Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - GV: Hoàng Thị Phượng Trường - Tiểu học Thị trấn Lam Sơn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - GV: Hoàng Thị Phượng Trường - Tiểu học Thị trấn Lam Sơn

Đạo đức: Yêu lao động (Tiết 2)

I, Mục tiêu: Giúp HS:

 - Bước đầu biết được giá trị của lao động.

 - Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng bản thân.

 - Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.

II, Đồ dùng dạyhọc: -HS : Bút, giấy vẽ.

III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 36 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 439Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - GV: Hoàng Thị Phượng Trường - Tiểu học Thị trấn Lam Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Thứ 2 ngày 15 tháng 12 năm 2008
Đạo đức: Yêu lao động (Tiết 2)
I, Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Bước đầu biết được giá trị của lao động.
 - Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng bản thân.
 - Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
II, Đồ dùng dạyhọc: -HS : Bút, giấy vẽ.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ (4’)
Gọi HS lên bảng trả lời
+ Vì sao phải yêu lao động?
+Những biểu hiện yêu lao động là gì?
+ Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy học bài mới: 
 Giới thiệu bài (1’)
 HĐ1: Làm việc theo nhóm đôi (Bài tập 5 – SGK) (12’)
MT: Giúp HS hiểu được cần phải yêu lao động.
+ Gọi 1 HS nêu yêu cầu và nội dung bài tập 5.
+ YC HS thảo luận, trao đổi với nhau về nội dung theo nhóm đôi.
+ Nhận xét, bổ sung và nhắc nhở HS cố gắng học tập rèn luyện đ thực hiện ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình.
HĐ2 :Trình bày, giới thiệu các bài viết, tranh vẽ (16’)
MT: Giúp HS trình bày được bài viết,tranh vẽ về một công việc yêu thích.
+ YC HS hãy viết, vẽ về một công việc mà các em yêu thích.
+ Nhận xét, khen những bài viết tranh vẽ tốt.
+Liên hệ thực tế(5’):YC 1số HS tự liên hệ bản thân
+ 2 HS lên bảng trả lời.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
+ 1 HS nêu yêu cầu và nội dung.
+ Lớp đọc thầm
+ 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi, thảo luận.
+ Đại diện 1 số cặp nêu ý kiến.
+ Lớp nhận xét, bổ sung
+ Tự viết hoặc vẽ tranh về một công việc mà em yêu thích.
+ 1 số HS trình bày, giới thiệu các bài viết, tranh các em đã vẽ về một công việc mà các em yêu thích.
+ Cả lớp thảo luận, nhận xét.
+!số HS nêu.
C, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tập đọc: Rất nhiều mặt trăng
 (Theo Phơ-bơ)
I, Mục tiêu: 
 1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn – giọng nhẹ nhàng chậm rãi, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 2. Hiểu nghĩa các từ ngữ chú giải trong bài.
Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
II, Đồ dùng dạy học: 	- Tranh minh họa SGK.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ (4’)
+ Gọi 4 HS đọc truyện “Trong quán ăn Ba-cá-bống”.
+Câu chuyện cho chúng ta biết điều gì?
+ Nhận xét, cho điểm
B. Dạy học bài mới
 * Giới thiệu bài (1’)
 HĐ1: Luyện đọc (10’)
+ Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có – sau lượt đọc thứ 1).
+ YC HS đọc chú giải SGK (Sau lượt đọc thứ 2)
+ Lưu ý HS cần đọc đúng những câu hỏi, nghỉ hơi đúng giữa những câu dài
- Nhưng ai nấy thực hiện được/ rất xa/ nhà vua.
- Chú hứa cho cô/ cho biết/ chừng nào.
+ Đọc mẫu toàn bài giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
 HĐ2: Tìm hiểu bài (14’)
+ YC HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Chuyện gì xảy ra với cô công chúa?
+ Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
+ Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì?
+ Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa?
+ Vậy nội dung đoạn 1 cho ta biết điều gì?
* YC HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Nhà vua đã than phiền với ai?
+ Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và nhà khoa học?
+ Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng khác với cách nghĩ của người lớn.
+ Vậy đoạn 2 cho em biết điều gì?
* YC HS đọc đoạn 3.
+ Chú hề đã làm gì để có được “mặt trăng” cho công chúa?
+ Thái độ của công chúa như thế nào khi nhận được món quà đó?
+ Nội dung của đoạn 3 là gì?
* YC HS tìm và nêu nội dung chính của bài.
Nội dung: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
 HĐ3: Đọc diễn cảm (10’)
+ Gọi HS đọc phân vai.
+ Hướng dẫn HS đọc đúng lời nhân vật (như đã hướng dẫn)
+ Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc: “Thế là chú hề bằng vàng rồi”.
+ Tổ chức cho HS đọc phân vai đoạn văn.
+ Nhận xét, cho điểm HS.
+ 4 HS đọc truyện theo kiểu phân vai.
+ Lớp theo dõi, nhận xét.
+1HS nêu.
+ 3 HS đọc tiếp nối theo 3 đoạn của bài (3 lượt).
+ Đoạn 1: Từ đầu nhà vua.
+ Đoạn 2: Tiếp bằng vàng rồi.
+ Đoạn 3: Còn lại.
+ HS đọc chú giải SGK.
+ 2 HS đọc đúng 2 câu văn dài.
+ Lớp theo dõi, nhận xét.
+ HS luyện đọc theo cặp.
+ 1-2 HS đọc toàn bài.
+ 1 HS đọc to – Lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Cô bị ốm nặng.
- Công chúa mong muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.
- Nhà vua cho vời tất cả các vị đại thần, nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa.
- Họ nói rằng đòi hỏi của công chúa là không thể thực hiện được.
ý1: Công chúa muốn có mặt trăng, triều đình không biết làm cách nào để tìm được mặt trăng.
+ 1 HS đọc to, lớp đọc thầm trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Nhà vua than phiền với chú hề.
- Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng thế nào đã. Chú hề cho rằng công chúa nghĩ về mặt trăng không giống người lớn.
- Mặt trăng chỉ to hơn ngón tay công chúa.
- Mặt trăng treo ngang ngọn cây.
- Mặt trăng được làm bằng vàng.
ý2: Nói về mặt trăng của công chúa
+ 1 HS đọc to, lớp đọc thầm trao đổi trả lời câu hỏi.
- Chú hề tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng lớn hơn móng tay của công chúa, cho mặt trăng vào sợi dây chuyền vàng để đeo vào tay cho công chúa.
+ Công chúa thấy mặt trăng thì vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.
ý3: Chú hề đã mang đến cho cô công chúa nhỏ một “mặt trăng” như mong muốn.
+ Vài HS nêu
+ Lớp nhận xét, bổ sung
+ 3 HS đọc phân vai
+ Lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay
+ Tìm và nêu 1 số từ ngữ cần nhấn giọng khi đọc.
+ Luyện đọc theo cặp.
+ 3 lượt HS thi đọc.
C, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 Toán: Tiết 81 Luyện tập
I, Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có 3 chữ số.
 - Giải bài toán có lời văn.
II, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ (4’)
+ Gọi HS lên bảng đặt tính rồi tính:
142175:235 ; 201380 : 321
+ Nhận xét, đánh giá.
B. Dạy học bài mới
* Giới thiệu bài (1’)
HĐ1: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có 3 chữ số (10’) 
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
+ YC HS làm bài vào vở.
+ Hướng dẫn HS nhận xét, sửa chữa (nếu sai)
+ Củng cố lại kĩ thuật chia số có nhiều chữ số cho số có 3 chữ số.
 HĐ2:Ôn về giải toán: (20’)
+ YC HS đọc đề 2, 3.
+ YC HS tự làm bài.
+ Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài.
+ Nhận xét, đánh giá chung.
+ Củng cố lại cách tính chu vi hình chữ nhật cho HS.
+ 2 HS lên bảng tính.
+ Lớp làm vào giấy nháp.
+ 1 HS nêu yêu cầu
+ Lớp tự làm vào vở
+ 4 HS lên bảng chữa.
+ HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. Sau đó 2 em ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra nhận xét bài làm của nhau.
+ 2 HS đọc đề bài.
+ Lớp đọc thầm
+ Lớp tự làm tóm tắt, rồi giải vào vở.
+ 2 HS lên bảng chữa
+ Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
+ Đổi chéo vở để kiểm tra kết quả lẫn nhau.
Bài 2: Giải
 Đổi 18 kg =18 000g
Mỗi gói có số gam muối là :
 18 000:240 =75(g)
 Đáp số : 75 g muối
 Bài 3 Giải 
Chiều rộng của sân vận động là:
7140 : 105 = 68 (m)
Chu vi của sân vận động là: 
(105 + 68) x 2 = 346 (m)
 Đáp số: 346 m
C, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
	- Giao bài tập về nhà.
 Lịch sử: Ôn tập 
I, Mục tiêu: Giúp HS:
 - Ôn lại các kiến thức đa x học từ bài 1 đến bài 14 qua 3 giai đoạn lịch sử: Buổi đầu dựng nước và giữ nước; Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập; Buổi đầu độc lập.
 - Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong 3 thời kì này.
II, Đồ dùng dạy học: 	- Băng vẽ trục thời gian. 
 - Giấy khổ to + bút dạ
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ (4’)
+ Gọi HS lên bảng trả lời:
+Khi giặc Mông – Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế sách gì để đánh giặc?
+ Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy học bài mới
* Giới thiệu bài (1’)
HĐ1: Ôn lại 3 giai đoạn đầu tiên trong lịch sử dân tộc(15’).
+ Vẽ băng thời gian lên bảng.
+ YC HS thảo luận cặp đôi điền tên 3 giai đoạn lịch sử đã học.
+ Nhận xét, đánh giá, tiểu kết lại.
+ 2 HS lên bảng trả lời.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
+ Vẽ băng thời gian vào giấy, thảo luận, trao đổi.
+ Đại diện 1 số cặp lên chỉ và điền vào băng thời gian trên bảng.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
Buổi đầu dựng nước và giữ nước
Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập
Buổi đầu độc lập
Khoảng 700 năm Năm 179 CN Năm 938
 HĐ2: Ôn lại các sự kiện lịch sử tiêu biểu(18’).
+ Tổ chức cho HS thảo luận nhóm nội dung sau.
+ Hãy lập bảng thống kê các sự kiện, nhân vật tiêu biểu của mỗi thời kì trong lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỷ XIV.
+ Nhận xét, bổ sung, tiểu kết.
+ Chia nhóm (4 nhóm). Cử nhóm trưởng và thư kí.
+ Thảo luận nhóm, thư kí ghi kết quả thảo luận vào phiếu.
+ Đại diện các nhóm lên bảng dán kết quả và trình bày ý kiến.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
C, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học- Dặn HS chuẩn bị bài sau
 Toán: Tiết 82 Luyện tập chung
I, Mục tiêu : Giúp HS củng cố về :
 - Kĩ năng thực hiện các phép tính nhân, chia với số có nhiều chữ số.
 - Tìm các thành phần chưa biết của phép nhân, phép chia.
 - Giải bài toán có lời văn, bài toán về biểu đồ.
II, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ (4’)
+ Gọi HS lên bảng thực hiện tính:
a, (1960 + 2940) : 245
b, 4725 x 12 : 105
+ Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy học bài mới: 
* Giới thiệu bài (1’)
 HĐ1: Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép tính (17’)
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống
+Gọi HS đọc yêu cầu
+ YC HS tự làm bài
+ Hướng dẫn HS nhận xét, sửa chữa (nếu sai)
+ Củng cố lại cách tìm thành phần chưa biết của phép nhân, phép chia.
+ 2 HS lên bảng tính
+ Lớp làm vào giấy nháp
+ 1 HS đọc yêu cầu
+ Lớp tự làm vào vở
+ 2 HS lên bảng chữa
+ Lớp đối chiếu với bài làm của bạn, nhận xét, bổ sung.
Thừa số
27
23
152
134
134
Thừa số
23
27
134
152
152
Tích
621
621
20368
20368
20368
Số bị chia
66178
66178
66178
16250
16250
Số chia
203
203
326
125
125
Thương
326
326
203
130
130
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
+Gọi HS nêu yêu cầu
+ YC HS tự làm bài vào vở
+ Hướng dẫn HS nhận xét, sửa (nếu sai).
+ Củng cố lạ ...  kết quả và trình bày ý kiến.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
+ 1 HS đọc to – Lớp đọc thầm
+ HS tự làm bài vào vở.
+ 1 HS lên bảng nối
+ Lớp nhận xét, chữa (nếu sai)
+ Đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng.
+ Bà em kể chuyện cổ tích.
+ Bộ đội giúp dân gặt lúa
+ 1 HS đọc to – Lớp đọc thầm
+ HS tự làm bài vào vở
+ 3-5 HS trình bày.
C, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật
I, Mục tiêu: Giúp HS:
 - Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức nhận biết mỗi đoạn văn.
 - Xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
 - Đoạn văn miêu tả chân thực, giàu cảm xúc, sáng tạo khi dùng từ.
II, Đồ dùng dạy học: 	
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm trabài cũ: (4’)
+ Trả bài viết: Tả một đồ chơi mà em thích.
+ Nhận xét chung về cách viết văn của HS.
B. Dạy học bài mới:
* Giới thiệu bài (1’)
HĐ1: Tìm hiểu phần nhận xét (12’)
Bài 1,2,3:
+ Gọi HS đọc yêu cầu
+ Gọi HS đọc bài: “Cái cối tân” trang 143, 144 SGK. YC HS theo dõi, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Gọi HS trình bày, mỗi HS chỉ nói về một đoạn.
+ Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Đoạn văn miêu tả đồ vật có ý nghĩa như thế nào?
+ Nhờ đâu em nhận biết được bài văn có mấy đoạn?
+ Nhận xét " Rút ra nội dung bài học
 HĐ2: Luyện tập (20’)
Bài 1:Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu
+ YC HS suy nghĩ, thảo luận và làm bài.
+ Gọi HS trình bày.
+ Sau mỗi HS trình bày, giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: Em hãy viết một đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
+Gọi HS đọc yêu cầu
+ YC HS tự làm bài vào vở
+ Chú ý nhắc HS làm bài.
+Chỉ viết đoạn văn tả bao quát cái bút
+ Quan sát kĩ về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cấu tạo, những đặc điểm riêng của cái bút.
+ Khi miêu tả cần bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình đối với cái bút.
+ Gọi HS trình bày.
+ Giáo viên chú ý sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
+ 1 HS đọc thành tiếng.
+ Lớp đọc thầm
+ 2 HS ngồi cạnh nhau, trao đổi, dùng bút chì đánh dấu các đoạn văn và tìm nội dung chính của mỗi đoạn.
+ Đại diện 1 số cặp lần lượt trình bày.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
+ Thường giới thiệu đồ vật được tả, tả hình dáng, hoạt động của đồ vật đó hay nêu cảm nghĩ của tác giả về đồ vật đó.
+ Nhờ các dấu chấm xuống dòng để biết được số đoạn trong bài văn.
+ Vài HS đọc phần ghi nhớ SGK.
+ 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung và yêu cầu của bài.
+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, dùng bút chì đánh dấu vào SGK
+ Đại diện 1 số cặp trình bày kết quả thảo luận.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
+ 1 HS đọc yêu cầu
+ Lớp đọc thầm
+ HS tự làm bài vào vở.
+ 3-5 HS trình bày bài viết của mình.
C, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 Luyện Toán: Tuần 17
I, Mục tiêu:
- Củng cố lại dấu hiệu chia hết cho 2, về số chẵn, số lẻ.
- áp dụng dấu hiệu chia hết cho 2, không chia hết cho 2 để giải các bài toán có liên quan.
II, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ1: Luyện tập (27’)
+ Ra đề bài, YC HS tự làm bài vào vở
+ Tự làm bài vào vở.
Bài 1: Không làm phép tính, hãy xét xem các tổng và hiệu dưới đây có chia hết cho 2 hay không.
a, 1236 + 2155 + 32702
b, 3216 + 6552 + 70242
c, 92616 – 48372
d, 12568 – 4217
Bài 2: Cho các chữ số 1, 2, 3, 4
a, Hãy lập tất cả các số có 4 chữ số khác nhau chia hết cho 2 từ các chữ số trên.
b, Hãy lập tất cả các số có 4 chữ số khác nhau không chia hết cho 2 từ các chữ số trên.
Bài 3: Hãy xác định chữ số a, để khi thay vào số 6549a ta được số chia hết cho 2.
Bài 4: Hai bạn Minh và Nhung đi mua 10 gói bánh và 8 gói kẹo để lớp liên hoan. Nhung đưa cho cô bán hàng 2 tờ 50.000 đồng và cô bán hàng trả lại 25.000 đồng. Minh nói ngay: “Cô tính sai rồi!”. Bạn hãy cho biết Minh nói đúng hay sai? Giải thích tại sao? Biết rằng giá tiền mỗi gói bánh, kẹo là một số nguyên đồng?
2. HĐ2: Chấm – chữa bài (8’)
+ Thu vở để chấm
+ Nhận xét, chữa lỗi
+ Sửa lỗi (nếu có)
III, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thứ 6 ngày 19 tháng 12 năm 2008
Toán: Tiết 85 Dấu hiệu chia hết cho 5
I, Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5.
 - áp dụng dấu hiệu chia hết cho 5, không chia hết cho 5 để giải các bài toán có liên quan.
 - Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.
II, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ (4’)
+ Gọi HS lên bảng làm bài:Trong các số: 1257;3466;7829;3080;12867;34684;78045.
a, Các số chia hết cho 2 là
b, Các số không chia hết cho 2 là
+ Chữa bài, nhận xét.
B. Dạy học bài mới: 
* Giới thiệu bài (1’)
 HĐ1: Tìm hiểu3dawus hiệu chia hết cho 5 (12’)
+ Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm
+ Chia lớp làm 2 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm cử 10 em tham gia.
+ Giao nhiệm vụ cho từng đội.
- Đội 1 tìm các số chia hết cho 5.
- Đội 2 tìm các số không chia hết cho 5.
+ YC HS đọc lại các số vừa tìm được.
+ Những số có tận cùng như thế nào thì chia hết cho 5.
+ Những số có tận cùng như thế nào thì không chia hết cho 5.
+ Vậy muốn biết một số có chia hết cho 5 hay không ta có thể dựa vào điều gì?
+ Nhận xét " Rút ra kết luận SGK.
 HĐ2: Luyện tập (22’)
+ Giao nhiệm vụ cho HS.
Bài 1+2: Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Hướng dẫn HS nhận xét, sửa (nếu sai).
+ Củng cố lại dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5.
Bài 3+4: Gọi HS đọc yêu cầu
+ Hướng dẫn nhận xét, sửa chữa (nếu sai)
+ 2 HS lên bảng làm
+ Lớp tự làm vào vở.
+ Chia nhóm, cử đại diện lên tham gia chơi.
+ Nhận nhiệm vụ (mỗi 1 HS chỉ được tìm 1 tổ)
+ 1 số HS đọc số trước lớp.
+ Những số có chữ số tận cùng là 0, 5 thì chia hết cho 5.
+ Những số có tận cùng là 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 thì không chia hết cho 5.
+ Có thể dựa vào chữ số tận cùng của số đó.
+ Vài HS nhắc lại ghi nhớ SGK.
+ Tự làm bài tập vào vở.
+ 2 HS đọc yêu cầu
+ Lớp tự làm vào vở
+ 4 HS lên bảng chữa
+ Lớp nhận xét đối chiếu kết quả bài làm của bạn trên bảng.
ví dụ: 
Bài 1: a, 35, 660, 3000, 945
 b, 8, 47, 4674, 5553
Bài 2: a, 150 < 155 < 160
 b, 3575 < 3580 < 3585
 c, 335, 340, 345, 350, 355, 360
+ 2 HS đọc yêu cầu
+ Lớp tự làm vào vở.
+ 2 HS lên bảng chữa
+ Lớp đổi vở để kiểm tra kết quả lẫn nhau.
+ Đối chiếu, nhận xét kết quả bài làm trên bảng.
C, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thứ 7 ngày 20 tháng 12 năm 2008
Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn
 miêu tả đồ vật
I, Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong đoạn văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn.
 - Viết đoạn văn miêu tả đồ vật chân thực, sinh động giàu cảm xúc.
II, Đồ dùng dạy học: 	- Chiếc cặp sách.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ (4’)
+ Gọi HS đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
+ Nhận xét, đánh giá.
B. Dạy học bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’)
 HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập(22’)
Bài 1:Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
+ YC HS trao đổi thực hiện yêu cầu
+ Gọi HS trình bày
+ Gọi HS nhận xét, bổ sung
+ Sau mỗi phần giáo viên kết luận, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý.
+ YC HS quan sát chiếc cặp của mình và tự làm bài.
+ Lưu ý HS.
+ Cần miêu tả những đặc điểm riêng của chiếc cặp mình tả để nó không giống chiếc cặp của bạn.
+ Khi viết chú ý bộc lộ cảm xúc của mình.
HĐ2: Hướng dẫn HS chữa bài(12’).
+ Gọi HS trình bày
+ Hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung.
+ Sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm những HS viết tốt.
+ 2 HS đọc
+ Lớp theo dõi, nhận xét
+ 2 HS nối tiếp nhau đọc
+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ 1 số HS trình bày
+ Lớp nhận xét, bổ sung
a, Các đoạn văn trên đều thuộc đoạn văn phần thân bài trong bài văn miêu tả.
b, + Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp.
+ Đoạn 2: Tả quai cặp và dây đeo.
+ Đoạn 3: Cấu tạo bên trong của chiếc cặp.
c, Nội dung miêu tả từng đoạn được báo hiệu bằng từ ngữ.
+ Đoạn 1: Màu đỏ tươi.
+ Đoạn 2: Quai cặp
+ Đoạn 3: Mở cặp ra.
+ 1 HS đọc – Lớp đọc thầm
+ Quan sát cặp, tự làm bài.
+ 3-5 HS trình bày miệng bài 2.
+ Lớp theo dõi, nhận xét.
C, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật : Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn(tiết 3)
I,Mục tiêu : Giúp HS:
+Đánh giá kiến thức kĩ năng khâu,thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩn tự chọn của HS.
II,Đồ dùng dạy học: -Mẫu khâu ,thêu đã học.
III,Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò
A,Bài cũ :
+Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
B,Bài mới :
*Giới thiệu bài :
*HĐ1:HS thực hành làm sản phẩm tự chọn:(22 ' )
+GV nêu YC thực hành và hướng dẫn HS lựa chọn sản phẩm.
+GV tổ chức cho HS thực hành
+GV đi quan sát,nhắc nhở ,giúp đỡ HS lúmg túng.
*HĐ2: Trưng bày sản phẩm(12’)
-YC HS tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
-GV nhận xét, đánh giá .
+HS lựa chọn sản phẩn để thực hành .
+HS vận dụng những kiến thức đã học về cắt,khâu ,thêu để thực hành.
-HS nhận xét , đánh giá theo các nhóm.
 C, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Chủ đề
Kỉ niệm ngày quốc phòng toàn dân .Tổ chức nghe nói chuyện về chú bộ đội
I, Mục tiêu: 
- Giới thiệu cho HS về tiểu sử ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.Tổ chức cho HS thi tìm hiểu chú bộ đội .
-Giáo dục các em học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 
 II, Nội dung :
Bước 1 : Tổ chức :
+GV giới thiệu vài nét về ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam để HS nắm được.
+GV tổ chức cho HS sưu tầm về những mẫu chuyện,những bài hát,bài thơ nói về chú bộ đội .
+Nhắc nhở HS học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 
Bước 2: Cách tiến hành: 
+GV giới thiệu vài nét về ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam để HS nắm được.
+Tổ chức cho HS lên thi kể chuyện ,hát ,đọc thơ nói về chú bộ đội theo nhóm 
+Các nhóm cử đại diện lên thi .
+Lớp theo dõi ,nhận xét,bình chọn bạn kể ,hát,đọc thơ nói về chú bộ đội hay nhất .Bình chọn bạn có câu chuyện,hài hát,bài thơ nói về chú bộ đội hay nhất 
+GV nhận xét,tuyên dương.
+ HS kể lại những việc làm mà em đã làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 
III, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T17 Lop 4 Theo chuan KTKN.doc