TOÁN
TIẾT 21: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận.
- Chuyển đổi được các đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây. Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỷ nào.
- Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, SGK, nội dung bài tập 1 lên bảng phụ
- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TUẦN 5 THỨ HAI TẬP ĐỌC NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I. MỤC TIÊU: - Đọc trơn toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của cậu bé mồ côi. Biết đọc phân biệt lời của nhân vật với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi. - Phát âm đúng một số từ: Nô nức, ra lệnh, trả lời. - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. - HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi4 (SGK) - Tăng cường TV: Giúp HS hiểu từ: Trung thực, hiền minh II. CHUẨN BỊ: - GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, Bảng phụ ghi ND đoạn văn: “Chôm lo lắng...từ thóc giống của ta” - HS: Bài cũ, SGK, vở. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học Bổ sung A. Ổn định (1) B. Bài cũ (3) - Gọi HS đọc bài Tre Việt Nam, và đọc thuộc câu thơ HS yêu thích + trả lời câu hỏi về ND bài. - Gọi 2 HS nêu ND chính của bài. - GV nhận xét, cho điểm. C. Bài mới (34) 1. Giới thiệu bài: Trung thực là một đức tính đáng quý, được đề cao. Qua truyện đọc Những hạt thóc giống, các em sẽ thấy người xưa đã đề cao tính trung thực như thế nào. 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc Gv đọc mẫu - GV chia đoạn: 4 đoạn Đ1: Ba dòng đầu Đ2: Năm dòng tiếp theo Đ3: Năm dòng tiếp theo Đ4: Còn lại - Gọi HS đọc nối tiếp 2 lần mỗi lần 4 em L1: Gọi HS đọc+ Tìm từ khó, GV sửa cho HS cách đọc và phát âm. L2: Gọi 4 HS đọc và nêu chú giải. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp, gọi đại diện 2 cặp đọc bài. - Gọi 1 HSG đọc toàn bài. - GV HS HS đọc toàn bài, đọc mẫu. b) Tìm hiểu bài: - Nhà vua chọn người ntn để truyền ngôi? - Nhà vua đã làm cách nào để tìm ra người trung thực? TCTV: Trung thực: Giám nói thật, bao vệ lẻ phải. - Thóc đã luộc chín có thể nảy mầm được không? - Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao? - Đến kì phải nộp thóc cho vua, mọi người đã làm gì? Chôm làm gì? - Cho HS quan sát tranh. GV giảng ND. - Hành động của cậu bé có gì khác mọi người? - Theo em vì sao người trung thực là người đáng quý? - Bài ca ngợi ai và ca ngợi điều gì? c) Luyện đọc diễn cảm. - Gọi 4 HS đọc nối tiếp toàn bài. - GV gọi 1 HS đọc đoạn văn cần đọc diễn cảm: “Chôm lo lắng...Từ thóc giống của ta” - Em cần đọc như thế nào? - GV đọc mẫu. - Yêu cầu HS đọc theo cặp, gọi đại diện 2 cặp đọc trước lớp. - Gọi 4 HS thi đọc cá nhân. 3) Củng cố, dặn dò (2) - Nx tiết học - Lớp hát - Lớp theo dõi, dọc thầm, nhận xét bạn đọc. - Lớp lắng nghe. - HS theo dõi, dùng bút chì đánh dấu vào SGK. - Lớp theo dõi. - HS tìm từ khó và luyện phát âm. - Lớp theo dõi, 1 HS đọc từ chú giải - Lớp đọc thầm. - Lớp theo dõi, lắng nghe. + Vua muốn chọn người trung thực để nối ngôi. + Phát cho mỗi người dân mỗi người một thúng thóc giống đã luộc kĩ về gieo trồng và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị phạt. + Không. + Chôm đã gieo trồng và dốc công chăm sóc nhưng thóc không nảy mầm. + Mọi người chở thóc về kinh thành nộp cho vua. Chôm khác mọi người, Chôm không có thóc, lo lắng đến trước vua, thành thật quỳ tâu: Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm dược. - Lớp theo dõi, lắng nghe. + Chôm dũng cảm dám nói sự thật, không sợ bị trừng phạt. + Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung... * ND: 4 HS nêu, lớp đọc thầm. - Lớp theo dõi, nhận xét. - HS nêu cách đọc. - Lớp lắng nghe. - Đại diện 2 cặp đọc, lớp theo dõi, nhận xét. - Lớp bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay nhất. TOÁN TIẾT 21: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận. - Chuyển đổi được các đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây. Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỷ nào. - Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập. II. CHUẨN BỊ: - GV: Giáo án, SGK, nội dung bài tập 1 lên bảng phụ - HS: Sách vở, đồ dùng môn học. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học Bổ sung A. Kiểm tra bài cũ (3) - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập - Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 7 thế kỷ =...năm 1/5 thế kỷ =...năm 20 thế kỷ =...năm 1/4 thế kỷ =...năm - GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho HS B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài - Ghi bảng. 2. Hướng dẫn luyện tập: * Bài tập 1: - Treo bảng phụ. - Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài, yêu cầu HS thảo luận nhóm 4. Gọi đại diện nhóm nêu kết quả. a) Kể tên những tháng có: 30 ngày, 31 ngày, 28 ngày (hoặc 29 ngày) ? b) Năm nhuận có bao nhiêu ngày ? Năm không nhuận có bao nhiêu ngày ? - GV HD HS cách tính số ngày của các tháng bằng tay. * Bài tập 2 - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập. - Cho HS làm bài vào vở, gọi HS lên bảng điền số thích hợp chỗ chấm. - GV chấm nhanh 4 bài, chữa bài tập cho HS. - Yêu cầu HS nêu cách đổi. - GV cùng HS nhận xét và chữa bài. * Bài tập 3 - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: ? Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789. Năm đó thuộc thế kỷ nào? - Lễ kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi được tổ chức vào năm 1980. Như vậy Nguyễn Trãi sinh vào năm nào? Năm đó thuộc thế kỷ nào? - GV yêu cầu HS nhận xét và chữa bài vào vở. * Bài tập 4 (HSK+ G) - Yêu cầu 2 HS đọc đầu bài - GV hướng dẫn HS cách đổi và làm bài. - GV nhận xét, chữa bài và cho điểm HS * Bài tập 5 (HSK+ G) - GV yêu cầu HS dùng bút chì khoanh vào SGK, đại diện 2 HS làm vào phiếu to. - Gọi HS nhận xét và đọc giờ trên đồng hồ. - GV nhận xét chung và chữa bài. 3. Củng cố - dặn dò (2) - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về làm bài tập (VBT) và chuẩn bị bài sau: “Tìm số trung bình cộng” - 2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu. 7 thế kỷ = 700 năm 1/5 thế kỷ = 20 năm 20 thế kỷ = 2 000 năm 1/4 thế kỷ = 25 năm - HS ghi đầu bài vào vở - Lớp quan sát. - HS đọc đề bài, thảo luận theo nhóm 4 và nêu miệng, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. + Các tháng có 31 ngày là: tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 + Các tháng có 28 hoặc 29 ngày là: Tháng 2 + Các tháng có 30 ngày là: Tháng 4, 6, 9, 11 + Năm nhuận có 366 ngày, năm không nhuận có 365 ngày - HS đọc yêu càu bài tập. - HS nối tiếp lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. 3 ngày = 72 giờ 1/3 ngày = 8 giờ 8 phút = 480 giây 1/4 giờ = 15 phút 3 giờ 10 phút = 190 phút 4 phút 20 giây = 260 giây - HS nhận xét bài làm của các bạn, chữa bài. - HS trả lời câu hỏi: + Năm đó thuộc thế kỷ thứ XVIII. + Nguyễn Trãi sinh vào năm: 1980 - 600 = 1 380. Năm đó thuộc thế kỷ thứ XIV. - HS nhận xét, chữa bài. - 1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở. Bài giải Đổi: 1/4 phút = 15 giây 1/5 phút = 12 giây Ta có 12 giây < 15 giây Vậy Bình chạy nhanh hơn và chạy nhanh hơn là: 15 - 12 = 3 (giây) Đáp số: 3 giây - HS khoanh vào: A) B b) C - HS chữa bài. - Lắng nghe - Ghi nhớ ĐẠO ĐỨC TIẾT 5: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (tiết 1) (GDMT: Mức độ tích hợp liên hệ) I. MỤC TIÊU: - HS hiểu: Mọi trẻ em đều có quyền được bày tỏ ý kiến về những quan điểm, những việc có liên quan đến trẻ em. - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. - HSKG: Biết trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác. - GDMT: Có ý thức BVMT, biết lắng nghe và ủng hộ những ý kiến đúng đắn của mọi ngườivề vấn đề môi trường II. CHUẨN BỊ: - GV: Một vài bức tranh hoặc đồ vật dùng cho hoạt động khởi động, bảng phụ ghi tình huống (HĐ1,2 - tiết 1; HĐ2 -tiết 2), giấy màu xanh - đỏ - vàng cho mỗi HS (HĐ 3 - tiết 1), bìa hai mặt xanh, đỏ (HĐ 1 - tiết 2). HS: Sách vở, giấy màu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bổ sung A. Kiểm tra bài cũ (3) - Gọi 2 HS nêu ghi nhớ. - Em hãy kể những tấm gương vượt khó trong học tập mà em biết? - GV nhận xét, đánh giá. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên bảng. 2. Tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Nhận xét tình huống - GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp. + Nêu tình huống: Nhà bạn Tâm đang rất khó khăn. Bố Tâm nghiện rượu mẹ Tâm phải đi làm xa nhà. Hôm qua bố Tâm bắt em phải nghỉ học mà không cho em được nói bất kỳ điều gì? Theo em bố Tâm làm đúng hay sai? Vì sao? GV: Bố bạn Tâm làm như vậy là chưa đúng. Bạn Tâm phải được phép nêu ý kiến liên quan đến việc học của mình. Bố bạn phải cho bạn biết trước khi quyết định và cần nghe ý kiến của Tâm. - Điều gì sẽ xảy ra nếu như các em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến em? - Vậy, đối với những việc có liên quan đến mình, các em có quyền gì? + Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em. * Hoạt động 2: - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4. - Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Tình huống 1: Em được phân công làm một việc không phù hợp với sức khoẻ của em. Em sẽ làm gì? Tình huống 2: Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình Tình huống 3: Em muốn chủ nhật này được bố mẹ cho đi chơi. Tình huống 4: Em muốn được tham gia vào hoạt động nào đó của lớp của trường nhưng chưa được phân công. GV: Những tình huống trên đều là những tình huống có liên quan đến bản thân em. - Vậy trong những chuyện liên quan đến các em, các em có quyền gì? - Theo em, ngoài việc học tập còn những việc gì có liên quan đến trẻ em? GV: Những việc diễn ra xung quanh môi trường các em sống, chỗ các em sinh hoạt, hoạt động vui chơi, học tập, các em đều có quyền nêu ý kiến thẳng thắn, chia sẻ những mong muốn của mình. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ * Bài tập 1: Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm đôi - Yêu cầu học sinh nêu nội dung của bài tập. - Yêu cầu cả lớp thảo luận sau đó trình bày ý kiến của nhóm mình. + GV kết luận: Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn đã biết bày tỏ ý mong muốn, nguyện vọng của mình. Còn việc làm của các bạn Hồng và Khánh là không đúng. Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến * Bài tập 2: - GV phổ biến cho học sinh cách bảy tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu: - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong BT 2. - GV yêu cầu HS giải thích lý do - GV kết luận: Các ý kiến a, b, c, d là đúng. ý kiến (đ) là sai vì chỉ có những mong muốn thực sự có lợi cho sự phát triển của chính các em và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình, của đất nước mới cần được thực hiện. - GDMT: Trẻ em có q ... tiếp là một câu trọn vẹn như câu nói của Bác Hồ: Tôi chỉ có một ham muốn...được học hành. - Lắng nghe. - 2 HS đọc to, cả lớp theo dõi. + Chỉ ngôi nhà tầng cao to, sang trọng đẹp đẽ. + Tắc kè xây tổ trên cây - tổ tắc kè nhỏ bé, không phải là cái lầu theo nghĩa của con người. + Từ lầu nói cái tổ của tắc kè rất đẹp và quý. Dấu ngoặc kép trong trường hợp này không đúngiải nghĩa với tổ của con tắc kè. - Lắng nghe. - 4 HS đọc to ghi nhớ, cả lớp đọc thầm theo để thuộc tại lớp. - HS nối tiếp nhau lấy ví dụ. + Cô giáo bảo em: “Con hãy cô gắng lên nhé” + Bạn Minh là một “cây toán” ở lớp em. - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. - Trao đổi, thảo luận. - 1 HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét, chữa bài. + Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ. + Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi em giặt khăn mùi xoa. - Lớp theo dõi, đọc thầm. + Không phải những lời đối thoại trực tiếp. + Những lời nói trực tiếp trong đoạn văn không thể viết xuống dòng đặt sau dấu gạch đầu dòng. Vì đây không phải là lời nói trực tiếp giữa hai nhân vật đang nói chuyện. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - 1 HS lên bảng làm bài. - HS chữa bài theo lời giải đúng. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa”. + Vì từ vôi vữa ở đây không phải có nghĩa như vôi vữa con người dùng nó có ý nghĩa đặc biệt. b)...gọi là đào “trường thọ”, gọi là “trường thọ”, đổi tên quả ấy là “đoản thọ” - 1 HS nhắc lại. Tập làm văn LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I. MỤC TIÊU: - Nắm được trình tự thời gian để kể lại nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai - Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV(BT2,BT3 ) II. CHUẨN BỊ: - GV: Tranh minh hoạ truyện: ở vương quốc tương lai (70 - 71 SGK), bảng phụ ghi sẵn cách kể chuyện một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bổ sung A. Kiểm tra bài cũ (3) - Gọi HS lên bảng kể 1 câu chuyện mà em thích nhất. - GV nhận xét, cho điểm HS. B. Dạy bài mới (35) 1) Giới thiệu bài: - GV ghi đầu bài lên bảng. 2) HD làm bài tập: * Bài tập 1: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể? - Gọi 1 HS giỏi kể mẫu lời thoại giữa Tin - tin và em bé thứ nhất. Nhận xét, tuyên dương HS - Treo bảng phụ đã viết sẵn cách chuyển lời thoại thành lời kể. . - GV nhận xét, cho điểm Màn 1: Trong công xưởng xanh. Màn 2: Trong khu vườn kỳ diệu * Bài tập 2: - Gọi yêu cầu của bài. - GV HD hiểu đúng yêu cầu của bài. - Trong truyện Ở Vương quốc Tương Lai, hai bạn Tin- tin và Mi- tin có đi thăm cùng nhau không? - Hai bạn đi thăm nơi nào trước, nơi nào sau? - GV: Vừa rồi các em đã kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian .... - GV kể câu chuyện theo một cách khác: Tin- tin đến thăm công xưởng xanh còn Mi- tin tới khu vườn kỳ diệu (hoặc ngược lại) - Gọi HS kể. GV và cả lớp nhận xét Màn 1: Trong công xưởng xanh Màn 2: Trong khu vườn kì diệu * Bài tập 3 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Treo bảng phụ, yêu cầu đọc trao đổi và trả lời câu hỏi. * Kể theo trình tự thời gian. + Mở đầu đoạn 1: Trước hết, hai bạn rủ nhau đến thăm ... + Mở đầu đoạn 2: Rời công xưởng xanh Tin- tin và Min -tin đến.... - Về trình tự sắp xếp?- Về từ ngữ nối hai đoạn?GV kết luận chung về cách kể. 3)) Củng cố - dặn dò (2 - Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại toàn bộ câu chuyện theo thứ tự không gian và thời gian. Chuẩnbị bài sau. - 3 HS lần lượt kể câu chuyện của mình - HS ghi đầu bài vào vở. - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. + Là lời thoại trực tiếp của các nhân vật với nhau. + Một hôm Tin- tin và Mi- tin đến thăm công xưởng xanh. Hai bạn thấy,.... - 2 HS nối tiếp nhau đọc từng cách. Cả lớp đọc thầm. - Quan sát tranh, 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, sửa chữa cho nhau. - 4 ® 5 HS thi kể. - Nhận xét bạn kể theo tiêu chí.. . Trước hết hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. Thấy một em mang một cỗ máy có đôi cánh xanh, tin tin hỏi em đang làm gì. Em nói khi nào ra đời sẽ dùng đôi cánh này để chế ra một vật làm cho con người hạnh phúc. .... . - 2 HS đọc, lớp đọc thầm. + Tin- tin và Mi- tin đi thăm công xưởng xanh và khu vườn kỳ diệu cùng nhau. + Hai bạn đi thăm công xưởng xanh trước, khu vườn kỳ diệu sau. - Từng cặp HS suy nghĩ tập kể lại câu chuyện theo trình tự không gian. - HS thi kể. - Nhận xét về câu chuyện và lời bạn kể. + Trong khi Mi- tin đang ở khu vườn kỳ diệu thì Tin- tin đến công xưởng xanh... + Mi- tin đến thăm khu vườn kỳ diệu... HS đọc, cả lớp đọc thầm. - Đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi. * Kể theo hình tự không gian. + Mở đầu đoạn 1: Mi- tin đến khu vườn kỳ diệu. + Mở đầu đoạn 2: Trong khi Mi- tin đang ở khu vườn kỳ diệu thì Tin- tin đến công xưởng xanh. TOÁN GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt. - Biết sử dụng êke để kiểm tra góc nhọn, góc tù, góc bẹt. - Gd hs yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ: Thước thẳng, êke (giáo viên + học sinh) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bổ sung A. Kiểm tra bài cũ (3) - Học sinh lên bảng chữa bài tập 5. - Giáo viên kiểm tra vở bài tập dưới lớp. - Muốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số ta làm thế nào? - Nhận xét và cho điểm. B. Bài mới (35) 1) Giới thiệu bài: Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với góc nhọn, góc tù, góc bẹt. 2. Nội dung bài: a) Góc nhọn: - Giáo viên vẽ góc nhọn AOB. - Hãy đọc tên góc, tên đỉnh, tên các cạnh của góc này ? - Giải thích: Góc này là góc nhọn. - Dùng êke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB: Góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông ? + Kết luận: Góc nhọn bé hơn góc vuông. - Yêu cầu HS vẽ một góc nhọn. - Dùng êke vẽ góc nhỏ hơn góc vuông? b) Giới thiệu góc tù: - Giáo viên vẽ góc tù MON - Yêu cầu đọc tên góc, tên đỉnh và tên cạnh của góc. + Giới thiệu: Góc này là góc tù. - Dùng êke để kiểm tra độ lớn của góc này lớn hơn hay góc vuông lớn hơn. + Kết luận: Góc tù lớn hơn góc vuông. - Yêu cầu vẽ góc tù. c) Góc bẹt: - Vẽ góc bẹt COD - Yêu cầu đọc tên góc, tên đỉnh, tên cạnh của góc. - Tăng dần độ lớn của góc COD đến khi hai cạnh của góc COD thẳng hàng. Lúc đó góc COD gọi là góc bẹt. - Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau ? - Sử dụng êke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông ? - Yêu cầu vẽ và nêu tên một góc bẹt. - Gọi HS lên bảng chỉ và nêu tên từng góc, so sánh các góc với nhau. 3) Luyện tập * Bài tập 1: - Yêu cầu quan sát các góc, đọc tên các góc, nêu rõ góc đó gọi là góc gì. - Em nhận biết các góc đó bằng cách nào? - Nhận xét * Bài tập 2 ý 1 (ý 2, 3 HSKG) - Hướng dẫn dùng êke để kiểm tra góc của từng hình tam giác. - Nêu tên từng góc. 4) Củng cố - dặn dò (2) - Nêu tên các góc bài hôm nay học? - So sánh các góc ? - Tổng kết giờ học. - 1 sinh lên bảng. - 3 HS nêu. - HS lắng nghe - Học sinh quan sát hình. - Góc AOB có đỉnh O; 2 cạnh OA và OB. - 1 học sinh lên bảng kiểm tra, cả lớp theo dõi, kiểm tra góc AOB trong SGK bé hơn góc vuông. - 1 học sinh lên bảng, lớp vẽ nháp. - Học sinh quan sát. + Góc MON có đỉnh O và hai cạnh OM, ON. - Học sinh nêu: Góc tù MON. - 1 HS lên bảng kiểm tra: Góc MON lớn hơn góc vuông. - Học sinh lên bảng vẽ, lớp ở dưới vẽ vào nháp. - Góc COD có đỉnh là O, cạnh OC và OD. C C O D - Ba điểm C,O,D của góc bẹt thẳng hàng với nhau. + Góc bẹt bằng hai góc vuông. - 1 học sinh vẽ bảng, lớp vẽ nháp và nêu tên góc bẹt. - Học sinh nêu miệng, lớp theo dõi, nhận xét. + Các góc nhọn MAN, UDV + Các góc vuông: ICK + Các góc tù là: POQ, GOH + Các góc bẹt: XEY - Ước lượng bằng mắt (dùng êke đo các góc) - Kiểm tra và báo cáo kết quả: +Tam giác ABC có 3 góc nhọn +Tam giác DEG có 1 góc vuông +Tam giác MNP có một góc tù. ĐỊA LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN TÂY NGUYÊN (tiết 1). I. MỤC TIÊU- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên: Trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn. - Dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu, tranh ảnh để tìm kiến thức. - Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người. II. CHUẨN BỊ: - Tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội của các dân tộc ở Tây Nguyên. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bổ sung 1. KTBC - Gọi H trả lời - G nhận xét 2. Bài mới - Giới thiệu bài 1, Trồng cây công nghiệp trên đất Bazan *Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm - Bước 1: + Kể tên những cây trồng chính ở TN(QS lược đồ H1) chúng thuộc loại cây gì? + QS bảng số liệu cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều ở đây? + Tại sao ở TN lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp? - Bước 2: - G nhận xét - giải thích về sự hình thành của đất đỏ ba dan *Hoạt động 2: Hoạt động chung - G y/c H QS tranh, ảnh vùng trồng cà phê ở Buôn- ma- thuột + Các em biết gì về cà phê Buôn- ma- thuột? + Hiện nay khó khăn nhất trong việc trồng cây ở TN là gì? + Người dân ở TN đã làm gì để khắc phục khó khăn này? 2, Chăn nuôi trên đồng cỏ *Hoạt động 3: Làm việc cá nhân - Bước 1: + Hãy kể tên những vật nuôi chính ở TN? + ở TN voi được nuôi để làm gì? - Bước 2: - G nhận xét bổ sung hoàn thiện câu hỏi 4, Củng cố dặn dò - Củng cố nội dung bài - Gọi H đọc bài học - Về nhà học bài - chuẩn bị bài sau - Kể tên một số dân tộc đã sống lâu đời ở TN? - H dựa vào kênh hình và kênh chữ ở mục 1 SGK thảo luận các câu hỏi sau: + Cây trồng chính là: Cao su, hồ tiêu, cà phê, chè - Chúng thuộc loại cây công nghiệp - Cà phê là cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở đây. - Vì phần lớn các cao nguyên ở TN được phủ đất đỏ ba dan, đất tơi xốp, phì nhiêu, thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp- Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét bổ sun - H lên chỉ vị trí ở ở Buôn- ma- thuột hiện nay có nhiều vùng trồng cà phê và những cây công nghiệp lâu năm như: Cao su, chè, hồ tiêu.. - Cà phê Buôn- ma- thuột thơm ngon nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn ở ngoài nước - Khó khăn nhất của TN là thiếu nước vào mùa khô - Người dân phải dùng máy bơm hút nước ngầm lên để tưới câyDựa vào H1 bảng số liệu, mục 2 SGK trả lời các câu
Tài liệu đính kèm: