I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên; Xếp thứ tự các số tự nhiên. Bài tập cần làm : Bài1; Bài2a,c; Bài 3a
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: Phân tích số: 873 = 800 + 70+3
4738 = 4000 +700 + 30+ 8; 10 837 =10 000 + 800 + 30+ 7
2.Bài mới:
* Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên.
115 < 120;="" 100=""> 99; 75 = 75
- Có hai số tự nhiên bất kỳ. So sánh hai số đó thì có mấy trường hợp xảy ra?
Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên: >, <>
VD: 100>98; 905 <>
100 có mấy chữ số? 99 có mấy chữ số? Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn. Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn (Dựa vào số chữ số)
GV đưa VD : - 1954và 1893.
- HS nhận xét số các chữ số; HS so sánh các chữ số thuộc cùng hàng ở 2 số.
1954 > 1893.
- Hai số đều có 4 chữ số; Chữ số hàng nghìn 1 = 1; Chữ số trăm: 9 >8
- Nếu hai số có số chữ số bằng nhau thì ta so sánh như thế nào? ( So sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng từ trái sang phải.
- Nếu hai số có số chữ số bằng nhau, tất cả các cặp chữ số ở từng hàng bằng nhau thì hai số đó như thế nào? ( Hai số đó bằng nhau.)
*Nhận xét: Trong dãy số tự nhiên, so sánh số đứng trước với số đứng sau,.?.
- Trên tia số: so sánh số gần gốc O với số xa gốc 0?
tuần 4 Thứ 2 ngày 13 tháng 9 năm 2011 Tập đọc Một người chính trực I. Mục đích yêu cầu: - Đọc rành mạch trôi chảy toàn bài, Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu biết đọc diễn cảm được một đoạn trong bài. - Hiểu ND: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK) * GDKNS : Tự nhận thức về bản thân và có tư duy phê phán đồng thời xác định giá trị. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ : HS đọc truyện: Người ăn xin và trả lời câu hỏi : ? Cậu bé không có gì cho ông lão nhưng ông lão lại nói rằng cậu bé đã cho ông rồi. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì? (tình thương và sự thông cảm) B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Trong lịch sử dân tộc ta có nhiều tấm gương về sự chính trực, ngay thẳng. Câu chuyện “ Một người chinh trực” mà các em tìm hiểu hôm nay sẽ giới thiệu cho các em biết 1 danh nhân, 1 con người nổi tiếng chính trực trong lịch sử dân tộc ta. 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc: HS đọc tiếp nối đoạn;: Đọc đúng từ ngữ: di chiếu, tham tri, chính sự, giám nghị đại phu; HS đọc toàn bài ( GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS) - HS đọc thầm phần chú giải các từ mới; Yêu cầu HS giải nghĩa các từ đó; GV đọc mẫu. b.Tìm hiểu bài - Cho 2 học sinh đọc đoạn 1: Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? ( Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua Lý Anh Tông. Ông cứ theo di chiếu mà lập Thái Tử Long Cán lên làm vua.) - Đoạn 1 kể chuyện gì?(Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua) - Cho học sinh đọc thầm đoạn 2: Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên săn sóc ông? (Quan Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường ông.) - Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá thì sao? (Do bận quá nhiều việc nên không đến thăm ông được) - HS đọc đoạn 3: THT tiến cử ai sẽ thay ông đứng đầu triều đình? (Quan Trần Trung Tá) - Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá? (Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh của ông, còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông.) - Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? (Tiến cử quan Trần Trung Tá qua câu nói: “Nếu Thái Hậu tôi xin cử Trần Trung Tá”) - Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành? (Vì những người chính trực rất ngay thẳng dám nói sự thật, không vì lợi ích riêng, bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên.); Cho nêu đại ý. c. Đọc diễn cảm : GV đọc mẫu bài văn - HS luyện đọc diễn cảm theo bàn; HS thi đọc trước lớp; HS đọc cả bài C. Củng cố – dặn dò : Nhận xét tiết học - Về nhà sưu tầm thêm những câu chuyện về người chính trực và CBBS Toán Tiết 16 : So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên I. Mục tiêu: - Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên; Xếp thứ tự các số tự nhiên. Bài tập cần làm : Bài1; Bài2a,c; Bài 3a II. Hoạt động dạy học chủ yếu: Kiểm tra bài cũ: Phân tích số: 873 = 800 + 70+3 4738 = 4000 +700 + 30+ 8; 10 837 =10 000 + 800 + 30+ 7 2.Bài mới: * Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên. 115 99; 75 = 75 - Có hai số tự nhiên bất kỳ. So sánh hai số đó thì có mấy trường hợp xảy ra? Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên: >, <,= VD: 100>98; 905 < 1000 100 có mấy chữ số? 99 có mấy chữ số? Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn. Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn (Dựa vào số chữ số) GV đưa VD : - 1954và 1893. HS nhận xét số các chữ số; HS so sánh các chữ số thuộc cùng hàng ở 2 số. 1954 > 1893. - Hai số đều có 4 chữ số; Chữ số hàng nghìn 1 = 1; Chữ số trăm: 9 >8 - Nếu hai số có số chữ số bằng nhau thì ta so sánh như thế nào? ( So sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng từ trái sang phải. - Nếu hai số có số chữ số bằng nhau, tất cả các cặp chữ số ở từng hàng bằng nhau thì hai số đó như thế nào? ( Hai số đó bằng nhau.) *Nhận xét: Trong dãy số tự nhiên, so sánh số đứng trước với số đứng sau,.?.. - Trên tia số: so sánh số gần gốc O với số xa gốc 0? *HD HS nhận biết và sắp xếp các stn theo thứ tự xác định: 7698; 7968; 7896; 7869. Từ bé đến lớn: 7698; 7869; 7896; 7968; Từ lớn đến bé: 7968; 7896; 7869; 7698 3. Luyện tập * Bài 1: 1 HS đọc yc; HS làm bài vào vở; HS đọc chữa, giải thích cách so sánh 1234 > 999 35784 92410 * Bài 2: - 1 HS đọc yc; 2 HS lên bảng làm bài; - Cả lớp làm ; HS chữa bài trên bảng Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn: a.8136; 8316; 8361 b.5724; 5740; 5742; c.63841; 64813; 64831 * Bài 3: - 1 HS nêu yc; HS làm bài rồi chữa bài Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé: 1984; 1978; 1952; 1942 b.1969; 1954; 1945; 1890 4.Củng cố- dặn dò: Nêu cách so sánh 2 số tự nhiên bất kì - GV nhận xét tiết học Rút kinh nghiệm tiết dạy. Đạo đức Vượt khó trong học tập (tiết 2) I. Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập. - Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ - Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập. - Yêu mến noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó. * GDKNS GDKNS : kĩ năng lập kế hoạch và vượt khó trong học tập- Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ giúp đỡ từ thầy cô bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: - Những sách, báo trong đó có viết những tấm gương vượt khó để học tốt. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: A.Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là vượt khó trong học tập? ? Vượt khó trong học tập sẽ mang lại kết quả gì? B.Bài mới: Hoạt động 1: Làm việc nhóm. Bài tập 3: Bạn đã bao giờ gặp khó khăn trong hoc tập, trong công việc chưa? Nếu có, bạn đã khắc phục vượt qua như thế nào? Hãy chia sẻ với các bạn về những điều đó? + Các nhóm làm việc; 1 vài HS lên trình bày. Cả lớp nhận xét, trao đổi. Nội dung 3(SGK): Hãy viết những khó khăn mà em có thể gặp phải trong học tập hoặc trong cuộc sống và những biện pháp để vượt qua những khó khăn đó. * Các nhóm thảo luận theo nội dung 3 mục: “Thực hành” sau đó trình bày vào phiếu. + Đại diện nhóm trình bày; GV kết luận. Hoạt động2: Hoạt động nhóm. Lập kế hoạch giúp đỡ những bạn HS có hoàn cảnh khó khăn ở lớp, trường. - Các nhóm trao đổi, lập kế hoạch theo mẫu. (GV phát mỗi nhóm 1 mẫu). - Các nhóm trình bày kế hoạch. - Cả lớp trao đổi, bổ sung. Gv nhận xét. Hoạt động tiếp nối. - HS thực hiện các biện pháp để khắc phục khó khăn bản thân, vươn lên trong học tập. - Các nhóm thực hiện kế hoạch giúp đỡ các bạn HS gặp khó khăn đã được xây dựng. C. Củng cố - dặn dò : - Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ SGK - GV kết thúc bài và nhận xét giờ học . Rút kinh nghiệm tiết dạy. Thứ 3 ngày 14 tháng 9 năm 2011 Toán Tiết 17: Luyện tập I. mục tiêu: - Viết và so sánh được các số tự nhiên và so sánh các số tự nhiên - Bước đầu làm quen với bài tập dạng x < 5; 2 < x < 5 với x là số tự nhiên. ( Bài tập cần làm : Bài1; Bài 3, Bài 4 II. hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ So sánh: 44 530..4453 44533..44555 9898.9898 Nêu cách so sánh 2 số tự nhiên B. Luyện tập Bài 1: - 1 HS nêu yc; HS làm bài vào vở ; - HS chữa bài ; HS nhận xét - Viết số bé nhất: có một chữ số; có hai chữ số; có ba chữ số. (0; 10; 100) Viết số lớn nhất có 1 chữ số; có 2 chữ số; có 3 chữ số. ( 9; 99; 999) Bài 3: HS nêu yc; HS chọn 1chữ số thích hợp để điền; HS chữa bài Viết chữ số thích hợp vào chỗ chấm: 85967 482037 609608 < 60960 264309 = 64309 Bài 4. HS suy nghĩ làm bài - GV gợi ý cho HS; HS chữa bài - GV chốt lại: Tìm số tự nhiên x, biết: a)x < 5 Các số tự nhiên bé hơn 5 là: 0; 1; 2; 3; 4 Vậy x là: 0; 1; 2; 3; 4 b) 2 < x < 5 Các số tự nhiên > 2 và nhỏ hơn 5 là: 3; 4. Vậy x là: 3; 4. Bài 2 . Gợi ý cho HS làm ở nhà a) Có bao nhiêu số có 1 chữ số? - có 10 số có 1 chữ số: 0, 1, 2, 3.... 8,9. b)Có bao nhiêu số có 2 chữ số?- từ 0 đến 99 có 100 số; có 10 số có 1 chữ số . Vậy các số có 2 chữ số là: 100- 10 = 90 ( số) Bài 5: HS lên bảng chữa bài (Nếu còn thời gian) - HS nhận xét - GV lưu ý cho HS cách trình bày. Tìm số tròn chục x, biết: 68 < x < 92 Các số tròn trục lớn hơn 68 và nhỏ hơn 92 là: 70; 80; 90.Vậy x là: 70; 80; 90. C. Củng cố- dặn dò - GV nhận xét tiết Rút kinh nghiệm tiết dạy. Chính tả Nhớ – viết : Truyện cổ nước mình I. Mục đích yêu cầu: - Nhớ viết đúng 14 dòng thơ đầu và trình bầy bài chính tảt sạch sẽ; biết trình bầy đúng các dòng thơ lục bát ; không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Làm đúng bài tập 2a II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ : Cho học sinh viết đúng một số tiếng có âm đầu tr/ch - Nhận xét, đánh giá B. Bài mới 1. Giới thiệu bài : Tiết chính tả hôm nay chúng ta nhớ viết lại 1 đoạn trong bài thơ: Truyện cổ nước mình 2. Hướng dãn học sinh làm bài - Cho học sinh đọc yêu cầu ; Đọc đoạn thơ cần viết - Nhắc học sinh chú ý về cách trình bày, những lỗi dễ mắc. - Cho học sinh viết bài; Cho học sinh soát lỗi; Chấm 1 số bài 3. Hướng dãn làm bài tập chính tả - GV treo bảng phụ chép sẵn BT 2a; cho học sinh đọc. - 1 học sinh đọc: Điền vào ô trống tiếng có âm đầu là r, d hay gi - 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vở. Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ 1 buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê. - Diều bay, diều lá tre bay lưng trời.Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời. Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều C. Củng cố – dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn học sinh chuẩn bị bài sau và làm miệng bài 2b Rút kinh nghiệm tiết dạy Luyện từ và câu Từ ghép và từ láy I. Mục đích yêu cầu: - Nhận biết được 2 cách chính cấu tạo từ phức Tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép), phối hợp những tiếng có âm hay vần lặp lại nhau (từ láy). - Bước đầu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản (BT1), Tìm được từ ghép, từ láy (BT2) II. Đồ dùng dạy học: Từ điển, bảng phụ, phấn màu. III: Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: Từ phức khác từ đơn ở điểm nào? Nêu ví dụ? B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học 2. Nhận xét - Cho học sinh đọc yêu cầu ; Gọi học sinh đọc câu thơ 1; cả lớp đọc thầm - Cho học sinh làm bài; 1 học sinh lên bảng: * Câu thơ có 3 từ phức: Truyện cổ, thầm thì, ông cha. * Các từ truyện cổ, ông cha do các tiếng có nghĩa tạo thành ( truyện + cổ , ông + cha). * Từ thầm thì ... ự hiếu thảo, tính trung thực) để các em có hướng tưởng tượng, tạo lập cốt truyện theo 1 trong 2 hướng đã nêu. c) Thực hành xây dựng cốt truyện - GV chia lớp thành nhiều nhóm, tưởng tượng, trả lời câu hỏi trong SGK theo gợi ý 1. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. HS cả lớp tranh luận , bổ sung . - Nhận xét, khen, sửa lại những chi tiết chưa thật hợp lý. HS nói lại toàn bộ cốt truyện. * Chủ đề “Hiếu thảo” ? Người mẹ ốm như thế nào? (ốm rất nặng) ? Người con chăm sóc mẹ như thế nào? ( thương mẹ, chăm sóc mẹ tận tụy ngày đêm) ? Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì? (Phải tìm một loại thuốc rất khó kiếm trong rừng sâu hoặc phải tìm một bà tiên sống trên ngọn núi cao, đường đi lắm gian truân). ? Người con đã quyết vượt qua khó khăn như thế nào? (Người con lặn lội trong rừng sâu, gai cào, đói ăn, nhiều rắn rết vẫn không sờn lòng, quyết tìm bằng được cây thuốc quý hoặc quyết trèo lên đỉnh núi cao vút mời bằng được bà tiên). ? Bà tiên giúp hai mẹ con như thế nào? (Bà tiên cảm động về tình yêu thương, lòng hiếu thảo của người con đã hiện ra giúp). - Toàn bộ câu chuyện: Một người mẹ ốm rất nặng. Cô con gái thương mẹ ... Có người nói rằng bệnh người mẹ muốn khỏi phải đi tìm một bông hoa lạ ... Cô bé quyết chí đi tìm bông hoa quý ... Cô trải qua nhiều khó khăn ... Bà tiên hiện ra, tặng cô bé bông hoa quý. Cô bé chữa khỏi bệnh cho mẹ ... * Chủ đề “Tính trung thực” ? Người mẹ ốm như thế nào? (ốm rất nặng) ? Người con chăm sóc mẹ như thế nào? (Người con thương mẹ, chăm sóc mẹ tận tụy ngày đêm) ? Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì? (Nhà nghèo không có tiền mua thuốc). ? Bà tiên cảm động trước tình cảm hiếu thảo của người con, nhưng muốn thử thách lòng trung thực của người con như thế nào? (Người con vừa đi vừa lo không đủ tiền mua thuốc cho mẹ thì thấy bên lề đường có chiếc tay nải ai bỏ quên. Chiếc tay nải hở miệng, người con nhìn thấy có nhiều tiền bên trong. Phía trước, có một bà cụ đang đi. Người con đoán đó là chiếc tay nải của bà cụ, bèn chạy theo gọi...). ? Bà tiên giúp đỡ người con trung thực như thế nào? (Bà cụ quay lại, mỉm cười nói với người con: “Con rất trung thực, thật thà. Ta muốn thử lòng con mới vờ quên chiếc tay nải ấy. Nó là phần thưởng ta tặng con để mua thuốc chữa bệnh cho mẹ”). - 2 HS nêu cách xây dựng cốt truyện. C. Củng cố - Dặn dò: * Để xây dựng được một cốt truyện, cần hình dung được: + Các nhân vật của truyện. + Chủ đề của truyện. + Biết tưởng tượng ra diễn biến của truyện sao cho hợp lý, tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa. Yêu cầu HS về nhà viết vào vở cốt truyện mỗi em đã tạo nên ở lớp. Rút kinh nghiệm tiết dạy. Tập lam văn Tóm tắt truyện I. Mục tiêu: 1. Học sinh hiểu thế nào là tóm tắt truyện 2. Biết cách tóm tắt 1 câu chuyện đã nghe: Thạch Sanh chém trăn tinh II. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: Cốt truyện là gì? Cốt truyện thường có mấy phần? B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học 2. Nhận xét Bài 1.- Gọi học sinh đọc yêu cầu ; Học sinh làm bài, 1 học sinh chữa Truyện: Một người chính trực được chia làm 2 đoạn, ứng với 2 sự việc. Đoạn 1: Từ đầu đến là vua Lí Cao Tông; Đoạn 2: Còn lại Bài 2. 1 học sinh đọc yêu cầu ; Cả lớp làm bài, 1 học sinh chữa 1. Các sự việc chính: Đoạn 1: Tô Hiến Thành là một người nổi tiếng chính trực. - Khi vua Lí Anh Tông mất, ông nhận di chiếu lập thái tử Long Cán lên ngôi. Một bà Thái hậu đem vàng bạc đút lót vợ ông để nhờ ông đưa con mình lên ngôi. Tô Hiến Thành không nghe, quyết làm theo di chiếu của vua. Đoạn 2: Tô Hiến Thành ốm nặng Thái hậu và vua hỏi ông về người thay ông đứng đầu triều đình. Ông tiến cử quan Trần Trung Tá không tiến cử quan Vũ Tán Đường. 2. Tóm tắt nội dung mỗi sự việc chính * Tô Hiến Thành là người chính trực. * Khi lập ngôi vua ông không nhận của đút lót, quyết theo di chiếu của vua cũ lập Thái tử Long Cán làm vua. * Khi ông ốm cần tìm người giúp nước không vì tình riêng với người đã hết lòng chăm sóc mình ông tiến cử Trần Trung Tá. Bài 3. 1 học sinh đọc yêu cầu`; Các nhóm thảo luận, đại diện các nhóm trả lời: Cốt truyện Thạch Sanh chém trăn tinh gồm 5 sự việc chính. 1. Thạch Sanh làm nghề đốn củi, cha mẹ mất sớm, sống một mình ở gốc đa, được tiên ông dạy cho võ nghệ. 2. Lý Thông làm nghề bán rượu, thấy Thạch Sanh khoẻ mạnh, xin kết nghĩa anh em với Thạch Sanh. 3. Năm đó Lý Thông đến lượt phải nộp mạng cho trăn tinh bèn bày mưu để Thạch Sanh đi thay. 4. Thạch Sanh vừa tới miếu thần thì trăn tinh xuất hiện. Thạch Sanh chiến thắng trăn tinh cắt lấy đầu trăn tinh đem về nhà Lý Thông. 5. Thấy Thạch Sanh giết được trăn tinh Lý Thông bèn lừa Thạch Sanh để cướp công lĩnh thưởng, được vua khen thưởng rất hậu. C. Củng cố – dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn học sinh chuẩn bị bài sau Rút kinh nghiệm tiết dạy. Khoa học Tiết 7: Tại SAO CầN ĂN Phối HợP NHIềU Loại THứC ĂN ? I. Mục tiêu : - Biết phân loại thức ăn theo chất dinh dưỡng. - Biết được để có sức khoẻ tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn. - Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói : Cần ăn đủ nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường, nhóm chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng; ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn có mức độ nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và ăn hạn chế muối. * GDKNS : Kĩ năng tự nhận thức về sự cần thiết phải phối hợp các laọi thức ăn. Bước đầu hình thành kĩ năng tự phục vụ khi lựa chọn loại thực phẩm phù hợp và có lợi cho bản thân và có lợi cho sức khoẻ. II . Các hoạt động dạy – học chủ yếu HĐ1.T/luận về sự cần thiết phải sử dụng nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món. * Mục tiêu : Giải thích được lí do cần ăn phối hơn nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món. * Cách tiến hành : E Bước 1 : Thảo luận theo nhóm câu hỏi : Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn ? - GV đi từng nhóm hướng dẫn. Nếu HS gặp khó khăn chưa tìm ra câu trả lời, GV có thể đưa ra các câu hỏi phụ như : + Nhắc lại tên một số thức ăn mà các em thường ăn. + Nếu ngày nào cũng ăn một vài món ăn cố định các em sẽ thấy thế nào + Có loại thức ăn nào chứa đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng không ? .. E Bước 2 : Làm việc cả lớp: Các nhóm trình bầy kết quả, GV kết luận (SGK) Hoạt động 2: Làm việc với SGK Tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối. * Mục tiêu . Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế. * Cách tiến hành : EBước 1 : Làm việc cá nhân GV yêu cầu HS nghiên cứu "Tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho một người một tháng" trang 7 SGK. Lưu ý . Đây là tháp dinh dưỡng dành cho người lớn. E Bước 2 : Làm việc theo cặp Hai HS thay nhau đặt câu hỏi và trả lời. E Bước 3 : Làm việc cả lớp GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc theo cặp dưới dạng đố nhau. EKết luận Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường, vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ cần được ăn đầy đủ. Các thức ăn chứa nhiều chất đạm cần được ăn vừa phải. Đối với các thức ăn chứa nhiều chất béo nên ăn có mức độ. Không nên ăn nhiều đường và nên hạn chế ăn muối. Hoạt động 3 : Trò chơi đi chợ * Mục tiêu . Biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho SK. * Cách tiến hành : EBước 1 : GV hướng dẫn cách chơi cho HS thi kể hoặc vẽ hoặc viết tên các thức ăn đồ uống hằng ngày. E Bước 2 : HS chơi như đã hướng dẫn. E Bước 3 : - Từng HS tham gia chơi sẽ giới thiệu trước lớp những thức ăn, đồ uống mà mình đã lựa chọn cho từng bữa. - Cả lớp cùng GV nh/xét xem sự lựa chọn của bạn nào là phù hợp, là có lợi cho sức khoẻ. Hoạt động nối tiếp : Nhận xét chung giờ học Khoa học Tiết 8: Tại SAO CầN ĂN Phối HợP ĐạM ĐộNG VậT Và ĐạM Thực VậT ? I. Mục tiêu : - Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể - Nêu ích lợi của việc ăn cá : Đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm. II Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động 1 : Trò chơi thi kể tên các thức ăn có nhiều chất đạm. * Mục tiêu . Lập ra được danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất đạm. * Cách tiến hành : - GV chia lớp thành hai đội. - Mỗi đội cử ra một đội trưởng đứng ra rút thăm xem đội nào được nói trước. - Lần lượt hai đội thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm (ví dụ: gà rán ; cá kho; đậu kho thịt ; canh tôm nấu bóng và đậu Hà Lan ; muối vừng, lạc ; canh cua ; cháo lươn ;...). - Thời gian chơi tối đa là 10 phút. - Nếu chưa hết thời gian nhưng đội nào nói chậm, nói sai hoặc nói lại tên món ăn đội kia đã nói là thua và trò chơi có thể kết thúc. Hoạt động 2 : Tìm hiểu lý do càn ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật * Mục tiêu : Kể tên một số món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật. Giải thích được tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật. * Cách tiến hành : - GV yêu cầu cả lớp cùng đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất đạm do các em đã lập nên qua trò chơi và chỉ ra món ăn nào vừa chứa đạm động vật, vừa chứa đạm thực vật ? - Tiếp theo, GV đặt vấn đề : Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật Để giải thích được câu hỏi này, GV yêu cầu HS làm - việc với phiếu học tập. - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và phát phiếu học tập cho các nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo yêu cầu của phiếu học tập. - Các nhóm trình bày cách giải thích của nhóm mình trên cơ sở xử lí các thông tin trong phiếu học tập. - Để chốt lại ý chính, HS đọc mục Bạn cần biết ở trang 9 SGK; . EKết luận - Mỗi loại đạm có chứa những chất bổ dưỡng ở tỉ lệ khác nhau. ăn kết hợp cả đạm động vật và đạm thực vật sẽ giúp cơ thể có thêm những chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cho cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Trong tổng số lượng đạm cần ăn, nên ăn từ 3 đến 2 đạm động vật. - Ngay trong nhóm dạm động vật, cũng nên ăn thịt ở mức vừa phải. Nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt, vì đạm cá dễ tiêu hơn đạm thịt ; tối thiểu mỗi tuần nên ăn ba bữa cá. GV lưu ý HS : - Chất đạm ăn vào ngày nào cơ thể dùng ngày ấy, không thể dự trữ được. Nếu ăn quá nhu cầu, chất đạm sẽ chuyển thành đường được giải phóng thành năng lượng, như vậy sẽ lãng phí. - Khuyến khích việc sử đụng đậu phụ và sữa đậu nành vừa đảm bảo cơ thể có được nguồn đạm thực vật quý vừa có khả năng phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư. Hoạt động nối tiếp : Nhận xét chung giờ học.
Tài liệu đính kèm: