Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 đến 8 - Đồng Kim Thạo

Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 đến 8 - Đồng Kim Thạo

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Giúp HS:

- Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận

- Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây.

- Xác định một năm cho trước thuộc thế kỷ nào

- Yêu thích môn toán và cẩn thận khi chuyển đổi đơn vị

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK.

- HS: Vở toán.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Khởi động: Cho HS hát.

2. Kiểm tra bài cũ: Giây, thế kỷ

- Gọi HS lên bảng làm bài tập

- Kiểm tra VBT về nhà của một số HS

- GV nhận xét, cho điểm HS.

3. Bài mới:

a) Giới thiệu: Luyện tập

b) Các hoạt động:

 

doc 117 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 257Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 đến 8 - Đồng Kim Thạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Thứ hai, ngày 21 tháng 9 năm 2009
TẬP ĐỌC
Tiết 9 : NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
Ngày soạn: Ngày dạy : 21/9/2009
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
Đọc trơn toàn bài, biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.
Hiểu nội dung bài ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
HS: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Khởi động: Cho HS hát.
Kiểm tra bài cũ: Tre Việt Nam.
+ HS1: Đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi SGK
+ HS2: Đọc thuộc lòng bài thơ và nêu nội dung bài.
Bài mới:
Giới thiệu: Những hạt thóc giống.
Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Luyện đọc
.Mục tiêu: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
.Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài
- GV theo dõi sửa chữa uốn nắn, cho từng HS.
- Gọi 2HS đọc lại toàn bài.
- Gọi 1HS đọcchú giải.
- GV có thể giải thích thêm một số từ nếu HS chưa hiểu.
- GV đọc mẫu toàn bài.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được nội dung bài học.
. Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc thầm lại toàn bài và thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi trong SGK.
- Gọi HS trình bày
- GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
. Mục tiêu: Luyện đọc giọng diễn cảm phù hợp với lời của từng nhân vật
. Cách tiến hành:
- Gọi 4HS đọc tiếp nối, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc thích hợp.
- GV giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.
- GV đọc mẫu
- Gọi HS đọc theo vai đoạn văn.
- Gọi 2HS đọc lại toàn bài.
- Gọi 3HS tham gia đọc theo vai
- GV nhận xét tuyên dương các HS đọc tốt
.HS nối tiếp nhau đọc
.HS lắng nghe
.Thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi
.HS thực hiện
.HS lắng nghe.
.HS đọc theo vai.
.2HS đọc
.3HS đọc theo vai.
Củng cố:
Hỏi lại tựa bài.
Hỏi: Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì?
Nêu lại nội dung chính của bài
GV nhận xét tiết học.
Dặn dò:
Chuẩn bị bài mới: Gà Trống và Cáo
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
 * Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..........................................................................................................................................................
KỸ THUẬT
Tiết 5: KHÂU ĐỘT THƯA
Ngày soạn: Ngày dạy : 21/9/2009
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa.
- Rèn tính kiên nhẫn, sự khéo léo của đôi tay.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu (mũi khâu ở mặt phải dài 2,5cm)
 + Tranh quy trình khâu mĩu khâu đột thưa.
- HS: Đồ dùng học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
3. Bài mới:
a) Giới thiệu: Khâu đột thưa
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu
. Mục tiêu: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu
. Cách tiến hành:
- GV giới thiệu mẫu đường khâu đột thưa
- Yêu cầu HS quan sát mặt phải, mặt trái của mẫu và quan sát hình 1 trong SGK
- Hãy: + Nhận xét về đặc điểm của mũi khâu đột thưa?
 + So sánh mũi khâu đột thưa với mũi khâu thường?
- GV nhận xét, chốt lại
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật
. Mục tiêu: Hướng dẫn HS các thao tác kỹ thuật về khâu
. Cách tiến hành: 
- GV treo tranh quy trình khâu đột thưa
- Yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4 trong SGK và cho biết các bước trong quy trình khâu đột thưa
- Gọi HS nhắc lại cách vạch dấu đường khâu
- Yêu cầu HS đọc nội dung của mục 2 và quan sát hình 3 (a, b, c, d) trong SGK để trả lời các câu hỏi về cách khâu mũi khâu đột thưa
- GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, mũi thứ hai,...
- Hỏi: Muốn kết thúc đường khâu ta phải làm gi?
- GV hướng dẫn thực hiện thao tác khâu lại mũi nút chỉ cuối kết thúc đường khâu
- Gọi 1HS đọc phần ghi nhớ
- Tổ chức cho HS tập khâu đọt thưa trên giấy kẻ ô li
* Hoạt động 3: HS thực hiện khâu đột thưa
. Mục tiêu: Giúp HS biết cách khâu và khâu được mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu
. Cách tiến hành:
- GV nhắc lại hai bước của kỹ thuật khâu đột thưa và những cần lưu ý khi khâu
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS, nêu thời gian và yêu cầu HS thực hiện
- GV theo dõi, uốn nắn thao tác kỹ thuật cho HS
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS
. Mục tiêu: Nhằm phản ánh lại kết quả học tập của HS
. Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm
- HS tự đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn trên
- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS
.HS quan sát mẫu và hình 1 trong SGK
.HS trả lời
.Cả lớp nhận xét
.Cả lớp quan sát và nêu quy trình khâu đột thưa
.1, 2HS nhắc lại
.HS thực hiện
.HS theo dõi
.HS trả lời
.HS theo dõi
.1HS đọc ghi nhớ
.HS lắng nghe
.HS thực hiện khâu đột thưa
.Trưng bày sản phẩm
.HS tự đánh giá sản phẩm
4. Củng cố:
Hỏi lại tựa bài.
Gọi vài HS nhắc lại các bước của kỹ thuật khâu đột thưa.
GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài mới: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Trưng bày những sản phẩm đẹp của HS
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..........................................................................................................................................................
TOÁN
Tiết21: LUYỆN TẬP
Ngày soạn: Ngày dạy : 21/9/2009
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận
Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây.
Xác định một năm cho trước thuộc thế kỷ nào
Yêu thích môn toán và cẩn thận khi chuyển đổi đơn vị
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: SGK.
HS: Vở toán.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Giây, thế kỷ
Gọi HS lên bảng làm bài tập
Kiểm tra VBT về nhà của một số HS
GV nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
Giới thiệu: Luyện tập
Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hành
. Mục tiêu: Giúp HS củng cố những kiến thức đã học về giây, thế kỉ và biết được số ngày trong năm nhuận, năm không nhuận.
. Cách tiến hành:
+ Bài tâp 1:
- Gọi 1HS đọc đề
- GV hướng dẫn HS và ghi các tháng có 30 ngày, tháng có 31 ngày và 28 (hoặc 29) ngày lên bảng.
- GV giới thiệu: Năm nào mà tháng 2 có 28 ngày là năm thường,năm nào mà tháng 2 có 29 ngày được gọi là năm nhuận. Năm nhuận có 366 ngày.
- Gọi HS nhắc lại đáp án.
+ Bài tập 2:
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở toán.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
+ Bài tập 3:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài và giải thích cả lớp làm vào vở toán.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
+ Bài tập 4:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hỏi: Muốn biết bạn nào chạy nhanh hơn chúng ta phải làm gì?
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét.
+ Bài tập 5:
- Yêu cầu HS quan sát đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ.
- 8 giờ 40 phút còn được gọi là mấy giờ
- GV yêu cầu HS tự làm phần b.
.1HS đọc đè
.HS theo dõi
.1, 2HS nhắc lại
.HS làm bài
.Cả lớp nhận xét
.HS làm bài
.Cả lớp nhận xét
.1HS đọc đề
.HS trả lời
.Cả lớp làm vào vở toán
.HS đọc: 8 giờ 40 phút
.HS trả lời
4. Củng cố:
- Gọi 2 HS lên bảng làm toán thi đua.
GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài mới: Tìm số trung bình cộng
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..........................................................................................................................................................
TUẦN 5
Thứ ba,ngày 22 tháng 9 năm 2009
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 9: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG
Ngày soạn: Ngày dạy : 22/9/2009
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm: Trung thực - Tự trọng.
- Tìm được một, hai từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được.
- Nắm được nghĩa của từ trung thực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Từ điển hoặc sổ tay từ ngữ; bảng lớp viết sẵn BT1, BT2
- HS: VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập về từ ghép và từ láy
- Gọi 2HS lên bảng làm bài tập.
- GV nhận xét, cho điểm HS
3. Bài mới:
a) Giới thiệu: Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động: Hướng dẫn làm bài tập
. Mục tiêu: HS tìm được các từ ngữ và đặt câu với các từ ngữ thuộc chủ điểm này; hiểu được nghĩa từ tự trọng.
. Cách tiến hành:
+ Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT1
- Thảo luận nhóm đôi và ghi vào giấy nháp
- HS trình bày kết quả
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
+ Bài tập 2: 
- GV nêu yêu cầu BT2
- HS tự làm bài
- Gọi 1HS lên bảng đặt câu
- GV nhận xét, cho điểm HS
+ Bài tập 3: 
- Gọi 1HS đọc yêu cầu và nội dung BT3
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm đúng nghĩa của từ "tự trọng".
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
+ Bài tập 4:
- Gọi 1HS đọc yêu cầu và nội dung BT4.
- GV giải thích nghĩa của từng câu tục ngữ, thành ngữ sau đó yêu cầu HS xếp các câu tục ngữ, thành ngữ vào 2 nhóm: trung thực và tự trọng.
- Gọi 2HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
.1HS đọc, cả lớp lắng nghe
.HS thảo luận
.HS trình bày
.Cả lớp nhận xét.
.HS làm bài
.Cả lớp theo dõi
.Cả lớp nhận xét
.Cả lớp lắng nghe
.Thảo luận tìm ý đúng
.HS theo dõi và làm bài
.Cả lớp nhận xét
4. Củng cố:
- Hỏi lại tựa bài.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: Danh từ
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Tuyên dương những HS học tích cực.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..........................................................................................................................................................
KHOA HỌC
Tiết 9: SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN
Ngày soạn: Ngày dạy : 22/9/2009
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
- Nêu được lợi ích của muối i-ốt (giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí lực), các tác hại của thói quen ăn mặn (dễ gây bệnh huyết áp cao)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Các hình minh họa trong SGK.
	 + Tranh ảnh về quảng cáo thực phẩm có chứa i-ốt và những tác hại do không ăn muối i-ốt (nếu có).
- HS: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
- ...  bẹt.
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
. Mục tiêu: HS nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
. Cách tiến hành:
a) Giới thiệu góc nhọn:
- GV kẻ lên bảng góc nhọn AOB và yêu cầu HS đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc.
- GV giới thiệu góc AOB được gọi là góc nhọn.
- Yêu cầu HS kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn so với góc vuông.
b) Giới thiệu góc tù:
- GV vẽ lên bảng góc tù MON và yêu cầu HS đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc.
- GV giới thiệu: Góc MON được gọi là góc tù.
- Yêu cầu HS kiểm tra độ lớn của góc tù MON và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn so với góc vuông.
c) Giới thiệu góc bẹt:
- GV vẽ lên bảng góc bẹt COD và yêu cầu HS đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc.
- GV giới thiệu: Nếu tăng dần độ lớn của góc COD đến khi OC và OD của góc COD thẳng hàng với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt.
- GV hỏi: Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau?
- Yêu cầu HS kiểm tra độ lớn của góc bẹt COD và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn so với góc vuông.
* Hoạt động 2: Thực hành.
. Mục tiêu: HS biết sử dụng Ê-ke để kiểm tra góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
. Cách tiến hành:
+ Bài tập 1:
- Yêu cầu HS quan sát các góc trong SGK và đọc tên góc, nêu rõ góc đó là góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt.
- GV nhận xét.
+ Bài tập 2:
- GV hướng dẫn HS dùng Ê-ke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác trong bài.
- GV nhận xét, có thể yêu cầu HS nêu tên từng góc trong mỗi hình tam giác và nói rõ đó là góc nhọn, góc vuông hay góc tù. 
.HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu của GV.
.HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu của GV.
.HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu của GV.
.HS trả lời.
.HS quan sát hình và trả lời.
.Cả lớp nhận xét.
.HS thực hiện
4. Củng cố:
- Hỏi lại tựa bài.
- GV gọi HS đọc lại các loại góc.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: Hai đường thẳng vuông góc.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..........................................................................................................................................................
CHÍNH TẢ
Tiết 6: TRUNG THU ĐỘC LẬP
Ngày soạn: Ngày dạy : 16/10/2009
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, trình bày đúng bài chính tả.
- Biết tự phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài chính tả.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu r/d/gi hoặc có vần iên/yên/iêng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng lớp viết sẵn BT2, BT3.
- HS: Bảng con, tập viết CT và VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Gà Trống và Cáo.
- Gọi 2 HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp, những em còn lại viết vào bảng con các từ ngữ bắt đầu bằng ch / tr hoặc có vần ươn / ương.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu: Trung thu độc lập.
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe - viết CT
. Mục tiêu: HS nghe - viết và trình bày đúng bài CT
. Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đoạn viết CT, cả lớp theo dõi
- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn viết CT một lần nữa
- Gọi 2HS lên bảng, cả lớp viết vào bảng con các từ khó viết theo lời đọc của GV
- Yêu cầu HS gấp SGK, GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết
- GV đọc lại toàn bài cho HS soát bài CT
- Yêu cầu HS đổi vở chéo kiểm tra lẫn nhau, sau đó nộp tập lại cho GV
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập CT
. Mục tiêu: HS biết phân biệt tiếng có âm đầu r/d/gi hoặc có vần iên/yên/iêng.
. Cách tiến hành:
+ Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT2a.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi tìm từ có tiếng bắt đầu r/d/gi để điền vào ô trống cho thích hợp.
- Gọi đại diện 2 nhóm lên bảng làm bài, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT3a.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm từ hợp nghĩa.
- Gọi đại diện 2 nhóm lên bảng làm bài, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét.
.1, 2HS đọc đoạn viết CT
.Đọc thầm, tìm từ khó viết
.HS thực hiện
.Cả lớp viết CT
.HS soát lại bài CT
.Kiểm tra chéo
.1HS đọc
.HS thảo luận nhóm đôi để làm bài
.2HS làm bài, cả lớp nhận xét.
.1HS đọc
.HS thảo luận nhóm đôi để làm bài
.2HS làm bài, cả lớp nhận xét.
4. Củng cố:
- Hỏi lại tựa bài.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: Thợ rèn.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..........................................................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN
Tiết 16: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
Ngày soạn: Ngày dạy : 16 / 10 /2009
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung, trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai.
- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Tranh minh họa truyện Ở Vương quốc Tương Lai
 + Bảng phụ ghi sẵn cách chuyển thể một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể.
- HS: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập phát triển câu chuyện.
- GV gọi 1HS kể lại câu chuyện em đã kể ở lớp tiết trước.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu: Luyện tập phát triển câu chuyện.
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động: Hướng dẫn HS làm bài
. Mục tiêu: HS kể được câu chuyện theo trình tự thời gian.
. Cách tiến hành:
+ Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Hỏi: Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể.
- Gọi 1 HS kể mẫu lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất.
- GV nhận xét, sau đó treo bảng phụ đã viết sẵn cách chuyển lời thoại thành lời kể.
- Treo tranh minh họa truyện Ở Vương quốc Tương Lai. Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm theo trình tự thời gian.
- Tổ chức cho HS thi kể.
- GV nhận xét.
+ Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Hỏi:
+ Trong truyện Ở Vương quốc Tương Lai hai bạn Tin-tin và Mi-tin có đi thăm cùng nhau không?
+ Hai bạn đi thăm nơi nào trước, nơi nào sau?
- GV giới thiệu: Vừa rồi các em đã kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian (sự việc xảy ra trước thì kể trước, sụ việc xảy ra sau thì kể sau). Bây giờ các em tưởng tượng các bạn Mi-tin và Tin-tin không đi thăm cùng nhau. Mi-tin thăm công xưởng xanh và Tin-tin thăm khu vườn kỳ diệu hoặc ngược lại rồi kể lại câu chuyện đó.
- Yêu cầu HS kể trong nhóm, GV theo dõi giúp đỡ.
- Tổ chức cho HS thi kể.
- GV nhận xét.
+ Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi: Về trình tự sắp xếp các sự việc? Về những từ ngữ nối hai đoạn.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng
.1HS đọc yêu cầu
.HS trả lời
.HS thi kể chuyện.
.Cả lớp nhận xét.
.HS đọc yêu cầu.
.HS trả lời
.HS kể chuyện trong nhóm.
.HS thi kể chuyện.
.Cả lớp nhận xét.
.HS đọc yêu cầu.
.HS trả lời
4. Củng cố:
- Hỏi lại tựa bài.
- GV hỏi: Có những cách nào để phát triển câu chuyện? Những cách đó có gì khác nhau.
- Dặn HS về viết lại vào vở một hoặc cả hai đoạn văn hoàn chỉnh.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: Luyện tập phát triển câu chuyện
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..........................................................................................................................................................
KHOA HỌC
Tiết 16: ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH
Ngày soạn: Ngày dạy : 16 / 10 /2009
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Biết cách ăn uống hợp lý khi bị bệnh.
- Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Tranh minh họa SGK.
 + Chuẩn bị theo nhóm : Một gói ô-rê-dôn, 1 cốc có vạch chia, một bình nước hoặc một nắm gạo, một ít muối; một bình nước; 1 chén vẫn thường dùng ăn cơm.
- HS: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh
- Hỏi lại nội dung bài.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu: Ăn uống khi bị bệnh.
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về chế đọ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường.
. Mục tiêu: HS biết chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường.
. Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
+ Khi bị các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn nào?
+ Đối với người bị ốm nặng nên cho ăn món đặc hay loãng?
+ Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào?
- Goi đại diện nhóm trả lời.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách pha dung dịch ô-rê-dôn và cách nấu cháo muối.
. Mục tiêu: HS biết chế độ ăn uống của người bị tiêu chảy, cách pha dung dịch ô-rê-don vào cách nấu cháo muối.
. Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát và đọc lời thoại trong hình 4, 5 trang 35 SGK.
- Gọi 2 HS đọc lại bài 1.
- Hỏi: Bác sĩ đã khuyên người bị tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào?
- GV hướng dẫn: Đối với cách pha dung dịch ô-rê-dôn cần phải đọc hướng dẫn ghi trên gói; đối với cách nấu cháo muối thì quan sát chỉ dẫn ở hình 7 trang 35 SGK.
- Gọi HS nêu các vật liệu chuẩn bị để nấu cháo muối.
* Hoạt động 3: Đóng vai.
. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức vào cuộc sống
. Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đưa ra các tình huống để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
- Gọi HS đóng vai tình huống của nhóm đề ra.
- GV nhận xét.
.Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
.Đại diện nhóm trả lời.
.Cả lớp nhận xét.
.HS quan sát hình.
.2HS đọc
.HS trả lời.
.HS lắng nghe
.HS thực hiện.
.Thảo luận nhóm.
.HS đóng vai.
.Cả lớp nhận xét
4. Củng cố:
- Hỏi lại tựa bài.
- GV gọi HS đọc mục bạn cần biết.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ứng dụng những điều đã học được vào trong cuộc sống.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: Phòng tránh tai nạn đuối nước.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..........................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_5_den_8_dong_kim_thao.doc