TẬP ĐỌC: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. Mục tiêu:
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. (Trả lời được các CH1, 2, 3).
* HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4 SGK
II. Đồ dùng dạy học:
· Tranh minh hoạ bài tập đọc.
· Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. Hoạt động trên lớp:
TUẦN 5 ?&@ Thứ hai ngày tháng 09 năm 2010 TẬP ĐỌC: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I. Mục tiêu: - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện. - Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. (Trả lời được các CH1, 2, 3). * HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4 SGK II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc. Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. III. Hoạt động trên lớp: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. KTBC: - Gọi 3 HS đọc thuộc bài Tre Việt Nam và TLCH - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp. GV theo dõi sửa sai lỗi phát âm... - Giúp HS tìm hiểu nghĩa các từ khó - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Gọi 2 HS đọc lại toàn bài. - GV đọc mẫu lần 1. * Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả TLCH: + Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi? - Gọi HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm và TLCH: + Nhà vua đã làm cách nào để tìm được người trung thực. + Theo em hạt thóc giống đó có thể nảy mầm được không? Vì sao? + Theo em, nhà vua có mưu kế gì trong việc này? - Đoạn 1 ý nói gì? – Ghi ý chính đoạn 1. - Gọi 1 HS đọc đoạn 2. +Theo lệnh vua, chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao? + Đến kì nộp thóc cho vua, chuyện gì đã xảy ra? + Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người? - Gọi HS đọc đoạn 3. +Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe Chôm nói. + Nhà vua đã nói như thế nào? + Vua khen cậu bé Chôm những gì? + Cậu bé Chôm được hưởng những gì do tính thật thà, dũng cảm của mình? * Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?( Dành cho học sinh khá giỏi) - Đoạn 2- 3- 4 nói lên điều gì? - Yêu cầu HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi: + Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào? * Đọc diễn cảm: - Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc lại từng đoạn. GV hướng dẫn cách đọc. - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2. + GV đọc mẫu đoạn 2. + Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. + 2, 3HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV uốn nắn, sữa chữa cách đọc - Gọi HS đọc toàn bài. - Nhận xét và cho điển HS đọc tốt. 3.Củng cố – dặn dò: +Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.. - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Lắng nghe. - HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài. - 1 HS đọc phần Chú giải. HS cả lớp theo dõi trong SGK. - Luyện đọc theo cặp. - 2 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Theo dõi GV đọc mẫu. - Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời: + Nhà vua chọn người trung thực để truyền ngôi. - 1 HS đọc thành tiếng. +Vua phát cho mỗi người dân một thúng thóc đã luộc kĩ mang về gieo ... + Hạt thóc giống đó không thể nảy mầm được vì nó đã được luộc kĩ rồi. +Vua muốn tìm xem ai là người trung thực, ai là người tham lam quyền chức. - Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi. - 1 HS đọc thành tiếng. + Chôm gieo trồng, em dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm. + Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp. Chôm không có thóc, ... + Mọi người không dám trái lệnh vua, sợ bị trừng trị. Còn Chôm dũng cảm dám nói sự thật. - 1 HS đọc thành tiếng. + Mọi người sững sờ, ngạc nhiên vì lời thú tội của Chôm. Mọi người lo lắng vì có lẽ Chôm sẽ nhận được sự trừng phạt. + Vua nói cho mọi người biết rằng: thóc giống đã bị luột thì làm sao có thể mọc được. ... + Vua khen Chôm trung thực, dũng cảm. + Cậu được vua truyền ngôi báu và trở thành ông vua hiền minh. * Vì người trung thực bao giờ cũng nói đúng sự thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối, ... - Cậu bé Chôm là người trung thực dám nói lên sự thật. - Đọc thầm tiếp nối nhau trả lời: Câu chuyện ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm nói lên sự thật và cậu được hưởng hạnh phúc. - 4 HS đọc tiếp nối từng đoạn. - Lắng nghe - HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 theo cặp. - HS thi đọc trước lớp, cả lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc nhất. - HS phát biểu, lớp bổ sung. - Nghe thực hiện ở nhà. ĐẠO ĐỨC: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (tiết 1) I.Mục tiêu: - Biết được: Trẻ em cần bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe tôn trọng ý kiến của người khác. II.Đồ dùng dạy học: - SGK Đạo đức lớp 4 - Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm bìa nhỏ màu đỏ, xanh và trắng. - Một số đồ dùng để hóa trang diễn tiểu phẩm. III.Hoạt động trên lớp: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.KTBC: - GV nêu yêu cầu kiểm tra: + Giải quyết tình huống bài tập 4. (SGK/7) - GV đánh giá. .2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Biết bày tỏ ý kiến. b.Nội dung: *Khởi động: Trò chơi “Diễn tả” - GV nêu cách chơi. - Tổ chức cho HS chơi. - GV kết luận: *Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Câu 1, 2- SGK/9) - GV chia 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận về một tình huống ở câu 1. ị Nhóm 1: Em sẽ làm gì nếu em được phân công làm 1 việc không phù hợp với khả năng? ị Nhóm 2: Em sẽ làm gì khi bị cô giáo hiểu lầm và phê bình? ịNhóm 3: Em sẽ làm gì khi em muốn chủ nhật này được bố mẹ cho đi chơi? ịNhóm 4: Em sẽ làm gì khi muốn được tham gia vào một hoạt động nào đó của lớp, của trường? - GV nêu yêu cầu câu 2: + Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em? - GV kết luận: *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (BT1- SGK/9) - GV nêu cầu bài tập 1. - Tổ chức cho HS trình bày ý kiến. - GV kết luận: Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình. Còn việc làm của bạn Hồng và Khánh là không đúng. *Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 2- SGK/10) - GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu. - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập. - GV yêu cầu HS giải thích lí do. - GV kết luận: Các ý kiến a, b, c, d là đúng. Ý kiến đ là sai. 3.Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà viết, vẽ, kể chuyện hoặc cùng các bạn trong nhóm xây dựng một tiểu phẩm về quyền được tham gia ý kiến của trẻ em. - Một số HS thực hiện yêu cầu. - HS nhận xét. - Lắùng nghe - Thực hiện chơi trò chơi. - Trao đổi, chất vấn. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện từng nhóm trình bày. - Các nhóm khác Trao đổi, chất vấn, nhận xét, bổ sung. - HS phát biểu. - Cả lớp thảo luận. - Đại diện lớp trình bày ý kiến. - Lớp theo dõi, nhận xét bổ sung. - HS biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước và giải thích lí do đã lựa chọn. - Nghe thực hiện ở nhà. TOÁN: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: Giúp HS: - Biết số ngày của từng tháng trong một năm, của năm nhuận và năm thường. -Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây. -Xác định một năm cho trớc thuộc thế kỉ nào. -HSKG làm được BT4, 5. II.Đồ dùng dạy học: - Nội dung bảng bài tập kẻ sẵn trên bảng phụ III.Hoạt động trên lớp: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1KTBC: - Gọi 2 HS lên bảng làm BT3, 4. - GV chữa bài, nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn luyện tập: Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu BT. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét bài làm của HS. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu BT. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét bài làm của HS. Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu BT. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nêu miệng kết quả. - GV nhận xét bài làm của HS. * Bài 4 (dành HS khá giỏi) - Gọi HS đọc yêu cầu BT. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Chấm vở, chữa bài. 3.Củng cố- Dặn dò: - GV tổng kết giờ học. - Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. - 2HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe giới thiệu bài. 1/ 1HS đọc yêu cầu BT. - 1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở. Chữa bài. - Những tháng có 30 ngày là 4, 6, 9, 11. Những tháng có 31 ngày là 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12. Tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày. 2/ 1HS đọc yêu cầu BT. - 3HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. - Nhận xét chữa bài trên bảng. 3 ngày = 72 giờ; 1/3 giờ = 20 phút; ... 3/ 1HS đọc yêu cầu BT. - Cả lớp tự làm bài. - 2HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung: - Vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ thứ XVIII ... Nguyễn Trãi sinh năm: 1980 – 600 = 1380. Năm đó thuộc thế kỉ XIV. 4/ 1HS đọc yêu cầu BT. - Cả lớp tự làm bài. Chữa bài. - Bạn Nam chạy hết 1/4 phút = 15 giây; Bạn Bình chạy hết 1/5 phút = 12 giây. 12 giây < 15 giây, Vậy bạn Bình chạy nhanh hơn bạn Nam. - Nghe thực hiện ở nhà. KHOA HỌC: SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN I/ Mục tiêu: - Giúp HS: - Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật. - Nêu lợi ích của muối i-ốt, tác hại của thói quen ăn mặn. II/ Đồ dùng dạy- học: - Các hình minh hoạ ở trang 20, 21 / SGK. III/ Hoạt động dạy- học: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật? - GV nhận xét và cho điểm HS. 2.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Trò chơi: “Kể tên những món rán (chiên) hay xào. - Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn. - Ph ... hái niệm hoặc đơn vị). Nhận biết được DT chỉ khái niệm trong số các DT cho trước và tập đặt câu. II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết sẵn bài 1 phần nhận xét. Giấy khổ to viết sẵn các nhóm danh từ + bút dạ. III. Hoạt động trên lớp HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. KTBC: 1/. Tìm từ trái nghĩa với trung thực và đặt câu với 1 từ vừa tìm được. 2/. Tìm từ cùng nghĩa với trung thực và đặt câu với 1 từ vừa tìm được. - Nhận xét ghi điểm cho từng em. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Tìm hiểu ví dụ: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ. - Gọi HS đọc câu trả lời. Mỗi HS tìm từ ở một dòng thơ.GV gọi HS nhận xét từng dòng thơ. GV dùng phấn màu gạch chân những từ chỉ sự vật. - Cho HS đọc lại các từ chỉ sự vật vừa tìm được. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu. - Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Kết luật về phiếu đúng. c. Ghi nhớ: - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. - Yêu cầu HS lấy ví dụ về danh từ. d. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đội vài tìm danh từ chỉ khái niệm. - Gọi HS trả lời và HS khác nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, tuyên dương những em có hiểu biết. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự đặt câu. - Gọi HS đọc câu văn của mình. - Nhận xét câu văn của HS. 3. Củng cố – dặn dò: - Hỏi: Danh từ là gì? - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà tìm mỗi loại 5 danh từ. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Lớp theo dõi nhận xét bài bạn. - Lắng nghe. 1/ 2 HS đọc yêu cầu và nội dung. - Thảo luận cặp đôi, ghi các từ chỉ sự vật trong từng dòng thơ vào vở nháp. - Tiếp nối nhau đọc bài và nhật xét. + Truyện cổ, nắng, mưa. Con sông, rặng dừa, con sông, chân trời... - Đọc thầm. 2/ 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK. - Hoạt động trong nhóm. - Dán phiếu, nhận xét, bổ sung. Từ chỉ người: ông cha, cha ông. Từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời. Từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa. Từ chỉ khái niệm: Cuộc sống, truyện cổ, tiếng, xưa, đời. - HS đọc phần ghi nhớ. - Lấy ví dụ. 1/ 2 HS đọc thành tiếng. - Hoạt động theo cặp đôi. - HS trả lời và HS khác nhận xét, bổ sung. - Các danh từ chỉ khái niệm: điểm, đạo đức, lòng, kinh nghịệm, cách mạng 2/ 1 HS đọc thành tiếng. - Đặt câu và tiếp nối đọc câu của mình. + Bạn An có một điểm đáng quý là rất thật thà. + Chúng ta luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức. + Người dân Việt nam có lòng nồng nàn yêu nước. - HS phát biểu. - Nghe thực hiện ở nhà. TOÁN: BIỂU ĐỒ (tt) I.Mục tiêu: -Bước đầu biết về biểu đồ cột. -Biết đọc một số thông tin trên biểu đồ cột. II.Đồ dùng dạy học: - Phóng to, hoặc vẽ sẵn vào bảng phụ biểu đồ Số chuột của 4 thôn đã diệt. III.Hoạt động trên lớp: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.KTBC: - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 2 SGK trang 29. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Giới thiệu biểu đồ hình cột: - GV treo biểu đồ Số chuột của 4 thôn đã diệt và giới thiệu: Đây là biểu đồ hình cột thể hiện số chuột của 4 thôn đã diệt. - GV hướng dẫn HS đọc biểu đồ: + Biểu đồ biểu diễn số chuột đã diệt được của các thôn nào? + Hãy chỉ trên biểu đồ cột biểu diễn số chuột đã diệt được của từng thôn. + Thôn Đông diệt được bao nhiêu con chuột? + Hãy nêu số chuột đã diệt được của các thôn Đoài, Trung, Thượng. + Thôn nào diệt được nhiều chuột nhất? Thôn nào diệt được ít chuột nhất? + Cả 4 thôn diệt được bao nhiêu con chuột? c.Luyện tập, thực hành : Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu BT. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nêu miệng kết quả. - GV nhận xét bài làm của HS. Bài 2a,(2b dành HS khá giỏi) - Gọi HS đọc yêu cầu BT. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Chấm, chữa bài. Bài giải Số lớp Một của năm học 2003 – 2004 nhiều hơn của năm học 2002 – 2003 là: 6 – 3 = 3 (lớp) Số học sinh lớp Một của trường Hòa Bình năm học 2003 – 2004 là: 35 x 3 = 105 (học sinh) Số học sinh lớp Một của trường Hòa Bình năm học 2004 – 2005 là: 32 x 4 = 128 (học sinh) Số học sinh lớp Một của trường Hòa Bình năm học 2002 - 2003 ít hơn năm học 2004 – 2005 là: Đáp số: 3 lớp 105 học sinh; 26 học sinh 3.Củng cố- Dặn dò: - GV tổng kết giờ học. - Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. - 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe. - HS quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi của GV để nhận biết đặc điểm của biểu đồ: + Của 4 thôn là thôn Đông, thôn Đoài, thôn Trung, thôn Thượng. + 2 HS lên bảng chỉ, chỉ vào cột của thôn nào thì nêu tên thôn đó. + Thôn Đông diệt được 2000 con chuột. + Thôn Đoài diệt được 2200 con chuột. Thôn Trung diệt được 1600 con chuột. Thôn Thượng diệt được 2750 con chuột. +Thôn Thượng diệt được nhiều chuột nhất, thôn diệt được ít chuột nhất là thôn Trung. + Cả 4 thôn diệt được: 2000 + 2200 + 1600 + 2750 = 8550 con chuột. 1/ 1HS đọc yêu cầu BT. - HS tự làm bài. - 2HS nêu miệng kết quả. Lớp bổ sung. + Lớp 4A trồng được 35 cây, lớp 4B trồng được 28 cây, lớp 5A trồng được 45 cây, lớp 5B trồng được 40 cây, lớp 5C trồng được 23 cây. - Lớp 5A trồng được nhiều cây nhất. - Lớp 5C trồng được ít cây nhất. 2/ 1HS đọc yêu cầu BT. - HS tự làm bài. - Chữa bài. - Nghe thực hiện ở nhà. TẬP LÀM VĂN: ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu: - Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện. - Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện Hai mẹ con và bà tiên trang 54, SGK (phóng to nếu có điều kiện) III. Hoạt động trên lớp: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. KTBC: Gọi HS trả lời câu hỏi. 1/ Cốt truyện là gì? 2/ Cốt truyện gồm những phần nào? - Nhận xét câu trả lời của HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Tìm hiểu ví dụ: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi HS đọc lại truyện Những hạt thóc giống. - Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu. - Gọi nhóm xong trước dán phiến lên bảng. - Kết luận lời giải đúng trên phiếu. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc thầm và TLCH trong BT. + Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn? + Em có nhận xét gì về dấu hiệu này ở đoạn 2? - GV kết luận. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS trả lời cặp đôi và trả lời câu hỏi. - Gọi HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung. - Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng. c.Ghi nhớ: - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. d. Luyện tập: - Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu. + Câu truyện kể lại chuyện gì? - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - Gọi HS trình bày, GV nhận xét, cho điểm HS. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà viết lại đoạn 3 câu truyện vào vở. - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi. - Lắng nghe. 1/ 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - Trao đổi, hoàn thành phiếu trong nhóm. - Dán phiếu, nhận xét, bổ sung. + Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, ... +Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm, ... 2/ Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và nêu nhận xét: + Chỗ mở đầu đoạn văn là đầu dòng, viết lùi vào 1 ô. Chỗ kết thúc đoạn văn là chấm xuống dòng. + Ở đoạn 2 khi kết thúc lời thoại cũng viết xuống dòng nhưng không phải là 1 đoạn văn. - Lắng nghe. 3/ 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu SGK. - Thảo luận cặp đôi. - Trả lời: + Mỗi đoạn văn kể về một sự việc trong 1 chuỗi sự việc làm cốt truyện của truyện. + Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu chấm xuống dòng. - Lắng nghe. - 3 đến 5 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm. * HS thực hành luyện tập. - 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung và yêu cầu. - Viết bài vào vở nháp (bổ sung phần thân đoạn) - Đọc bài làm của mình. - Nhận xét, bình chọn bạn viết hay. - Nghe thực hiện ở nhà. BUỔI CHIỀU TOÁN: ÔN LUYỆN (Tiết 2 – T5) I.Mục tiêu: - Biết đọc một số thông tin trên biểu đồ tranh, biểu đồ cột. - Biết nhận dạng và đếm được một số hình hình học đã học. II.Đồ dùng dạy học: - Vẽ sẵn vào bảng phụ biểu đồ BT1, 2. III.Hoạt động trên lớp: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hướng dẫn HS thực hành: Bài 1: - GV treo biểu đồ BT 1 và giới thiệu: Đây là biểu đồ trnh thể hiện số cá câu được của 4 bạn. - GV hướng dẫn HS đọc biểu đồ: - Gọi HS nêu kết quả đã làm. - GV nhận xét, chấm chữa bài. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu BT. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nêu miệng kết quả. - GV nhận xét bài làm của HS. Bài3,( dành HS khá giỏi) - Gọi HS đọc yêu cầu BT. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Chấm, chữa bài. 3.Củng cố- Dặn dò: - GV tổng kết giờ học. - Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 1/ HS quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi của GV để nhận biết cách đọc biểu đồ: - HS tự làm bài. - 2HS nêu miệng kết quả. Lớp nhận xét, chữa bài. 2/ 1HS đọc yêu cầu BT. - HS quan sát biểu đồ cột, tự làm bài. - 2HS nêu miệng kết quả. Lớp nhận xét, chữa bài. 3/ 1HS đọc yêu cầu BT. - HS quan sát hình vẽ để đếm hình rồi làm bài. - HS nêu kết quả. Lớp nhận xét chữa bài. - Nghe thực hiện ở nhà.
Tài liệu đính kèm: