Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Buổi sáng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Buổi sáng

Tuần 5:

Tiết 2: Toán:

Luyện tập

I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Củng cố về nhận biết số ngày của từng tháng trong năm .

- Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày .

- Chuyển đổi được đưn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây.

- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.

II. Chuẩn bị đồ dùng: Bảng phụ kẻ sẵn .

III. Các hoạt động dạy học:

HĐ 1 : Củng cố về giây, thế kỉ

 Đổi: 1phút = ? giây .

 1 thế kỉ = ? năm

HĐ2: Củng cố về số ngày trong năm, tìm hiểu năm nhuận và năm không nhuận.

Bài 1: Củng cố về số ngày trong từng tháng của một năm. - Yêu cầu học sinh nêu tên các tháng có 30, 31, 28 (hoặc 29) ngày.

- Giáo viên củng cố cách xác định số ngày các tháng trong năm bằng cách nắm hai nắm tay.

- Năm nhuận có ? ngày ? Năm không nhuận có ? ngày?

 

doc 17 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 372Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Buổi sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai, ngày 14 tháng 9 năm 2009
Tuần 5:
Tiết 2: 	 Toán:
Luyện tập
I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
- Củng cố về nhận biết số ngày của từng tháng trong năm .
- Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày .
- Chuyển đổi được đưn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây.
- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.
II. Chuẩn bị đồ dùng: Bảng phụ kẻ sẵn .
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của giáo viên
TG
HĐ của học sinh
HĐ 1 : Củng cố về giây, thế kỉ 
 Đổi: 1phút = ? giây .
 1 thế kỉ = ? năm
HĐ2: Củng cố về số ngày trong năm, tìm hiểu năm nhuận và năm không nhuận. 
Bài 1: Củng cố về số ngày trong từng tháng của một năm. - Yêu cầu học sinh nêu tên các tháng có 30, 31, 28 (hoặc 29) ngày.
- Giáo viên củng cố cách xác định số ngày các tháng trong năm bằng cách nắm hai nắm tay.
- Năm nhuận có ? ngày ? Năm không nhuận có ? ngày?
HĐ3: Củng cố về năm, thế kỉ, phút, giây, kg, g.
Bài 2: Củng cố về xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào, từ đó đến nay là bao nhiêu năm.
GV cho HS thảo luận đôi
GV nhận xét, kết luận.
Bài 3: Củng cố về so sánh các số đo thời gian.
- GV gọi HS lên bảng làm.
- GV củng cố: muốn so sánh đúng ta phải biết đổi các đơn vị đo về cùng đơn vị.
Bài 4:a, Củng cố về cách xem lịch.
- GV gọi học sinh đọc y/c, 
- cho HS thảo luận đôi và nêu kết quả.
- GV chốt lời giải đúng.
b Củng cố về đổi đơn vị đo khối lượng
- GV gọi học sinh đọc y/c, làm bài và nêu kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động nối tiếp:
- GV hệ thống lại nội dung bài học .
- Nhận xét, đánh giá giờ học
3’
10’
20’
2’
- HS trả lời miệng.
- Lớp theo dõi, nhận xét .
- Theo dõi, mở VBT
- HS đọc và tìm hiểu yêu cầu bài tập .
- HS làm bài rồi chữa bài, lớp theo dõi nhận xét.
- 1 – 2 HS thực hành lại trước lớp.
- HS làm bài rồi chữa bài, lớp theo dõi nhận xét.
- HS nêu: Năm nhuận có 366 ngày, năm không nhuận có 365 ngày .
HS thảo luận đôi
HS nêu kết quả: Thế kỉ XVIII, 217 năm.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- HS làm độc lập.
- Học sinh lên bảng chữa bài
- Lớp theo dõi nhận xét .
 HS thảo luận đôi và nêu kết quả. 
HS lên bảng làm.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 4:	Tập đọc:
Những hạt thóc giống
I. Mụctiêu:
1. Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt được lời các nhân vật với lời người kể chuyện. Cách đọc phù hợp với diễn biến của các nhân vật trong truyện. 
2. Hiểu: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật .
II. Chuẩn bị đồ dùng: Bảng phụ viết sẵn câu dài hướng dẫn học sinh đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của giáo viên
TG
HĐ của học sinh 
A. Bài cũ: Đọc thuộc lòng “Tre Việt Nam” kết hợp hỏi nội dung bài .
B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
1. Luyện đọc.
- Y/c 1 HS đọc bài.
- Y/c 4HS luyện đọc đoạn lần 1.
- GV HD luyện đọc từ khó.
- Y/c HS luyện đọc đoạn lần 2.
- GV sửa sai và giải nghĩa từ ngữ.
- Y/c HS luyện đọc đoạn lần 3.
- GV gọi 1 -> 2 em đọc bài.
- GV đọc diễn cảm lại bài.
2. Tìm hiểu nội dung bài.
Câu1(SGK)- Nhà vua đã chọn người như thế nào để truyền ngôi ?
Câu2(SGK)- Nhà vua làm cách nào để chọn được người trung thực ?
- Thóc luộc kĩ có nảy mầm được không?
- Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì ? kết quả ra sao?
- Đến khi phải nộp thóc cho nhà vua thì Chôm đã làm gì ?
Câu3:(Sgk)- Hành động của Chôm có gì khác mọi người?
- Thái độ của mọi người thế nào khi nghe Chôm nói thật là không có thóc ?
Câu4(SGK)- Theo em , vì sao người trung thực là người đáng quý? 
3. Luyện đọc diễn cảm.
- GV theo dõi h/dẫn về giọng đọc.
- GV h/dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3,4
- GV đọc mẫu, lưu ý nhấn giọng.
- GVtổ chức cho hs thi đọc
C. Củng cố, dặn dò: Qua bài tập đọc muốn nói với chúng ta điều gì ?
- Nhận xét, đánh giá giờ học
5’
28’
10’
12’
6’
2’
- HS đọc và nêu nội dung như mục 2 .
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Theo dõi, mở SGK
- 1 HS đọc bài.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- HS giải nghĩa từ (Chú giải)
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 3
- 2 em đọc lại bài.
- Vua muốn chọn một người trung thực để truyền ngôi .
- Phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã luộc kĩ .
-Thóc này không thể nảy mầm được .- Chôm đã gieo trồng, dốc công sức chăm sóc nhưng không nảy mầm .
- Mọi người nô nức đến nộp thóc còn , lo lắng đến trước nhà vua quỳ tâu
- Chôm dũng cảm dám nói sự thật, không sợ bị trừng phạt.
- Mọi người sững cả người, ngạc nhiên, sợ hãi cho Chôm vìnói ra sự thật .
- HS trả lời .
- HS nêu giọng đọc .
- 4em đọc 4 đoạn (đọc 2 lần)
- HS luyện đọc theo cặp
- Vài HS thi đọc diễn cảm.
- Vài HS nêu nội dung bài học.
- HS về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.
Thứ ba, ngày 15 tháng 9 năm 2009
Tiết1: 	Toán
 Tìm số trung bình cộng
I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
- Có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số.
- Biết tìm số trung bình cộng của 2, 3, 4 số .
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết Bài toán 1,2.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của giáo viên
TG
HĐ của học sinh 
HĐ1: Củng cố cách xem đồng hồ, đổi đơn vị khối lượng. 
- ChoHS Làm bài tập 5 (sgk) tiết trước.
- GV nhận xét, cho điểm.
HĐ2: Tìm hiểu về trung bình cộng.
- Yêu cầu HS đọc Bài toán1 .
- Bài cho ta biết gì và hỏi ta gì? 
- Nếu rót đều số dầu đó vào mỗi can thì số dầu trong mỗi can là bao nhiêu?
- Ta gọi số 5 là trung bình cộng của 6 và 4 .
- GV hướng dẫn Bài toán 2 tương tự.
- Vậy muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm như thế nào? 
- Gọi HS tìm ví dụ và thực hiện ví dụ.
HĐ3: Thực hành tìm số trung bình cộng.
Bài 1: Củng cố về tìm số trung bình cộng.
- GV gọi HSlên bảng làm.
-Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào ?
HĐ4: Củng cố về giải toán có lời văn dạng tìm số trung bình cộng của 3,4 số..
Bài2: - GV gọi HS đọc y/c
- GV gọi HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: 
- GV cho HS đọc đề bài,
- Y/c HS thảo luận đôi
 - GV gọi HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Hoạt động nối tiếp:
- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào ? 
- Nhận xét, đánh giá giờ học .
3’
12’
6’
12’
2’
- Học sinh lên bảng làm.
- Lớp theo dõi, nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS tìm hiểu yêu cầu bài .
- Can 1: 6l, can 2: 4l. Nếu rót đều thì mỗi can ? l
- Số dầu trong mỗi can là : 
 ( 6 + 4 ): 2 = 5 ( lít )
- HS nêu lại vài lần .
- HS thực hiện như Bài toán 1.
- HS nêu: Tìm số trung bình cộng ta tính tổng các số hạng rồi chia cho số các số hạng. 
- HS tìm ví dụ.
- HS nêu yêu cầu bài tập .
- HS làm bài độc lập rồi chữa bài , lớp theo dõi nhận xét .
- Ta tính tổng các số hạng rồi chia tổng đó cho số các số hạng.
- HS đọc y/c, phân tích đề toán
- 1HS lên bảng làm. 
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS đọc đề bài,
- HS thảo luận đôi 
- 1HS lên bảng làm. 
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Ta tính tổng các số hạng rồi chia tổng đó cho số các số hạng.
Tiết2 :	Luyện từ và câu
	Mở rộng vốn từ: Trung thực - tự trọng
I. Mụctiêu:
- Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) thuộc chủ điểm trung thực – tự trọng.
- Tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được ; nắm được nghĩa của từ tự trọng.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập sách giáo khoa. Vở BT.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của giáo viên
Tg
 HĐ củahọc sinh
A. Bài cũ: Đọc lại bài tập 2 tiết trước .
- Từ phức khác từ đơn như thế nào ? 
B. Bài mới: 1. GV giới thiệu bài .
2. Mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ đề trung thực – tự trọng.
Bài 1: Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài theo cặp.
- GV theo dõi khuyến khích các nhóm làm nhanh và chính xác .
- GV củng cố chốt lại lời giải đúng.
Bài 2. Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, đặt câu với một từ cùng nghĩa với trung thực, 1 câu với một từ trái nghĩa với trung thực.
- GV gọi học sinh đặt câu.
 - GV theo dõi, chốt lại kết quả đúng. 
Bài 3 : Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp.
- GV gọi học sinh lên bảng làm.
- GV củng cố và chốt lại lời giải đúng.
Bài 4 : Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp.
- GV gọi học sinh lên bảng làm.
- GV củng cố và chốt lại lời giải đúng.
C. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nêu lại bài tập 1.
- Nhận xét, đánh giá giờ học . Về học bài , chuẩn bị bài sau 
3’
2’
28’
2’
- 2 học sinh đọc bài, trả lời.
- Lớp theo dõi nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS tìm hiểu yêu cầu bài tập .
- HS làm việc theo nhóm đôi .
- HS các nhóm trả lời:
+ thẳng thắn, thật thà, ngay thẳng, thành thật, thật tâm, bộc trực, chính trực, 
+ dối trá, gian dối, lừa bịp, bịp bợm, gian ngoan, gian giảo, gian trá, 
- Lớp theo dõi nhận xét.
- HS tìm hiểu yêu cầu bài tập .
- HS làm việc theo nhóm đôi, trả lời:
 a. Bạn Lan rất thật thà./ Tô Hiến Thành nổi tiếng là người chính trực , thẳng thắn.
b. Trên đời này không có gì tệ hại hơn sự dối trá.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- HS tìm hiểu yêu cầu bài tập.
- HS làm việc độc lập.
- HS chữa bài (ý c), lớp theo dõi nhận xét - HS vài em nêu lại .
- HS tìm hiểu y/c bài tập .
- HS làm việc theo nhóm đôi .
- HS các nhóm trả lời:
+ C1. Chỉ người có lòng dạ ngay thẳng.
+ C2. Dù nghèo đói vẫn phải giữ gìn nề nếp.
+ C3. Lời nói khó nghe nhưng giúp ta sửa chữa khuyết điểm.
+ C4. Như C1.
+ C5. Như C2.
- Lớp theo dõi nhận xét
- HS nêu.
- Chuẩn bị ở nhà
Tiết 4 :	Chính tả
(Nghe- viết) : Những hạt thóc giống
 I. Mục tiêu: 
 - Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng,sạch sẽ một đoạn văn có lời nhân vật trong bài : “Những hạt thóc giống”.
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có ăm đầu hoặc vần dễ lẫn .
II. Chuẩn bị đồ dùng:
Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập .
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của giáo viên
TG
HĐ của học sinh
A.Bài cũ: Viết : rõ ràng, dẻo dai, rắn rỏi
- GV nhận xét , ghi điểm .
B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
1: Nghe - viết chính tả.
- GV đọc đoạn viết chính tả .
- Yêu cầu hs đọc thầm lại đoạn viết chính tả để tìm tiếng khó trong bài .
- GV đọc cho HS chép bài.
- GV đọc lại cho hs soát lỗi .
- GV chấm khoảng 10 bài , cho điểm, nhận xét .
2: Thực hành làm bài tập chính tả.
Bài 2: GV chọn bài tập 2a cho lớp.
- Yêu cầu hs đọc thầm đoạn văn, đoán chữ bị bỏ trống, làm bài vào vở bài tập.
- GV gọi hs lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: ( HS khá, giỏi) GV ... n xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS đọc lại ghi nhớ SGK.
- HS nêu sự chuẩn bị.
- HS đọc lại đề.
- Đối tượng viết thư là bạn thân ở xa.
- Viết thư thăm hỏi bạn về tình hình học tập của bạn .
- HS theo dõi .
- HS thực hành viết thư.
- Học sinh yếu làm bài dưới sự giúp đỡ của giáo viên.
- Học sinh nộp bài. 
- HS theo dõi.
- Chuẩn bị như HD của GV.
Tiết 4:	 Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu.
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết chọn và kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực. 
- Hiểu truyện , biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện .
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Có kĩ năng nghe , nhớ truyện khi nghe bạn kể cho nghe câu chuyện.
- Chăm chú nghe bạn kể chuyện , nhận xét , đánh giá đúng lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Một số truyện về tính trung thực.
- Bảng phụ ghi sẵn yêu cầu 1a,b,c .
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của giáo viên
TG
HĐ của học sinh
A. Bài cũ: Kể lại câu chuyện “Một nhà thơ chân chính” và nêu nội dung câu truyện. 
B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
1: Tìm hiểu yêu cầu đề bài.
- GV ghi đề lên bảng và gạch chân các từ ngữ quan trọng.
- GV gọi HS đọc gợi ý 1, 2, 3 sách giáo khoa .
 GV: Nếu không tìm được truyện ở ngoài chương trình thì ta có thể kể lại những câu chuyện trong SGK tuy nhiên nếu kể lại những truyện trong SGK thì điểm sẽ không cao bằng chọn ngoài.
- GV yêu cầu HS giới thiệu truyện mình sẽ kể trước lớp.
2: HS thực hành kể chuyện.
- GV tổ chức cho HS luyện kể lại câu chuyện và tìm hiểu nội dung trong nhóm.
- Gọi một HS nêu lại nội dung đánh giá bạn kể chuyện.
-GV tổ chức cho HS thi kể lại câu chuyện.
- GV theo dõi nhận xét HS kể chuyện.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
5’
28’
8’
20’
2’
- HS kể lại và nêu ý nghĩa .
- Lớp theo dõi nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- Vài HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS nối tiếp nhau đọc gợi ý trong sgk.
- HS theo dõi và lựa chọn truyện .
- HS lần lượt giới thiệu truyện mình sẽ kể trước lớp.
.- HS luyện kể trong nhóm và trao đổi nội dung câu chuyện .
- HS nêu.
- HS thi kể chuyện trước lớp và nói nội dung truyện. 
- Lớp theo dõi nhận xét bạn kể, bình xét bạn chọn câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
- Về nhà tập kể lại câu chuyện chuẩn bị tiết sau .
Thứ sáu, ngày 18 tháng 9 năm 2009
Tiết 1:	Toán
 	 Biểu đồ (tiếp theo) 
I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
 - Bước đầu nhận biết về biểu đồ cột.
- Biết cách đọc thông tin trên biểu đồ cột.
II. Chuẩn bị đồ dùng: Biểu đồ cột vẽ sẵn trên giấy khổ lớn.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của giáo viên
TG
HĐ của học sinh
HĐ1:-Củng cố về đọc biểu đồ tranh GV gọi 2 em đọc biểu đồ Bài 1 SGK tiết trước của HS làm ở nhà. 
HĐ2: Làm quen với biểu đồ cột.
- GV cho HS quan sát biểu đồ vẽ trên giấy khổ to. 
- Biểu đồ vẽ về nội dung gì?
- Biểu đồ biểu diễn số chuột bắt được của những thôn nào?
- Nhìn vào mỗi cột trên biểu đồ cho ta biết điều gì?
- Hãy nêu cách đọc biểu đồ trên.
- Thôn nào bắt được nhiều chuột nhất, thông nào bắt được ít thôn nhất? 
 HĐ3: Thực hành : Củng cố về nhận biết số liệu trên biểu đồ cột và đọc biểu đồ cột
Bài1: 
- GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ, làm bài theo cặp.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 2 : .
- GV treo biểu đồ, HS quan sát biểu đồ, gọi một số HS đọc biểu đồ, yêu cầu 3 HS nêu két quả 3 ý a, b,c. 
- GV nhận xét, chữa bài.
- GV củng cố cách đọc biểu đồ.
HĐ nối tiếp:
- GV hệ thống lại nội dung bài học .
- Nhận xét, đánh giá giờ học
3’
12’
18’
2’
- HS chữa bài , lớp theo dõi nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS theo dõi và nêu .
- Số chuột bắt được của các thôn.
- T. Đoài, T. Trung, T. Đông, T. Thượng. 
- Số chuột bắt được của từng thôn.
- HS theo dõi và nêu .
- HS chỉ trên biểu đồ và nêu.
- HS quan sát biểu đồ, làm bài theo cặp.
- HSi đại diện các nhóm trình bày.
- lớp nhận xét, chữa bài theo kết quả đúng.
- HS tìm hiểu yêu cầu bài rồi tự làm bài rồi chữa bài .
+ Các lớp tham gia trồng cây: 4a, 4b, 5a, 5b, 5c.
+ Lớp 4a: 35 cây; 5b: 40 cây; 5c: 23 cây
- Lớp theo dõi nhận xét .
.
Tiết 2: 	Luyện từ và câu
danh từ
I. Mục tiêu:
- Hiểu danh từ là những từ chỉ sự vật ( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).
- Nhận biết được danh từ trong câu, đặc biệt là danh từ chỉ khái niệm; biết tập đặt câu với danh từ.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Bảng phụ . VBT.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của giáo viên
TG
HĐ của học sinh
A. Bài cũ: Nêu lại bài tập 1 tiết trước. 
- Giáo viên nhận xét.
B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
1: Tìm hiểu về danh từ.
Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập .
- GV theo dõi khuyến khích các nhóm làm nhanh và chính xác .
- GV củng cố chốt lại lời giải đúng về các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ.
Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp .
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
- GV gọi 2 nhóm HS lên bảng thi xếp thành các nhóm từ theo yêu cầu.
- Danh từ là gì?
2: Luyện tập tìm danh từ trong câu, đặt câu với danh từ.
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập .
- GV theo dõi khuyến khích các nhóm làm nhanh và chính xác .
- GV củng cố về các từ chỉ khái niệm.
Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập .
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- GV gọi HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Giáo viên củng cố cách đặt câu có sử dụng danh từ chỉ khái niệm.
C. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung bài học.
- Nhận xét, đánh giá giờ học . Về học bài , chuẩn bị bài sau 
5’
28’
13’
15’
2’
- Học sinh nêu lại bài tập 1.
- Lớp theo dõi nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS tìm hiểu yêu cầu bài tập .
- HS làm việc theo nhóm đôi để tìm những từ chỉ sự vật trong đoạn thơ.
Danh từ: truyện cổ, cuộc sống, tiếng, xưa, cơn, nắng, mưa, con, sông, rặng, dừa, đời, cha ông, chân trời, ông cha.
- HS nêu yêu cầu đề bài .
- HS làm bài, lên bảng làm:
+DT Chỉ người: ông cha, cha ông; Chỉ vật: sông, dừa, chân trời; Chỉ hiện tượng: mưa, nắng;
 Chỉ khái niệm: cuộc sống, truyện cổ, tiếng, xưa, đời.
Chỉ đơn vị: cơn, con, rặng.
- Học sinh nêu ghi nhớ (SGK).
- HS luyện đọc thuộc ghi nhớ.
- HS nêu yêu cầu đề bài .
- HS làm bài theo nhóm đôi rồi chữa bài:
điểm, đạo đức, lòng kinh nghiệm, cách mạng.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- HS nêu yêu cầu đề bài .
- HS làm bài theo nhóm đôi rồi chữa bài:
VD:+ Bạn Na có một điểm rất đáng quý là rất trung thực, thật thà.
+Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
- Lớp theo dõi nhận xét
- HS theo dõi .
- Chuẩn bị ở nhà
Tiết 3:	Tập làm văn
 đoạn văn trong bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu :
- Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện .
- Vận dụng những hiểu biết đã có để tạo dựng một đoạn văn kể chuyện .
II. Chuẩn bị đồ dùng: 
- Bốn tờ phiếu viết sẵn nội dung bài tập 1, 2, 3 phần nhận xét.
- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của giáo viên
TG
HĐ của học sinh
A.Bài cũ: Đọc lại ghi nhớ tiết trước. 
- GV nhận xét.
B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
1: Tìm hiểu về văn kể chuyện.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài1, 2.
- GV phát phiếu yêu cầu HS làm bài.
- GV theo dõi hướng dẫn bổ sung.
-GV: Những sự việc tạo thành cốt truyện và mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào?
Bài 3: Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ, nêu nhận xét rút ra từ hai bài tập trên.
- GV gọi HS trả lời, Gv nhận xét, chốt lại ý đúng.
- GV hướng dẫn HS nêu ghi nhớ.
- GV cho HS đọc thuộc lòng ghi nhớ .
2. Thực hành tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
- GV gọi HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập.
- GV tổ chức cho HS viết bài và chữa bài.
 - GV gọi hs đọc bài viết.
- GV theo dõi, bổ sung cho hs.
- GV cho điểm tuyên dương những bài viết tốt.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Về học bài , chuẩn bị bài sau .
3’
30’
15’
15’’
2’
HS nêu ; lớp nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS nối tiếp đọc yêu cầu đề bài .
- HS đọc thầm truyện: “Những hạt thóc giống” rồi trao đổi theo cặp nêu được: 
1a. Có 4 sự việc: 
1b. SV1: 3 dòng đầu; SV2: Kể trong đoạn 2: 2 dòng tiếp theo;
- HS tìm hiểu yêu cầu bài tập rồi làm độc lập và tự chữa bài: Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- HS nêu như SGK.
- HS luyện đọc thuộc ghi nhớ.
- HS đọc nội dung bài tập .
- HS suy nghĩ rồi tưởng tượng để viết tiếp phần thân của câu chuyện. 
- Vài HS đọc bài viết của mình trước lớp.
- HS rút kinh nghiệm.
- Lớp theo dõi, bình chọn những bài viết tốt.
- 
Tiết 4:	SINH HOẠT LỚP
I. Đánh giá tình hình hoạt động tuần 5:
 1. Lớp trưởng nhận xét:
 2. GV nhận xét chung:
	a. Chuyên cần:- Duy trì sĩ số lớp 100%.
	b. Học tập:
- Các em đã có ý thức học tập tựơng đối tự giác
- Tích cực xây dựng bài, làm bài ở nhà.
	c.Nề nếp, vệ sinh:
- Nề nếp ra vào lớp tựơng đối ngay ngắn.
- Ban cán sự lớp đã đi vào hoạt động tích cực.
- Sinh hoạt 15’ và giữa giờ nghiêm túc.
- Lớp học sạch sẽ, bàn ghế ngay ngắn.
- Các em đội viên đeo khăn quàng đầy đủ.
- Tích cực hưởng ứng tháng ATGTvà tháng cao điểm phòng chống ma tuý,HIV,AIDS.
- Kí cam kết không liên quan đến ma tuý, HIV
II. Kế hoạch tuần 6: 
- Duy trì mọi nề nếp
- Đi học chuyên cần 100%
- Rèn thói quen tự giác trong học tập, lao động, tự quản.
- Tăng cường kiểm tra bài tập ở nhà giữa các tổ.
- Thi đua giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- Chuẩn bị đại hội chi đội,.
- Tham gia thi tìm hiểu về luật giao thông., thực hiện nghiêm chỉnh luật giao thông.
Duyệt kế hoạch bài học của BGH :
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docKHBHlop4 Tuan 5 sang.doc