A.Bài cũ:
- GV nêu yêu cầu kiểm tra.
? Cậu bé đã có những cử chỉ, lời nói ntn ?
? Nêu ý nghĩa của truyện ?
- 2HS đọc lại truyện “Người ăn xin”, lớp nhận xét.
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài GV nêu nội dung, yêu cầu của bài học
2.HD luyện đọc - tìm hiểu bài
a.Luyện đọc
- GV đọc mẫu, chia đoạn; HD đọc từng đoạn, đọc toàn bài
- GV kết hợp sửa lỗi đọc; HD đọc từ khó, hiểu nghĩa từ
- 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn (3 lượt), lớp nhận xét.
- HS luyện đọc từ khó
- HS luyện đọc theo cặp
- 2HS đọc toàn bài
TUẦN 4: Thứ hai, ngày 05 tháng 09 năm 2011 Tập đọc: MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC I.Mục tiêu: - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài; biết đọc diễn cảm với giọng kể thong thả, rõ ràng; đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành. - Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện : ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa II.Đồ dùng D-H: Hình minh hoạ ở SGK III.Các HĐ dạy học: A.Bài cũ: - GV nêu yêu cầu kiểm tra. ? Cậu bé đã có những cử chỉ, lời nói ntn ? ? Nêu ý nghĩa của truyện ? - 2HS đọc lại truyện “Người ăn xin”, lớp nhận xét. B.Bài mới 1.Giới thiệu bài GV nêu nội dung, yêu cầu của bài học 2.HD luyện đọc - tìm hiểu bài a.Luyện đọc - GV đọc mẫu, chia đoạn; HD đọc từng đoạn, đọc toàn bài - GV kết hợp sửa lỗi đọc; HD đọc từ khó, hiểu nghĩa từ - 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn (3 lượt), lớp nhận xét. - HS luyện đọc từ khó - HS luyện đọc theo cặp - 2HS đọc toàn bài b.Tìm hiểu bài ? Tô Hiến Thành làm quan thời nào ? ? Mọi người đánh giá ông là người ntn ? ? Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của ông thể hiện ở việc làm nào ? ? Ý của đoạn này là gì ? * HS đọc đoạn 1 - Không nhận đút lót để làm sai di chiếu mà cứ theo di chiếu mà lập. - Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua. ? Khi Tô Hiến Thành bị ốm nặng, ai đã chăm sóc ông ? ? Còn Giám nghị đại phu Trần Trung Tá thì sao ? ? Nội dung của đoạn này là gì ? * HS đọc đoạn 2 - Vũ Tán Đường - Do bận việc nên không đến thăm ông được - Tô Hiến Thành lâm bệnh có Vũ Tán Đường hầu hạ ngày đêm ? Đỗ Thái hậu hỏi ông điều gì ? ? Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông ? ? Vì sao Thái hậu ngạc nhiên ? ? Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông thể hiện như thế nào ? ? Vì sao nhân dân ta ca ngợi những người chính trực như ông ? ? ý của đoạn này là gì ? ? Nêu ý nghĩa của truyện ? * HS đọc đoạn 3 - Ai sẽ thay ông làm quan khi ông mất - Tô Hiến Thành đã tiến cử Trần Trung Tá - Cử người tài ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ ông. - Vì ông là người đã đặt lợi ích của nhân dân, của đất nước lên trên hết - Tô Hiến Thành cử người tài giỏi ra giúp nước * 1HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm - Ca ngợi sự chính trực, vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành c.Đọc diễn cảm: * GV nhận xét, hd tìm giọng đọc phù hợp với câu truyện. - GV giới thiệu đoạn luyện đọc diễn cảm (từ “Một hôm ... Trần Trung Tá”), hd đọc diễn cảm. * GV tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét, biểu dương. - 3 hs nối tiếp nhau đọc, lớp nhận xét. - HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. - HS thi đọc diễn cảm, lớp nhận xét. 3.Củng cố: - GV chốt nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. Toán : SO SÁNH VÀ SẮP XẾP THỨ TỰ SỐ TỰ NHIÊN I.Mục tiêu: Giúp HS: Hệ thống 1 số hiểu biết ban đầu về: Cách so sánh 2 số tự nhiên. Đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên. II.Các HĐ dạy học: A.Bài cũ: - GV nêu yêu cầu kiểm tra. Viết 3 số có 4 chữ số từ các chữ số sau: 0; 3; 5; 9. ? Để viết STN người ta dùng những chữ số nào để viết số ? ? Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào điều gì ? - GV nhận xét, nêu cách viết đúng. - 1 hs lên bảng viết, lớp viết vào vở nháp. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: GV nêu nội dung , yêu cầu của bài học 2.HD tìm hiểu bài: * GV yêu cầu hs so sánh các cặp số sau: 89 và 102; 256 và 199; 4989 và 4989 - GV nhận xét, nêu kết quả đúng. ? Hãy tìm 2 số TN mà không thể xác định được số bé, số lớn ? - GV: chúng ta luôn xác định được số bé hơn, số lớn hơn. * GV yêu cầu hs nêu cách so sánh các cặp số đã cho. ? Khi so sánh 2 số 89 và 102 ta dựa vào điều gì ? ? Khi so sánh 2 số 256 và 199 ta dựa vào điều gì ? ? Khi so sánh 2 số 4989 và 4989 ta dựa vào điều gì ? * GV vẽ tia số, hd so sánh trên trên tia số. ? Trong dãy số TN, số đứng trước bé hơn hay lớn hơn số đứng sau ? - GV nêu kết luận chung. - HS so sánh, nêu kết quả. - dựa vào số chữ số của mỗi số. Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn. - so sánh theo từng hàng, từ hàng cao xuống hàng thấp. .. - so sánh 2 số có số chữ số bằng nhau thì bằng nhau. - HS quan sát, so sánh trên tia số, nêu kết quả. 3.Luyện tập: Bài 1: - GV yêu cầu hs nêu lại cách so sánh STN. - GV nhận xét, nêu kết quả đúng. - HS nêu yêu cầu của bài - 2 HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở. - HS nêu kết quả, nhận xét bài làm ở bảng. Bài 2: - GV ghi bảng yêu cầu của bài, gạch dưới yêu cầu trọng tâm của bài. - GV nhận xét, nêu kết quả đúng. - HS đọc đề bài. - HS làm bài vào vở, 3 hs làm bài vào phiếu. - HS trình bày phiếu, lớp nhận xét. Bài 3: ? Yêu cầu của bài là gì ? - GV thu vở chấm, nhận xét, hd chữa bài - HS đọc thầm đề bài. - HS tự làm vào vở. - HS đọc số TN theo thứ tự từ bé đến lớn. 3.Củng cố: - GV chốt nội dung bài học - Nhận xét tiết học Kể chuyện: MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH I.Mục đích,yêu cầu: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS trả lời được các câu hỏi về nội dung của câu chuyện, kể lại được một cách đầy đủ, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. - Hiểu được ý nghĩa của truyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu chứ không chịu khuất phục cường quyền. II.Đồ dùng D-H: Tranh minh hoạ truyện ở SGK III.Các HĐ dạy học: A.Bài cũ: B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu, nội dung của tiết học 2.HD Kể chuyện a.GV kể * GV kể toàn bộ câu chuyện (lần 1), nêu chú giải. - GV treo tranh, kể lần 2. * GV yêu cầu hs đọc các yêu cầu ở SGK. - GV gợi ý, hd tìm hiểu các câu hỏi. - GV chia nhóm, hd hoàn thiện các câu hỏi theo gợi ý. - HS nghe GV kể. - HS nghe kết hợp xem tranh. - HS nối tiếp nhau đọc các câu hỏi gợi ý ở SGK. - HS trao đổi nhóm, hoàn thiện các câu hỏi. b.HD kể chuyện B1:Kể theo nhóm - GV nêu một số lưu ý khi kể chuyện. - GV chia nhóm, hd kể theo nhóm. - GV quan sát, hd chung. - HS kể chuyện theo nhóm (4), cùng trao đổi để nêu ý nghĩa của câu chuyện. B2: Kể trước lớp - GV nêu một số yêu cầu khi kể trước lớp. - GV gợi ý, hd trao đổi, nhận xét lời kể của bạn. - GV nhận xét, biểu dương. - HS thi kể trước lớp. - Lớp nhận xét, cùng trao đổi với bạn kể về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. 4.Củng cố: ? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? - GV chốt nội dung bài học - Nhận xét tiết học Đạo đức: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết 2) I.Mục tiêu: - HS nhận thức được: mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua. - Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và tìm cách vượt qua, biết quan tâm chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn. - Biết quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt qua khó khăn II.Đồ dùng D-H: III.Các HĐ dạy học: A.Bài cũ: B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: GV nêu nội dung, yêu cầu của bài học. 2.HD luyện tập HĐ1: Giải quyết tình huống (BT2/SGK) * GV yêu cầu hs đọc nội dung bài tập ở SGK. - GV gợi ý, hd tìm hiểu các tình huống. - GV chia nhóm,hd thảo luận nhóm (5) * GV yêu cầu các nhóm trình bày. - GV nhận xét, nêu cách giải quyết đúng. - HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài tập ở SGK. - HS thảo luận nhóm, nêu cách giải quyết tình huống. - Các nhóm trình bày ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung. HĐ2: Liên hệ bản thân những khó khăn và cách khắc phục (BT3,4/SGK) * GV yêu cầu đọc nội dung bài tập ở sgk - GV chia nhóm, hd trao đổi cặp đôi. * GV yêu cầu hs trình bày ý kiến. - GV hd nhận xét, góp ý cho bạn. - GV nhận xét, biểu dương hs có cách khắc phục khó khăn. - GV liên hệ thực tế chung. - HS đọc yêu cầu, nội dung của bài tập. - HS trao đổi cặp đôi: nêu khó khăn của bản thân và cách khắc phục khó khăn của bản thân (hoặc của bạn) - HS trình bày khó khăn trước lớp, lớp góp ý cho bạn 3.Củng cố - GV chốt nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. Lịch sử: NƯỚC ÂU LẠC I.Mục tiêu: HS biết : - Nước Âu Lạc là sự nối tiếp của nước Văn Lang. - Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên vua, kinh đô. - Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc. - Nguyên nhân thắng lợi và thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà II.Đồ dùng D-H: Lược đồ Bắc và Trung Bộ; Hình ở SGK; Phiếu HT III.Các HĐ dạy học: A.Bài cũ: - GV nêu yêu cầu kiểm tra. ? Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào ? ở đâu ? ? Xã hội Văn Lang có những từng lớp nào? B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: GV nêu nội dung, yêu cầu của bài học. 2.HD tìm hiểu bài: HĐ1: Sự ra đời của nước Âu Lạc * GV yêu cầu hs đọc phần 1 - SGK - GV hd quan sát hình ở SGK. - GV chia nhóm, phát phiếu, hd thảo luận nhóm. * GV yêu cầu hs trình bày kết quả. - GV nhận xét, nêu ý kiến đúng. - GV chốt nội dung chính, yêu cầu hs nhắc lại. - HS đọc từ đầu đến “Hà Nội ngày nay” và quan sát hình 1,2 ở SGK. - HS thảo luận nhóm: Nêu sự ra đời, tên vua, kinh đô của nước Âu Lạc và cuộc sống của người dân Âu Lạc. - Các nhóm trình bày ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung. - HS nối tiếp nhau nhắc lại. HĐ2: Nguyên nhân thắng lợi và thất bại của nước Âu Lạc * GV yêu cầu hs đọc phần còn lại ở SGK. - GV chia nhóm, phát phiếu, hd thảo luận nhóm. * GV yêu cầu các nhóm trình bày. - GV nhận xét, nêu ý kiến đúng. - GV nêu kết luận chung, yêu cầu hs nhắc lại. - HS đọc phần còn lại ở SGK. - HS thảo luận nhóm: Nêu nguyên nhân thắng lợi và thất bại của nước Âu Lạc. - Các nhóm trình bày kết quả, lớp nhận xét, bổ sung. - HS nối tiếp nhau nhắc lại. 3.Củng cố: - GV treo lược đồ, nêu yêu cầu. - GV chốt nội dung bài học. - Nhận xét tiết học - 2HS khá lên bảng dựa vào lược đồ trình bày tóm tắt về nước Âu Lạc. - HS đọc phần ghi nhớ ở SGK. Thứ ba, ngày 06 tháng 09 năm 2011 Toán: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: Giúp HS - Củng cố về viết và so sánh số tự nhiên. - Bước đầu làm quen với bài tập dạng x < 5 ; 68 < x < 92 (với x là số tự nhiên) II.Các HĐ dạy học: A.Bài cũ - GV nêu yêu cầu kiểm tra, nêu bài toán – ghi bảng. BT: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm 32456 ... 3456 43567 ... 44234 234567 ... 234567 - GV nhận xét, nêu kết quả đúng. ? Có mấy trường hợp so sánh số tự nhiên ? - 3HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở nháp - HS nêu kết quả, nhận xét bài ở bảng B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: GV nêu nội dung, yêu cầu của bài học. 2.HD luyện tập: Bài 1: - GV nêu lại yêu cầu, hd làm bài. - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS tự làm vào vở, 2 hs làm bài ở bảng. - HS nêu kết quả, nhận ... luyện đọc diễn cảm – học thuộc lòng theo cặp. - HS thi đọc diễn cảm – học thuộc lòng trước lớp, lớp nhận xét. 3.Củng cố: - GV chốt nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. Toán: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG I.Mục tiêu: Giúp HS - Nhận biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam; quan hệ giữa đề-ca-gam , héc-tô-gam và gam. - Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối qua hệ của các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng. II.Các HĐ dạy học: A.Bài cũ: ? Nêu các đơn vị đo khối lượng đã học từ lớn đến bé ? - GV nêu ví dụ, yêu cầu HS thực hiện Viết vào chỗ chấm: 2 tấn 5 tạ = ... tạ 4 yến 5 kg = ... kg - GV nhận xét, nêu kết quả đúng, củng cố lại các đơn vị đo kkối lượng đã học - HS nêu, lớp nhận xét (tấn - tạ - yến - kg) - 1HS làm ở bảng, lớp làm vào vở - HS nhận xét bài ở bảng B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: GV nêu nội dung, yêu cầu của bài học. 2.HD tìm hiểu bài: * GV yêu cầu hs đếm thêm : + 1g, bắt đầu từ 1g đến 10g. - GV nêu: 10g = 1dag + 1dag, bắt đầu từ 1dag đến 10dag - GV nêu: 10dag = 1 hg * GV hd đổi đơn vị đo: * GV hệ thống các đơn vị đo, yêu cầu hs đọc ( từ bé đến lớn ) - GV ghi bảng – hệ thống đơn vị đo. ? Hai đơn vị đo lhối lượng liền kề nhau thì hơn ( kém ) nhau bao nhiêu lần ? - GV hệ thống kiến thức bảng đơn vị đo khối lượng và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng - HS đếm thêm theo yêu cầu. - HS đổi đơn vị đo. 2dag = ... g; 40g = ... Dag. 5hg = ... dag; 30dag = ... hg. - HS nêu các đơn vị đo khối lượng đã học từ bé đến lớn. - HS đọc bảng đơn vị đo khối lượng. 3.HD luyện tập: Bài 1: - GV nêu lại yêu cầu, hd làm bài. - GV nhận xét, nêu kết quả đúng. - HS nêu yêu cầu của bài. - 2 HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở. - HS đổi vở, nêu kết quả, nhận xét bài làm ở bảng. Bài 2: - GV ghi bảng phép tính, hd cách tính, viết tên đơn vị đo. - GV nhận xét, nêu kết quả đúng. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở, 2 hs làm ở bảng. - HS nêu kết quả, nhận xét bài làm ở bảng. Bài 3: - GV ghi bảng, hd cách làm. - GV nhận xét, nêu kết quả đúng. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS nêu cách so sánh (đổi về cùng đơn vị đo) - HS tự làm vào vở, 2 hs lên bảng chữa bài. Bài 4: - GV gợi ý, hd tóm tắt, hd giải. - GV chấm, hd chữa bài. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS tự làm vào vở. - 1 HS lên bảng chữa bài. 4.Củng cố: - GV chốt nội dung bài học. - Nhận xét, tiết học. Khoa học: TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT I.Mục tiêu: HS có thể: - Giải thích lí do cần ăn phối hợp đạm thực vật và đạm động vật. - Nêu lợi ích của việc ăn cá. II.Đồ dùng D-H: Hình ở SGK; Phiếu học tập III.Các HĐ dạy học: A.Bài cũ: ? Tại sao lại cần phải thường xuyên thay đổi món ăn ? ? Kể tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn hạn chế, ăn theo nhu cầu ? B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: GV nêu nội dung, yêu cầu của bài học. 2.HD tìm hiểu bài: HĐ1: Tập phân loại thức ăn * GV yêu cầu hs quan sát hình ở SGK. - GV chia nhóm, hd hs chơi trò chơi. * GV tổ chức cho hs chơi thi đua giữa các nhóm. - GV tổng kết trò chơi, chốt nội dung chính. ? Những thức ăn nào có nguồn gốc từ thực vật ? ? Những thức ăn nào có nguồn gốc từ động vật ? - HS quan sát hình ở SGK. - HS chia nhóm, chuẩn bị trò chơi. - Các thành viên của mỗi nhóm thay nhau lên viết các món ăn chứa nhiều chất đạm HĐ2: Vai trò và nguồn gốc của chất bột đường ? Em thường xuyên ăn những món ăn nào ? * GV chia nhóm, phát phiếu, hd thảo luận nhóm. * GV yêu cầu các nhóm trình bày. - GV gợi ý, hd nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, nêu kết quả đúng. ? Tại sao chúng ta nên ăn nhiều cá ? - GV nêu kết luận chung. - HS thảo luận nhóm: kể tên các món ăn chứa đạm động vật, đạm thực vật, cả đạm động vật và thực vật; giải thích tại sao cần ăn phối hợp cả đạm thực vật và đạm động vật. - Các nhóm trình bày ý kiến. - Lớp nhận xét, bổ sung. - HS nối tiếp nhau đọc mục “Bạn cần biết” 3.Củng cố: ? Em thích nhất là ăn món ăn nào ? Tại sao ? ? Tại sao cần ăn phối hợp đạm thực vật và đạm động vật ? - GV chốt nội dung chính – liên hệ thực tế. - Nhận xét tiết học. Kỉ thuật: KHÂU THƯỜNG (Tiết 2) I.Mục tiêu: HS thực hành khâu ghép 2 mảnh vải bằng mũi khâu thường, qua đó giúp hs rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống. II.Đồ dùng D-H: Mẫu khâu sẵn; 2 mảnh vải, kim, chỉ, kéo. III.Các HĐ dạy học: A.Bài cũ: - GV nêu yêu cầu kiểm tra. ? Nêu quy trình thực hiện khâu thường ? ? Mũi khâu thường được sử dụng vào thực tế như thế nào ? B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: GV nêu nội dung, yêu cầu của bài học. 2.HD thực hành: - GV giới thiệu mẫu, hd quan sát. - GV yêu cầu hs đọc lại hd thực hiện quy trình khâu thường ở SGK. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs. - GV nêu một số lưu ý khi thực hành. - GV quan sát, hd chung. - HS quan sát mẫu. - HS đọc lại hd ở SGK. - HS trình bày vật liệu, dụng cụ khâu. - HS thực hành khâu theo nhóm (4) 3.Tổng kết: - GV yêu cầu hs trình bày sản phẩm theo nhóm. - GV nêu một số tiêu chuẩn đánh giá, hd đánh giá. - GV lựa chọn 1 số sản phẩm, hd nhận xét, đánh chung. - GV nhận xét chung, biểu dương. - Nhận xét tiết học. - HS trình bày sản phẩm theo nhóm. - HS tự nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhau. - HS nêu ý kiến nhận xét, đánh giá chung. Thể dục: BÀI 8 I.Mục tiêu: - Củng cố và nâng cao kỉ thuật về đội hình, đội ngũ cho HS. - Trò chơi “Bỏ khăn”. II.Đồ dùng D-H: III.Các HĐ dạy học: A.Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung bài học. - GV tổ chức, hd hs khởi động. - HS tập hợp 4 hàng ngang, lớp trưởng báo cáo, giao lớp. - HS khởi động tại chỗ và chạy nhẹ 1 vòng quanh sân. B.Phần cơ bản: 1.Ôn đội hình, đội ngũ: * GV nêu lại các nội dung ôn luyện - GV tổ chức, hd hs ôn lần lượt từng nội dung. - GV quan sát, hd chung. * GV chia nhóm, hd luyện tập theo nhóm. - GV quan sát, hd chung. * GV tập hợp lớp, nêu yêu cầu. - GV tổ chức cho các nhóm trình diễn - GV nhận xét, biểu dương. - 6 HS lên thực hiện mẫu, lớp quan sát. - HS ôn luyện cả lớp – lớp trưởng điều hành. - HS luyện tập theo nhóm – tổ trưởng và các thành viên thay nhau điều hành. - HS tập hợp theo tổ. - Các tổ lần lượt lên trình diễn. 2.Trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau” - GV tập hợp lớp, nêu trò chơi, cách chơi, luật chơi. - GV tổ chức cho hs chơi thử. - GV tổ chức cho hs chơi thi đua. - GV tập hợp lớp, nhận xét trò chơi. - HS tập hợp theo đội hình vòng tròn. - HS chơi thử, lớp quan sát. - HS chơi thi đua cả lớp. C.Phần kết thúc: - GV tập hợp lớp theo đội hình 4 hàng ngang. - Nhận xét tiết học Thứ sáu, ngày 09 tháng 09 năm 2011 Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN I.Mục tiêu: Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện. II.Đồ dùng D-H: Vở bài tập, Phiếu học tập III.Các HĐ dạy học: A.Bài cũ: - GV nêu yêu cầu kiểm tra. ? Cốt truyện là gì ? ? Cốt truyện thường có mấy phần ? - GV yêu cầu hs kể lại truyện “Cây khế” - 1 HS kể lại truyện. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: GV nêu nội dung, yêu cầu của bài học. 2.HD luyện tập: a.HD tìm hiểu đề bài: * GV ghi đề bài, yêu cầu hs đọc. ? Đề bài yêu cầu em làm gì ? ? Trong câu chuyện có những nhân vật nào? - GV gạch dưới từ ngữ trọng tâp của đề. * GV yêu cầu hs đọc các gợi ý. ? Gợi ý (1) cho em biết những gì ? (Kể theo cách nào ?) ? Vậy em phải kể như thế nào ? ? Gợi ý (2) cho phép em kể chuyện như thế nào ? ? Vậy em sẽ kể như thế nào ? - GV nêu một số lưu ý khi kể. - HS nối tiếp nhau đọc đề bài. - Tưởng tượng và kể lại 1 câu chuyện. - Bà mẹ (bị ốm), người con, bà tiên. - HS nối tiếp nhau đọc gợi ý ở SGK b.Kể chuyện * GV chia nhóm, hd kể theo nhóm. - GV quan sát, hd chung. - HS kể chuyện theo nhóm (4), trong nhóm cùng trao đổi, bổ sung cho nhau. * GV nêu lại một số yêu cầu trước khi kể - GV gợi ý, hd nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, biểu dương. - HS thi kể trước lớp, lớp bổ sung. 4.Củng cố: - GV chốt nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. Toán: GIÂY – THẾ KỈ I.Mục tiêu: Giúp HS : - Làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ. - Biết mối quan hệ giữa giây và phút, thế kỉ và năm. II.Đồ dùng D-H: Mô hình đồng hồ (có mặt số, cố đủ 3 kim), một quyển lịch thế kỉ III.Các HĐ dạy học: A.Bài cũ: ? Nêu các đơn vị đo thời gian đã học ? - GV nêu ví dụ, yêu cầu HS thực hiện a. 2 giờ = ... phút b. 180 phút = ... giờ c. 1 giờ 45 phút = ... phút - GV nhận xét, nêu kết quả đúng, củng cố lại các đơn vị đo thời gian đã học. - 1HS thực hiện ở bảng, lớp làm vào vở nháp - HS nêu kết quả, nhận xét bài ở bảng B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: GV nêu nội dung, yêu cầu của bài học. 2.HD tìm hiểu bài: * GV giới thiệu đồng hồ, hd quan sát. ? Đồng hồ có mấy kim? là những kim nào? ? Khoảng thời gian kim giờ dịch chuyển từ 1 số (12) đến 1 số liền sau (01) là mấy giờ? ? Khoảng thời gian kim phút dịch chuyển từ 1 vạch đến 1 vạch liền sau là mấy phút? ? Một giờ bằng bao nhiêu phút ? - GV giới thiệu kim giây và khoảng thời gian của 1 giây. hd cảm nhận băng cách đặt tay lên ngực. ? Khoảng thời gian kim giây đi được 1 vòng là bao nhiêu giây ? * GV giới thiệu quyển lịch thế kỉ. - GV nêu 1 thế kỉ = 100 năm. - GV hd cách tính mốc thời gian. . Từ năm 1 đến năm 100 là TK thứ I. . Từ năm 101 đến năm 200 là TK thứ II,. ? Từ năm 1001 đến năm 1100 là thế kỉ thứ mấy ? ? Em sinh năm 1999, năm đó thuộc TK thứ mấy ? ? Năm 2008 thuộc TK thứ mấy ? - GV nêu cách ghi TK (theo quy ước) là chữ số La Mã. - HS quan sát đồng hồ. - 1 giờ. - 1 phút. - 1 giờ = 60 phút - HS dùng tay đặt lên ngực để cảm nhận khoảng thời gian của 1 giây. - 60 giây (= 1 phút) - HS quan sát lịch thế kỉ. - thế kỉ thứ 11 (XI). - Thuộc thế kỉ thứ 20 (XX) - Thuộc thế kỉ thứ 21 (XXI) 3.Luyện tập: Bài1: - GV gợi ý, hd hs nêu lại quan hệ giữa các đơn vị đo. - GV nhận xét, nêu kết quả đúng. - HS nêu yêu cầu và nội dung của bài. - 2 hs lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. - HS nêu kết quả, nhận xét bài làm ở bảng. Bài2: - GV gợi ý, hd làm bài. - GV nhận xét, nêu kết quả đúng. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS tự làm vào vở sau đó hs đổi vở để kiểm tra, chữa bài cho nhau. - 2 HS lên bảng chữa bài. Bài3: - GV nêu một số lưu ý khi làm bài. - GV củng cố, chốt kết quả đúng. - HS nêu yêu cầu và nội dung của bài. - HS tự làm vào vở, 2 hs làm vào phiếu. - HS trình bày phiếu, lớp nhận xét 4.Củng cố: - GV chốt nội dung bài học. - Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: