chính tả “Lời hứa” để trả lời câu hỏi .
a, Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả ?
b,Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để làm gì ?
c, Vì sao trời đã tối, em không về ?
d, Có thể đưa bộ phận đặt trong dấu ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không ? Vì sao ? 
- GV treo bảng phụ chép sẵn đoạn văn đã chuyển hình thức trình bày để HS thấy rõ tính không hợp lí .
- Gv chốt các ý đúng.
3. Hướng dẫn HS lập bảng tổng kết qui tắc viết tên riêng :
- Gv gợi hs nhớ cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài.
+ Tên người , tên địa lí Việt Nam:
+Tên người, tên địa lí nước ngoài:
- GV chốt lại kiến thức .
- Gọi 2 HS lên viết bảng tên riêng VN và nước ngoài.
3. Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ôn lại qui tắc để sử dụng thành thạo khi viết.
- Dặn hs chuẩn bị ôn tập tiết 3.
- 1 hs đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Hs luyện viết các từ khó ra bảng con.
- HS nghe viết đúng cỡ chữ quy định, trình bày sạch đẹp .
-HS đổi vở để soát lỗi cho nhau. HS có thể đối chiếu SGK để tự sửa lỗi vào sổ tay chính tả.
- HS đọc nội dung bài 2 .
- Từng cặp HS trao đổi, trả lời các câu hỏi a, b, c, d. 
- Đại diện Hs phát biểu ý kiến.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Hs dựa vào cách sử dụng dấu ngoặc kép trả lời.
- HS đọc yêu cầu của bài .
-HS làm theo nhóm vào bảng nhóm, mỗi nhóm hoàn thành một phần và treo lên bảng lớp để nhận xét .
- Cả lớp nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh quy tắc 
+ Tên riêng Việt Nam: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.( Lê Văn Tám)
+ Tên riêng tiếng nước ngoài: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận nào gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có dấu gạch nối . Với những tên được viết theo phiên âm Hán Việt thì viết như cách viết tên riêng Việt Nam.
- Hs lấy VD.
- HS nhắc lại ( 2-3 em)
______________________________________
* Buổi chiều
Tiết 1: Lịch sử
Cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược 
lần thứ nhất ( năm 981)
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết :
- Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (981) do 
Lê Hoàn chỉ huy:
+Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và phù hợp với lòng dân.
+ Kể lại được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược .
+ ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến . 
- Hs tích cực tìm hiểu kiến thức lịch sử và tự hào về truyền thống dân tộc.
II. Đồ dùng dạy – học:
+ Hình trong SGK phóng to.
+ Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy – học :
A. Kiểm tra bài cũ :
+ Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì ?
+ Sau khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua đã lấy tên hiệu là gì và đổi tên nước là gì ?
- 2 hs lên bảng.
- Gv và cả lớp nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Ghi bảng – Nêu yêu cầu tiết học
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp
- Cho HS đọc đoạn :” Năm 979  sử cũ gọi là nhà Tiền Lê”
- GV đặt vấn đề:
+Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào ?
+ Việc Lê Hoàn lên ngôi vua có được nhân dân ủng hộ không ?
- Tổ chức cho HS thảo luận. 
- Gọi đại diện trình bày.
- GV nhận xét chốt : ý kiến thứ hai là đúng.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
- Yêu cầu các nhóm thảo luận dựa theo các câu hỏi sau :
+ Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào ?
+ Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào ?
+ Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra như thế nào ?
+ Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không ?
- GV gọi một số em thay mặt nhóm lên bảng thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhân dân ta.
+ GV nhận xét biểu dương HS trình bày tốt.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận : “Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta ?”
- Tổ chức cho HS thảo luận đi đến thống nhất: Nền độc lập của nước nhà được giữ vững; nhân dân ta tự hào, tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.
3, Củng cố – dặn dò
- Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược ?
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trả lời, Hs khác nhận xét.
+ HS dựa vào phần chữ kết hợp với lược đồ trong SGK để thảo luận.
- Hs trả lời, HS khác nhận xét.
+ HS lên chỉ bản đồ và thuật lại.
+ HS dưới lớp nghe và nhận xét bạn trình bày.
- Hs dựa vào thông tin trong SGK và trả lời.
- 1, 2 HS nêu lại ý nghĩa cuộc kháng chiến.
- 1, 2 Hs đọc nội dung ghi nhớ.
_____________________________________
Tiết 2: Tiếng Vi ... _____________
Tiết 2: Tiếng Việt
Luyện tập về văn kể chuyện
I. Mục tiêu:
- Củng cố nhưng kiến thức về văn kể chuyện và rèn kĩ năng viết văn kể chuyện.
- Dựa đề bài và gợi ý Hs kể thành câu chuyện hoàn chỉnh.
- Hs tích lũy nhiều vốn kiến thức làm văn, ham thích môn học.
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài.
2. Ôn lại kiến thức cũ.
- Gv nêu câu hỏi:
+ Thế nào là văn kể chuyện?
+ Khi kể về các nhân vật ta thường kết hợp tả gì của nhân vật đó?
+ Khi kể chuyện em thường kể theo những trình tự nào?
- Gv chốt các ý đúng
3. Luyện tập.
* Đề bài: Trong giấc mơ, em gặp một bà tiên tốt bụng. Bà đã cho em ba điều ước và em đã ước thành hiện thực. Hãy kể lại câu chuyện đó cho các bạn cùng nghe.
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- Em hãy cho biết:
+ Nên kể câu chuyện theo trình tự nào?
+ Mở đầu câu chuyện phải nêu lên được điều gì?
- Cả lớp và Gv nhận xét, sữa lỗi diễn đạt và tình huống cho HS.
- Bình chọn bạn viết hay nhất.
4. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs chuẩn bị cho tiết kiểm tra định kì giữa học kì I.
- HS suy nghĩ, dựa vào vốn kiến thức đã học trả lời.
- HS đọc đề bài.
- Suy nghĩ, tìm ý để viết và kể lại câu chuyện.
- Hs phát biểu ý kiến.
- Hs tự viết bài vào vở.
- 1 vài hs đọc bài viết.
-Hs lắng nghe.
__________________________________
Tiết 3: Thực hành kiến thức
Kĩ thuật: khâu đột
I. Mục tiêu: Giúp Hs :
-Củng cố cách khâu thưa.
- Hs khâu được mũi khâu đột đều và thẳng hàng, không co rúm.
- Có ý thức luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Mẫu khâu và một số sản phẩm có hai đường khâu. 
 - Mảnh vải ( KT 20cm x 30cm ).
- Kim, chỉ, kéo, thước, phấn.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu các bước khâu đột thưa?
- Gv nhận xét, chốt kiến thức.
- 1 vài Hs trả lời.
- Hs khác nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học.
2. Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động 1 : HS thực hành khâu đột thưa.
+ Gọi HS nhắc lại quy trình khâu đột thưa.
+ GV nhận xét và nêu lại các bước khâu đột thưa..
+ Hướng dẫn thêm HS một số lưu ý như tiết 1.
+ GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng .
Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Khâu đột thưa trên mảnh vải theo cạnh dài của mảnh vải. Đường khâu cách đều mép vải.
+ Đường khâu ở mặt trái của mảnh vải tương đối thẳng.
+ Các mũi khâu tương đối đều bằng nhau, cách đều nhau.
+ Hoàn thành đúng thời gian quy định.
- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS ..
 3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau
+HS nêu.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Hs thực hành khâu đột thưa trên vải.
- HS trưng bày sản phẩm, bầu chọn sản phẩm đẹp, đúng mẫu.
_______________________________________________________
Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2009
* Buổi sáng
Tiết 1: Toán
tính chất giao hoán của phép nhân
I. Mục tiêu: 
- Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân
- Vận dụng tính chất giao hoán cuả phép nhân để tính toán.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Phấn màu; bảng phụ, bảng con.
 III. Hoạt động dạy- học : 
A. Kiểm tra bài cũ
a) Đặt tính rồi tính:
 341 231 x 3
 410 536 x 4
b) Tính giá trị của biểu thức
 n x 201 654 với n = 3
- GV chấm điểm
B . Bài mới:
1. Giới thiệu bài : Ghi bảng – nêu yêu cầu tiết học
2. Hình thành kiến thức.
a. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
- Gv ghi bảng một số phép tính và yêu cầu Hs nhận xét về giá trị của các cặp phép tính đó:
3 x 4 và 4 x 3
2 x 6 và 6 x 2
7 x 5 và 5 x7
- Gv chốt: giá trị của từng cặp phép tính bằng nhau.
b. So sánh giá trị của biểu thức a x b và b x a trong bảng sau:
- Gv treo bảng phụ có các cột ghi gá trị của a x b và b x a.
- Gv gọi hs tính nhẩm.
- Gv ghi kết quả vào bảng phụ.
- Em hãy so sánh kết quả của a x b và b x a trong mỗi trường hợp và rút rả nhận xét.
- Gv kết luận: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.
2. Thực hành.
Bài 1: 
- Gv gọi hs nhắc lại nhận xét.
- Yêu cầu hs tự làm.
- Cả lớp và Gv chữa bài.
Bài 2:
- Gv giải thích cách làm: Em tự nhân phần a, phần b cần sử dụng tính chất giao hoán để thay đổi vị trí các thừa số thì mới thực hiện được.
VD: 7 x 853 = 853 x7
- Gv và cả lớp chữa bài, chốt kết quả đúng.
- Tuyên dương hs có tiến bộ.
Bài 3:
- Gv hướng dẫn mẫu:
+ Cách 1: Em hãy tính từng gá trị rồi so sánh các giá trị với nhau.
+ Cách 2: Không cần thực hiện phép tính, chỉ cần cộng nhẩm rồi so sánh các thừa số, dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân.
VD: 4 x 2145 = ( 2100 + 45) x 4
- Gv chốt bài.
Bài 4:
- Gv hướng dẫn Hs cách làm và phát biểu thành lí thuyết: +Bất kì số nào nhân với 1 vẫn bằng chính nó.
+Bất kì số nào nhân với 0 thì bằng chính 0.
4. Củng cố, dặn dò:
- Gv hệ thống nội dung bài học.
-Nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
- 2 HS lên bảng làm bài
- HS cả lớp làm vào nháp
- HS nhận xét 
-Hs nhẩm kết quả và phát biểu ý kiến.
- Hs quan sát bảng phụ và đọc nội dung bảng phụ.
- Hs tính nhẩm và phát biểu ý kiến.
- Hs rút ra nhận xét.
- 1 Vài hs nhắc lại, hs nhẩm thuộc.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Hs nhẩm và phát biểu.
(chữa miệng) 
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs tự làm vào vở phần a, b.
-KK Hs K- G làm thêm phần c.
- 6 hs lần lượt lên bảng.
- Hs nhận xét, chữa bài.
- Hs đọc đề bài
- Hs K-G suy nghĩ cách làm.
- Hs thực hiện theo cách thứ hai.
- Hs phát biểu ý kiến.
- Hs khác nhận xét.
- Hs K- g suy nghĩ cách làm.
- Hs làm vào vở.
- 2 Hs lên bảng.
- HS nhắc lại 2 lí thuyết trên.
- Hs nhắc lại tính chất giao hoán của phép cộng.
_________________________________
Tiết 2: Thể dục
ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung
Trò chơi: nhảy ô tiếp sức
I. Mục tiêu:
- Ôn và kiểm tra thử 5 động tác đã học của bài TD phát triển chung. Yêu cầu thực hiện đúng động tác. 
- Chơi trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức”.Tham gia chơi trò chơi chủ động.
- HS có ý thức tự giác nghiêm túc khi luyện tập.
II: Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an tonà khi tập luyện.
- Phương tiện: cói, phấn trắng, thước dây, 4 cở nhỏ,..
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Đ/lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu.
- Gv nhận lớp, kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Khởi động: Đi đều vòng quanh sân và chạy nhanh dần.
- Trò chơi: Kết bạn.
2. Phần cơ bản.
a. Bài thể dục phát triển chung.
- Ôn 5 động tác đã học của bài thể dục:
-Tổ chức thi đua giữa các nhóm.
b. Trò chơi vận động: 
- Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức
3. Phần kết thúc:
- Tập một số động tác thả lỏng.
- Gv và hs hệ thống bài.
-Gv nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.
6-10ph
18-22ph
12-14ph
4-6 ph
4-6 ph
- Hs tập hợp 3 hàng ngang.
- Gv nêu yêu cầu hs đi vòng tròn và chạy nhanh dần.
- Gv tổ chức trò chơi.
- Tập theo đội hình:
+ Lần 1: Gv hô nhịp cho cả lớp tập.
+ Lần 2: Cán sự hô nhịp, cả lớp tập.
- Gv chia nhóm, nhắc nhở HS thực hiện đúng từng động tác.
- Gv nhắc lại cách chơi, cho Hs chơi thử 1 lần.
- Hs thi đua theo tổ.
- Cả lớp và Gv nhận xét, bình chọn tổ chơi tốt nhất.
- Hs tập hợp 3 hàng ngang.
_______________________________
Tiết 3: Tập làm văn
Kiểm tra định kì giữa học kì I
Đề do chuyên môn nhà trường ra
___________________________________
Tiết 4: Sinh hoạt
Tổng kết tuần 10. Kế hoạch tuần 11.
I. Mục tiêu:
- Kiểm điểm hoạt động nề nếp tuần 10.
- Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần 11.
II. Nội dung nhân xét, đánh giá tuần 10.
1- Các tổ trưởng báo cáo các hoạt động của tổ mình.
2- Giáo viên nhận xét chung.
- GV đánh giá nhận xét chung nề nếp, ý thức của HS.
- Kiểm điểm những hành vi đạo đức chưa tốt của HS.
- Biểu dương những em có ý thức tốt, hành vi cư xử đúng mực.
- Nhắc nhở những việc nên làm và không nên làm trong quá trình học tập rèn luyện của HS. 
3. Văn nghệ:
- Gv tổ chức trình diễn một số tiết mục văn nghệ tạo bầu không khí vui vẻ
III- Phương hướng hoạt động tuần 11.
- Thực hiện tốt những nhiệm vụ của người HS.
- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tích cực hưởng ứng phong trào Bảng hoa điểm tốt do Liên đội phát động
- Tích cực học tập rèn luyện tu dưỡng bản thân.
- Ban cán sự làm tốt hơn nữa công tác truy bài đầu giờ, tự quản,...
- Bồi dưỡng hs Giỏi, phụ đạo, giúp đỡ bạn yếu vươn lên trong học tập.
- Học thuộc các bài múa, hát mới.
* Bổ sung:
..
.
________________________________
* Buổi chiều 
Tiết 1: Ngoại ngữ
Gv chuyên soạn giảng
_______________________________
Tiết 2: Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho hs những kiến thức về: Tính chất của phép cộng, tìm số trung bình cộng của nhiều số, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Hs thực hành thành thạo các bài tập liên quan.
- Hs ham mê môn học.
II. Các hoạt động dạy –học:
1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu, yêu cầu bài học.
2. Luyện tập.
Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
a. 3129 +8704 + 6871+1296
b. 1455 + 2008+3545 +7992
c. 90-89+88-87+86-85+84-83+82-81
Bài 2: Một cửa hàng ngày đầu lấy vào 3209 lít dầu, ngày thứ hai lấy gấp ba ngày thứ nhất, ngày thứ ba lấy nhiều hơn ngày thứ hai 352 lít dầu.Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng lấy vào bao nhiêu lít dầu?
Bài 3: Tổng số tuổi bố và con năm nay là 36 tuổi. Hai năm nữa bố hơn con 22 tuổi. Hỏi hiện nay tuổi bố, tuổi con là bao nhiêu?
3. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs về chuẩn bị bài mới.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Tự làm bài vào vở: N1,2: a,b,c / N3: a,b
- 3 Hs lên bảng.
- Gv và cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- Hs đọc đề bài.
- Hs nhắc lại cách tìm trung bình cộng của nhiều số.
- Hs tự làm vào vở.
- 1 hs lên bảng. 
- Gv và cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Hs đọc đề bài.
- Gv hướng dẫn Hs nắm được tổng số tuổi bố và tuổi con sẽ thay đổi mỗi năm, hiệu số tuổi sẽ không bao giờ đổi.
- Hs K-G làm bài. KK hs TB-Y hoàn thành tại lớp.
- 1 Hs lên bảng.
- Gv và cả lớp nhận xét, chữa bài.
- Hs lắng nghe.
___________________________________
Tiết 3: Hoạt động ngoại khóa
Toán: Nhân với 10, 100, 1000, Chia cho 10, 100, 1000,
(Dạy tiết toán thứ hai ngày 16/11- bù chương trình ngày 20/11)
Giáo án soạn theo kế hoạch thứ 2/ tuần 11
*************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_10_2_cot_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc