Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2010-2011 - Trần Đình Tuấn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2010-2011 - Trần Đình Tuấn

KỂ CHUYỆN: MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH

I. MỤC TIÊU:

- Nghe- kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý SGK; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể)

 - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa truyện trang 40, SGK phóng to.

 

doc 34 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 11/02/2022 Lượt xem 145Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2010-2011 - Trần Đình Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 Thứ hai, ngày 13 tháng 9 năm 2010
ĐẠO ĐỨC: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (T 2 )
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
- Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó trong cuộc sống và học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ.
 + HS nêu cách giải quyết.
 - GV giảng giải những ý kiến mà HS thắc mắc. 
 *Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi
- GV giải thích yêu cầu bài tập.
- GV cho HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận và khen thưởng những HS đã biết vượt qua khó khăn học tập.
*Hoạt động 3: Làm việc cá nhân 
( bài tập 4 - SGK / 7)
- GV nêu và giải thích yêu cầu bài tập:
+ Nêu một số khó khăn ...
- GV giơ bảng phụ có kẻ sẵn như SGK.
- GV ghi tóm tắt ý kiến HS lên bảng.
- GV kết luận, khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục những khó khăn đã đề ra để học tốt.
4. Củng cố - Dặn dò:
 - HS nêu lại ghi nhớ ở SGK trang 6
 - Thực hiện những biện pháp đã đề ra .
 - Nhận xét tiết học.
- Các nhóm thảo luận (4 nhóm)
- Một số HS trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận.
- HS trình bày 
- HS lắng nghe.
- HS nêu 1 số khó khăn và những biện pháp khắc phục.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
- HS đọc
TẬP ĐỌC: MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực ngay thẳng, thanh liêm, tấm lòng vì nước vì dân của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng thanh liêm, chính trực ngày xưa. (trả lời được các câu hỏi SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi 3 HS đọc truyện Người ăn xin.
Trả lời các câu hỏi trong bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới: 
 a . Giới thiệu bài 
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
 * Luyện đọc 
- Gọi 3 HS tiep nối nhau đọc bài trang 36 - SGK. (2 lượt ) 
- Gọi 2 HS đọc lại toàn bài. GV lưu ý sửa chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi 1 HS đọc phần Chú giải trong SGK.
- GV đọc mẫu lần 1. 
* Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
? Tô Hiến Thành làm quan triều nào?
? Mọi người đánh giá ông là người như thế 
nào?
+ Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
- Gọi HS đọc đoạn 2.
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi :
? Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông ?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 3.
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi :
? Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
- Gọi 1 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm và tìm nội dung chính của bài.
 * Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.
- GV đọc mẫu.
- Yêu cầu HS luyện đọc 
- Yêu cầu HS đọc phân vai.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài và nêu đại ý.
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà học bài
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự ba đoạn.
- 2 HS tiếp nối đọc toàn bài.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm, tiếp nối nhau trả lời.
+ Tô Hiến Thành làm quan triều Lý.
+ Ông là người nổi tiếng chính trực.
+ Tô Hiến Thành không chịu nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Quan tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Nhân dân ca ngợi những người trung trực như Tô Hiến Thành vì những người như ông bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên hết. Họ làm những điều tốt cho dân cho nước.
- HS đọc
 – Ghi nội dung chính của bài: Ca ngợi sự chính trực và tấm lòng vì dân vì nước của vị quan Tô Hiến Thành.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc.
- Lắng nghe.
- HS luyện đọc.
- HS đọc phân vai
- 1 HS nêu đại ý.
- HS trả lời.
 TOÁN: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU: 
 - Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên sắp xếp thứ tự các số tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- vở bài tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. Ktbc: 
- GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập của tiết 15, kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. So sánh số tự nhiên: 
 c.Xếp thứ tự các số tự nhiên :
- giáo viên hướng dẩn học sinh cách so sánh như trong SGK
* chú ý:
+ Số nào có chữ số lớn hơn thì lớn hơn.
+ Số nào có chũ số it hơn thì bé hơn.
+ Nếu hai chữ số có chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.
 - Hướng dẩn học sinh xếp thứ tự các số tự nhiên như SGK
 d. Luyện tập, thực hành :
 Bài 1(cột 1) Cho HS đọc yêu cầu
 - GV yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách so sánh của một số cặp số 1234 và 999; 92501 và 92410.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2(a,c)
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 - Muốn xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì ?
 - GV yêu cầu HS làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3(a):
 ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 ? Muốn xếp được các số theo thứ tự từ lớn đến bé chúng ta phải làm gì ?
 - GV yêu cầu HS làm bài.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố- Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học, 
 - Nhắc HS về nhà học bài
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS theo dõi
- HS nhắc lại kết luận như SGK.
- HS theo dõi
 - HS đọc yêu cầu
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- HS nêu cách so sánh.
- Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Phải so sánh các số với nhau.
- HS lên bảng làm bài, HS làm bài vào VBT.
- Xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Phải so sánh các số với nhau.
- 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
KỂ CHUYỆN: MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
I. MỤC TIÊU: 
- Nghe- kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý SGK; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể) 
 - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh minh họa truyện trang 40, SGK phóng to.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ổn định
Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới:
 a . Giới thiệu bài 
 b. GV kể chuyện 
- GV kể chuyện lần 1: 
- Yêu cầu HS đọc thầm các câu hỏi ở bài 1 
- GV kể lần 2.
 c. Kể lại câu chuyện 
 * Tìm hiểu truyện
- Yêu cầu HS trong nhóm, trao đổi, thảo luan để có câu trả lời đúng.
- Kết luận câu trả lời đúng.
? Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào ?
? Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình ?
? Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào ?
? Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ ?
 * Hướng dẫn kể chuyện 
- Yêu cầu HS vào tranh minh họa kể chuyện trong nhóm 
- Gọi HS kể chuyện.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Gọi HS nhận xét bạn kể.
- Cho điểm HS.
 * Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện 
? Vì sao nhà vua hung bạo thế lại đột ngột thay đổi thái độ ?
? Nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ mà thay đổi hay chỉ muốn đưa nhà thơ lên giàn hỏa thiêu để thử thách.
? Câu chuyện có ý nghĩa gì ?
- Gọi HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Nhận xét tìm ra bạn kể hay nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất.
3. Củng cố – dặn dò:
- Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa của truyện .
- Nhận xét, cho điểm HS.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe, sưu tầm các câu chuyện về tính trung thực mang đến lớp.
- 2 HS kể chuyện.
- 1 HS đọc câu hỏi, 
- HS khác trả lời 
- HS chữa bài vào vở.
- HS đọc câu trả lời.
+ Truyền nhau hát một bài hát lên án thói hống hách, bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân.
+ Vua ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy...
+ Các nhà thơ, nghệ nhân lần lượt khuất phục....
+ Vì vua thật sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy, nhất định không chịu nói sai sự thật.
- Gọi 4 HS kể chuyện tiếp nối nhau 
- Nhận xét bạn kể
+ Vì nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ.
+ Nhà vua thật sự khâm phục lòng trung thực của nhà thơ, dù chết cũng không chịu nói sai sự thật.
+ Ca ngợi nhà thơ chân chính thà chết trên giàn lửa thiêu chứ không ca ngợi ông vua bạo tàn. Khí phách đó đã khiến nhà vua khâm phục, kính trọng và thay đổi thái độ.
- 3 HS nhắc lại.
- HS thi kể và nói ý nghĩa của truyện.
 Thứ ba, ngày 14 tháng 9 năm 2010
CHÍNH TẢ: TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH 
I. MỤC TIÊU: 
- Nhớ – viết đúng 10 dòng đầu và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng BT2a.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bài tập 2a viết sẵn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Yêu cầu HS hãy tìm các từ : 
+ Tên đồ đạc trong nhà có dấu hỏi / dấu ngã.
- Nhận xét, tuyên dương. 
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài : 
 - GV đọc bài thơ.
? Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà?
? Qua những câu chuyện cổ, cha ông ta muốn khuyên con cháu điều gì ?
* Hướng dẫn viết từ khó 
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
 * Viết chính tả 
Lưu ý HS trình bày bài thơ lục bát.
 * Thu và chấm bài .
 b. Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
 Bài 2 
b - Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài, 2 HS làm xong trước lên làm trên bảng.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Chốt lại lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại câu văn.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Tìm từ trong nhóm.
+ chổi, chảo, cửa sổ, thước kẻ, khung ảnh, bể cá, chậu cảnh, mũ, đĩa, hộp sữa, 
- 3 đến 5 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
+ Vì những câu chuyện cổ rất sâu sắc, nhân hậu.
+ Cha ông ta muốn khuyên con cháu hãy biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, ở hiền sẽ gặp nhi ...  TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN 
I. MỤC TIÊU: 
- Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng lớp viết sẵn đề bài và câu hỏi gợi ý.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi 1 HS trả lời : Thế nào là cốt truyện? Cốt truyện thường có những phần nào?
- Nhận xét và cho điểm từng HS. 
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài 
 b .Hướng dẫn làm bài tập 
 * Tìm hiểu ví dụ 
- Gọi HS đọc đề bài 
? Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến điều gì ?
- GV: Khi xây dựng cốt truyện các em chỉ cần ghi vắn tắt các sự việc chính. Mỗi sự việc chỉ cần ghi lại một câu. 
 * Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt chuyện 
- GV yêu cầu HS chọn chủ đề.
- Gọi HS đọc gợi ý 1. 
- Hỏi và ghi nhanh các câu hỏi vào 1 bên bảng 
 1. Người mẹ ốm như thế nào? 
 2. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp những khó khăn gì? 
3. Người con đã quyết tâm như thế nào? 
 4. Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào? 
- Gọi HS đọc gợi ý 2 
- Hỏi và ghi nhanh câu hỏi về 1 bên bảng còn lại câu hỏi 1,2 tương tự gợi ý 1 
 5. Bà tiên làm như thế nào để thử thách lòng trung thực của người con? 
 6. Cậu bé đã làm gì ? 
* Kể chuyện 
-Kể trong nhóm : Yêu cầu HS kể trong nhóm theo tình huống mình chọn dựa vào các câu hỏi gợi ý 
- Kể trước lớp 
- Gọi HS tham gia thi kể. Gọi lần lượt 1 HS kể theo tình huống 1 và một HS kể theo tình huống 2.
- Gọi HS nhận xét , đánh giá lời kể của bạn 
- Nhận xét cho điểm HS. 
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS trả lời câu hỏi.
- 1 HS kể lại. 
 - Lắng nghe.
- 2 HS đọc đề bài 
 - ..lí do xảy ra câu chuyện, diễn biến câu chuyện , kết thúc câu chuyện 
- lắng nghe 
 - 2 HS đọc thành tiếng. 
- Trả lời tiếp nối theo ý mình. 
 + Người mẹ ốm rất nặng/ ốm bệt giường/ ốm khó mà qua khỏi. 
 + Người con phải vào tận rừng sâu tìm một loại thuốc quý /người con phải tìm một bà tiên già sống trên ngọn núi cao./Người con phải trèo đèo, lội suối tìm loại thuốc quý./ Người con phải cho thần Đêm Tối đôi mắt của mình./ 
 + Người con gởi mẹ cho hàng xóm rồi lặn lội vào rừng. Trong rừng người con gặp nhiều thú dữ nhưng chúng đều thương tình không ăn thịt./ Người con phải chịu gai cào, chân bị đá đâm chảy máu, bụng đói để trèo lên núi tìm bà tiên./ Người con đành chấp nhận cho thần Đêm Tối đôi mắt của mình để lấy thuốc cứu mẹ 
 + Bà tiên cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của người con và hiện ra giúp cậu./ Bà tiên hiền lành mở cửa đón cậu, cho thuốc quý rồi phẩy tay trong mắt cậu đã về đến nhà./ Bà tiên cảm động cho cậu bé thuốc và bắt thần Đêm Tối trả lại đôi mắt cho cậu /
- 2 HS đọc thành tiếng 
- Trả lời 
 + Bà tiên biến thành cụ già đi đường, đánh rơi một túi tiền./ Bà tiên biến thành người đưa cậu đi tìm loại thuốc quý một cái hang đầy tiền, vàng và xui cậu lấy tiền để sau này có cuộc sống sung sướng...
 - Kể chuyện theo nhóm, 
- 8-10 HS thi kể 
 - Nhận xét 
- Tìm ra một bạn kể hay nhất, 1 bạn tưởng tượng ra cốt truyện hấp dẫn mới lạ.
LỊCH SỬ: NƯỚC ÂU LẠC
I. MỤC TIÊU:
 - Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dânÂu Lạc. Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc.Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi, nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại.
II. CHUẨN BỊ:
 - Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
 2. KTBC : 
 ? Nước Văn Lang ra đời trong thời gian nào? Ở khu vực nào?
 ? Em biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay?
 - GV nhận xét – Đánh giá. 
3. Bài mới:
 a.Giới thiệu : Nước Âu Lạc .
 b.Tìm hiểu bài :
 *Hoạt động cá nhân 
 - GV phát PBTcho HS 
 - GV yêu cầu HS đọc SGK và làm bài tập sau: em hãy điền dấu x vào ô £ những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt.
 £ Sống cùng trên một địa bàn.
 £ Đều biết chế tạo đồ đồng.
 £ Đều biết rèn sắt.
 £ Đều trống lúa và chăn nuôi.
 £ Tục lệ có nhiều điểm giống nhau.
 - GV kết luận: cuộc sống của người Âu Việt và người Lạc Việt có những điểm tương đồng và họ sống hòa hợp với nhau.
 *Hoạt động cả lớp :
 - Cho HS xác định trên lược đồ hình 1 nơi đóng đô của nước Âu Lạc.
 ? “So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc”.
? Người Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống? (Về xây dựng, sản xuất, làm vũ khí? )
 - GV nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa (qua sơ đồ): nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên. Thành Cổ Loa là thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc.
 *Hoạt động nhóm :
 - GV yêu cầu HS đọc SGK , đoạn : “Từ năm 207 TCN  phương Bắc”. Sau đó, HS kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.
 ? Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại bị thất bại ?
 ? Vì sao năm 179 TCN nước Âu lạc lại rơi vào ách đô hộ của PK phương Bắc?
 - GV nhận xét và kết luận.
 4. Củng cố - Dặn dò:
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài :Nước ta dưới ách đô hộ của PKPB 
 - Nhận xét tiết học.
- HS hát 
- 2 HS trả lời 
- HS khác nhận xét, bổ sung 
- HS có nhiệm vụ điền 
- Cho 2 HS lên điền vào bảng phụ.
- HS khác nhận xét.
- HS xác định.
- Nước Văn Lang đóng đô ở Phong châu là vùng rừng núi, nước Âu Lạc đóng đô ở vùng đồng bằng.
- Xây thành cổ Loa, sử dụng rộng rãi lưỡi cày bằng đồng, biết rèn sắt, chế tạo nỏ thần.
- Cả lớp thảo luận và báo cáo kết quả so sánh.
- Các nhóm thảo luận và đại điện báo cáo kết quả.
- Vì người Âu Lạc đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm lại có tương chỉ huy giỏi, vũ khí tốt, thành luỹ kiên cố.
-Vì Triệu Đà dùng kế hoãn binhvà cho con trai là Trọng- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
TOÁN: GIÂY, THẾ KỈ
I. MỤC TIÊU: 
- Biết đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ.
- Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỉ với đơn vị năm. 
- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ
II. DÙNG DẠY HỌC: 
 - Một chiếc đồng hồ thật, loại có cả ba kim giờ, phút
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. KTBC: 
 - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 19.
 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Giới thiệu giây, thế kỉ: 
 * Giới thiệu giây:
 - HS quan sát đồng hồ thật, yêu cầu HS chỉ kim giờ và kim phút trên đồng hồ.
 ? Khoảng thời gian kim giờ đi từ một số nào đó (Ví dụ từ số 1) đến số liền ngay sau đó (ví dụ số 2) là bao nhiêu giờ?
 ? Khoảng thời gian kim phút đi từ 1 vạch đến vạch liền sau đó là bao nhiêu phút?
 ? Một giờ bằng bao nhiêu phút?
 - GV viết lên bảng: 1 phút = 60 giây.
 * Giới thiệu thế kỉ:
 - GV: Để tính những khoảng thời gian dài hàng trăm năm, người ta dùng đơn vị đo thời gian là thế kỉ, 1 thế kỉ dài 100 năm.
 - GV treo hình vẽ trục thời gian như SGK lên bảng và tiếp tục giới thiệu:
 + Trên trục thời gian, 100 năm hay 1 thế kỉ được biểu diễn là khoảng cách giữa hai vạch dài liền nhau.
 + Người ta tính mốc các thế kỉ như sau:
 ¬Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất.
 ¬Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ hai.
 ¬Từ năm 1900 đến năm 2000 là thế kỉ thứ hai mươi.
 - GV vừa giới thiệu vừa chỉ trên trục thời gian. Sau đó hỏi:
 ? Năm 1879 là ở thế kỉ nào?
 ? Năm 1945 là ở thế kỉ nào?
 ? Em sinh vào năm nào? Năm đó ở thế kỉ thứ bao nhiêu?
 ? Năm 2005 ở thế kỉ nào? Chúng ta đang sống ở thế kỉ thứ bao nhiêu? Thế kỉ này tính từ năm nào đến năm nào?
 - GV giới thiệu: Để ghi thế kỉ thứ mấy người ta thường dùng chữ số La Mã. Ví dụ thế kỉ thứ mười ghi là X, thế kỉ mười lăm ghi là XV.
 - GV yêu cầu HS ghi thế kỉ 19, 20, 21 Bằng chữ số La Mã.
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài, sau đó tự làm bài.
 - GV yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
 ? Em làm thế nào để biết 1/3 phút = 20 giây?
 ? Làm thế nào để tính được 1 phút 8 giây = 68 giây?
? Hãy nêu cách đổi ½ thế kỉ ra năm?
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2
 - GV hướng dẫn HS xác định vị trí tương đối của năm đó trên trục thời gian, sau đó xem năm đó rơi vào khoảng thời gian của thế kỉ nào và ghi vào VBT.
 4.Củng cố- Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- HS quan sát và chỉ theo yêu cầu.
- Là 1 giờ.
- Là 1 phút.
- 1 giờ bằng 60 phút.
- HS nghe giảng.
 - HS đọc: 1 phút = 60 giây.
- HS nghe và nhắc lại:
1 thế kỉ = 100 năm.
¬ HS theo dõi và nhắc lại.
 + Thế kỉ thứ mười chín.
+ Thế kỉ thứ hai mươi.
+ HS trả lời.
+ Thế kỉ hai mươi mốt. Tính từ năm 2001 đến năm 2100.
+ HS ghi ra nháp một số thế kỉ bằng chữ số La Mã.
+ HS viết: XIX, XX, XXI.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- Theo dõi và chữa bài.
- Vì 1 phút = 60 giây nên 1/3 phút = 60 giây: 3 = 20 giây.
- Vì 1 phút = 60 giây Nên 1 phút 8 giây = 60 giây + 8 giây = 68 giây.
- 1 thế kỉ = 100 năm, 
Vậy 1/2 thế kỉ = 100 năm: 2 = 50 năm.
 - HS làm bài.
SHL
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Đánh giá, nhận xét tình hình tuần học vừa qua.
- Đề ra kế hoạch tuần tới
II. Các hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Đánh giả hoạt động tuần qua
a. những việc đã làm được
- Gọi HS nêu
- GV nhận xét, tuyên dương
b. Những việc chưa làm được
- GV nhận xét, nhắc nhở
2. Đề ra phương hướng tuần tới:
- nề nếp, chuyên cần, học tập, vệ sinh
3. Sinh hoạt văn nghệ.
- HS nêu
- HS khác nhận xét
- HS nêu
- HS khác nhận xét
- HS thực hiện
Thứ bảy, ngày 18 tháng 9 năm 2010
HĐNGLL 
TRÒ CHƠI LUYỆN TRÍ THÔNG MINH
 I. Mục tiêu:
- Giúp HS nhanh nhẹn, nhanh trí.
- Có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
 II. Đồ dung:
- Các câu hỏi về toán, câu đố
II. Các hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định.
2. kiển tra baig cũ.
- Gọi HS lên bảng TLCH của bài trước.
- GV nhận xét, tuyên dương
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
* Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- GV đưa ra một số câu hỏi về toán và câu đố cho HS thi trả lời nhanh.
- GV nhận xét, tuyên dương. Tổng kết trò chơi
 * Sinh hoạt văn nghệ.
 4. củng cố, dặn dò.
` - nhận xét tiết học.
 - Dặn HS chuẩ bị bài sau.
- HS nêu
- HS khác nhận xét
 - HS thực hiện
 - Nhận xét
-----------------------@---------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_4_nam_hoc_2010_2011_tran_dinh_tuan.doc