Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Giáo viên: Văn Thị Thu Hiền - Trường Tiểu học số 2 Võ Ninh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Giáo viên: Văn Thị Thu Hiền - Trường Tiểu học số 2 Võ Ninh

TẬP ĐỌC: HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT

I.MỤC TIÊU:

- Biết đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien- lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. (Trả lời được câu hỏi 1,2,3,4 trong SGK; HS khá giỏi: Trả lời được câu hỏi 5SGK).

- Giáo dục cho học sinh ý thức ham học, ham hiểu biết.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Ảnh chân dung Ma-gien-lăng, bản đồ thế giới. Bảng phụ ghi sẵn đoạn 3 của bài.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 25 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 363Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Giáo viên: Văn Thị Thu Hiền - Trường Tiểu học số 2 Võ Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
˜&™
Thứ hai: Ngày soạn : 03 - 4 - 2010
 Ngày dạy : 05 - 4 - 2010
TẬP ĐỌC: HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I.MỤC TIÊU: 
- Biết đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien- lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. (Trả lời được câu hỏi 1,2,3,4 trong SGK; HS khá giỏi: Trả lời được câu hỏi 5SGK).
- Giáo dục cho học sinh ý thức ham học, ham hiểu biết.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Ảnh chân dung Ma-gien-lăng, bản đồ thế giới. Bảng phụ ghi sẵn đoạn 3 của bài.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV	
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Trăng ơitừ đâu đến? Và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét và ghi điểm cho HS.
2.Bài mới: Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát ảnh chân dung Ma-gien-lăng và giới thiệu bài.
HĐ1: Luyện đọc 
- GV viết bảng: Xê-vi-la, Ma-gien-lăng, ma-tan, ngày 20 tháng 9 năm 1519, ngày 8 tháng 9 năm 1552, 1083 ngày.
- Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài, GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS đọc chưa đúng.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, rõ ràng thể hiện cảm hứng ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm.
HĐ2: Tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi 1,2,3,4.
*HSKG: Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm?
+ Mỗi đoạn nói lên điều gì?
- Y/C HS thảo luận nhóm đôi và nêu nội dung chính của bài.
HĐ3: Đọc diễn cảm. 
- Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài; lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm bàn.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
HĐ4: Củng cốâ - Dặn dò:
- Muốn tìm hiểu khám phá thế giới chúng ta phải làm gì?
- GV liên hệ giáo dục cho HS.
- Dặn dò về nhà - GV nhận xét tiết học.
- 2 HS thực hiện, lớp theo dõi và nhận xét.
- HS quan sát tranh, ảnh.
- HS nối tiếp đọc.
- HS luyện đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc theo nhóm bàn.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS trao đổi, nối tiếp trả lời.
- HS trả lời.
- HS nối tiếp phát biểu.
- HS nêu ND, ý nghĩa của bài.
- 3 HS nối tiếp đọc, lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- Gọi 1 HS đọc, nhận xét.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- Mỗi nhóm 1 em lên thi đọc. Lớp nhận xét. 
- Học giỏi, ham học hỏi, ham hiểu biết, ham đọc sách khoa học, dũng cảm. Không ngại khó. 
+ HS lắng nghe và thực hiện.
TOÁN: T146: LUYỆN TẬP CHUNG
 I. MỤC TIÊU: 
- Thực hiện được các phép tính về PS (BT1).
- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích của hình bình hành (BT2).
- Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) và tỉ của hai số đó (BT3). HSKG làm thêm BT4,5.
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ. - GV chấm 5 vở; nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu theo mục tiêu bài học
HĐ1: Luyện tập
Bài1: - HS nêu yêu cầu.
- Y/C lớp làm bảng con, 2 HS lên bảng.
- Cả lớp cùng GV chữa bài.
*HSTB: Nêu lại cách thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia PS.
Bài2: - Gọi HS đọc đề bài.
- Y/C lớp làm bài vào vở, 1 em lên bảng.
- Cả lớp cùng GV chữa bài.
- Củng cố dạng toán tìm phân số của một số và tính diện tích hình bình hành.
Bài3: - Gọi HS đọc đề bài.
- Y/C HS làm bài vào vở, 1 em làm vào phiếu.
- Cả lớp cùng GV chữa bài.
*HSKG: Bài4,5: Y/C HS tự làm bài; GV chấm một số bài. 
HĐ2: Củng cốâ - Dặn dò:
+ Nêu cách tính diện tích HBH?
- Dặn dò về nhà - GV nhận xét tiết học.
- 5 em nộp vở.
- HS nghe.
- 1 em nêu.
- HS thực hiện.
- HS nêu.
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài.
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài.
- HS làm bài.
- HS nêu.
- HS nghe.
ÔN TOÁN: LUYỆN TẬP 
I.MỤC TIÊU: 
- Tiếp tục củng cố thực hiện được các phép tính về phân số.
- Rèn luyện kĩ năng tìm PS của một số và tính được diện tích HBH. Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- Giáo dục HS ý thức học tập tốt.
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ: + Hãy nêu các bước giải dạng toán: Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- Chấm một số vở bài tập của học sinh.
- Nhận xét và ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ1: Luyện tập:
- HD HS làm các bài ở VBT Toán (trang 75, 76).
- Chữa bài, củng cố kiến thức:
Bài 1: Lưu ý HS cách thực hiện cộng, trừ, nhân, chia phân số.
*HSTB: Nêu cách thực hiện phép tính.
Bài 2: Củng cố kĩ năng giải toán tìm S HBH , kết hợp tìm PS của một số.
Bài 3: - Củng cố cách tìm tuổi mẹ, tuổi con khi biết tổng và tỉ số của nó.
HĐ2: Chấm bài: 
- Chấm một số bài & HD chữa bài sai.
HĐ3: Củng cố dặn dò: 
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- Hai em thực hiện, lớp nhận xét, bổ sung.
- 3 em nộp vở.
- Học sinh nghe. 
- HS làm bài vào vở.
- Cả lớp làm vào vở, 3 em lên bảng làm.
- 1HS làm ở phiếu, chữa bài
- Cả lớp làm vào vở, 1 em làm ở phiếu
- Học sinh chữa một số bài. 
- Học sinh lắng nghe.
CHÍNH TẢ : (NHỚ- VIẾT) ĐƯỜNG ĐI SA PA
I.MỤC TIÊU: 
- Nhớ- viết đúng bài chính tả; biết trình bày đúng đoạn văn trích.
- Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ (BT2) HSKG làm thêm bài 3.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bảng phụ viết sẵn bài tập 2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - GV đọc cho HS viết: Trung thành, chung sức, phô trương. 
- Nhận xét bài viết của HS trên bảng.
2.Bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả 
a)Trao đổi về nội dung đoạn văn.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn.
+ Phong cảnh Sa Pa thay đổi như thế nào?
+ Vì sao Sa Pa được gọi là món quà diệu kì của thiên nhiên?
b) Hướng dẫn viết từ khó:
- Y/C HS tìm từ khó viết.
- GV HD HS viết các từ khó.
c) Viết chính tả.
- GV đọc cho HS viết bài.
HĐ2: Luyện tập
Bài2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài, lưu ý HS phân biệt d/gi.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
*HSKG: Bài3: - Y/C HS tự làm bài.
- GV chấm một số bài, nhận xét.
HĐ3: Củng cốâ - Dặn dò:
- Dặn dò về nhà - GV nhận xét tiết học.
- 3 HS lên bảng viết, lớp viết vào nháp rồi nhận xét trên bảng.
- HS nhắc lại tên bài.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Phong cảnh Sa Pa thay đổi theo từng giờ trong một ngày 
- Vì Sa Pa có phong cảnh đẹp và sự thay đổi mùa trong một ngày.
- HS tìm và nêu.
- HS viết bảng con: thoắt cái, lá vàng rơi, khoảnh khắc, mưa tuyết, hây hẩy, nồng nàn, hiếm quý, diệu kì.
- HS lắng nghe và viết bài.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- HS tự làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- HS thực hiện ở VBT. 
- Lớp lắng nghe và thực hiện.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TƯ Ø: DU LỊCH - THÁM HIỂM
I.MỤC TIÊU: 
- Biết một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm (BT1,2); bước đầu biết vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm để viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm.
- Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Giấy khổ to và bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: + Tại sao cần phải giữ phép lịch sự khi bày tỏ, yêu cầu, đề nghị? 
+ Muốn cho lời yêu cầu, đề nghị được lịch sự ta phải làm như thế nào? 
+ Có thể dùng kiểu câu nào để yêu cầu, đề nghị?
- GV nhận xét và ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài1: - Tổ chức cho HS làm việc trong nhóm.
- Gọi đại diện 1 nhóm lên dán phiếu lên bảng, cả lớp theo dõi, nhận xét bổ sung, các nhóm còn lại đọc cho cả lớp nghe và sửa chữa.
- Gọi HS đọc lại các từ vừa tìm được.
Bài 2: - Tổ chức cho HS thi tìm từ tiếp sức theo tổ.
- Nhận xét, tổng kết nhóm tìm được nhiều từ, từ đúng có nội dung.
+ Gọi HS đọc lại các từ vừa tìm được.
Bài3: - GV HD HS: Các em tự chọn nội dung mình viết hoặc về du lịch, hoặc về thám hiểm hiểm để viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm.
- Yêu cầu HS viết bài, 1 HS viết vào giấy khổ to dán lên bảng.
- GV chữa bài cho HS về cách dùng từ, đặt câu. 
- Gọi HS đọc đoạn văn của mình.
HĐ2: Củng cốâ - Dặn dò:
- Dặn dò về nhà - GV nhận xét tiết học.
- 3 HS trả lời, lớp theo dõi và nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS làm theo nhóm, hoàn thành yêu cầu bài tập. 
- 1 nhóm lên dán phiếu lên bảng, lớp theo dõi và nhận xét.
- HS đọc lại các từ trên bảng.
- HS thi tiếp sức tìm từ.
- 3 HS nối tiếp n ... ệu trực tiếp. 
HĐ1: Luyện tập:
*PHỤ ĐẠO: Luyện đọc
- Y/C HS nêu tên các bài tập đọc từ tuần 29 đến 30 và luyện đọc theo nhóm.
- Gọi HS đọc cá nhân một số bài, giáo viên kết hợp hỏi một số câu hỏi để các em nắm nội dung của bài.
- Nhận xét và ghi điểm cho cá nhân (Lưu ý đối tượng HS đọc chậm).
*BỒI DƯỠNG: 
Luyện đọc: 
- Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm các bài tập đọc đã học từ tuần 29 -30.
+ Nêu giọng đọc diễn cảm cho từng bài?
Cảm thụ: 
 1, Tả cảnh đẹp ở Sa Pa, nhà văn Nguyễn Văn Hách đã viết: Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
 (Đường đi Sa Pa- TV 4- T2)
Em có nhận xét gì về cách dùng từ đoạn văn trên?
Nêu tác dụng của cách dùng từ đó?
HĐ2: Chấm bài: 
- Giáo viên chấm một số bài và nhận xét.
HĐ3: Củng cố - Dặn dò: 
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- Hai em đọc bài và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS nêu tên các bài tập đọc và luyện đọc theo nhóm 2.
- Học sinh đọc và trả lời các câu hỏi mà giáo viên nêu.
- Học sinh hoạt động theo nhóm 2.
- Học sinh làm bài vào vở và trao đổi nhóm đôi với bạn để tìm ý trả lời đúng 
+ Dùng 3 lần từ ngữ Thoắt cái ở đầu câu.
+ Lặp lại từ Thoắt cái gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng, nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh chóng về thời gian, đến mức gây bất ngờ; làm nổi bật vẻ đẹp nên thơ của sự biến đổi về cảnh sắc thiên nhiên ở Sa Pa.
- Nhận xét bài của bạn và chữa lỗi.
- Học sinh ghi nhớ.
BD - PHỤ ĐẠO TIẾNG VIỆT: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I.MỤC TIÊU: 
- Củng cố cho học sinh một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm.
-Vận dụng vốn từ đã học làm một số bài tập có liên quan.
- Giáo dục cho các em có ý thức học tập tốt.
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định lớp:
2.Bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. 
HĐ1: Hướng dẫn luyện tập:
*PHỤ ĐẠO: 
Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước các từ ngữ chỉ địa điểm thường đến tham quan du lịch
a. thắng cảnh b. bệnh viện
c. kì quan d. di tích lịch sử
đ. Lăng tẩm e. bảo tàng
g. ao hồ h. đình chùa cổ
Bài 2: Viết đoạn văn nói về hoạt động du lịch hay thám hiểm, trong đó có sử dụng các từ ngữ có liên quan đến du lịch hay thám hiểm.
*BỒI DƯỠNG:
Bài 1: Cho các từ sau: du lịch, du học, du kích, du canh, du cư, du khách, du kí, du ngoạn, du mục, du xuân.
 Xếp các từ thành 2 nhóm: 
a. Các từ trong đó có tiếng du có nghĩa là “đi chơi”.
b. Các từ có tiếng du có nghĩa là “không cố định”.
Bài 2: - Hiểu nghĩa từ Di tích lịch sử, khám phá và đặt câu với từ đó.
HĐ2: Chấm bài: 
 Chấm một số bài; Hướng dẫn hocï sinh chữa bài sai.
HĐ3: Củng cố - Dặn dò: 
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc đề và làm bài vào vở. 
- Chữa bài, củng cố thêm vốn từ.
- Học sinh làm bài vào vở, 1 HS làm ở phiếu; chữa bài.
- Học sinh hiểu nghĩa các từ và sắp xếp hợp lí.
- Lưu ý nghĩa từ và kĩ năng đặt câu.
- Học sinh nhận xét và chữa bài.
- Học sinh ghi nhớ.
------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu: Ngày soạn : 07 - 4 - 2010
 Ngày dạy : 09 - 4 - 2010
TẬP LÀM VĂN: ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I.MỤC TIÊU:
 - Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong tờ giấy in sẵn: Phiếu khai báo tạm trú tạm vắng (BT1); Hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm
vắng (BT2).
- Giáo dục HS ý thức học tập tốt. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: 
 - Gọi 2 em đọc đoạn văn miêu tả hình dáng con vật, đọc đoạn văn miêu tả hoạt động con vật. 
- Nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài1: - Gọi HS đọc Y/C và nội dung phiếu. 
- GV phát phiếu tạm trú, tạm vắng cho HS để thực hiện. 
- GV giải thích các từ ghi tắt.
- Hai mẹ con đến chơi nhà ai? Họ tên chủ hộ? Địa chỉ ở đâu?
+ Nơi xin tạm trú?
+ Lí do hai mẹ con đến?
+ Thời gian xin ở lại bao lâu?
- GV theo dõi nhận xét. 
Bài2: - Yêu cầu HS thảo luận đi đến thống nhất trả lời câu hỏi.
- GV kếât luận
HĐ2: Củng cốâ - Dặn dò:
- Dặn dò về nhà - GV nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc; Lớp theo dõi và nhận xét.
- HS lắng nghe
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS lắng nghe.
- Trả lời theo yêu cầu.Lớp theo dõi bổ sung.
- HS trao đổi câu hỏi, thảo luận. 
- Nối tiếp trình bày ý kiến.
- HS đọc lại kết luận.
- Lắng nghe và thưc hiện.
ÔN TIẾNG VIỆT: TẬP LÀM VĂN 
I.MỤC TIÊU: 
- HS biết cách quan sát một con vật để chọn lọc các chi tiết nổi bật về ngoại hình, hoạt động và tìm từ ngữ để miêu tả con vật đó.
- Vận dụng quan sát và miêu tả đặc điểm ngoại hình và hoạt động thường xuyên của con vật em yêu thích.
- Giáo dục HS yêu quý con vật nuôi.
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định lớp:
2.Bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. 
HĐ1: Luyện tập: 
Bài 1: Đọc đoạn tả con sóc và điền vào chỗ trống trong bảng dưới đây:
 Chú sóc có bộ lông khá đẹp: lưng xám thẫm nhưng bụng lại đỏ hung, chóp đuôi cũng đỏ. Đó là loại sóc bụng đỏ. Chú sóc béo múp, lông nhẵn mượt, đuôi xù như cái chổi phất trần và hai mắt tinh nhanh. Con vật không đứng yên một chỗ lúc nào, thoẳt trèo, thoắt nhảy, lắm lúc chỉ nhìn thấy cái đuôi phất phất. Chú sóc bụng đỏ khá dạn người. Có lúc, chú ở trên cây, hai mắt đen láy nhìn chúng tôi, mấy sợi ria mép mấp máy, hóm hỉnh.
 Các bộ phận Từ ngữ miêu tả
Hình dáng ..
Bộ lông ..
Cái đuôi .. 
Hai mắt 
Bài2: Quan sát và miêu tả đặc điểm ngoại hình và hoạt động thường xuyên của con vật em yêu thích
HĐ2: Chấm bài: Chấm một số bài hướng dẫn chữa bài sai.
HĐ3: Củng cố - Dặn dò: 
- Dặn dò về nhà - Nhận xét giờ học.
- Học sinh nghe. 
- HS làm bài vào vở-1 em làm ở phiếu.
- Nhận xét và chữa bài.
- Cả lớp làm vào vở, 2 em làm ở phiếu.
- HS đọc bài của mình - nhận xét.
- Học sinh chữa một số bài. 
- Học sinh lắng nghe.
TOÁN: T150 : THỰC HÀNH
 I. MỤC TIÊU: 
- Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng (BT1); HSKG làm thêm BT2. HS có thể đo độ dài đoạn thẳng bằng thước dây, bước chân.
- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 – Thước cuộn, cọc tiêu.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ.
- GV hỏi lại cách tìm độ dài thực tế.
- GV nhận xét phần bài cũ.
2.Bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ1: Thực hành tại lớp.
- GV hướng dẫn HS cách đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất như SGK.
HĐ2: Thực hành ngoài lớp.
Bài1:
- GV chia lớp thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
- Y/C HS thực hành; báo cáo kết quả.
*HSKG: Bài2:
- Y/C HS tập ước lượng độ dài: Mỗi em bước 10 bước và tập ước lượng sau đó dùng thước kiểm tra lại.
HĐ3: Củng cốâ - Dặn dò:
- Dặn dò về nhà - GV nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời.
- HS nghe.
- HS quan sát và ghi nhớ.
- HS thực hành theo nhóm.
- HS ước lượng.
- Học sinh ghi nhớ.
SINH HOẠT: SINH HOẠT ĐỘI
 I.MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được ưu khuyết điểm của cá nhân và của chi đội trong tuần vừa qua.
- Nắm được kế hoạch hoạt động trong thời gian tới.
- Giáo dục cho các em có ý thức tự giác và trách nhiệm cao trong các hoạt động của chi đội.
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức: - Tổ chức cho các em ôn lại các bài múa hát của Đội.
2.Sinh hoạt: 
HĐ1: Đánh giá hoạt động trong tuần qua:
- Giáo viên yêu cầu phân đội trưởng nhận xét và xếp loại thi đua cho các thành viên trong phân đội.
- Yêu cầu chi đội trưởng đánh giá, nhận xét và và xếp loại thi đua cho các phân đội.
-Yêu cầu cá nhân học sinh phát biểu ý kiến
- Giáo viên nhận xét chung về các mặt:
 + Học tập: Duy trì nền nếp học bài và làm bài. Nhiều em đạt kết quả tốt trong học tập: Hồng Thắm, Trâm Anh, Kiều Trinh Một số em có tiến bộ: Thái, Việt Băc, Hợp Phi.
 Song có một số em chưa thật chịu khó trong học tập cũng như trong việc rèn chữ viết.
 + Nề nếp: Thực hiện tốt các hoạt động của chi đội, liên đội đề ra. 
 + Lao động: Thực hiện tốt theo kế hoạch. VSPQ trường lớp sạch sẽ. Chăm sóc hoa khá tốt. Tổ 3 trực nhật tốt.
HĐ2: Kế hoạch hoạt động tuần sau:
- Thực hiện có hiệu quả các hoạt động do chi đội, liên đội và nhà trường đề ra.
- Khắc phục những tồn tại và phát huy những ưu điểm đã đạt được trong tuần.
- Tiếp tục các khoản thu nộp theo quy định.
3.Củng cố:
- Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
- Học sinh thực hiện.
- Phân đội trưởng thực hiện.
- Chi đội trưởng nhận xét chung và xếp loại thi đua cho các phân đội.
- Học sinh nêu ý kiến của mình.
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh ghi nhớ.
-------------------------------------------------*****--------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 chuan moi.doc