Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2011-2012 - Lường Thành

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2011-2012 - Lường Thành

I - Mục tiêu:

- Nhớ, viết đúng, đẹp 10 dòng thơ đầu , trình bày chính tả sạch sẽ .Biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát

* HS khá ,giỏi nhớ, viết đúng, đẹp 14 dòng thơ đầu.

- Làm đúng BT(2) a/b hoặc BT chứa các từ có các âm đầu r/d/gi hoặc l/đ.

- HS có ý thức rèn chữ, giữ vở và nhớ lâu.

II - Đồ dùng dạy - học:

* Giáo viên: Giáo án, sgk, bút dạ và một số tờ giấy khổ to viết nội dung bài tập 2a hoặc 2b.

* Học sinh: Vở bài tập tiếng việt tập 1.

III - Phương pháp:

Giảng giải, phân tích, thảo luận nhóm, luyện tập, thực hành.

IV - Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

 

doc 57 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 389Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2011-2012 - Lường Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
 Ngày soạn: 16/9/2011
Ngàygiảng Thứ 2/ 19/9/2011
TIẾT 1: CHÀO CỜ
-------------------------------------------------------------------
Tiết 2 : Tập đọc:
$7: MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I-Mục tiêu:
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật , bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn văn trong bài .
- Hiểu ND : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
* GDKNS: Tư duy phê phán.
II- Đồ dùng dạy - học:
GV : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc
 - HS : Sách vở môn học
III-Phương pháp: 
	Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành, luyện tập
IV- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
	 ND-TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ÔĐTC :(1 ’)
2.KT bài cũ 
 (4p)
3.Dạy bài mới: (32p)
a) Giới thiệu bài: (1p)
b)Luyện đọc:
(15p)
c) Tìm hiểu bài: (8p)
d)Lđọc diễn cảm: (8p)
4.Củng cố- dặn dò:(3p)
- Cho hát , nhắc nhở HS
- Gọi 3 HS đọc bài : “Ông lão ăn xin”+ trả lời câu hỏi
- GV nhận xét - ghi điểm cho HS
- Ghi bảng.
- Gọi 1 HS khá đọc bài
- GV chia đoạn: bài chia làm 3 đoạn
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn - GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV hướng dẫn cách đọc bài -Đọc mẫu toàn bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + trả lời câu hỏi: 
 + Tô Hiến Thành làm quan triều nào?
 + Mọi người đánh giá ông là người như thế nào?
 +Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hịên như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai là người chăm sóc ông ? 
+ Còn Gián Nghị Đại Phu thì sao?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi?
+ Đỗ Thái Hậu hỏi ông điều gì?
+ Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình?
+ Vì sao Đỗ Thái Hậu lại ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá?
+ Trong việc tìm người giúp nước sự chính trực của ông Tô Hiến Thành được thể hiện như thế nào ?
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông?
+ Qua câu chuyện trên tác giả muốn ca ngợi điều gì?
GV ghi ý nghĩa lên bảng
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp cả bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn thơ trong bài theo.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- GV nhận xét chung.
+ Nhận xét giờ học
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Tre Việt nam”
3 HS thực hiện yêu cầu
- HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS đánh dấu từng khổ thơ
-3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- Tô Hiến Thành làm quan triều Lý. 
+ Ông là người nổi tiếng chính trực.
+ Tô Hiến thành không chịu nhận vàng đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập Thái tử Long cán.
+ Quan Tham Tri Chính Sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh.
+ Do bận quá nhiều việc nên không đến thăm ông được.
- HS đọc , thảo luận và trả lời câu hỏi
+ Hỏi ai sẽ thay ông làm quan nếu ông mất.
+ Ông tiến cử quan Gián Nghị Đại Phu Trần Trung Tá.
+Vì bà thấy Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh, tận tình chăm sóc mà lại không được ông tiến cử
+ Ông cử người tài ba đi giúp nước chứ không cử người ngày đên chăm sóc hầu hạ mình.
+ Vì ông quan tâm đến triều đình, tìn người tài giỏi để giúp nước , giúp dân. vì ông không màng danh lợi, vì tình riêng mà tiến cử Trần Trung Tá.
- Câu chuyện Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
- Nhắc lại ý nghĩa
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
--------------------------------------------------------------
Tiết 3: Chính tả-Nhớ viết:
$4: TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I - Mục tiêu:
- Nhớ, viết đúng, đẹp 10 dòng thơ đầu , trình bày chính tả sạch sẽ .Biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát
* HS khá ,giỏi nhớ, viết đúng, đẹp 14 dòng thơ đầu.
- Làm đúng BT(2) a/b hoặc BT chứa các từ có các âm đầu r/d/gi hoặc l/đ.
- HS có ý thức rèn chữ, giữ vở và nhớ lâu.
II - Đồ dùng dạy - học:
* Giáo viên: Giáo án, sgk, bút dạ và một số tờ giấy khổ to viết nội dung bài tập 2a hoặc 2b.
* Học sinh: Vở bài tập tiếng việt tập 1.
III - Phương pháp: 
Giảng giải, phân tích, thảo luận nhóm, luyện tập, thực hành... 
IV - Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
	ND-TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 p)
2. Bài mới:
(27p)
a) Giới thiệu bài: (1p)
b) HD nhớ, viết chính tả: (16p)
c) HD làm bài tập: (10p)
Bài 2b:
3.Củng cố dặn dò: (3p)
- GV kiểm tra 2 nhóm thi tiếp sức viết đúng, viết nhanh tên các con vật bắt đầu bằng tr/ch, tên các đồ vật trong nhà có thanh hỏi, thanh ngã.
- Nxét, tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ, đúng, nhanh.
- GV ghi đầu bài lên bảng.
- Gọi 1 hs đọc y/c của bài.
- Gọi 1 hs đọc đoạn thơ
* Tìm hiểu nội dung đoạn thơ:
- Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà?
- Qua những câu chuyện cổ, cha ông ta muốn khuyên con cháu điều gì?
* HD viết từ khó:
- Gv nêu các từ khó, dễ lẫn.
- Y/c hs đọc và viết những từ đã nêu.
- GV nxét, chữa nếu hs viết sai chính tả.
* Viết chính tả:
- GV nhắc các em chú ý cách trình bày bài thơ lục bát.
* Chấm chữa bài:
GV chấm 7 - 10 bài.
Gọi 1 em đọc y/c của bài:
- Y/c hs tự làm bài.
- GV gọi 3 em lên bảng làm bài vào phiếu ghi sẵn nội dung bài tập.
- GV nxét (về chính tả, phát âm) và chốt lại lời giải đúng.
b.Điền vào chỗ trống ân hay âng:
- Gọi vài hs đọc lại bài vừa điền hoàn chỉnh.
- Nhắc hs về nhà đọc lại những đoạn văn (khổ thơ) trong bài tập 2b. Ghi nhớ để không được viết sai những từ ngữ vừa học.
- GV nxét giờ học, chuẩn bị bài sau.
- Học sinh tìm từ trong nhóm.
Trâu, châu chấu, trăn, trĩ, cá trê, chim trả, trai, chiền chiện, chèo bẻo, chào mào, chẫu chàng, chẫu chuộc...
- Chổi, chảo, cửa sổ, thước kẻ, khung ảnh, bể cá, chậu cảnh, mũ, đĩa, hộp sữa, dây chão...
- Hs ghi đầu bài vào vở
- HS đọc y/c.
- 1 hs đọc, cả lớp đọc thầm lại bài thơ.
- Vì những câu chuyện cổ rất sâu sắc, nhân hậu.
- Khuyên con cháu hãy biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, ở hiền sẽ gặp nhiều điều may mắn, hạnh phúc.
- Hs theo dõi.
- 1 hs viết bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp.
- Hs lắng nghe, tự nhớ lại đoạn thơ và viết bài vào vở.
- Từng cặp hs đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa lại những chữ viết sai.
- Hs nghe, đọc y/c của bài.
- Hs tự làm bài.
- 3 hs lên bảng làm bài thi.
Các hs khác nxét, bổ sung.
- Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng:
+ Vua Hùng một sáng đi săn.
Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này.
Dân dâng một quả rồi đầy.
Bánh chưng mấy cặp bánh giầy mấy đôi.
+ Nơi ấy ngôi sao khuya.
Soi vào trong giấc ngủ.
Ngọn đền khuya bóng mẹ.
Sáng một vầng trên sân.
Nơi cả nhà tiễn chân.
Anh tôi đi bộ đội.
Bao niềm vui nỗi đợi.
Nắng lửa thêm nghiêng nghiêng.
- HS đọc lại bài vừa làm.
- HS lắng nghe - Ghi nhớ
---------------------------------------------------------------
Tiết 4: Toán:
$16: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN. 
 I- Mục tiêu:
	- Giúp HS bước đầu hệ thống hoá một số kiến thức hiểu biết ban đầu về cách so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên .
	- Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập 1,2,3
II- Đồ dùng dạy -học:
- GV : Giáo án, SGk.
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học.
III- Phương pháp:
 -Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành.
VI-Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
	ND-TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ : (5p)
2. Bài mới:
(32p)
a. a) G.thiệu bài
(1p)
2.b)ND bài (12p)
So sánh các số 
tự nhiên:
c) Thực hành :
(19p)
Bài 1: 
Bài 2:
Bài 3: 
3. Củng cố - dặn dò:(3p)
Gọi 2 HS lên bảng viết số:
GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho HS
- Nêu mục tiêu bài học 
- Ghi đầu bài lên bảng 
a. Yêu cầu HS so sánh hai số tự nhiên: 100 và 99
+ Số 99 gồm mấy chữ số?
+ Số 100 gồm mấy chữ số?
+ Số nào có ít chữ số hơn?
- Vậy khi so sánh hai số tự nhiên với nhau, căn cứ vào số các chữ số của chúng ta rút ra kết luận gì?
- GV ghi các cặp số lên bảng rồi cho học sinh so sánh:
 123 và 456 ; 7 891 và 7 578
+ Yêu cầu HS nhận xét các cặp số đó?
+ Làm thế nào để ta so sánh được chúng với nhau?
* Kết luận: Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên, nghĩa là xác định được số này lớn hơn, hoặc bé hơn, hoặc bằng số kia.
* Hướng dẫn so sánh hai số trong dãy số tự nhiên và trên tia số:
+ Yêu cầu HS so sánh hai số trên tia số.
b.Xếp thứ tự các sô tự nhiên: 
GV nêu các số : 7 698 ; 7 968 ; 7 896 ;7 869 và yêu cầu HS :
- Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.
+ Số nào là số lớn nhất, số nào là số bé nhất trong các số trên ?
Yêu cầu HS tự làm bài
Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
GV nhận xét chung.
- Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự làm bài , cả lớp làm bài vào vở.
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
- GV Yêu cầu HS làm bài vào vở và nêu cách so sánh.
- GV yêu cầu HS nhận xét và chữa bài vào vở.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về làm bài tập (VBT) và chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
-2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
1 539 ; 5 913 ; 3 915 ; 3 159 ; 9 351
 b. 905 321 ; 593 021 ; 350 912 ; 123 509 ; 213 905
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS so sánh : 100 > 99 (100 lớn hơn 99 ) hay 99 < 100 
( 99 bé hơn 100)
- Số 99 gồm 2 chữ số.
- Số 100 gồm 3 chữ số.
- Số 99 có ít chữ số hơn.
- KL : Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn. 
+ HS nhắc lại kết luận.
- HS so sánh và nêu kết quả.
123 7 578 
+ Các cặp số đó đều có số các chữ số bằng nhau.
+ So sánh các chữ số cùng một hàng lần lượt từ trái sang phải, chữ số ở hàng nào lớn thì tơng ứng lớn hơn và ngợc lại.
- HS nhắc lại.
- HS chữa bài vào vở.
- HS theo dõi.
0 1 2 3 4 5 6 
+ HS tự so sánh và rút ra kết luận:
- Số gần gốc 0 hơn là số bé hơn, số xa gốc 0 hơn là số lớn hơn.
- HS thực hiện theo yêu cầu:
- 7 689 < 7 869 < 7 896 < 7 968
- 7 968 ; 7 896 ; 7 896 ; 7 689
+ Số 7 968 là số lớn nhất, số 7 689 là số bé nhất trong các số trên.
- HS nhận xét, chữa bài.
- 1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở.
 1 234 > 999; 
 8 754 < 87 540 
 39 680 = 39 000 + 680
 - HS chữa bài vào vở
- HS tự làm bài theo nhóm
a. 8 136 ; 8 316 ; 8 361
c. 63 841 ; 64 813 ; 64 831
- HS làm b ... 45. Năm đó thuộc thế kỷ nào ?
- GV chấm một số bài, N/xét.
+ Nêu mối ưuan hệ giữa giây với phút, giờ ngày?
+ Nêu mối ưuan hệ giữa năm và thể kỉ?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về làm bài tập (VBT) và chuẩn bị bài sau: “ Luyện tập”
-2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
 8 kg = 8 000g
170 tạ = 1 700 yến
- Mỗi đ/vị đo k/lượng đều gầp 10 lần đ/vị bé hơn , liền nó.
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS ghi vào vở.
- HS theo dõi, ghi vào vở . 
- HS làm bài nối tiếp:
a.1 phút = 60 giây 
 2 phút = 120 giây
 60 giây = 1 phút 
 7 phút = 420 giây
 1/3 phút = 20 giây
1 phút 8 giây = 68 giây
b.1thế kỷ=100 năm ;
 5 thế kỷ =500 năm
100 năm = 1 thế kỷ ; 
9 thế kỷ =900 năm
- 1/2 thế kỷ = 50 năm
 1/5 thế kỷ = 20 năm
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Bác Hồ sinh vào thế kỷ thứ XIX. 
+Bác ra đi tìm đường cứu nước thuộc thế kỷ thứ XX.
+ Thuộc thế kỷ thứ XX.
- HS chữa bài vào vở
- 1 giờ = 60 phút
- 1 phút = 60 giây
- 1 ngày có 24 giờ.
- 1 thế kỉ =100 năm ; 
 100 năm=1 thế kỉ.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ.
---------------------------------------------------------------
Tiết 3: Tập làm văn
$8: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I - Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề SGK , xây dựng được cốt chuyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó .
- Hs có ý thức và lòng ham học, yêu thích bộ môn. 
II - Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bảng lớp viết sẵn đề bài và câu hỏi gợi ý, giấy khổ to, bút dạ.
- HS: Sách vở, vở bài tập, đồ dùng học tập.
III - Phương pháp:
Phân tích, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận, thực hành...
IV - Các hoạt động dạy - học - chủ yếu:
Nd -tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
2. Dạy bài mới:
 2.1.Giới thiệu bài:
 2.2. HD xây dựng cốt truyện: 
a)Xác định y/c của đề bài: 
(5-6’)
b.Lựa chọn chủ đề của câu chuyện:
(5-6’) 
c. Thực hành xd cốt truyện:
(15-18’)
3.Củng cố -dặn dò: (3’)
- Gọi 1 hs nhắc lại ghi nhớ bài tập làm văn tiết trước.
- Gọi 1 hs kể lại chuyện “Cây khế” dựa vào cốt truyện đã có.
- GV nxét, cho điểm hs.
- GV ghi đầu bài lên bảng.
- Gọi 1 hs đọc y/c của đề bài.
- Phân tích đề bài, gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng: Tưởng tượng kể lại vắn tắt, ba nhân vật, bà mẹ ốm, người con, bà tiên.
? Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến điều gì?
- Khi xây dựng cốt truyện các em chỉ cần ghi vắn tắt các sự việc chính. Mỗi sự việc chỉ cần ghi lại bằng 1 câu.- Y/c hs chọn chủ đề.
- Gọi hs đọc gợi ý.
+ Người mẹ ốm như thế nào?
+ Người con chăm sóc mẹ như thế nào?
+Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?
+ Người con đã quyết định vượt qua khó khăn như thế nào?
+ Bà tiên giúp hai mẹ con như thế nào?
- Gọi hs đọc gợi ý 2.
HS trả lời các câu hỏi:
+ Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?
+ Bà tiên làm cách nào để thử thách lòng trung thực của người con?
+ Cậu bé đã làm gì?
- Từng cặp hs thực hành kể vắn tắt câu chuyện tưởng tượng theo đề tài đã chọn.
- Cả lớp và gv nxét đánh giá lời kể của bạn.
- Nxét cho điểm hs.
+ Gọi 2 em nói về cách xây dựng cốt truyện.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà học thuộc ghi nhớ. Kể câu chuyện tưởng tượng của mình cho người thân nghe.
- C/bị bài 9- Tuần 5 (Tr 52)
- Hs nhắc lại ghi nhớ.
- 1 hs t/hiện y/c.
- Hs ghi đầu bài vào vở.
- Hs đọc y/c đề bài.
- Hs lắng nghe.
- Cần chú ý đến lý do xảy ra câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện.
- Hs lắng nghe.
- Hs đọc, cả lớp theo dõi.
- Hs tự do phát biểu chủ đề mình chọn.
- Người mẹ ốm rất nặng, ốm bệt giường ốm khó mà qua khỏi...
- Người con thương mẹ, chăm sóc tận tuỵ bên mẹ ngày đêm.
- Phải tìm một lọai thuốc rất hiếm, phải đi tìm tận rừng sâu.
- Người con lặn lội trong rừng sâu, gai cào, đòi ăn, nhiều rắn rết vẫn không sờn lòng, quyết tìm bằng được cây thuốc quý.
- Bà tiên cảm động về tình thương yêu, lòng hiếu thảo của người con đã hiện ra giúp.
- HS đọc theo y/c.
HS trả lời
- Nhà rất nghèo, không có tiền mua thuốc. Nhà cậu chẳng còn thứ gì đáng giá cả. Mà bà con hàng xóm cũng không thể giúp gì cậu.
- Bà tiên biến thành bà cụ già đi đường đánh rơi một túi tiền. Bà tiên biến thành người đưa cậu đi tìm loại thuốc quý thấy một cái hang mang đầy tiền vàng và xui cầm lấy tiền để sau này có cuộc sống sung sướng.
- Cậu thấy phía trước có mọt bà cụ già khổ sở. Cậu đoán đó là tiền của cụ dùng để sống và chữa bệnh. Nếu bị đói cụ cũng ốm như mẹ cậu. Cậu chạy theo và trả lại cho bà. Cậu bé không lấy tiền mà chỉ xin cụ dẫn đường cho mình đến chỗ có loại thuốc quý.
- Hs thi kể trước lớp.
- Tìm ra bạn kể hay nhất, hấp dẫn nhất.
- Hs viết vắn tắt cốt truyện vào vở của mình.
- Để xây dựng một cốt truyện cần hình dung được: Các nhân vật của câu chuyện, chủ đề của câu chuyện, chủ đề của câu chuyện. Diễn biến của câu chuyện, diễn biến này cần hợp lý, tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa.
- Lắng nghe.
- Hs ghi nhớ.
--------------------------------------------------------------
Tiết 4: ÂM NHẠC
GV CHUYÊN SOẠN GIẢNG
--------------------------------------------------------------
Tiết 5: An toàn giao thông
$4: LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN. (Tr 15)
I. Mục tiêu: 
 - Học sinh biết giải thích so sánh điều kiện con đường đi an toàn và không an toàn.
Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường đi bộ an toàn tới trường ...
 - Lựa chọn con đường an toàn nhất để đến trường . Phân tích được các lí do an toàn hay không an toàn
 - Có ý thức và thói quen chỉ đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn .
II. Đò dùng dạy học: 
 - GV: Phiếú thảoluận, Thước để chỉ, Sơ đồ bằng giấy lớn
 - HS : Sách vở
III. Phương pháp:
 - Q/sát, P/tích, ĐT, T/luận.
IV. Các hoạt dạy học:
Nd -tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ: (5’).
2.Dạy bài mới:
 2.1.GT bài: (1’)
 2.2.Tìm hiểu con đường đi an toàn : (8’)
 2.3. Chọn con đường đi an toàn đến trường: (9’)
* Hoạt động 4: Hoạt động bổ trợ
(10’)
3. Củng cố dặn dò: (3’)
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đi xe đạp an toàn.
- GV nhận xét, biểu dương.
a-Mục tiêu .
- Giúp học sinh nhớ lại kiến thức bài đi xe đạp an toàn
b- Cách tiến hành
- Chia nhóm thảo luận GV giới thiệu trong hộp thư có 4 phiếu và ghi lại kí hiệu ở bên ngoài : phiếu A phiếu B
- Phiếu A: Em muốn đi ra đường bằng xe đạp để bảo đảm an toàn em có những điều kiện gì ?
- Phiếu B: Khi đi xe đạp ra đường em cần thực hiện tốt những qui định gì ?
c- Kết luận : Nhắc lại kiến thức đi xe đạp trên đường.
- GV giới thiệu, ghi đầu bài lên bảng.
a-Mục tiêu:
- HS hiểu ntn là con đường đi an toàn .Có ý thức và cách lựa chọn con đường đi an toàn để đi học .
b- Cách tiến hành:
GV chia nhón yêu cầu HS thảo luận
-Theo em con đường hay đoạn đường ntn là an toàn ?
- Theo em con đường ntn là con đường không an toàn ?
- GV nhận xét
c-Kết luận : Nêu những điều kiện đảm bảo con đường an toàn 
a-Mục tiêu :
- HS biết vận dụng kiến thức về con đường an toàn đểđi học hay đi chơi
- HS xác định được những điểm ,đoạn đường kém an toàn .
b- Cách tiến hành :
- GV đưa ra sơ đồ về con đường từ nhà đến trường có 2-3 đường đi đẻ học sinh quan sát
- GV chọn 2 điểm trên sơ đồ
- GV gọi 1- 2 học chỉ ra con đường đi an toàn từ A-B.
- Y/C học sinh phân tích
c-Kết luận :
Chỉ ra và phân tích cho các em hiểu cần chọn con đường đi an tàn dù phẩi đi xa hơn
a-Mục tiêu :
- HS biết vận dụng vào thực tế con đường đi học của các em ...
- Luyện cho HS biết tự vạch cho mình đường đi học an toàn nhất .
b- Cách tiến hành
- GV cho học sinh tự vẽ con đường đi học an toàn từ nhà đến trường xác định được phải đi qua những điểm nào là an toàn những điểm nào là không an toàn
Gọi 1-2 em học sinh lên giới thiệu
- Em có thể đi đường nào khác đến trường ?vì sao em không chọn con đường đó ?
c-Kết luận:
Nếu đi bộ hoặc đi xe đạp ,các em cần lựa chọn con đường đi tới trường hợp lí 
và bảo đảm an toàn :Ta chỉ đi theo con đường an toàn dù có phải đi xa hơn .
- Khi đi bộ hoặc đi xe đạp em cần lưu ý điều gì?
- NX tiết học.
- VN học bài, C/bị bài 5 (18)
- 3- 4 Hs nhắc lại
- Xe phải đúng là xe dành cho trẻ , phải còn tốt, có phanh ...
- Em phải đội mũ bảo hiểm đi sát về bên phải ...
- HS nghe, ghi đầu bài vào vở.
- Thảo luận nhóm
- Đường phẳng thẳng ,đường một chiều .,có đèn chiếu sáng ,có biển báo hiệu giao thông ...
- Đường gồ ghề ,có nhiều khúc ngoặt ,qua sông suối, có nhiều dốc .
- HS nhận xét
- HS quan sát hình vẽ .
-2 hs chỉ ra con đường từ AB đảm bảo an toàn.
-1-2 hs lên G/thiệu, các bạn khác n/xét, bổ sung.
- Nếu đi bộ hoặc đi xe đạp em cần lựa chọn con đường đi tới trường hợp lí và đảm bảo an toàn cho dù có phải đi xa hơn.
Ngày soạn: 22/9/2011
SINH HOẠT TUẦN 4
I.Nhận xét chung 
1. Đạo đức, tác phong:
- Đa số các em đã có hành vi chuẩn mực đạo đức tốt ,ngoan ngoãn ,lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi 
- Đoàn kết, thân ái ,gíup đỡ bạn bè.
 	- Hay đánh bạn: Duyên
2.Học tập: 
- Nhìn chung các em đã có ý thức học tập tốt : chăm chỉ học tập, học bài làm bài trước khi đến lớp
- Ngồi trong lớp không mất trật tự chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài: Ngọc, Khánh, Tín, Quốc, Lan Anh, Thành, Hà, 
- Chưa tập trung, chú ý trong học tập và Nói chuyện trong giờ học: : Nhiên. Thái, Vin, Xuân, Ngọc Đình, Quý, Bạch Đình.
- Nghỉ học tự do: Ngọc Đình
- Quên đồ dùng, sách vở: Một số bạn hay quên sách vở và đồ dùng học tập. 
3.Hoạt động khác: 
- Thể dục: Đa số các em đều có ý thức khi nghe tiếng trống thể dục, xếp hàng nhanh nhẹn, tập tương đối đều và đúng động tác.
-Vệ sinh: Đa số các em dều có ý thức giữ gìn vệ sinh (vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng ) vệ sinh chung (trường, lớp sạch sẽ, đảm bảo).
 II. Phương hướng tuần tới 	 
1. Đạo đức:
Nhắc nhở học sinh có hành vi chuẩn mực đạo đức tốt: Ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết thân ái giúp đỡ bạn bè; không đánh, cãi, chửi nhau.
2. Học tập: 
Nhắc nhở học sinh có ý thức học tập tốt: đi học đều đúng giờ, ngồi trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp; không nghỉ học tự do.
3. Các hoạt động khác: 
- Tham gia tập thể dục đầy đủ, đúng giờ.
- Vệ sinh trường lớp và cá nhân sạch sẽ, gọn gàng.
- Bảo vệ môi trường xung quanh trường lớp.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động GDNGLL.
- Tiếp tục đóng góp quỹ Hội phụ huynh.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_4_nam_hoc_2011_2012_luong_thanh.doc