Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Trường Tiểu Học Đức Hợp

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Trường Tiểu Học Đức Hợp

CHÀO CỜ

TUẦN 4

 I - MỤC TIÊU

+ Học sinh thấy được ý nghĩa của buổi chào cờ.

+Học sinh nắm được ưu nhựơc điểm của tuần 3, có biện pháp khắc phục tuần 4.

+Nắm được công tác mới trong tuần 4.

+Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

II- CHUẨN BỊ

GV: Loa đài

HS : Bàn ghế

III- NỘI DUNG.

1- Tập trung học sinh

2- Nghi lễ chào cờ.

3- Giáo viên trực ban tuần 3 nhận xét.

4- Ban giám hiệu phát biểu và phổ biến công tác mới.

5- Tổng phụ trách phổ biến công tác đội - sao

6- Nghe kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

 

doc 31 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Trường Tiểu Học Đức Hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUầN 4 	 
Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009
CHàO Cờ
Tuần 4
 I - Mục tiêu
+ Học sinh thấy được ý nghĩa của buổi chào cờ.
+Học	sinh nắm được ưu nhựơc điểm của tuần 3, có biện pháp khắc phục tuần 4.
+Nắm được công tác mới trong tuần 4.
+Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
II- Chuẩn bị
GV: Loa đài
HS : Bàn ghế
III- Nội dung.
1- Tập trung học sinh
2- Nghi lễ chào cờ.
3- Giáo viên trực ban tuần 3 nhận xét. 
4- Ban giám hiệu phát biểu và phổ biến công tác mới.
5- Tổng phụ trách phổ biến công tác đội - sao
6- Nghe kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
________________________________
TậP ĐọC
MộT NGƯờI CHíNH TRựC
 I. MụC TIÊU: 
 -Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài. 
 - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – Vị quan nổi tiếng , cương trực thời xưa .
 - GD cho HS có lòng biết ơn, tự hào về những danh nhân nổi tiếng trong nền văn học nước nhà.
II. chuẩn bị:
 GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc. 
 Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 36 - SGK ( phóng to nếu có điều kiện ).
 HS: Bút dạ
III. tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.ổn định tổ chức
B.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc truyện Người ăn xin và trả lời câu về nội dung.
- Nhận xét và cho điểm .
C Bài mới
 a . Giới thiệu bài (dùng tranh minh hoạ)
- Giới thiệu chủ điểm-bài học
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
 * Luyện đọc 
.-GV đọc mẫu . Chú ý giọng đọc : 
giọng kể thông thả, rõ ràng. Lời Tô Hiến Thành điềm đạm, dứt khoác thể hiện thái độ kiên định.
Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tính cách của Tô Hiến Thành, thái độ kiên quyết theo di chiếu của vua.
 * Tìm hiểu bài 
+ Tô Hiến Thành làm quan triều nào ?
+ Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
.+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông ?
+ Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá ?
+ Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ?
+ Vì sao thái hậu lại ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá ?
+ Trong việc tìm người giúp nước , sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
- Ghi nội dung chính của bài .
 * Luyện đọc diễn cảm.
GV đọc mẫu đoạn văn cần luyện .
- Yêu cầu HS luyện đọc và tìm ra cách đọc hay.
- Yêu cầu HS đọc phân vai .
- Nhận xét, cho điểm HS.
D. Củng cố
- Nhận xét tiết học .
E. Dặn dò.
- Dặn HS về nhà học và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
+ Măng mọc thẳng .
- HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự : 
+ Đoạn 1 : Tô Hiến Thành  Lý Cao Tông .
+ Đoạn 2 : Phò tá  Tô Hiến Thành được .
+ Đoạn 3 : Một hôm  Trần Trung Tá 
- 1 HS đọc toàn bài
+ Tô Hiến Thành làm quan triều Lý.
+ Tô Hiến Thành không chịu nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán .
+ Quan tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh .
+ Do bận quá nhiều việc nên không đến thăm ông được .
+ Ông tiến cử quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá .
+ HS thảo luận nhóm đôi trả lời
+ Ông cử người tài ba giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình .
+ Vì ông quan tâm đến triều đình, tìm người tài giỏi để giúp nước giúp dân.
+ Vì ông không màng danh lợi, vì tình riêng
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc
- Luyện đọc và tìm ra cách đọc hay .
- 1 lượt 3 HS tham gia thi đọc .
- HS nêu nội dung
Âm nhạc
HọC BàI HáT:BạN ƠI LắNG NGHE
 Kể CHUYệN ÂM NHạC :TIếNG HáT
 (GV bộ môn soạn giảng)
TOáN
SO SáNH Và XếP THứ Tự CáC Số Tự NHIÊN
I.MụC TIÊU: 
 - Giúp HS hệ thống hóa một số kiến thức ban đầu về:
 + Các so sánh hai số tự nhiên.
 + Đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.
 - GD cho HS ý thức tự giác học bài và làm bài cẩn thận chính xác. Vận dụng vào thực tế cuộc sống.
II. chuẩn bị:
GV:Bảng nhóm
HS:bảng con
III. tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A.ổn định tổ chức
 B.Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
- GV nhận xét và cho điểm 
C. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
 b. So sánh số tự nhiên: 
 * Cách so sánh hai số tự nhiên bất kì:
- GV: Hãy so sánh hai số 100 và 99.
- GV yêu cầu HS so sánh và rút ra KL.
- GV viết lên bảng các cặp số: 123 và 456; 7891 và 7578; 
- GV yêu cầu HS so sánh các số trong từng cặp số với nhau.
- Có nhận xét gì về số các chữ số của các số trong mỗi cặp số trên.
-Cách so sánh 2 số này?
 - GV kết luận về cách so sánh hai số tự nhiên .
 * So sánh hai số trong dãy số tự nhiên và trên tia số:
 -GV yêu cầu HS vẽ tia số biểu diễn các số tự nhiên.
 c.Xếp thứ tự các số tự nhiên :
 - GV nêu các số tự nhiên 7698, 7968, 7896, 7869 và yêu cầu:
 +Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn.
 +Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ lớn đến bé.
 - Vậy với một nhóm các số tự nhiên, chúng ta luôn có thể sắp xếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé. 
 d. Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 - GV yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2
- GV yêu cầu HS làm bài.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3
D. Củng cố- 
Hệ thống kiến thức
 E. Dặn dò:
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe giới thiệu bài.
- Số 99 có ít chữ số hơn, số 100 có nhiều chữ số hơn.
- Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
- HS so sánh và nêu kết quả: 123 < 456; 
7891 > 7578.
- Các số trong mỗi cặp số có số chữ số bằng nhau.
- So sánh các chữ số ở cùng một hàng lần lượt từ trái sang phải. Chữ số ở hàng nào lớn hơn thì số tương ứng lớn hơn và ngược lại.
-HS nêu như phần bài học SGK.
- Số đứng trước bé hơn số đứng sau.
- Số đứng sau lớn hơn số đứng trước nó.
+ 7689,7869, 7896, 7968.
+ 7986, 7896, 7869, 7689.
- HS nhắc lại kết luận như trong SGK.
 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- HS nêu cách so sánh.
HS làm bài theo nhóm đôi
a) 8136, 8316, 8361
b) 5724, 5740, 5742
c) 63841, 64813, 64831
1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
a) 1984, 1978, 1952, 1942.
b) 1969, 1954, 1945, 1890.
HS hoàn thành bài tập
 ____________________________________
ĐạO ĐứC 
 VƯợT KHó TRONG HọC TậP ( T 2 )
I.MụC TIÊU: 
Học xong bài này, HS có khả năng nhận thức được:
 - Mỗi người điều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và vượt qua khó khăn.
 - Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
 - Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục.
 - Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
II. chuẩn bị:
GV:Bảng phụ HS:Bút dạ
III. tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.ổn định tổ chức
B.Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra việc làm bài của HS
C Bài mới
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Bài tập 2 - SGK trang 7)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm:
 - GV giảng giải những ý kiến mà HS thắc mắc. 
 - GV kết luận .
*Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi ( Bài tập 3- SGK /7) 
- GV giải thích yêu cầu bài tập.
- GV kết luận và khen những HS đã biết vượt qua khó khăn học tập.
*Hoạt động 3: Làm việc cá nhân ( bài tập 4 - SGK / 7)
- GV nêu và giải thích yêu cầu bài tập:
- GV giơ bảng phụ có kẻ sẵn như SGK.
- GV ghi tóm tắt ý kiến HS lên bảng.
- GV kết luận, khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục những khó khăn đã đề ra để học tốt.
D. Củng cố
E. Dặn dò.
- Các nhóm thảo luận (4 nhóm)
+Yêu cầu HS đọc tình huống trong bài tập 4- SGK .
+HS nêu cách giải quyết.
- Một số HS trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục.
+ Nêu một số khó khăn mà em có thể gặp phải trong học tập và những biện pháp để khắc phục những khó khăn đó.
- HS trình bày trước lớp
-HS nêu lại ghi nhớ ở SGK trang 6
-Thực hiện những biện pháp đã đề ra 
____________________________________
 Chiều TIếNG ANH
BàI 2: PHầN B (Tiết 1)
 (GV bộ môn soạn giảng) 
____________________________________
Kĩ THUậT
 KHÂU THƯờNG (tiết 1 )
I/ MụC TIÊU:
 -HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường.
 -Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu.
 -Rèn luyện tính kiên trì, sư khéo léo của đôi bàn tay.
II. chuẩn bị: GV:-Tranh quy trình khâu thường.
 HS: Vải, chỉ màu, kim khâu
III. tiến trình dạy học: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A.ổn định tổ chức
 Kiểm tra dụng cụ học tập.
B.Kiểm tra bài cũ:
 C. Bài mới : 
a) Giới thiệu bài: Khâu thường. 
 b ) Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 - GV giới thiệu mẫu khâu mũi thường và giải thích: các mũi khâu xuất hiện ở mặt phải là mũi chỉ nổi, mặt trái là mũi chỉ lặn.
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
 - GV hướng dẫn HS thực hiện một số thao tác khâu, thêu cơ bản.
 - GV gọi HS lên bảng thực hiện thao tác.
 Hướng dẫn kỹ thuật khâu thường:
 - GV treo tranh quy trình, hướng dẫn HS quan sát tranh để nêu các bước khâu thường.
 - Hướng dẫn HS quan sát H.4 để nêu cách vạch dấu đường khâu thường.
 điểm cách đều nhau trên đường dấu. - GV hướng dẫn HS đường khâu theo 2cách:
.
 .
- Cho HS đọc ghi nhớ
 GV tổ chức HS tập khâu các mũi khâu thường cách đều nhau một ô trên giấy kẻ ô li. 
D. Củng cố
- Hệ thống kiến thức
E. Dặn dò:
- Nhận xét 
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
- HS quan sát sản phẩm.
- HS quan sát mặt trái mặt phải của H.3a, H.3b (SGK) để nêu nhận xét về đường khâu mũi thường.
- HS quan sát H.1 SGK nêu cách cầm vải, kim.
- HS theo dõi.
- HS thực hiện thao tác.
+ Cách 1: dùng thước kẻ, bút chì vạch dấu và chấm các điểm cách đều nhau trên đường dấu. 
 + Cách 2: Dùng mũi kim gẩy 1 sợi vải cách mép vải 2cm, rút sợi vải ra khỏi mảnh vải đường dấu. 
 - HS đọc ghi nhớ
 - HS tập khâu các mũi khâu thường cách đều nhau một ô trên giấy kẻ ô li. 
- Chuẩn bị các dụng cụ vải, kim, len, phấn để học tiết sau.
	__________________________________
 Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2009
CHíNH Tả
TRUYệN Cổ NƯớC MìNH
I. MụC TIÊU: 
 - nhớ viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát
 -Làm đúng bài tập 2a
 -Tiếp tục gi ... __________
Thứ sáu ngày 26 tháng 9 năm 2008
TOáN
GIÂY, THế kỉ
I. MụC TIÊU: 
- Học sinh làm quen với đơn vị đo thời gian: Giây - thế kỷ.
- Nắm được các mối quan hệ giữa giây và phút, giữa năm và thế kỷ
- Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập.
II. chuẩn bị: 
 - GV: 1 đồng hồ có 3 kim, phân chia vạch từng phút, vẽ sẵn trục thời gian
 - HS: Sách vở, đồ dùng môn học. 
III. tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.ổn định tổ chức :
B. Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra việc làm bài ở nhà của HS.
C. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài - Ghi bảng.
1. Giới thiệu: Giây - thế kỷ:
*Giới thiệu giây:
- Cho HS quan sát đồng hồ và chỉ kim giờ, kim phút trên đồng hồ.
- GV hướng dẫn cho HS nhận biết :
*Giới thiệu Thế kỷ:
- GV hướng dẫn HS nhận biết : 
- Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỷ một (thế kỷ I)
- Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỷ thứ 2 (thế kỷ II)
- .
- Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỷ thứ hai mươi mốt (thế kỷ XXI)
- GV hỏi thêm để củng cố cho HS.
2. Thực hành, luyện tập:
Bài tập 1:
- Cho HS đọc đề bài sau đó tự làm bài
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- GV nhận xét chung và chữa bài vào vở.
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự trả lời các câu hỏi: 
(?) Bác Hồ sinh năm 1 890. Bác Hồ sinh vào thế kỷ nào? Bác ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1 911. Năm đó thuộc thế kỷ nào?
(?) CM T8 thành công vào năm 1 945. Năm đó thuộc thế kỷ nào?
(?) Bà Triệu lãnh đạo khởi nghĩa chống quân Đông Ngô năm 248. Năm đó thuộc thế kỷ nào?
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
Bài tập 3:
- GV y/c HS lên trả lời CH tương tự bài 2
D. Củng cố
- Nhận xét tiết học .
E. Dặn dò.
-Dặn HS về làm BT (VBT) và chuẩn bị bài sau: “Luyện tập”
- HS ghi vào vở.
 1 giờ = 60 phút
 1phút = 60 giây
 1 thế kỷ = 100 năm
- HS làm bài nối tiếp:
a. 1 phút = 60 giây 2 phút = 120 giây
 60 giây = 1 phút 7 phút = 420 giây
b. 1 thế kỷ =100 năm 5 thế kỷ = 500 năm
 100 năm = 1 thế kỷ 9 thế kỷ = 900 năm
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Bác Hồ sinh vào thế kỷ thứ XIX. Bác ra đi tìm đường cứu nước thuộc thế kỷ thứ XX.
+ Thuộc thế kỷ thứ XX.
+ Năm đó thuộc thế kỷ thứ III.
- HS chữa bài vào vở
- Nêu y/c của bài tập.
a. Năm đó thuộc thế kỷ thứ XI. 
Năm nay là năm 2006. Vậy tính đến nay là 2006 – 1010 = 996 năm
b. Năm đó thuộc thế kỷ thứ X. Tính đến nay là : 2006 – 938 = 1 067 năm
____________________________________
 ĐịA Lí
Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
I.MụC TIÊU : 
-Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn:
- Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.
- Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt lở vào mùa mưa.
-Xác lập được mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người.
II. chuẩn bị:
 GV:Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
 HS :Tranh, ảnh một số mặt hàng thủ công ,khai thác khoáng sản 
III. tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.ổn định tổ chức
B.Kiểm tra bài cũ:
 -Kể tên một số dân tộc ít người ở HLS.
 -Kể tên một số lễ hội, trang phục và phiên chợ của họ.
C. Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Tìm hiểu bài :
 1/.Trồng trọt trên đất dốc :
 *Hoạt động cả lớp :
 - Cho HS quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi sau :
 + Ruộng bậc thang thường làm ở đâu ?
 + Tại sao phải làm ruộng bậc thang ?
 + Người dân HLS trồng gì trên ruộng?
 GV nhận xét, kết luận .
 2/Nghề thủ công truyền thống :
 *Hoạt động nhóm :
 - GV cho HS dựa vào tranh, ảnh, vốn hiểu biết thảo luận nhóm theo các gợi ý sau 
 + Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi HLS .
 + Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm 
 + Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì?
 GV nhận xét và kết luận .
 3/. Khai thác khoáng sản :
 * Hoạt dộng cá nhân :
+ Kể tên một số khoáng sản có ở HLS .
+ ở vùng núi HLS, hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất ?
+ Mô tả quá trình sản xuất ra phân lân .
+ Tại sao chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí ?
+ Ngoài khai thác khoáng sản, người dân miền núi còn khai thác gì ?
D. Củng cố
- Nhận xét tiết học .
E. Dặn dò.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị trước bài :Trung du Bắc Bộ. 
-3 HS trả lời .
- HS khác nhận xét, bổ sung .
- HS dựa vào mục 1 trả lời 
+ ở sườn núi .
+Giúp việc giữ nước, chống xói mòn
+ Trồng chè, lúa, ngô.
- HS khác nhận xét và bổ sung .
- HS dựa vào tranh, ảnh để thảo luận 
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- HS cả lớp quan sát hình 3 và đọc mục 3 ở SGK rồi trả lời :
+ A-pa-tít, đồng, chì, kẽm 
+ A-pa-tít .
+ Vì khoáng sản được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp .
+ Gỗ, mây, nứavà các lâm sản quý khác 
HS đọc bài trong khung .
____________________________________
TậP LàM VĂN
LUYệN TậP XÂY DựNG CốT TRUYệN 
I. MụC TIÊU: 
- Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề(SGK),xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần giũ với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
-GD HS biết dựa vào cốt truyện kể chuyện sinh động. 
II. chuẩn bị:
GV:Bảng lớp viết sẵn đề bài và câu hỏi gợi ý .
HS: Giấy khổ to + bút dạ
III. tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.ổn định tổ chức
B.Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là cốt truyện? Cốt truyện thường có những phần nào ?
- Gọi HS kể lại chuyện Cây khế? 
- Nhận xét và cho điểm từng HS . 
C. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài 
 b .Hướng dẫn làm bài tập 
 * Tìm hiểu ví dụ 
- Phân tích đề bài . 
 * Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt truyện.
-GV yêu cầu HS chọn chủ đề.
- Gọi HS đọc gợi ý 1. 
Người mẹ ốm như thế nào ? 
Người con chăm sóc mẹ như thế nào ? 
Để chữa khỏi bệnh cho mẹ , người con gặp những khó khăn gì ? 
Người con đã quyết tâm như thế nào ? 
Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào ? 
 Bà tiên làm như thế nào để thử thách lòng trung thực của người con ? 
Cậu bé đã làm gì ? 
* Kể chuyện 
-Kể trong nhóm : Yêu cầu HS kể trong nhóm theo tình huống mình chọn dựa vào các câu hỏi gợi ý 
- Kể trước lớp 
- Gọi HS tham gia thi kể. 
- Gọi HS nhận xét , đánh giá lời kể của bạn 
- Nhận xét cho điểm HS . 
D. Củng cố
- Nhận xét tiết học .
E. Dặn dò.
- Dặn HS về nhà học và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
 1 HS trả lời câu hỏi .
- 1 HS kể lại 
- 2 HS đọc đề bài 
- HS tự do phát biểu chủ đề mình lựa chọn. 
+Người mẹ ốm rất nặng.
+Người con thương mẹ, chăm sóc tận tuỵ bên mẹ ngày đêm . 
+Người con phải vào tận rừng sâu tìm một loại thuốc quý.
+ Người con gởi mẹ cho hàng xóm rồi lặn lội vào rừng. Trong rừng người con gặp nhiều thú dữ nhưng chúng đều thương tình không ăn thịt 
+ Bà tiên cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của người con và hiện ra giúp cậu.
 + Bà tiên biến thành cụ già đi đường, đánh rơi một túi tiền.
 + Cậu bé không lấy tiền mà chỉ xin cụ dẫn đường cho mình đến chỗ có loại thuốc quý. 
- Kể chuyện theo nhóm
- HS thi kể 
- Nhận xét 
- Tìm ra một bạn kể hay nhất , 1 bạn tưởng tượng ra cốt truyện hấp dẫn mới lạ.
HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
THể DụC
BàI 8
I.MụC TIÊU :
 - Củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, tương đối đều, đúng khẩu lệnh 
 - Trò chơi: “Bỏ khăn” Yêu cầu HS tập trung chú ý, nhanh nhẹn khéo léo, chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi. 
II.ĐặC ĐIểM – PHƯƠNG TIệN :
Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi, 1 -2 chiếc khăn tay. 
III.NộI DUNG Và PHƯƠNG PHáP LÊN LớP :
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu :
 - Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh. 
 - GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. 
-Khởi động: Đứng tại chỗ hát và vỗ tay. 
 -Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”.
2. Phần cơ bản:
 a) Đội hình đội ngũ :
 -Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. 
b) Trò chơi : “Bỏ khăn”:
 - Tổ chức cho cả lớp chơi thử .
 - Tổ chức cho HS thi đua chơi. 
 - GV quan sát, nhận xét, biểu dương các cặp HS chơi nhiệt tình, không phạm luật.
3. Phần kết thúc: 
 - Cho HS chạy thường quanh sân tập 1 đến 2 vòng. 
 - HS làm động tác thả lỏng. 
 - GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bái tập về nhà.
6 – 10 phút
1 – 2 phút
1 – 2 phút
2 – 3 phút
18 – 22 phút
12 – 13 phút
2 – 3 phút
5 – 6 phút 
- Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo.
====
====
====
====
5GV
- Đội hình trò chơi.
5GV
- HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang. 
==========
==========
==========
==========
 5GV
-HS đứng theo đội hình 4 hàng dọc.
====
====
====
====
====
 5GV
] ]
5GV
 ] ]
==========
==========
==========
==========
- HS chuyển thành đội hình vòng tròn. 
5GV
 ____________________________________
Chiều Sinh hoạT LớP
KIểM ĐIếM tuần 4
I/ MụC TIÊU: 
 - HS thấy được những ưu, khuyết điểm của bản thân, của lớp trong tuần.
 - Đề ra phương hương trong tuần 5
 II. Nội dung:
1.Công tác cũ 
	* Ưu điểm: 
 	 + Nề nếp học tập tương đối tốt, nhiều em tiến bộ
	 + Lao động vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ
	 + Thể dục: xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
	 *Nhược điểm:
 +Một số em còn hay nói chuyện.
 +Lớp còn hiện tượng ăn quà vặt.
 *Kết quả:
 +Tuyên dương:
 +Nhắc nhở:
3 Công tác tuần 5
	- GV phổ biến công tác tuần 5.
 	 - Phát huy ưu điểm, khắc phục những nhược điểm 
 - Chuẩn bị cho cuộc thi :Tìm hiểu dịch cúm H1N1
4.Văn nghệ:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA4 tuan 4 chuan KTKN.doc