Tiết 1: Tập đọc
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. Mục đích- yêu cầu:
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện .
- Hiểu nội dung :Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm , dám nói lên sự thật ( trả lời được các CH 1, 2, 3 ).
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn để hướng dẫn HS đọc đúng.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 hs lên bảng đọc bài trả lời câu hỏi nội dung bài
- GV nhận xết ghi điếm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Những hạt thóc giống
2. Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- Luyện đọc từ khó: Sững sờ
- Giải nghĩa từ khó: Bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1-2 HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm: Giọng linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
TUẦN 5 THỨ HAI: Ngày soạn: 19/ 9 / 2009 Ngày dạy: 21 / 9 / 2009 Tiết 1: Tập đọc NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I. Mục đích- yêu cầu: - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện . - Hiểu nội dung :Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm , dám nói lên sự thật ( trả lời được các CH 1, 2, 3 ). II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc. - Bảng phụ viết sẵn đoạn để hướng dẫn HS đọc đúng. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - 2 hs lên bảng đọc bài trả lời câu hỏi nội dung bài - GV nhận xết ghi điếm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Những hạt thóc giống 2. Luyện đọc: - 1 HS đọc toàn bài. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. - GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: - Luyện đọc từ khó: Sững sờ - Giải nghĩa từ khó: Bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh. - HS luyện đọc theo cặp. - 1-2 HS đọc cả bài - GV đọc diễn cảm: Giọng linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - HS đọc thầm toàn truyện trả lời câu hỏi: ? Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi ( chọn 1 người trung thực ) - HS đọc thầm đoạn 1: ? Nhà vua làm cách nào để chọn được người trung thực? ( phát cho mỗi người dân 1 thúng thóc giống đã luộc kĩ về gieo trồng và hẹn ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi ...) ? Thóc đã luộc chín còn nảy mầm được không?( Mưu kế của nhà vua.... để biết ai trung thực dũng cảm nói lên sự thực ) - HS đọc thầm đoạn 2: ? Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao? ( Chôm gieo trồng nhưng thóc không nảy mầm ) - Đến kì nộp thóc cho vua mọi người đã làm gì? Chôm làm gì? ( Mọi người đẫ đem thóc nộp còn Chôm không làm sao cho thóc nảy mầm được ) - Hành động của Chôm có gì khác mọi người? ( Dũng cảm nói lên sự thật ) - HS đọc thầm đoạn 3: ? Thái độ của mọi người thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm? ( Mọi người sữ sờ, ngạc nhiên, sợ hãi thay cho Chôm ) - HS đọc thầm đoạn 4: Theo em vì người trung thực là người đáng quý? ( Vì người trung thực bao giờ cũng nói sự thật ) 4. Luyện đọc diễn cảm: - HS một nhóm nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài. GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm. - GV đọc mẫu - HS luyện đọc diễn cảm theo cặp hoặc nhóm, the4o cách phân vai. - Thi đọc diễn cảm trước lớp - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc tốt. - Bài tập đọc ca ngợi điều gì? - HS nêu nội dung của bài: 5. Củng cố - Dặn dò: - GV liên hệ, giáo dục HS: Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì? - GV nhận xét giờ học. Khen ngợi những HS đọc tốt, hiểu bài. - Yêu cầu HS về nhà đọc kỹ bài chuẩn bị tốt cho bài sau . Tiết 2: Thể dục (GV bộ môn dạy) Tiết 3: Toán : LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết số ngày của từng tháng trong năm , của năm nhuận và năm không nhuận . - Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày , giờ , phút , giây . - Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng làm bài tập 2 ở vở bài tập - GV chữa bài nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Luyện tập 3. Luyện tập - thực hành: Bài 1: Cho HS tự đọc bài làm bài - GV chữa bài a.HS nêu tên các tháng có 30 ngày, 31ngày, 28 hoặc 29 ngày. - Giúp HS củng cố số ngày trong từng tháng của 1 năm - GV hướng dẫn HS cách nhớ ngày trong từng tháng qua cách đếm ở bàn tay. - HS nhận biết được tháng : 3, 5, 7, 8, 10, 12 có 31 ngày tháng : 2, 4, 6, 9, 11 có 30 ngày riêng tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày b. Giới thiệu cho HS năm nhuận là năm mà tháng 2 có 29 ngày năm không nhuận là năm mà tháng 2 có 28 ngày. Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài - GV làm mẫu 1 bài - HS làm bài vào vở - GV chữa bài Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài - GV hướng hẫn HS làm mẫu một bài - HS xác định được 1789 thuộc thế kỉ nào? ( 18) - HS xác định năm sinh của Nguyễn Trãi? ( 1980 - 600 = 1380 TK XIV ) - HS làm bài vào vở. GV chữa bài 4. Củng cố - dặn dò: - GV chốt lại nội dung bài. - Yêu cầu HS về nhà làm bài tập: - Nhận xét giờ học. Tiết 4: Khoa học : SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI I. Mục tiêu: - Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật. - Nêu lợi ích của muối i-ốt ( giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ ) tác hại của thói quen ăn mặn ( dễ gây bệnh huyết áp cao ) . II. Đồ dùng dạy học: - Hình 20 -21 sgk - Phiếu học tập cho các nhóm III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Con người cần gì để sống? 2. Hoạt động 1: Động não. * Mục tiêu: HS liệt kê tất cả những gì các em cần có cho cuộc sống của mình. * Cách tiến hành: Bước 1: Kể ra những thứ các em cần dùng hằng ngày để duy trì sự sống của mình ( quan sát tranh để trả lời câu hỏi ) - HS trả lời GV ghi bảng Bước 2: GV tóm tắt lại tất cả những ý kiến của HS và rút ra kết luận * GV kết luận: Những điều kiện cần để con người sống và phát triển là: - Điều kiện về vật chất: Thức ăn, nước uống, áo quần, nhà ở, đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại ... - Điều kiện về tinh thần, văn hoá hx: Tình cảm gia đình, bạn bè làng xóm,vui chơi giải trí.... 3. Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập và sgk * Mục tiêu: HS phân biệt những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống và những yếu tố mà chỉ có con người cần đến. * Cách tiến hành: Bước 1: GV phát phiếu học tập - HS hoạt động theo nhóm. - Chia lớp thành nhóm 4 các nhóm thảo luận Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày - GV nhận xét chữa bài * GV kết luận: Con người, động vật, thực vật đều cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp để duy trì sự sống. - Hơn hẳn sinh vật khác con người cần nhà ở, phương tiện, áo quần, và những tiện nghi khác 4. Hoạt động 3: Thảo luận về ích lợi của muối i ốt và tá hại của ăn mặn. * Mục tiêu: Nói về lợi ích của muối i ốt Nêu tác hại của thói quen ăn mặn. *Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS giới thiệu những tư liệu, tranh ảnh đã sưu tầm được về vai trò của i ốt đối với sức khoẻ của con người, đặc biệt là trẻ em. - GV nói cho HS biết tác dụng của i ốt. Bước 1: HS thảo luận theo nhóm 3 - Làm thế nào để bổ sung i ốt cho cơ thể? - Tại sao không nên ăn mặn Bước 2: Đại diện các nhóm trình bài - Lớp và GV nhận xét bổ sung *GV kết luận: 5. Củng cố - dặn dò: - GV cho HS làm bài tập để chốt nội dung bài. - GV nhận xét giờ học. THỨ BA: Ngày soạn: 20 / 9 / 2009 Ngày dạy: 22 / 9 / 2009 Tiết 1: Toán : TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG I. Mục tiêu: - Bước đầu hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số. - Biết tìm số trung bình cộng của 2 , 3 , 4 số . II. Đồ dùng dạy học: - Sử dụng hình vẽ trong sgk III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng làm bài tập 3 ở vở bài tập - GV chữa bài nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Tìm số trung bình cộng 2. Giới thiệu số trung bình cộng và các tìm số trung bình cộng: - HS đọc thầm bài toán 1và quan sát hình vẻ tóm tắt bài toán nêu cách giải - HS lên bảng giải - GV nhận xét chũa bài - GV hỏi: Muốn tìm mỗi can có bao nhiêu lít ta làm thế nào? - GV nói: Ta gọi 5 là số trung bình cộng của hai số 6 và 4 - GV cho HS nêu cách tính trung bình cộng của hai số 6 và 4 để HS tự nêu được ( 6 + 4) : 2 = 5 ? Muốn tìm trung bình cộng của 2 số ta làm thế nào? - GV hướng dẫn HS để gải bài toán 2 - HS nêu được 28 là trung bình cộng của ba số 25, 27, 32. ? Muốn tìm trung bình công của 3 số ta làm thế nào - GV lấy vài ví dụ về tìm trung bình cộng của 4- 5 số - HS nêu cách tìm trung bình cộng của nhiều số 3. Luyện tập - thực hành: Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài. - GV cùng HS làm mẫu một bài - Cả lớp làm vào vở. 3HS lên bảng chữa bài GV nhận xét bài làm của HS. Bài 2: HS đọc đề toán - GV tóm tắt - HS nêu cách giải bài toán rồi gải bài vào vở Bài giải : Cả bốn em cân nặng là : 36 + 38 + 40 +34 = 148 (kg ) Trung bình mỗi em cân nặng là : 148 : 4 =37 (kg ) Đáp số : 37 kg 4. Củng cố - dặn dò: - GV chốt lại nội dung bài. - Yêu cầu HS về nhà làm bài tập ở vở bài tập - Nhận xét giờ học. Tiết 2: Thể dục : (GV bộ môn dạy) Tiết 3: Luyện từ và câu : MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG I. Mục đích, yêu cầu: - Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả tục ngữ , thành ngữ và từ Hán Việt thông dụng ) về chủ điểm trung thực và tự trọng (BT4) ; tìm được 1,2 từ đồng nghĩa , trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với từ tìm được ( BT1 ,BT2 ); nắm được nghĩa từ “ tự trọng “( BT3) . II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết nội dung bài tập 3 - Vở bài tập TV 4 tập 1 III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS biết thế nào là từ ghép có nghĩa phân loại? thế nào là từ ghép có nghĩa tổng hợp? Cho ví dụ. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Mở rộng vốn từ: trung thực - tự trọng 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: Một HS đọc yêu cầu của bài - GV phát phiếu cho từng cặp HS trao đổi - HS trình bày kết quả - GV nhận xét chốt lại - HS làm bài vào vở theo lời giải đúng Bài tập 2: GV nêu cầu của bài - HS đặt câu với từ cùng nghĩa với từ trung thực, một câu trái nghĩa với từ trung thực. HS nối tiếp nhau đọc những câu đã đặt - GV nhận xét Bài tập 3: - 1HS đọc yêu cầu bài. - Từng cặp trao đổi và đối chiếu nghĩa và từ để lựa chọn cho phù hợp. - HS lên bảng gạch dưới các thành, tục ngữ nói lòng trung thực và lòng tự trọng. - HS làm vào vở bài tập. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. + a,c, d: nói về tính trung thực + b, e nói về lòng tự trọng - GV giúp HS hiểu nghĩa các thành ngữ , tục ngữ 3. Củng cố - dặn dò: - GV chốt lại nội dung bài. - GV nhận xét giờ học, khen ngợi những HS học tốt. - Dặn HS chuẩn bị bài học sau. Tiết 4: Kể chuyện : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục đích – yêu cầu: - Dụa vào gợi ý (SGK)biết chọn và kể lại câu chuyện đã nghe , đã học nói về tính trung thực - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện . II. Đồ dùng dạy học: - Một số truyện viết về tính trung thực. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - 2HS lên bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Một nhà thơ chân chính . Nêu ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích , yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn kể chuyện: a. Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: - GV nêu yêu cầu bài. - HS đọc đề bài, GV viết đề bài, gạch dưới những những chữ s ... ở những danh từ chỉ khái niệm. - Một số HS làm bài trên phiếu. xong cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng. Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài - Cả lớp làm bài vào vở. 2 HS lên bảng lớp làm - GV nhận xét bổ sung 3. Củng cố - dặn dò: - GV chốt lại nội dung bài. - GV nhận xét giờ học, khen ngợi những HS học tốt. Tiết 5 : Lịch sử : NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC . I . Mục đích- yêu cầu : - Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta : từ năm 179 TCN đến năm 938 . - Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ( một vài điểm chính , sơ giản về việc nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý , đi lao dịch , bị cưỡng bức theo phong tục của người Hán ) : + Nhân dân ta phải cống nạp sản vật quý . + Bọn đô hộ đưa người Hán sang lẫn với dân ta ,bắt nhân dân ta phải học chữ Hán , sống theo phong tục của người Hán . II . Đồ dùng dạy- học : Phiếu học tập của HS III . Các hoạt động dạy -học : A . Kiểm tra bài củ : Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào ? B . Bài mới : 1 . Giới thiệu bài : GV ghi đề bài 2 .Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân . GV đưa ra bảng (để trống chưa điền ND )so sánh tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ . GV giải thích các khái niệm chủ quyền , văn hóa . HS có nhiệm vụ điền nội dung vào bảng . Sau đó HS báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp . 3 .Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân . - GV đưa ra bảng thống kê ( có ghi thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa , cột ghi các cuộc khởi nghĩa để trống ) Thời gian Các cuộc khởi nghĩa Năm 40 Năm 248 Năm 542 Năm 550 Năm 722 Năm 766 Năm 905 Năm 931 Năm 938 HS điền tên các cuộc khởi nghĩa vào cột cuộc khởi nghĩa . Gọi vài HS báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp . GV nhận xét chốt lại lời giải đúng . 4 . Cũng cố - dặn dò : GVnhấn mạnh ND bài học HS đọc phần bài học GV nhận xét giờ học . THỨ SÁU: Ngày soạn: 23 / 9 / 2009 Ngày dạy: 25 / 9 / 2009 Tiết 1: Tập làm văn : ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. Mục đích, yêu cầu: - Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện.( ND ghi nhớ ) - Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu ghi nội dung bài tập 1, 2, 3, - Vở bài tập TV4 tâp 1 III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện 2. Nhận xét: Bài tập 1: - 1HS đọc yêu cầu bài. - HS đọc thầm truyện: Những hạt thóc giống - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận. a. Những sự việc tạo thành cốt truyện: Những hạt thóc giống. + Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi. + Sự việc 2: Chú bé chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm. + Sự việc 3: Chôm dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người. + Sự việc 4: Nhà vua khen Chôm trung thực dũng cảm.... b. Mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào? + Sự việc 1 được kể trong đoạn 1 ( 3dòng) + Sự việc 2: Được kkể trong đoạn 2 (2 dòng ) + Sự việc 3: Dược kể trong đoạn 3 ( 8 dòng ) + Sự việc 4: Được kể trong đoạn 4 ( 4 dòng còn lại ) Bài tập 2: - Dấu hiệu giúp nhận biết chổ mở đầu và kết thúc đoạn văn: Đầu dòng viết lùi vào một ô. - Chổ kế thúc đoạn văn là chổ chấm xuống dòng. Bài tập 3: (Viết) - 1HS đọc yêu cầu bài. - Suy nghĩ nêu nhận xét rút ra từ hai bài tập trên. - GV nhận xét chốt lại ý đúng. 2. Phần ghi nhớ: - HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong sgk. - GV nhắc HS cần học thuộc phần ghi nhớ. 3. Phần luyện tập: - 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập. - GV giải thích thêm cho HS rỏ. - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ tưởng tượng để viết bổ sung phần thân đoạn. - Một số HS nối tiếp nhau đọc phần bài làm của mình. - GV nhận xét bố sung. 3. Củng cố - dặn dò: - GV chốt lại nội dung bài. - GV nhận xét giờ học, khen ngợi những HS học tốt. Tiết 2: Toán : BIỂU ĐỒ ( tt ) I. Mục tiêu: - Bước đầu biết về biểu đồ cột. - Biết đọc một số thông tin trên biểu đồ cột . II. Đồ dùng dạy học: - Biểu đồ cột về số chuột bốn thôn đã diệt được vẽ trên tờ giấy hình chữ nhật. - Biểu đồ trong bài tập 2. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - HS lên bảng làm bài tập 3 vở bài tập. - GV nhận xét - ghi điểm B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Biểu đồ 2. Làm quen với biểu đồ cột: - HS quan sát biểu đồ: Số chuột bốn thôn đã diệt được treo trên bảng.Ỵư phát hiện: Tên của bốn thôn được nêu trên biểu đồ Ý nghĩa của mỗi cột trong biểu đồ. Cách đọc số liệu biểu diễn trên mỗi cột Cột cao hơn biểu diễn số chuột nhiều hơn, cột thấp hơn biểu diễn số chuột ít hơn 3. Luyện tập - thực hành: Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài toán trong sgk. - GV hướng dẫn HS cách làm. - Cả lớp làm vào vở. 3HS lên bảng chữa bài. Bài 2: GV treo bảng phụ có vẽ biểu đồ trong bài cho HS quan sát rồi gọi 1 HS lên làm câu a trên bảng phụ. GV cho HS nhận xét và chữa bài . - GV hướng dẫn HS làm một số bài tập ở vở bài tập 4. Củng cố - dặn dò: - GV chốt lại nội dung bài. - Yêu cầu HS về nhà làm bài tập: 2b - Nhận xét giờ học. Tiết 3: Địa lí : TRUNG DU BẮC BỘ I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc diểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ Vùng đồi với đỉnh tròn , sườn thoải , xếp cạnh nhau như bát úp . -Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc Bộ : + Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du . + Trồng rừng được đẩy mạnh . - Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ : che phủ đồi , ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi . II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trung du Bắc Bộ a. Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải: 2. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - GV hình thành biểu tượng về vùng trung du Bắc Bộ như sau: - HS đọc mục 1 trong sgk và quan sát tranh để tả lời câu hỏi: + Vùng trung du là vùng đồi, vùng núi hay vùng đồng bằng? + Các đồi ở đây như thế nào? + Mô tả được vùng trung du? + Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du bắc bộ? - GV gọi HS trả lời. b. Chè và cây ăn quả ở trung du: 3.Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm Bước 1: Dựa vào mục 2 sgk HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi: + Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng loại cây gì? + Hình 1, 2 cho biết cây trồng nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang? + Xác định vị trí hai dịa phương này trên bản đồ địa lí tự nhiên VN? + Em biết gì về chè Thái Nguyên? + Chè ở đây được trồng để làm gì? + trong những năm gần đây, ở trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại trồng loại cây gì? - Quan sát hình 3 và nêu quy trình chế biến chè. Bước 2: Đại diện nhóm trả lời câu hỏi - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời c. Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp: 3. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - GV cho HS quan sát tranh, ảnh đồi trọc. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau + Vì sao ở vùng trung du Bắc Bộ lại có những nơi đất trống, đồi trọc? + để khắc phục tình trạng này, người dan ở đây đã tgồng những loại cây gì? - GV liên hệ thực tế để giáo dục cho HS có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây 5. Củng cố - dặn dò: - GV nhấn mạnh nội dung của bài. - GV nhận xét giờ học.Chuẩn bị bài học sau. Tiết 4: Đạo đức : BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN ( T1) I. Mục tiêu: - Biết được trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe , tôn trọng ý kiến của người khác . II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: - Các bức tranh hoăc. đồ vật dùng cho khởi động. A. Kiểm tra bài cũ: - Tại sao chúng ta phải biết vựot khó trong học tập? - Vượt khó trong học tập ta phải làm gì? B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Biết bày tỏ ý kiến (T 1) 2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm câu 1và 2 sgk * Mục tiêu: HS biết bày tỏ ý kiến của mình * Cách tiến hành:HS thảo luận Đại diện các nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét và bổ sung. * GV kết luận: Trong mọi tình huống em nên nói rỏ để mọi người hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình mọi người sẽ không hiểu và đưa ra quyết định không phù hợp với nhu cầu và mong muốn của em nói riêng và của trẻ em nói chung. - Mỗi người mỗi trẻ em có quền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến của mình. 3. Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi - GV nêu yêu cầu bài tập - HS thảo luận nhóm đôi - Một số HS trình bày kết quả các nhóm khác nhận xét bổ sung * GV kết luận: Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn đă biết bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình. Còn việc làm của các bạn Hồng, Khánh là không đúng 4. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến - GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các chiếc thẻ: Màu đỏ, màu xanh, màu trắng. - GV lần lượt nêu các ý kiến trong bài tập 2 HS biểu lộ theo cách đã quy ước - GV yêu cầu HS giải thích lí do - Thảo luận chung cả lớp - Trình bày trước lớp, GV nhận xét bổ sung * GV kết luận: Các ý kiến a,b,c,d là đúng, ý kiến d là sai - HS đọc phần ghi nhớ IV. Hoạt động nối tiếp: - GV chốt lại nội dung bài. - Yêu cầu HS về nhà làm bài tập 4 sgk - Nhận xét giờ học. Tiết 5: Hoạt động tập thể: SINH HOẠT ĐỘI I.Yêu cầu: - HS thấy được những ưu khuyết điểm trong tuần để có hướng phấn đấu và sửa chữa. Nêu cao tinh thần phê và tự phê. - Nắm được kế hoạch tuần tới. II. Hoạt động trên lớp: 1. Đánh giá tình hình tuần qua: *Ưu điểm: - Nhìn chung có nhiều cố gắng. - Đồ dùng học tập khá đầy đủ.Sách vở bao bọc khá cẩn thận. - Hăng say phát biểu xây dựng bài. - Có ý thức học tốt: Nhêng , Cam ,Triệu . - Đi học chuyên cần,ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. * Tồn tại: - Nói chuyện riêng nhiều: Dấu , Pháp - Chữ viết cẩu thả: Hồng ,Chiều . 2. Kế hoạch tới: - Phát huy những ưu điểm, khắc phục những thiếu sót. - Ổn định nề nếp lớp học. - Học bài và làm bài trước khi đến lớp. - Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. - Thi đua học tốt giữa các tổ, nhóm. - Tham gia lao động, vệ sinh trường, lớp sạch sẽ. Tổ trực hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Hoàn thành các khoản đóng góp. ---------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: