Giáo án Lớp 4 - Tuần 4, Thứ 4 (Bản đẹp 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4, Thứ 4 (Bản đẹp 2 cột)

YẾN TẠ TẤN.

 I. Mục tiêu:

Giúp HS:

Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến , tạ, tấn.

Nắm được mối quan hệ của yến, tạ, tấn với ki – lô – gam.

Thực hành chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng.

Thực hành làm tính với các số đo khối lượng đã học.

 II. Các hoạt động dạy –học.

 1.Ổn định: hát

 2. Bài cũ: Gọi 3 em lên bảng làm bài tập:

Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống:

4460, 4470, , ., .,

44 700, 44 800, , , ,

Bài 2: Tìm x, biết 120

x là số chẵn.

x là số lẻ.

x là số tròn chục.

Bài 3: Có bao nhiêu số có một chữ số? Có 2 chữ số? Có 3 chữ số?

Nhận xét cho điểm HS.

 

doc 13 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 134Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4, Thứ 4 (Bản đẹp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
TẬP ĐỌC
TRE VIỆT NAM. 
I.Mục đích yêu cầu : 
 - Luyện đọc :
	* Đọc đúng: Tre xanh, lũy thành, lưng trần,  
 * Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp điệu của câu thơ, đoạn thơ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 
	* Đọc diễn cảm toàn bài, phù hợp với nội dung cảm xúc. 
	- Hiểu các từ ngữ trong bài: lũy thành, áo cộc, nôi tre, nhường .
	- Hiểu nội dung của bài: Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực. 
 - HS học thuộc lòng bài thơ.
II.Chuẩn bị: - GV : Tranh SGK phóng to, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
 - HS : Xem trước bài trong sách, sưu tầm các tranh ảnh về cây tre. 
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định : 
2. Bài cũ :” Một người chính trực “. 
H: Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
H: Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
H: Nêu nội dung chính?
3. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề.
 -Dán tranh minh họa.
H: Bức tranh vẽ cảnh gì?
HĐ1: Luyện đọc
- Gọi 1 học sinh khá đọc cả bài trước lớp.
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc theo từng đoạn
- Học sinh theo dõi và sửa sai phát âm cho học sinh. 
- Sau đó học sinh đọc thầm phần giải nghĩa trong SGK. học sinh Kết hợp giải nghĩa thêm:
” Aùo cộc”: (áo ngắn) Nghĩa trong bài: lớp bẹ bọc bên ngoài củ măng. 
- Yêu cầu học sinh đọc lần thứ 2. học sinh theo dõi phát hiện thêm lỗi sai sửa cho học sinh.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp.
- Theo dõi các cặp đọc.
- Gọi 1 – 2 học sinh đọc cả bài.
- học sinh nhận xét, tuyên dương.
- học sinh đọc diễn cảm cả bài. 
HĐ2: Tìm hiểu bài.
-Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 :Tre xanh = >bờ tre xanh.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
H: Những câu thơ nào nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam? 
Không ai biết tre có tự bao giờ.Tre chứng kiến moị chuyện xảy ra với con người từ ngàn xưa. Tre là bầu bạn của người Việt. 
H: Đoạn 1 muốn nói với chúng ta điều gì?
Yêu cầu học sinh đọc doạn 2+3 :Tiếp đến có gì lạ đâu. 
Yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi
H: Chi tiết nào cho thấy cây tre như con người?
H: Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại?. 
Cây tre cũng như con người có tình thương yêu đồng loại: khi khó khăn “ bão bùng”thì “ tay ôm tay níu”, giàu đức hi sinh, nhường nhịn như những người mẹ Việt Nam nhường cho con manh áo cộc. Tre biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau. Nhờ thế tre tạo nên lũy thành, tạo nên sức mạnh bất diệt, chiến thắng mọi kẻ thù, mọi gian khó như người Việt Nam. 
 H: Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tính ngay thẳng? 
Yêu cầu1 học sinh đọc , lớp đọc thầm trả lời câu hỏi
H: Em thích hình ảnh nào về cây tre hoặc búp măng? 
H: Đoạn 2+3 nói lên điều gi’? 
Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn cuối và trả lời câu hỏi
H: Đoạn kết bài có ý nghĩa gì? 
Bài thơ kết lại bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ : xanh, mai sau, thể hiện rất tài tình sự kế tiếp liên tục của các thế hệ tre già, măng mọc. 
H: Nội dung của bài thơ là gì?
HỌC SINH chốt nội dung: Bài thơ ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực thông qua hình tượng cây tre. 
 HĐ3: Luyện đọc diễn cảm – HTL .
- Gọi học sinh đọc bài thơ . Cả lớp theo dõi để tìm gịọng đọc. 
- học sinh dán giấy khổ to . Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm, ngắt nhịp đúng các dòng thơ đã viết sẵn.
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông/ lạ thường/
Lưng trần phơi nắng/ phơi sương /
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.
Măng non là búp măng non
Dã mang dáng thẳng/ thân tròn của tre.
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc/ có gì lạ đâu.
 Mai sau,
	Mai sau,
	Mai sau, 
Đất xanh/ tre mãi xanh màu tre xanh.
Tổ chức cho học sinh đọc thuộc lòng từng đoạn thơ và cả bài. 
- Nhận xét, tuyên dương và ghi điểm cho học sinh đọc hay, nhanh thuộc. 
4.Củng cố: - Gọi 1 học sinh đọc bài và NDC.
H: Qua hình tượng cây tre tác giả muốn nói điều gì? 
- học sinh kết hợp giáo dục học sinh. Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò : -Về nhà HTL bài thơ. Chuẩn bị bài sau. 
Hát.
-3 học sinh lên bảng.
- Lắng nghe và nhắc lại đề.
Quan sát
-Bức tranh vẽ cảnh làng quê với những con đường rợp bóng tre.
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
- Nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK.
- Lắng nghe.
- Nối tiếp nhau đọc như lần 1.
-Thực hiện đọc (3cặp), lớp theo dõi, nhận xét.
1 em đọc, cả lớp theo dõi. 
- Thực hiện đọc thầm theo nhóm bàn và trả lời câu hỏi.
Câu thơ: 
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh 
Lắng nghe.
Sự gắn bó từ lâu đời của tre với người Việt Nam. 
Hai HS nối tiếp đọc 
Đọc thầm trả lời
Chi tiết: Không đứng khuất mình bóng râm. 
Hình ảnh: Bão bùng thân bọc lấy thân- tay ôm tay níu tre gần nhau thêm- thương nhau tre chẳng ở riêng- lưng trần phơi nắng phơi sương- có manh áo cộc tre nhường cho con. 
Lắng nghe. 
Hình ảnh:Nòi tre đâu chịu mọc cong, cây măng mọc lên đã mang dáng thẳng, thân tròn của tre, tre già truyền gốc cho măng. 
1 HS đọc, lớp đọc thầm. 
Em thích hình ảnh:”Bão bùng thân bọc lấy thân- Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm. “
Hình ảnh này cho thấy cây tre cũng như con người: biết yêu thương ,đùm bọc nhau khi gặp khó khăn
+ Có manh áo cộc tre nhường cho con: cái mo tre màu nâu, không mối mọt,ngắn cũn bao quanh cây măng như chiếc áo mà tre mẹ che cho con. 
* Nòi tre đâu chịu mọc cong
 Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường . 
Ngay từ khi còn non nớt măng đã có dáng khỏe khoắn, tính cách ngay thẳng, khẳng khái, không chịu mọc cong. 
Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của cây tre. 
Đọc thầm và trả lời
Sức sống lâu bền của cây tre
Cá nhân nêu, các bạn khác nhận xét, bổ sung. 
Vài em nhắc lại nội dung chính.
 4 HS thực hiện đọc, tìm giọng đọc. 
3 HS đọc đoạn thơ và tìm cách đọc hay. 
- HS thi đọc trong nhóm. 
Mỗi tổ cử 1 HS lên tham gia thi. 
- Lắng nghe, ghi nhận.
- Nghe và ghi bài.
TOÁN
YẾN TẠ TẤN.
 I. Mục tiêu:
Giúp HS:
Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến , tạ, tấn.
Nắm được mối quan hệ của yến, tạ, tấn với ki – lô – gam.
Thực hành chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng.
Thực hành làm tính với các số đo khối lượng đã học.
 II. Các hoạt động dạy –học.
 1.Ổn định: hát
 2. Bài cũ: Gọi 3 em lên bảng làm bài tập:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống:
4460, 4470, ,.., .,
44 700, 44 800, ,, ,
Bài 2: Tìm x, biết 120 <x <150.
x là số chẵn.
x là số lẻ.
x là số tròn chục.
Bài 3: Có bao nhiêu số có một chữ số? Có 2 chữ số? Có 3 chữ số?
Nhận xét cho điểm HS.
 3. Bài mới : Giới thiệu bài – Cá nhân nhắc đề bài
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
Hoạt động 1: Giới thiệu yến, tạ, tấn.
a)Giới thiệu yến
- Các em đã được học các đơn vị đo khối lượng nào?
- Để đo khối lượng các vật nặng đến hàng chục ki-lô-gam người ta còn dùng đơn vị là yến.
- 10kg tạo thành 1 yến, 1 yến = 10kg.(ghi bảng).
- Một người mua 10kg gạo tức là mua mấy yến gạo?
- Mẹ mua 1 yến cám gà, vậy mẹ mua bao nhiêu ki-lô-gam cám?
- Bác Lan mua 20kg rau, tức là bác Lan mua bao nhiêu yến rau?
- Chị Quy hái được 5 yến cam, hỏi chị Quy đã hái được bao nhiê kg cam?
b) Giới thiệu tạ.
- Để đo các vật nặng hàng chục yến, người ta còn dùng đơn vị đ là tạ.
- 10 yến tạo thành 1 tạ. 1 tạ bằng 10 yến.
- 10 yến tạo thành 1 tạ, biết 1 yến bằng 10kg, vậy 1 tạ bằng bao nhiêu kg?
- Bao nhiêu kg thì bằng 1 tạ?
- Gv ghi bảng 1 tạ = 10 yến = 100kg.
- 1 con bê nặng 1 tạ, nghĩa là con bê nặng bao nhiêu yến, bao nhiêu kg?
- 1 bao xi măng nặng 10 yến, tức là nặng baonhiêu tạ, bao nhiêu kg?
- 1 con trâu nặng 200kg, tức là con trâu nặng bao nhiêu tạ, bao nhiêu yến?
c) Giới thiệu tấn.
- Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục tạ người ta còn dùng đơn vị là tấn.
- 10tạ thì tạo thành 1 tấn, 1 tấn bằng 10 tạ.(Ghi bảng 10 tạ = 1 tấn).
- Biết 1 tạ bằng 10 yến, vậy 1 tấn bằng bao nhiêu yến?
- 1 tấn bằng bao nhiêu ki – lô - gam?
Ghi bảng 1 tấn = 10 tạ = 1 000kg.
- Một con voi nặng 2 000kg. hỏi con voi nặng bao nhiêu tấn, bao nhiêu tạ?
- Một xe chở hàng chở được 3 tấn hàng, vậy xe đó chở được bao nhiêu ki-lô-gam hàng?
HĐ2: Luyện tâïp
Bài 1:
- GV cho Hs làm bài, sau đó gọi 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài. GV gợi ý HS hình dung về 3 con vật xem con nào nhỏ nhất, con nào lớn nhất.
- Con bò cân nặng 2 tạ, tức là bao nhiêu kg?
- Con voi nặng 2 tấn tức làbao nhiêu tạ?
Bài 2:
- GV viết lên bảng yêu cầu a, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ để làm bài.
- Giải thích vì sao 5yến = 50kg?
- Em thực hiện thế nào để tìm được 
1 yến 7kg = 17kg?
- Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
Bài 3
- GV viết lên bảng : 18yến + 26 yến, sau đó yêu cầu Hs tính.
- Yêu cầu HS giải thích cách tính của mình.
- Khi thực hiện các phép tính với các số đo đại lượng ta thực hiện như thế nào?
Bài ... ài.
- Không cùng một đơn vị đo.
- Phải đổi các số đo về cùng một đơn vị đo.
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
 Tóm tắt Bài giải
Chuyến đầu : 3tấn. Đổi : 3tấn = 30 tạ.
Chuyến sau hơn : 3 tạ. Số tạ muối chuyến sau chở được là:
Cả hai chuyến :  tạ? 30 + 3 = 33 (tạ)
 Số tạ muối cả hai chuyến chở được là:
 30 + 33 = 63 (tạ)
 Đáp số : 63 tạ.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
4, Củng cố – dặn dò:
- Bao nhiêu kg thì bằng 1yến, bằng 1tạ, bằng 1tấn?
+ 1 tạ bằng bao nhiêu yến?
+ 1 tấn bằng bao nhiêu tạ?
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà xem lại bài và hoàn thành nốt bài còn dở.
TẬP LÀM VĂN
CỐT TRUYỆN
I. Mục đích – yêu cầu:
- Hiểu được thế nào là cốt truyện. Hiểu được cấu tạo của cốt truyện gồm 3 phần cơ bản: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- Sắp xếp các sự việc chính của một câu chuyện tạo thành cốt truyện. Kể lại câu chuyện sinh động hấp dẫn dựa vào cốt truyện.
- 
II. Chuẩn bị:
-Bảng ép,bút lôngï.
-Hai bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học :
1.Ổn định:hát
 2.Bài cũ:
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Một bức thư thường gồm những phần nào? Hãy nêu nội dung của mỗi phần
+ Đọc lại bức thư mà mình viết cho bạn.
-Giáo viên nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới: Giới thiệu bài – cá nhân nhắc lại đề.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ.
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Theo em thế nào là sự việc chính?
- Phát bảng ép, bút lông cho từng nhóm. Yêu cầu các nhóm đọc lại truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và tìm các sự việc chính.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm. Nhắc nhở HS chỉ ghi một sự việc bằng một câu.
- Nhóm xong trước dán phiấu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận các phiếu đúng:
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Là những sự việc quan trọng, quyết định diễn biến các câu chuyện mà khi thiếu nó câu chuyện không còn đúng nội dung và hấp dẫn nữa.
- Hoạt động nhóm.
- Nhận xét, bổ sung.
- 2 em đọc lại phiếu đúng.
Sự việc 1: + Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu bên tảng đá.
Sự việc 2: + Dế Mèn gặng hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó bị bọn nhện ức hiếp và đòi ăn thịt.
Sự việc 3: + Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn nhện.
Sự việc 4: + Gặp bọn nhện, Dế Mèn ra oai, lên án sự nhẫn tâm của chúng, bắt chúng phá vòng vây hãm Nhà Trò.
Sự việc 5: + Bọn Nhện sợ hãi phải nghe theo, Nhà Trò được tự do.
Bài 2:
- Chuỗi các sự việc như bài 1 được gọi là cột truyện. Vậy cốt truyện là gì?
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Sự việc 1 cho em biết điều gì?
+ Sự việc 2, 3 ,4 kể lại những chuyện gì?
+ Sự việc 5 nói lên điều gì?
- Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của chuyện.
- 1 em đọc thành tiếng.
- Sự việc nêu nguyên nhân Dế Mèn bênh vực Nhà Trò, Dế Mèn gặp Nhà Trò đng khóc.
- Kể lại chuyện Dế Mèn đã bênh vực Nhà Trò như thế nào, Dế Mèn đã trừng trị bọn nhện.
- Sự việc 5 nói lên kết quả bọn nhện phải nghe theo Dế mèn, Nhà Trò được tự do. 
Kết luận: 
+ Sự việc khơi nguồn cho các sự việc khác. (Dế mèn bắt gặp Nhà Trò đang ngồi khóc bên tảng đá)là phần mở đầu câu chuyện.
+ Các sự việc chính kế tiếp theo nhau nói lên tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện (Dế Mèn nghe Nhà Trò kể tình cảnh mình/Dế Mèn phẫn nộ đến chỗ bọn nhện/ Dế Mèn ra oai, lên án bọn nhện, bắt chúng phải phá vòng vây, trả tự do cho Nhà Trò) là phần diễn biến của truyện.
+ Kết quả của các sự việc ở phần mở đầu và phần chính (bọn nhện phải vâng lệnh Dế Mèn, Nhà Trò được cứu thoát) là phần kết thúc truyện.
+ Cốt truyện thường có những phần nào?
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Yêu cầu HS mở SGK trang 30, đọc câu chuyện chiếc áo rách và tìm cốt truyện của câu chuyện.
- Nhận xét, khen những HS hiểu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và sắp xếp các sự việc bằngcách đánh dấu theo sốt thứ tự 1,2,3,4,5,6.
- Gọi 2 em lên bảng sắp xếp thứ tự các sự việc bằng bảng phụ. Cả lớp nhận xét.
- Kết luận: 1b – 2d – 3a – 4c – 5e – 6g.
Bài 2:
- Gọi Hs đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tập kể lại truyện trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi kể.
Lần 1: Tổ chức cho Hs thi kể bằng cách kểlại đúng các sự việc đã sắp xếp.
Lần 2: Tổ chức cho Hs thi kể bằng cách thêm bớt một số câu văn, hình ảnh, lời nói để câu chuyện thêm hấp dẫn, sinh động.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- thường có 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- 2 – 3 em đọc ghi nhớ.
- 1 em đọc thành tiếng
+ Suy nghĩ tìm cốt truyện.
- 1 em đọc thành tiếng.
- Thảo luận và làm bài.
- 2 HS lên bảng xếp, dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 em đọc yêu cầu SGK.
- Tập kể trong nhóm.
- Thi kể trước lớp.
-lắng nghe.
4.Củng cố :
Câu chuyện Cây khế khuyên chúng ta điều gì?
Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò:
Dặn Hs về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
________________________
ĐỊA LÍ: 
HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI DÂN
 Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I. Mục Tiêu:
 - Học xong bài này HS biết:
 +Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân Hoàng Liên Sơn.
 +Dựa vào tranh, ảnh để tìm ra kiến thức.
 +Dựa vào hình vẽ nêu được qui trình sản xuất phân lân.
 +Xác lâp được mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người.
 - Rèn luyện kỹ năng xem lược đồ, bản đồ, bảng thống kê.
- HS biết yêu thiên nhiên, con người ở Hoàng Liên Sơn.
II. Đồ dùng dạy học 
- GV:- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - Tranh, ảnh một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản 
- HS : Chuẩn bị sách ,vở địa lí.
III. Hoạt động dạy học 
 1. Ổn định: Nề nếp
 2. Bài cũ:
-GV yêu cầu 2 HS lên bảng,điền và hoàn thiện vào sơ đồ sau : 
Trang phục 
Lễ hội 
Dân cư sống ở 
 Hoàng Liên 
 Sơn 
Một số dân tộc ít người
Chợ phiên 
 Giao thông 
 Sống ở 
- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- GV yêu cầu 1 HS dựa vào sơ đồ, nêu khái quát những nội dung về một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
- GV nhận xét , đánh giá .
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
3. Bài mới:
Giới thiệu bài – Ghi đầu bài, gọi HS nhắc lại.
* Hoạt động 1: Trồng trọt trên đất dốc.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 em theo câu hỏi sau:
 1. Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng trọt gì ? Ở đâu ?
 2. Tại sao họ lại có cách thức trồng trọt như vậy ?
 - Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, chốt ý:
 + Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng lúa, ngô, chètrên nương, rẫy, ruộng bậc thang. Ngoài ra họ còn trồng lanh và một số loại cây ăn quả xứ lạnh.
 + Họ có cách thức trồng trọt như vậyvì họ sống ở vùng núi đất dốc nên phải làm ruộng bậc thang, khí hậu lạnh trồng rau và quả xứ lạnh.
* Hoạt động 2: Nghề thủ công truyền thống.
- Yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh và vốn hiểu biết thảo luận theo nhóm đôi các gợi ý sau:
 H. Kể tên một số nghề thủ công và sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
 H. Hàng thổ cẩm thường được dùng làm gì?
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
* GV kết luận : Nguời dân ở Hoàng Liên Sơn có các nghề thủ công chủ yếu như : dệt, may, thêu, đan lát ,rèn đúc 
* Hoạt động 3: Khai thác khoáng sản
- GV treo bản đồ khoáng sản, yêu cầu HS chỉ trên bản đồ một số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn .
* GV kết luận (đồng thời chỉ trên bản đồ):
Hoàng Liên Sơn có một số khoáng sản như: a-pa-tít, chì, kẽm
Là khoáng sản được khai thác nhiều ở vùng này & là nguyên liệu để sản xuất phân lân .
- Yêu cầu nhóm 4 em quan sát hình 3, sau đó điền các cụm từ thích hợp vào sơ đồ sau để thể hiện được qui trình sản xuất phân lân. 
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
 Được khai Để làm
 Thác từ 
 Phục vụ
 Ngành SX Sản xuất ra
- GV nhận xét phần trình bày của HS, chốt ý.
*Tổng kết : Qúa trình sản xuất phân lân bao gồm : quặng apatít được khai thác từ mỏ, sau đó được làm giàu quặng ( loại bỏ bớt đá, tạp chất ). Quặng nào được làm giàu đạt tiêu chuẩn sẽû được đưa vào nhà máy để sản xuất ra phân lân . phục vụ ngành nông nghiệp .
- GV nêu câu hỏi để rút ra ghi nhớ.
- GV yêu cầu 2 – 3 HS nêu ghi nhớ SGK trang 79.
4. Củng cố 
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ SGK.
- Nhâïn xét tiết học.
5.Dặn dò
- Dặn dò về nhà chuẩn bị bài: Trung du Bắc Bộ 
- 2 HS nhắc lại đầu bài.
-HS thực hiện thảo luận theo nhóm 4 em, cử thư ký ghi kết quả thảo luận.
- Đại diện nhóm trả lời, mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
- Từng cặp HS dựa vào tranh , ảnh, vốn hiểu biết để trả lời:
+ Nghề thủ công : dệt, may ,thêu , đan lát, rèn đúc
 + Hàng thổ cẩm có màu sắc sặc sỡ , thường được dùng để làm thảm, khăn , mũ túi
-HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi, lắng nghe
- 1-2 HS lên bảng nhìn ký hiệu, chỉ vào bản đồ khoáng sản các khoáng sản chính ở Hoàng Liên Sơn.
-HS cả lớp quan sát, nhận xét , bổ sung.
- HS lắng nghe
- Tiến hành thảo luận nhóm (4 em).
- Đại diện các nhóm trình bày- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi.
- 2 – 3 HS đọc ghi nhớ, cả lớp đọc thầm .
- 1 HS đọc ghi nhớ, lớp theo dõi.
- HS lắng nghe, ghi nhận.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_4_thu_4_ban_dep_2_cot.doc