I.MỤC TIÊU
-Học sinh đọc lưu loát, rành mạch tòan bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu.
-Giọng đọc nhẹ nhàng, bươc đầu thể hiện cảm xúc , tân trạng của nhân vật trong câu chuyện.
-Hiểu ND : ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ .(trả lời được câu hỏi1,2,3)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh hoạ sgk.
-Bảng phụ .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài cũ: Thư thăm bạn
GV yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi:
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
- Những câu văn nào cho thấy bạn Lương rất thông cảm và an ủi Hồng?
- Nêu tác dụng của những dòng mở đầu & kết thúc bức thư
GV nhận xét & chấm điểm
2. Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc.
GV giúp HS chia đoạn bàitập đọc
-Bài này chia làm mấy đoạn
+ Đoạn 1: từ đầu xin cứu giúp
+ Đoạn 2: tiếp theo không có gì cho ông cả
+ Đoạn 3: phần còn lại
Tuần 4 Thứ hai, ngày 12 tháng 9 năm 2011 TẬP ĐỌC Tiết 6: NGƯỜI ĂN XIN I.MỤC TIÊU -Học sinh đọc lưu loát, rành mạch tòan bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu. -Giọng đọc nhẹ nhàng, bươc đầu thể hiện cảm xúc , tân trạng của nhân vật trong câu chuyện. -Hiểu ND : ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ .(trả lời được câu hỏi1,2,3) II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh minh hoạ sgk. -Bảng phụ . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Bài cũ: Thư thăm bạn GV yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi: - Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? - Những câu văn nào cho thấy bạn Lương rất thông cảm và an ủi Hồng? - Nêu tác dụng của những dòng mở đầu & kết thúc bức thư GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc. GV giúp HS chia đoạn bàitập đọc -Bài này chia làm mấy đoạn + Đoạn 1: từ đầu xin cứu giúp + Đoạn 2: tiếp theo không có gì cho ông cả + Đoạn 3: phần còn lại GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt) Lượt đọc thứ 1: + GV chú ý nhắc HS nghỉ hơi dài sau dấu ba chấm (chấm lửng): Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại để thể hiện sự ngậm ngùi, xót thương. + Đọc đúng những câu có dấu chấm cảm Chao ôi ! Cảnh nghèo đói biết nhường nào ! (đọc như một lời than) Cháu ơi, cảm ơn cháu ! đã cho lão rồi (lời cảm ơn chân thành, xúc động) + Đọc phân biệt lời nhân vật: lời cậu bé đọc với giọng xót thương ông lão; lời ông lão xúc động trước tình cảm chân thành của cậu bé Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc. GV giải nghĩa thêm các từ: + lẩy bẩy: run rẩy, yếu đuối, không tự chủ được. + khẳn đặc: bị mất giọng, nói gần như không ra tiếng Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài GV đọc diễn cảm cả bài GV đọc giọng nhẹ nhàng, thương cảm, đọc phân biệt lời nhân vật Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài GV yêu cầu HS đọc thầm bài và thảo luận theo nhóm. N1: Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào? GV nhận xét & chốt ý. Ý đoạn 1: Hình dáng ông lão ăn xin. N2: Hành động & lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào? GV nhận xét & chốt ý. Ý đoạn 2: Tình cảm của cậu bé đối với ông lão. N3: Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì? N4: Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin? Ý đoạn 3:Tình cảm của ông lão đối với cậu bé. GV giảng thêm: Cậu bé không có gì cho ông lão, cậu chỉ có tấm lòng nhân hậu. Ông lão không nhận được vật gì, nhưng quý tấm lòng của cậu. Hai con người, hai thân phận, hai hoàn cảnh khác xa nhau nhưng vẫn cho được nhau, nhận được từ nhau những điều tốt đẹp. Đó chính là ý nghĩa sâu sắc của truyện này. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài GV hướng dẫn để các em tìm giọng đọc & thể hiện giọng đọc phù hợp nội dung từng đoạn: GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Tôi chẳng biết làm cách nào nhận được chút gì của ông lão) GV sửa lỗi cho các em Củng cố Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, tập kể lại câu chuyện trên. Chuẩn bị bài: Một người chính trực ------------------------------------------------------- KHOA HỌC Tiết 5 :VAI TRÒ CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO I. Mục tiêu. - Kể tên một số loại thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá trứng ,tôm, cua...) chất béo ( dầu, mỡ, bơ..) - Nêu vai trò của chất béo và chất đạm đối với cơ thể. - Xác định được nguồn gốc của những thức ăn chứa chất đạm và những thức ăn chứa chất béo. - Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể. - Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi- ta- min A, D, E, K. * GD:( Liên hệ bộ phận) -Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ trong SGK. - DKHTDH: Cá nhân, nhóm, lớp. III. Các hoạt động dạy học 1, Kiểm tra bài cũ: + Nêu vai trò của chất bột đường đối với cơ thể. 2, Dạy bài mới. 2.1, Giới thiệu bài: Vai trò của chất đạm và chất béo. 2.2, Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo. * MT: Nói tên và vai trò của các loại thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo. - Yêu cầu quan sát hình vẽ trang 12, 13 sgk. - Tổ chức cho h.s thảo luận nhóm 2: nêu tên thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo. + Nói tên thức ăn giàu chất đạm có trong hình trang 12? + Kể tên những thức ăn giàu chất đạm mà các em ăn hàng ngày hoặc các em thích ăn ? + Tại sao hằng ngày chúng ta cần ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm? + Nói tên thức ăn chứa nhiều chất béo ở hình trang 13 ? + Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất béo mà các em ăn hằng ngày hoặc các em thích ăn ? + Nêu vai trò của nhóm thức ăn nhiều chất béo ? - G.v kết luận: Chất đạm tham gia xây dựng và đổi mới cơ thể. Chất đạm rất cần cho sự phát triển của trẻ em. Chất đạm có nhiều ở thịt cá, trứng, sữa chua, pho mát, đậu, lạc, vừng. Chất béo rất giàu năng lợng và giúp cơ thể hấp thụ các loại vi ta min A,D,E,K. Thức ăn giàu chất béo là: dầu ăn, mỡ lợn, bơ, một số thịt cá và một số hạt có nhiều dầu như đậu nành, lạc, vừng. 2.3, Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo. MT: Phân loại các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật. - Tổ chức cho hs làm việc với VBT. - Kết luận: Các loại thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật. * Chúng ta phải làm gì để có nguồn thức ăn đó? 3, Củng cố, dặn dò: + Nêu vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Vai trò của vi-ta-min, chất xơ và chất khoáng (skg- 14) ------------------------------------------------------- TOÁN Tiết 14: Dãy số tự nhiên I. Mục tiêu: - Bước đầu nhận biết về số tự nhiên và dãy số tự nhiên. - Nêu được một số đặc điểm của dãy số tự nhiên. - HS làm bài 1,2,3,4a. II. Đồ dùng dạy học : -Vẽ sẵn tia số như sgk. - HTDH: Cá nhân, nhóm, lớp. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1, Kiểm tra bài cũ: - Đọc cho HS viết: 19 005 130 7 508 004 - Kiểm tra vở bài tập của h.s. - Nhận xét. 2, Dạy bài mới: 2.1, Giới thiệu bài: 2.2, Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên: - Lấy ví dụ một vài số đã học. - G.v: Các số đó là các số tự nhiên. - Kể thêm một vài số tự nhiên khác. - G.v nêu ra một vài số không phải là số tự nhiên. - HD Hs viết các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn: 0; 1; 2; 3; 4; 5; ...; 100; .... - G.v: Tất cả các số tự nhiên viết theo thứ tự từ bé đến lớn tạo thành dãy số tự nhiên. - Nhận biết dãy số tự nhiên. - G.v giới thiệu tia số biểu diễn các số tự nhiên. - Điểm gốc của tia số biểu diễn số nào? - Cách biểu diễn các số tự nhiên trên tia số. 2.3, Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên. 2.4, Luyện tập: Bài 1(19): Viết số tự nhiên của mỗi số sau vào ô trống. - VD : 6 ; 7. 29 ; 30 99 ; 100 - Muốn tìm số tự nhiên liền sau của một số tự nhiên ta làm như thế nào? - Chữa bài, nhận xét. Bài 2 (19): Viết số tự nhiên liền trước của mỗi số sau: - VD : 6 + 1 = 7. 7 là số tự nhiên liền sau của 6. - Cách tìm số tự nhiên liền trước? - Chữa bài, nhận xét. Bài 3(19): Viết số tự nhiên vào chỗ trống để có 3 số tự nhiên liên tiếp. - VD : 4 ; 5 ; 6. 896 ; 987 ; 988. Cách tìm số trong dãy: 5 + 1 = 6 896 + 1 = 897. hoặc : 988 - 1 = 987 - Chữa bài, nhận xét. Bài 4(19): Viết số tự nhiên thích hợp vào chỗ chấm trong mỗi dãy số sau. -Yêu cầu h.s nhận xét dãy số trước khi điền - Chữa bài, nhận xét. 3, Củng cố, dặn dò. - Trong dãy số tự nhiên hai số liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị? - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân(SGK-20) ------------------------------------------------------- KỂ CHUYỆN Tiết 3: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Kể được câu chuyện(mẩu chuỵên, đọan truyện) đã nghe , đã đọc có nhân vật,có ý nghĩa nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý SGK). - Lời kể rành mạch rõ ràng bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sưu tầm các chuyện nói về lòng nhân hậu. - Bảng phụ viết phần gợi ý 3 sgk. - HTDH : Cá nhân, nhóm, lớp. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1, Kiểm tra bài cũ: - Kể lại câu chuyện Nàng tiên ốc. - Nhận xét đánh giá. 2, Dạy bài mới: 2.1, Giới thiệu bài: - H.s giới thiệu những câu chuyện đã chuẩn bị. 2.2, Hướng dẫn kể chuyện: a, Tìm hiểu đề bài: - G.v ghi đề bài trên bảng. - Gợi ý h.s xác định trọng tâm của đề. - Yêu cầu đọc phần gợi ý sgk. + Lòng nhân hậu đợc biểu hiện như thế nào? + Lấy ví dụ một truyện nói về lòng nhân hậu? + Em đã sưu tầm câu chuyện của mình ở đâu? - Gv nhắc Hs: những bài thơ, truyện đọc được nêu làm ví dụ trong SGK giúp các em biết biểu hiện của lòng nhân hậu. Nếu các em kể 1 trong những câu chuyện đó điểm sẽ không cao như em tự tìm được. - Gv dán bảng dàn bài kể chuyện. - Nhắc HS: + Trớc khi kể em cần giới thiệu truyện của mình. + Kể chuyện phải có đầu, có cuối, có mở đầu, diễn biến, kết thúc. +Những truyện dài các em có thể kể 1 đoạn. b, Kể chuyện trong nhóm: -Tổ chức cho h.s kể chuyện theo nhóm 4. - G.v gợi ý câu hỏi cho h.s thảo luận sau khi kể. - Gv theo dõi, giúp đỡ. c, Tổ chức cho h.s thi kể chuyện: - G.v đa ra các tiêu chuẩn đánh giá: + Nội dung đúng chủ đề: 4 điểm. + Truyện ngoài sgk: 1 điểm. + Cách kể hay, giọng kể hấp dẫn, cử chỉ điệu bộ thể hiện rõ: 3 điểm. + Nêu đúng ý nghĩa câu chuyện: 1 điểm. + Trả lời đợc câu hỏi hoặc đặt đợc câu hỏi cho bạn: 1 điểm. - G.v hớng dẫn h.s nhận xét, bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn nhất. - Nhận xét, tuyên dương h.s. 3, Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Bài học hôm nay các em kể theo nội dung gì? - Kể lại câu chuyện cho bạn bè, người thân nghe. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: Một nhà thơ chân chính (40). ------------------------------------------------------- Thứ ba, ngày 13 tháng 9 năm 2011 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 7: TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY I.MỤC TIÊU ; -Nhận biết hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt; ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau(từ ghép); phối hợp ... ự tình chị Nhà Trò cho đến Dế Mèn phá bỏ vòng vây ta gọi là diễn biến của câu chuyện. Nhóm 2 bạn cùng thảo luận nhanh & nêu tác dụng của phần diễn biến. GV chốt: Diễn biến giúp chúng ta biết các sự việc chính nối tiếp nhau nói lên tính cách, ý nghĩ của nhân vật. Diễn biến chính là phần chính của toàn bộ câu chuyện. Sự việc bọn Nhện phải vâng lời Dế Mèn. Nhà Trò được cứu thoát, được tự do cho ta biết điều gì? GV chốt: Sự việc cuối cùng này chính là kết quả của các sự việc ở phần mở đầu & phần diễn biến. Ta gọi là phần kết thúc Hoạt động 2: Hướng dẫn học phần ghi nhớ Từ nãy đến giờ cô đã hướng dẫn các em tìm hiểu cốt truyện của truyện “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”. Bây giờ bạn nào có thể nhắc lại cho cả lớp biết: Cốt truyện là gì? (GV gỡ bảng ý chính của câu chuyện, chỉ để lại trên bảng nội dung của phần ghi nhớ, đến HS thứ 5, 6 có thể gỡ dần phần ghi nhớ để tới HS khác trên bảng không còn ghi nhớ, HS tự nêu lại bằng ghi nhớ trong đầu) Cốt truyện thường gồm mấy phần? Nêu tác dụng của từng phần này? Để nhớ rõ hơn, các em về nhà học thêm phần ghi nhớ trang 44. Hoạt động3: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: - Câu truyện: “Thạch Sanh chém chằn tinh” các em vừa được học trong tiết kể chuyện ngày hôm qua. Vì vậy các em có thể nhớ lại câu chuyện để viết ra những ý chính, hoặc dựa vào 5 câu hỏi của bài kể chuyện để ghi ra ý chính. Để các em có thể dễ dàng ghi được cốt truyện, cô mời 1 bạn đọc lại 5 câu hỏi của truyện: “Thạch Sanh chém trăn tinh” GV yêu cầu HS hoạt động nhóm tư để viết cốt truyện của truyện: “Thạch Sanh chém trăn tinh”. Trong bài tập này, cô có một trò chơi nhỏ: đó là trò chơi thỏ tìm nhà. Cô sẽ dán ở trên bảng một ngôi nhà đồng thời phát cho mỗi tổ một con thỏ có ghi tên nhóm của các bạn. Các em có gắng hoàn thành bài thật nhanh để giúp con thỏ này tìm được về nhà trong thời gian nhanh nhất bằng cách tổ nào làm xong trước sẽ mang con thỏ lên dán ngay ngôi nhà. Các em có thời gian hoạt động trong 5 phút. Thời gian bắt đầu. GV nhận xét & đưa giấy khổ to có viết cốt truyện của truyện: “Thạch Sanh chém trăn tinh”, yêu cầu HS xác định sự việc mở đầu, diễn biến, kết thúc của câu chuyện Bài tập 2: Để các em nắm vững hơn tác dụng của ba phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc của một câu chuyện, cô & các em sẽ cùng bước sang bài tập 2. GV lưu ý: Thứ tự các sự việc chính trong truyện: “Cây khế” sắp xếp không đúng, các em có nhiệm vụ sắp xếp lại cho đúng thứ tự. Để sắp xếp đúng, các em cần phải xác định đâu là sự việc mở đầu câu chuyện, đâu là những sự việc nối tiếp nhau nói lên tính cách của nhân vật, ý nghĩa của câu chuyện (phần diễn biến), đâu là sự việc kết thúc câu chuyện. Các em hãy dùng viết chì ghi số thứ tự đúng trước mỗi sự việc. Để kiểm tra xem các em đã sắp xếp đúng chưa, cô sẽ chia lớp chúng ta thành hai đội, một đội nam & một đội nữ, cùng lên bảng thi đua sắp xếp lại thứ tự câu chuyện , đội nào sắp xếp nhanh nhất thì đội đó sẽ thắng. Củng cố – Dặn dò: Bài tập số 3 là dựa vào cốt truyện đã sắp xếp đúng em hãy kể lại câu chuyện “Cây khế” chúng ta sẽ kể vào tiết học buổi chiều. Như vậy các em có thể dùng cốt truyện để tóm tắt lại một câu chuyện cho ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ nội dung hoặc từ cốt truyện có sẵn các em có thể kể lại câu chuyện đó. Yêu cầu HS nhắc lại thế nào là cốt truyện? Cốt truyện thường gồm mấy phần? GV nêu câu đố: Cái gậy cạnh quả trứng gà Đem về khoe mẹ cả nhà mừng vui (là số mấy?) Về nhà xem trước bài “Tóm tắt truyện” để chuẩn bị cho bài tập làm văn ngày mai. ------------------------------------------------------- ĐỊA LÍ Tiết 4: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN I.MỤC TIÊU Học xong bài này,HS biết: -Trình bày được những hoạt động sản xuấtchủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn: +Trồng trọt:trồng lúa, ngô , chè, trồng rau và cây ăn quả, trên nương rẫy , ruộng bậc thang. +Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan,rèn,đúc. +Khai thác khoáng sản:kẽm, đồng, a-pa-tit, chì. +Khai thác lâm sản:gỗ, mây , nứa,. -Sử dụng tranh ảnh để nhận biết các họat động sản xuất của người dân :làm ruộng bâc thang, nghề thủ công truyền thống , khai thác khoáng sản. -Nhận biết khó khăn của giao thông miền núi ;đường nhiều dốc, quanh co và thường sạt lở vào mùa mưa. II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC -Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. -4 phiếu ghi câu hỏi cho Hs thảo luận nhóm. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC 1. Hoạt động1:Trồng trọt trên đất dốc. * Làm việc cả lớp. -Đọc thầm kênh chữ ở mục 1- TLCH: + Hãy cho biết người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì? Ở đâu? -GV treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, yêu cầu HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (Hoàng Liên Sơn). + Quan sát hình 1. + Ruộng bậc thang thường nằm ở đâu? +Tại sao phải làm ruộng bậc thang? + Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng cây gì trên ruộng bậc thang? - GV nhận xét- Kết luận. 2. Hoạt động 2: Nghề thủ công truyền thống. *Làm việc theo cặp. - Yêu cầu từng cặp HS quan sát hình 2 / 77 – TLCH: -GV đính câu hỏi lên bảng +Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn. +Người ta dệt những mặt hàng nào ? +Kể một số mặt hàng thủ công của người dân ở HLS? -Đại diện 1 số HS phát biểu, lớp nhận xét. - GV nhận xét-Kết luận. 3. Hoạt động 3: Khai thác khoáng sản. *Làm việc theo nhóm 4. -Yêu cầu HS đọc thầm và quan sát hình 3 / 78. -Các nhóm lên bốc thăm câu hỏi. +Kể tên một số khoáng sản ở HLS? +Khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất? +Apatít dùng để làm gì? +Mô tả quy trình sản xuất lân. -Mỗi nhóm 1 câu thảo luận và ghi ra giấy. -Đại diện 1 số nhóm trình bày. -GV nhận xét, *Làm việc cả lớp. +Hỏi: Tại sao chúng ta phải biết bảo vệ, giữ gìn, khai thác khoáng sản hợp lí? +Ngoài khai thác khoáng sản, người dân miền núi còn khai thác gì ? -Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK. 4. Củng cố - dặn dò: - Ngươi dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? - Nghề nào là nghề chính? - Về nhà học thuộc bài. Chuẩn bị: Trung du Bắc Bộ. ------------------------------------------------------- TOÁN Tiết 18: YẾN, TẠ, TẤN .MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Giúp HS: +Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến , tạ , tấn; mối quan hệ giữa yến, tạ tấn và ki-lô-gam. +Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng(chủ yếu từ đơn vị lớn hơn ra đơn vị bé). +Biết thực hiện phép tính với các số đo khối lượng (tạ tấn). II.CHUẨN BỊ: VBT Bảng phụ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động1: Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn a.Ôn lại các đơn vị đo khối lượng đã học (kilôgam, gam) Yêu cầu HS nêu lại các đơn vị khối lượng đã được học? 1 kg = .. g? b.Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến GV giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục kilôgam, người ta còn dùng đơn vị yến GV viết bảng: 1 yến = 10 kg Yêu cầu HS đọc theo cả hai chiều Mua 2 yến gạo tức là mua bao nhiêu kg gạo? Có 30 kg khoai tức là có mấy yến khoai? c.Giới thiệu đơn vị tạ, tấn: Để đo khối lượng một vật nặng hàng trăm kilôgam, người ta dùng đơn vị tạ. 1 tạ = . kg? 1 tạ = yến? Để đo khối lượng nặng hàng nghìn kilôgam, người ta dùng đơn vị tấn. 1 tấn = kg? 1 tấn = tạ? 1tấn = .yến? GV ghi bảng: tấn, tạ, yến, kg, g GV cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn với kg 1 tấn =.tạ = .yến = kg? 1 tạ = ..yến = .kg? 1 yến = .kg? GV nêu ví dụ: Con voi nặng 2 tấn, con bò nặng 2 tạ, con lợn nặng 6 yến Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài và nêu miệng kết quả đúng. HS đọc tên các đơn vị đo khối lượng đã học HS đọc yêu cầu bài và nêu miệng kết quảtrước lớp: GV cùng HS nhận xét. Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài và làm Đổi đơn vị đo Đối với dạng bài 7yến 2kg = kg, có thể hướng dẫn HS làm như sau: 7yến 2kg = 70kg + 2kg = 72kg. Lưu ý: HS chỉ viết kết quả cuối cùng (72) vào chỗ chấm, phần tính trung gian hướng dẫn HS tính vào giấy nháp. Bài tập 3: So sánh, GV gợi ý: Thống nhất cùng 1 đơn vị (đổi ra đơn vị bé nhất) So sánh số tự nhiên Rưỡi: là một nửa của đơn vị đó với đơn vị đổi ra. Ví dụ: 1 tạ rưỡi = kg? = 100 + 100 : 2 = 150 kg Bài tập 4: GV hướng dẫn đổi đơn vị đo có 2 danh số đơn vị thành 1 danh số đơn vị trước khi HS làm bài Củng cố Yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo: tấn, tạ, yến, kg Dặn dò: Chuẩn bị bài: Bảng đơn vị đo khối lượng Làm bài 2, 4 trong SGK ------------------------------------------------------- ĐẠO ĐỨC Tiết 3 : VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP I.MỤC TIÊU + Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập. + Biết được vượt khó trong học tập sẽ giúp em học tập mau tiến bộ. + Biết thế nào là vuợt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Phiếu ghi bài tập -Bảng phụ. III.CÁC HOẠT DẠY HỌC 1.Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuỵện. *Hoạt động cả lớp. -Gv kể câu chuỵện “Một học sinh nghèo vượt khó” -Yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi, TLCH: -GV đính câu hỏi trên bảng. +Thảo găp phải những khó khăn gì trong học tập? +Trong hàon cảnh khó khăn như vậy, bàng cách nào Thảo vẫn học tập tốt? +Kết quả học tập củaThảo thế nào ? -Đại diện 1 số Hs phát biểu, lớp nhận xét. *Hoạt động cá nhân. +HỎi: Trước những khó khăn đó, Thảo có chịu bó tay bỏ học không? +Nếu bạn Thảo không khắc phục được khó khăn, chuyện gì có thể xãy ra? +Nếu gặp hoàn cảnh như Thảo, em sẽ làm gì ? +Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng. Để học tập tốt chúng ta cần phải làm gì? -HS trả lời – Gv rút ra ghi nhớ đính bảng, gọi HS đọc. 2.Hoạt động 2: Luyện tập. -Bài 1: Hoạt động cả lớp. *Hoạt động nhóm 4. -1 HS đọc yêu cầu Bt. -Các nhóm thảo luận . -GV đính nội dung Bt lên bảng lớp. -Đại diện nhóm trả lời, nêu nhận xét vì sao đúng (sai). -Các nhóm khác nhận xét. -GV chốt lại lời giải đúng. +Câu a,b,đ là đúng. +Câu c,d,e là sai. 3.Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò -Trò chơi : Tiếp sức. -GV yêu cầu HS hai đội , mỗi đội 4 em lên ghi chữ Đ vào trước những trường hợp thể hiện sự vượt khó trong học tập và ghi chữ S vào trươc những trường hợp thể hiện chưa vượt khó trong học tập. -GV đính 2 tấm bìa ghi nội dung lên bảng. Nhà bạn Lan nghèo, nhưng bạn vẫn học tập tốt. Bài tạp dù khó đến mấy, Nam vẫn cố gắng suy nghĩ làm bằng được. Bạn Nga hôm nay không đi học vì trời mưa rét. Chưa học bài xong , Hồng đã đi ngủ. -Gv và cả lớp nhận xét –tuyên dương. -GV giáo dục Hs qua nội dung bài học -Sưu tầm những mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học
Tài liệu đính kèm: