TIẾT 4: KHOA HỌC
SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN
I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh có thể:
- Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
- Nêu lợi ích của muối i-ốt (giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ) tác hại của thói quen ăn mặn (dễ gây bệnh huyết áp cao)
II. Đồ dùng dạy học :
- Hình trang 20, 21 sách giáo khoa; Tranh ảnh quảng cáo về thực phẩm có chứa iốt
III. Hoạt động dạy - học:
TIẾT 1: TẬP ĐỌC
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui, dí dỏm.
- Hiểu ý nghĩa: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo (trả lời được các câu hỏi, thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ ở SGK /51.
III. Các hoạt động dạy – học:
TUẦN 5: (20/9/2010 – 24/9/2010) Thứ hai, ngày 20 tháng 9 năm 2010 TIẾT 1: TẬP ĐỌC NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I. MỤC TIÊU - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện. - Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ ở SGK /46. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: - Nhắc nhở HS ngồi trật tự để chuẩn bị học bài. 2. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS học thuộc lòng bài: Tre Việt Nam. - Em thích hình ảnh nào của cây tre và búp măng non? - Bài thơ ca ngợi phẩm chất gì? Của ai? - Nhận xét, ghi điểm 3. Dạy bài mới 3.1. Giới thiệu bài: Trung thực là 1 đức tính đáng quý, được mọi người đề cao. Bài đọc: Những hạt thóc giống sẽ cho các em thấy nười xưa đề cao đức tính trung thực như thế nào. - GV ghi tựa. - GV cho HS quan sát tranh và giới thiệu tranh. 3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: - Ỵêu cầu 1 HS đọc toàn bài - GV cho HS mở SGK /46 và ngắt nhịp 4 đoạn. * Đọc nối tiếp lần 1 - GV sửa chữa cách phát âm, chú ý phụ âm, vần. - Phát âm: nảy mầm, dõng dạc, thóc giống. * Đọc nối tiếp lần 2 và giải nghĩa từ chú thích - Đoạn 2 : giải nghĩa từ bệ hạ - Đoạn 3 : giải nghĩa từ sững sờ. - Đoạn 4: giải nghĩa từ dõng dạc, hiền minh. * Đọc nối tiếp lần 3 - GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng chậm rãi. b) Tìm hiểu bài: * Yêu cầu HS mở SGK/46. Hỏi: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi? * Yêu cầu HS đọc đoạn đầu : + Nhà vua làm cách gì để chọn được người trung thực? + Thóc luộc chín còn nảy mầm được không? GV nói thêm: đó là 1 cách để nhà vua biết ai là người trung thực, dám nói lên sự thật. * Yêu cầu HS đọc đoạn 2 +Theo lệnh vua, Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao? + Đến kì nộp thóc cho vua, mọi người đã làm gì? Chôm đã làm gì? + Bệ hạ nghĩa là gì? + Hành động của Chôm có gì khác? * Đoạn 3 : + Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm? + Sững sờ nghĩa là gì? * Đoạn cuối bài : Hoạt động nhóm hai. Yêu cầu: Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý? * GV chốt ý : Người trung thực luôn nói thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối.... + Qua phần tìm hiểu nội dung bài, em thấy cậu bé Chôm là người như thế nào? c/ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm : Hoạt động cá nhân. * Yêu cầu HS đọc nối tiếp cả bài. - Cần thể hiện giọng đọc diễn cảm ở bài tập đọc này như thế nào ? * Luyện đọc diễn cảm đoạn văn - GV treo bảng phụ: “Chôm lo lắng => từ thóc giống của ta” - GV đọc diễn cảm đoạn văn - GV nêu yêu cầu của giọng đọc hoặc cho HS tìm cách đọc đúng. * Đọc diễn cảm đoạn văn: Hoạt động nhóm đôi. - Yêu cầu đọc đoạn văn diễn cảm * Thi đọc diễn cảm - Đọc phân vai đoạn văn. - Nhận xét bạn nào có giọng đọc hay ? - Đọc cả bài - Nhận xét cách đọc của bạn - Treo tranh: Nội dung bức tranh diễn đạt rõ nét ở đoạn nào ? - Bài tập đọc này có ý nghĩa gì ? - GV theo dõi và nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: - Qua câu chuyện này muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì? - Giáo dục tư tưởng tính trung thực - Về nhà luyên đọc lại bài. - Xem trước bài: Gà trống và cáo. - Nhận xét, tuyên dương - HS cả lớp thực hiện. - 2 HS đọc - HS nêu - HS nghe. - HS nhắc. - 1 HS đọc bài. - HS ngắt nhịp bằng bút chì. - 4 HS đọc nối tiếp. - 3 HS phát âm. - 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn và giải thích nghĩa cá từ có trong đoạn. - 4 HS đọc nối tiếp - 1 HS khá đọc cả bài. - HS chú ý lắng nghe. - HS đọc thầm toàn bài và trả lời : -... Chọn người trung thực. + 1 HS đọc đoạn 1. - HS nêu. - ... Không. - HS theo dõi. + 1 HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm. - Gieo trồng, chăm sóc, nhưng không nảy mầm được. - Mọi người nô nức chở thóc về kinh. - Chôm không có thóc, thành thật quỳ tâu: “tâu ” - Từ gọi vua với ý tôn kính. - Chôm dũng cảm nói lên sự thật, không sợ bị trừng phạt. + 1 HS đọc đoạn 3. - Sững sờ, ngạc nhiên, sợ hãi. - Lặng ngừơi vì kinh ngạc. + 1 HS đọc đoạn cuối bài. - HS thảo luận, đại diện phát biểu: - HS trả lời. - 4 HS lần lượt đọc 4 đoạn. - HS nghe và nhận xét. - HS nêu. - Cả lớp theo dõi - Nhóm đôi đọc đoạn văn. - 3 HS đọc. - HS nêu - 4 HS đọc nối tiếp cả bài - HS nhận xét. - HS nêu. - HS nêu theo sự hiểu biết của mình. - 2 HS nêu. - HS lắng nghe về nhà thực hiện. ------------------------------------------ TIẾT 2: TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận - Chuyển đổi được đơn vị đo ngày, giờ, phút, giây. - Xác định được một năm cho trước thuộc thế kĩ nào II. Đồ dùng dạy học: - Nội dung bảng bài tập 1, kẻ sẵn trên bảng phụ III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: hát vui 2. KTBC: - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 1b của tiết 20. - Kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: - Trong giờ học toán hôm nay sẽ giúp các em củng cố các kiến thức đã học về các đơn vị đo thời gian. 3.2. Thực hành: Bài 1: - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn, sau đó nhận xét và cho điểm HS. - GV yêu cầu HS nêu lại: Những tháng nào có 30 ngày? Những tháng nào có 31 ngày ? Tháng 2 có bao nhiêu ngày ? - GV giới thiệu: Những năm mà tháng 2 có 28 ngày gọi là năm thường. Một năm thường có 365 ngày. Những năm, tháng 2 có 29 ngày gọi là năm nhuận. Một năm nhuận có 366 ngày. Cứ 4 năm thì có một năm nhuận. Ví dụ năm 2000 là năm nhuận thì đến năm 2004 là năm nhuận, năm 2008 là năm nhuận Bài 2 - GV yêu cầu HS tự đổi đơn vị, sau đó gọi một số HS giải thích cách đổi của mình. Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - GV có thể yêu cầu HS nêu cách tính số năm từ khi vua Quang Trung đại phá quân Thanh đến nay. - GV yêu cầu HS tự làm bài phần b, sau đó chữa bài. 4. Củng cố, dặn dò: - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. - HS hát - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. 1b) 1 thế kỉ = 100 năm ; 100 năm = 1 thế kỉ. 5 thế kỉ = 500 năm; 9 thế kỉ = 900 năm . thế kỉ = 50 năm; thế kỉ = 20 năm. - HS nhắc lại tựa bài -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. - HS nhận xét bài bạn và đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - Những tháng có 30 ngày là 4, 6, 9, 11. Những tháng có 31 ngày là 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12. Tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày. - HS nghe GV giới thiệu, sau đó làm tiếp phần b của bài tập. - 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một dòng, HS cả lớp làm bài vào VBT. - Hs nhận xét, sửa bài. - Vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ thứ XVIII. - Thực hiện phép trừ, lấy số năm hiện nay trừ đi năm vua Quang Trung đại phá quân Thanh. Ví dụ: 2006 – 1789 = 217 (năm) Nguyễn Trãi sinh năm: 1980 – 600 = 1380.Năm đó thuộc thế kỉ XIV. - HS cả lớp. ------------------------------------------ TIẾT 3: ĐẠO ĐỨC Bài 3: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết được: Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của mìn đồng thời biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. II. Đồ dùng dạy học: - SGK Đạo đức 4. Mỗi em 3 tấm bìa: Đỏ, xanh, trắng. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Khi gặp bài tập khó em sẽ làm gì? - GV nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: Biết bày tỏ ý kiến - Khởi động: Trò chơi "diễn tả". - GV nêu cách chơi: - Thảo luận: ý kiến của cả nhóm về đồ vật, bức tranh có giống nhau không? * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. - Cho HS đọc các tình huống 1, 2, 3, 4. - Yêu cầu hs TLN, GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm - Mời các nhóm trình bày * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi: - GV cho HS làm BT 1SGK. - GV kết luận: Việc làm của bạn Dung là đúng; bạn Hồng, bạn Khánh là sai. * Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến: - GV hướng dẫn HS giơ các tấm bìa để bày tỏ ý kiến: Màu đỏ : tán thành; màu xanh: phản đối; màu trắng: phân vân, lưỡng lự. - GV nêu từng ý kiến: 4 . Các hoạt động nối tiếp: - Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em và lớp em? - Về nhà đọc trước bài 3, 4. - 2 HS nêu. - Cả lớp cùng chơi. - HS kết luận: - HS đọc tình huống và thảo luận. - Các nhóm trình bày. - Lớp nhận xét, bổ xung - HS kết luận: Mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và bày tỏ ý kiến của mình. - HS đọc BT và thảo luận nhóm đôi. - 1 số nhóm trình bày - nhóm khác nhận xét, bổ xung. - HS giơ các tấm bìa - và giải thích tại sao chọn tấm bìa đó. - HS kết luận: - 3, 4 HS đọc phần ghi nhớ. ------------------------------------------ Thứ ba, ngày 21 tháng 9 năm 2010 TIẾT 1: Chính tả (Nghe – viết) Bài viết : Những hạt thóc giống I. MỤC TIÊU: - Nghe-viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật. - Làm đúng BT (2); BT3 a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn. II. CHUẨN BỊ: - Phiếu ghi sẵn nội dung bài tập 2a, 2b. - Vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ : Cho HS đọc và viết : - Rạo rực, dìu dịu, gióng giả, con dao, rao vặt, giao hàng. - Bâng khuâng, bận bịu, nhân dân, vâng lời, dân dâng. - GV nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới : 3.1.Giới thiệu bài: Chính tả (Nghe – viết) Những hạt thóc giống 3.2. Hướng dẫn HS nghe - viết: - Đọc toàn bài chính tả. - Tìm những từ khó dễ viết lẫn lộn : - Hướng dẫn cách trình bày : + Tên bài vào giữa dòng (cách 3 ô). Chấm xuống dòng lùi vào 1 ô, đầu dòng viết hoa. + Lời nói trực tiếp của nhân vật phải viết sau dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng. - GV đọc từng câu cho HS viết. - Đọc lại toàn bộ bài chính tả 1 lượt. - Chấm 7 – 10 bài. - Nêu nhận xét chung. 3.3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: * Bài tập 2: - Cho HS đọc yêu cầu. - Tổ chức thi làm bài theo nhóm. * Bài tập 3: Giải câu đố - Ếch nhái đẻ trứng dưới nước, trứng nở thành nòng nọc, có đuôi bơi lội ở dưới nước. Lớn lên, nòng nọc rụng đuôi, nhảy lên sống ở trên cạn. 4. Củng cố, dặn dò : - Tìm những từ bắt đầu bàng âm l /n. - Đố lại hai câu đố trên cho người thân. - Học thuộc lòng hai câu đố ở bài tập 3 để đố lại người khác. - HS viết bảng lớp, lớp viết vào nháp - HS lắng nghe. - luộc kỹ, thóc giống, dõng dạc, truyền ngôi - Luyện viết các từ khó. - ... kể đã hấp dẫn, sáng tạo chưa? - Nhận xét cho điểm HS . Bài 3: Hoạt động cả lớp. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Treo bảng phu ghi sẵn bảng so sánh hai cách mở đầu đoạn 1, 2. - Yêu cầu HS đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. * Về trình tự sắp xép các sự việc: Có thể kể đoạn đoạn Trong công xưởng xanh trước đoạn Trong khu vườn kì diệu hoặc ngược lại: Kể đoạn Trong khu vườn kì diệu trước đoạn Trong công xưởng xanh. * Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 cũng thay đổi theo. - 1 HS đọc thành tiếng. - 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận, suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo theo trình tự không gian. - Nhận xét, bổ sung cho nhau. - 3 đến 5 HS tham gia thi kể. - Nhận xét về câu chuyện và lời bạn kể. - 1 HS đọc thành tiếng. - Nhìn bảng so sánh , trao đổi và phát biểu ý kiến. - HS khác nhận xét bổ sung. Kể theo trình tự thời gian Kể theo trình tự không gian - Mở đầu đoạn 1: Trước hết hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. - Mở đầu đoạn 2: Rời công xưởng xanh, Tin-tin và Mi-tin đến khu vườn kì diệu. - Mở đầu đoạn 1: Mi - tin đến khu vườn kì diệu. - Mở đầu đoạn 2: Trong khi Mi-tin đang ở khu vườn kì diệu thì Tin-tin đến công xưởng xanh. 4. Củng cố, dặn dò: - Hỏi: +Có những cách nào để phát triển câu chuyện. + Những cách đó có gì khác nhau? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại màn 1 hoặc màn 2 theo 2 cách vừa học. - Chuẩn bị bài: Luyện tập phát triển câu chuyện - HS nêu. - Lắng nghe, ghi nhớ về nhà thực hiện. ------------------------------------------ TIẾT 2: TOÁN GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT I. Mục tiêu: - Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng êke) II. Đồ dùng dạy học: - Thước thẳng, ê ke (dùng cho GV và cho HS) III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: 2. KTBC: - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 4 của tiết 39, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài: - GV hỏi: Chúng ta đã được học góc gì ? - Trong giờ học này chúng ta sẽ làm quen với góc nhọn, góc tù, góc bẹt. b) Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt : * Giới thiệu góc nhọn - GV vẽ lên bảng góc nhọn AOB như phần bài học SGK. - Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này. - GV giới thiệu: Góc này là góc nhọn. - GV: Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông. - GV nêu: Góc nhọn bé hơn góc vuông. - GV có thể yêu cầu HS vẽ 1 góc nhọn (Lưu ý HS sử dụng ê ke để vẽ góc nhỏ hơn góc vuông). * Giới thiệu góc tù - GV vẽ lên bảng góc tù MON như SGK. - Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc. - GV giới thiệu: Góc này là góc tù. - GV: Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc tù MON và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông. - GV nêu: Góc tù lớn hơn góc vuông. - GV có thể yêu cầu HS vẽ 1 góc tù (Lưu ý HS sử dụng ê ke để vẽ góc lớn hơn góc vuông) * Giới thiệu góc bẹt - GV vẽ lên bảng góc bẹt COD như SGK. - Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc. - GV vừa vẽ hình vừa nêu: Cô tăng dần độ lớn của góc COD, đến khi hai cạnh OC và OD của góc COD “thẳng hàng” (cùng nằm trên một đường thẳng) với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt. - GV hỏi: Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau ? - GV yêu cầu HS sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông. - GV yêu cầu HS vẽ và gọi tên 1 góc bẹt. c) Luyện tập, thực hành : Bài 1: - GV yêu cầu HS quan sát các góc trong SGK và đọc tên các góc, nêu rõ góc đó là góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt. Bài 2: - GV hướng dẫn HS dùng ê ke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác trong bài. - GV nhận xét, có thể yêu cầu HS nêu tên từng góc trong mỗi hình tam giác và nói rõ đó là góc nhọn, góc vuông hay góc tù ? 4. Củng cố, dặn dò: - GV tổng kết giờ học, dặn HS làm lại bài 2 vào vở và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng làm bài (theo 2 cách), HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. Bài giải: Số sản phẩm của phân xưởng thứ nhất làm được: (1200 – 120) : 2 = 540 (sản phẩm) Số sản phẩm của phân xưởng thứ hai làm được: 540 + 120 = 660 (sản phẩm) Đáp số: Phân xưởng I: 540 sản phẩm Phân xưởng II: 660 sản phẩm - Góc vuông. - HS nghe. - HS quan sát hình vẽ. - Góc AOB có đỉnh O, hai cạnh OA và OB. - HS nêu: Góc nhọn AOB. - 1 HS lên bảng kiểm tra, cả lớp theo dõi, sau đó kiểm tra góc AOB trong SGK: Góc nhọn AOB bé hơn góc vuông. - 1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. - HS quan sát hình vẽ. - HS: Góc MON có đỉnh O và hai cạnh OM và ON. - HS nêu: Góc tù MON. - 1HS lên bảng kiểm tra. Góc tù lớn hơn góc vuông. - 1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. - HS quan sát hình. - Góc COD có đỉnh O, cạnh OC và OD. - HS quan sát, theo dõi thao tác của GV. - Thẳng hàng với nhau. - Góc bẹt bằng hai góc vuông. - 1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. - HS trả lời trước lớp: + Các góc nhọn là: MAN,UDV. + Các góc vuông là: ICK. + Các góc tù là: PBQ, GOH. + Các góc bẹt là: XEY. - Hs tự vẽ mỗi em 1 góc rồi đặt tên cho, trao đổi kiểm tra với nhau, đọc trước lớp. - Hs thảo luận nhóm 4 - HS dùng ê ke kiểm tra góc và báo cáo kết quả: + Hình tam giác ABC có ba góc nhọn. + Hình tam giác DEG có một góc vuông. + Hình tam giác MNP có một góc tù. - HS trả lời theo yêu cầu. ------------------------------------------ TIẾT 3: ĐỊA LÍ BÀI: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU: - Nêu được một sồ hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên: + Trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, chè,) trên đất ba dan. + Chăn nuôi trâu,bò trên đồng cỏ. - Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên. - Quan sát hình, nhận xét về rừng trồng cà phê Buôn Ma Thuột II. CHUẨN BỊ: - SGK.Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Tranh ảnh về vùng trồng cây cà phê, một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TIẾT 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Một số dân tộc ở Tây Nguyên - Hãy kể tên một số dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên? Họ có đặc điểm gì về trang phục và sinh hoạt? - Mô tả nhà rông? Nhà rông được dùng để làm gì? - GV nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên 3.2. Các hoạt động: Hoạt động1: Hoạt động nhóm - Ở Tây Nguyên trồng những loại cây công nghiệp lâu năm nào? - Cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở đây? - Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp? - Đất ba-dan được hình thành như thế nào? - GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. - GV giải thích thêm cho HS biết về sự hình thành đất đỏ ba-dan: Xưa kia nơi này đã từng có núi lửa hoạt động. Đó là hiện tượng đá bị nóng chảy, từ lòng đất phun trào ra ngoài. Sau khi những núi lửa này ngừng hoạt động, các lớp đá nóng chảy nguội dần, đông đặc lại. . Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột. - GV yêu cầu HS chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ tự nhiên Việt Nam - GV giới thiệu cho HS xem một số tranh ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma Thuột (cà phê hạt, cà phê bột) - Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây cà phê ở Tây Nguyên là gì? - Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục tình trạng khó khăn này? Hoạt động 3: Làm việc cá nhân - Hãy kể tên các vật nuôi ở Tây Nguyên? - Con vật nào được nuôi nhiều nhất ở Tây Nguyên? - Tại sao ở Tây Nguyên lại thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc có sừng? - Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì? - GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. 4. Củng cố, dặn dò: - GV yêu cầu HS trình bày lại hoạt động sản xuất (trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc có sừng) - Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tiết 2) - Hát - HS trả lời - HS nêu lại tựa bài - HS trong nhóm thảo luận theo câu hỏi gợi ý - Quan sát lược đồ hình 1 - Quan sát bảng số liệu - Đọc mục 1, SGK - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp - HS quan sát tranh ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột. - HS lên bảng chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ tự nhiên Việt Nam - HS xem tranh ảnh - Tình trạng thiếu nước vào mùa khô. - HS dựa vào hình 1, bảng số liệu, mục 2 để trả lời các câu hỏi - Vài HS trả lời - HS trình bày ------------------------------------------ TIẾT 4: KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu: - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.. II. Đồ dùng dạy- học - Tranh minh hoạ truyện Lời ước dưới trăng - Chuyện nói về ước mơ. Bảng phụ viết đề bài III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ôn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Mời 2 em kể chuyện: “Lời ước dưới trăng” theo tranh - GV nhận xét 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: Tiết KC hôm nay sẽ giúp các em tập kể những câu chuyện nói về những ước mơ. 3.2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện: a) Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu: - GV ghi đề bài, gạch chân những chữ quan trọng của đề bài. - Treo bảng phụ ghi các gợi ý - Hướng dẫn học sinh kể - Hãy nêu cấu trúc 3 phần của 1 câu chuyện b) HS thực hành kể, nêu ý nghĩa chuyện: - Chia nhóm theo cặp - Thi kể trước lớp - GV nhận xét bình chọn học sinh kể chuyện hay nhất. - Gọi 1-2 em kể tốt nêu ý nghĩa chuyện 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Dặn học sinh tập kể thêm ở nhà, chuẩn bị nội dung bài sau. - Hát - 2 học sinh kể truyện: Lời ước dưới trăng theo tranh phóng to, TLCH trong SGK - 1 số học sinh giới thiệu những chuyện các em mang đến lớp. - Nghe giới thiệu - 1 em đọc đề bài - 1 - 2 em nêu những chữ gạch chân - 3 em nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý - Lớp theo dõi sách - Mở đầu, diễn biến, kết thúc - Kể xong trao đổi ý nghĩa chuyện - Kể theo cặp, trao đổi ý nghĩa - Vài cặp kể trước lớp - Mỗi tổ cử 1 cặp thi kể - Lớp nhận xét, bình chọn học sinh kể tốt theo gợi ý: Chọn chuyện hay, kể diễn cảm - Đặt được câu hỏi hay - Nghe, nhận xét ------------------------------------------ TIẾT 5: SINH HOẠT LỚP ------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: