Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - GV: Ngô Diệu Thuý - Trường Tiểu học Tây Hồ

Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - GV: Ngô Diệu Thuý - Trường Tiểu học Tây Hồ

Tiết 1 Đạo đức

BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (T1)

I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

1. Nhận thức được:

- Mỗi người đều có quyền có ý kiến.

- Có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em .

2. Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống gia đình, nhà trường.

3. Biết tôn trọng ý kiến của người khác.

II. Chuẩn bị: - Mỗi HS chuẩn bị ba tấm bìa xanh, đỏ, trắng.

 - Phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 23 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - GV: Ngô Diệu Thuý - Trường Tiểu học Tây Hồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy: Thứ 2 ngày 22 tháng 9 năm 2008. 
 Tiết 1 Đạo đức	
Biết bày tỏ ý kiến (t1)
I. Mục tiêu:	 Giúp học sinh:
1. Nhận thức được:
- Mỗi người đều có quyền có ý kiến.
- Có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em .
2. Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống gia đình, nhà trường.
3. Biết tôn trọng ý kiến của người khác.
II. Chuẩn bị: - Mỗi HS chuẩn bị ba tấm bìa xanh, đỏ, trắng.
	 - Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
& Bài cũ: (3’) 
- Tại sao cần phải biết vượt khó trong học tập ? Liên hệ bản thân.
& Bài mới: (36’) 
* Giới thiệu và ghi đầu bài.
HĐ1: Trò chơi “ Diễn tả”. (10’)
- Chia lớp thành bốn nhóm: Y/C các nhóm xử lí 1 tình huống.
- Kết luận: Mỗi người khi đứng trước một vấn đề trong cuộc sống, chúng ta cần có ý kiến riêng của bản thân.
HĐ2: Tác dụng của việc bày tỏ ý kiến.
- Yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi 1,2.
+ Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống trên?
+ Điều gì xảy ra nếu em không được tham gia ý kiến ? 
- Yêu cầu HS nêu ghi nhớ SGK.
HĐ3: Bày tỏ ý kiến. (15’)
Bài1: GV đưa ra từng hành vi, việc làm của một số bạn. 
- Y/C HS nhận xét về các hành vi đó.
Bài2: Y/C HS sử dụng thẻ để bày tỏ ý kiến về các hành vi, việc làm trong mỗi trường hợp ở BT1.
- GV đọc ND từng hành vi, việc làm.
* Kết luận: Khuyến khích HS tích cực bày tỏ ý kiến của bản thân.
& Củng cố, dặn dò: (1’)
- GV hệ thống lại nội dung bài học. 
- HS nêu và liên hệ thực tế bản thân; lớp theo dõi và nhận xét.
* Theo dõi, mở SGK.
- HS thảo luận theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày KQ:
+ Nhận xét về hành vi, việc làm ..
+ Lớp theo dõi nhận xét.
- HS phát biểu ý kiến của bản thân. 
(10’)
- HS thảo luận nhóm và trình bày KQ:
+ HS tự nêu.
+ Mọi người sẽ không biết được ý kiến của mình.
- 3HS nêu.
- 1HS nêu y/c bài tập.
+ HS nhận xét:
a) Dung đã biết bày tỏ ý kiến của mình...
b) Hồng chưa dám bày tỏ ý kiến 
- HS đọc nội dung bài tập.
+ HS giơ thẻ để bày tỏ ý kiến.
+ Nêu được lí do mình giơ thẻ màu đó.
- 2HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
H VN: Ôn bài và chuẩn bị bài tiết sau. 
 Tiết 2 Tập đọc	
Những hạt thóc giống
I. Mục tiêu:	 Giúp học sinh:
1. Đọc lưu loát toàn bài.
- Đọc đúng các từ và câu, vần, âm dễ lẫn. Biết thể hiện đúng ngữ liệu của bài.
- Cách đọc phù hợp với diễn biến của các nhân vật trong truyện (chú bé Chôm, nhà vua, và lời người dẫn truyện).
2. Hiểu từ ngữ trong bài:
 ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
II. Chuẩn bị:
	 - Bảng phụ viết sẵn câu dài và đoạn văn “Chôm lo lắng  của ta”.
III. Các hoạt động dạy học:
&. Bài cũ: (3’) 
- Gọi HS đọc thuộc lòng “Tre Việt Nam” kết hợp hỏi nội dung bài.
&. Bài mới: (36’)
* Giới thiệu và ghi đầu bài.
HĐ1: Hướng dẫn đọc. (12’)
ư Gọi 1HS khá đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: 
 Đoạn1: Ba dòng đầu.
 Đoạn2: Năm dòng tiếp.
 Đoạn3: Năm dòng tiếp theo.
 Đoạn4: Phần còn lại.
- Y/c HS đọc nối tiếp đoạn. (2 lượt)
+ Khi HS đọc. GV sửa lỗi phát âm sai.
+ Hướng dẫn HS giải nghĩa từ ngữ mới ở cuối bài. 
- Y/C HS luyện đọc nối tiếp theo cặp.
- GV đọc diễn cảm lại bài giọng chậm rãi.
HĐ2: Tìm hiểu bài. (10’)
ư Y/C HS đọc toàn truyện và trả lời:
- Nhà vua đã chọn người như thế nào để truyền ngôi ?
ư Hãy đọc đoạn mở đầu câu chuyện, TL:
- Nhà vua làm cách nào để chọn được người trung thực ?
- Thóc đã luộc kĩ còn có thể nảy mầm được không?
ư Đọc đoạn 2 và trả lời:
- Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì ? kết quả ra sao?
- Đến khi phải nộp thóc cho nhà vua thì Chôm đã làm gì ?
- Hành động của Chôm có gì khác mọi người ?
ư Đọc đoạn 3 và trả lời:
- Thái độ của mọi người thế nào khi nghe Chôm nói thật là không co thóc ?
ư Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý? 
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm. (14’)
- Y/C 4HS đọc nối tiếp đoạn và nêu cách đọc đoạn, bài.
ư Treo bảng phụ: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn văn “Chôm lo lắng  của ta”.
- HD HS đọc diễn cảm theo cách phân vai.
 Lưu ý: Nhấn giọng các từ gợi tả: lo lắng, không làm sao, nảy mầm, ôn tồn, luộc kĩ.
- GV đọc mẫu. 
- Y/C HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Gọi HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV nhận xét, cho điểm.
& Củng cố, dặn dò: (1’)
- Bài TĐ muốn nói với chúng ta điều gì ?
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- HS đọc và nêu nội dung của bài.
* Theo dõi, mở SGK.
ư 1HS đọc to toàn bài, lớp đọc thầm theo.
- HS đánh dấu đoạn bằng bút chì trong SGK.
- Mỗi lượt 4HS đọc nối tiếp đoạn:
 Lượt1: Phát âm đúng: ra lệnh, trừng phạt, truyền ngôi
 Lượt2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: Bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh.
- HS luyện đọc nối tiếp đoạn theo cặp.
- 1HS đọc lại toàn bài.
&. HS trả lời các câu hỏi SGK.
ư HS đọc thầm toàn truyện nêu: 
- Vua muốn chọn một người trung thực để truyền ngôi.
ư HS đọc từ “Này xưatrừng phạt”, nêu:
- Phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã luộc kĩ  thì nhà vua sẽ truyền ngôi cho .
- Thóc này không thể nảy mầm được.
ư Đọc đoạn 2, nêu được: 
- Chôm đã gieo trồng, dốc công sức chăm sóc nhưng không nảy mầm.
- Mọi người nô nức đến nộp thóc, Chôm không có thóc,
- Chôm dũng cảm dám nói sự thật, không sợ bị trừng phạt.
ư Đọc đoạn 3, nêu được: 
- Mọi người sững cả người, ngạc nhiên, sợ hãi cho Chôm vì Chôm dám nói ra sự thật.
ư HS trả lời như nội dung mục I.
- 4HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài “Những hạt thóc giống”.
- Cách đọc bài: 
 Lời Chôm tâu vua: Ngây thơ, lo lắng.
 Lời vua: ôn tồn, dõng dạc.
ư HS theo dõi đoạn văn cần luyện đọc.
- Theo dõi cách đọc của GV. Nhẩm đọc theo.
- HS luyện đọc theo cặp
- Vài HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- HS khác nhận xét.
- 2HS nhắc lại nội dung bài học.
H VN : Ôn bài và chuẩn bị bài tiết sau. 
 Tiết 3 Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:	 Giúp học sinh:
- Củng cố về nhận biết số ngày của từng tháng trong năm.
- Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày.
- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học.
II. Chuẩn bị:
	Bảng phụ kẻ sẵn.
III. Các hoạt động dạy học:
& Bài cũ: (3’) 
- Y/C HS đổi: 1phút = ? giây 
 1Thế kỉ = ? năm
& Bài mới: (36’) 
* Giới thiệu và ghi đầu bài.
HĐ1: HD học sinh làm bài tập. (35’)
- Y/C HS làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 - SGK: Củng cố về chuyển đổi các đơn vị đo thời gian, xác định thế kỉ.
Bài1: GV nêu y/c bài tập.
- Củng cố cách xác định số ngày của các tháng trong năm bằng cách nắm hai nắm tay.
- GV làm mẫu.
Bài2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: (Luyện kĩ năng đổi các đơn vị đo thời gian)
- Y/C HS tự làm bài và chữa bài. 
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài3: Củng cố cách xác định năm đó thuộc thế kỉ nào? Từ đó đến nay là bao nhiêu năm ?
- Gọi nhiều HS trình bày kết quả.
Bài4: Luyện kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo thời gian qua bài toán có lời văn.
- Y/C HS chữa bài và nhận xét.
Bài5: Chuyển đổi các đơn vị đo thời gian và đơn vị đo khối lượng.
- GV chấm một số bài, nhận xét.
HĐ2: Củng cố, dặn dò: (1’) 
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- 2HS chữa bài lên bảng lớp.
- HS khác theo dõi, nhận xét.
* Theo dõi, mở SGK.
- HS đọc lướt các bài tập trong SGK.
- 4HS nối tiếp nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài độc lập và chữa bài.
ư HS đọc và tìm hiểu y/c bài tập.
- HS theo dõi cách tính và nêu lại số ngày trong từng tháng. 
Tháng có 29 ngày: Tháng2 - 28, 29 ngày
Tháng có 30 ngày: T 4, 6, 9, 11- 30 ngày
Tháng có 31 ngày: T1, 3, 5, 7, 8, 10, 12- 31 ngày.
ư HS làm bài vào vở; và chữa bài lên bảng.
VD: 3 ngày = 72 giờ
 4 giờ = 240 phút
 8 phút = 480 giây
- HS so sánh kết quả và nhận xét.
ư HS nêu miệng kết quả.
- năm 1789 thuộc thế kỉ 18.
 Nguyễn Trãi sinh năm: 1380 thuộc thế kỉ 14.
- Lớp theo dõi nhận xét.
ư 1HS chữa bảng lớp:
 Nam chạy hết: phút = 15 giây
 Bình chạy hết: phút = 12 giây
 Bình chạy nhanh hơn: 15 - 12 = 3 giây
ư HS khoanh vào các số đo đúng.
a) Đồng hồ chỉ: 8 giờ 40 phút.
b) Khoanh vào C. 5008g
- Lớp theo dõi nhận xét.
- 2HS nhắc lại nội dung bài học.
H VN: Ôn bài
 Chuẩn bị bài tiết sau. 
 Tiết 4 mĩ thuật
Thứ 3 ngày 23 tháng 9 năm 2008
 Tiết 1 Chính tả (Nghe viết)
Những hạt thóc giống
I. Mục tiêu:	 Giúp học sinh:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài: “Những hạt thóc giống”.
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập .
III. Các hoạt động dạy học:
& Bài cũ: (3’) 
- Gọi hai HS lên bảng viết: rõ ràng, dẻo dai, rắn rỏi.
& Bài mới: (36’) 
* Giới thiệu và ghi đầu bài.
HĐ1: HD viết chính tả. (27’)
ư GV đọc toàn bài viết chính tả: Những hạt thóc giống.
- Hãy nêu nội dung của bài ?
- Y/C đọc thầm lại đoạn viết chính tả để tìm chữ dễ viết sai trong bài.
+ Hướng dẫn HS luyện viết những chữ đó.
+ Nhắc: Ghi tên bài vào giữa dòng.
- GV đọc từng câu, từng BP ngắn, Y/C HS viết bài vào vở. 
+ Đọc lại cho học sinh soát lỗi.
ư Chấm khoảng 8 bài, nhận xét.
HĐ2: Thực hành. (8’)
- GV: yêu cầu HS làm bài tập thay thế:
Bài2: (Treo bảng phụ bài viết sẵn bài tập)
ư Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
 Điền r/ d/ gi vào chỗ chấm cho thích hợp:
 ...ồng ắn lên mây, a ẻ hồng hào. 
 mây ăng kín lối, ảng ạy
- Y/C 2 nhóm cử một người thi điền từ.
- GV chốt lại lời giải đúng.
& Củng cố, dặn dò: (1’)
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- 2HS viết bảng lớp, HS còn lại viết nháp, lớp theo dõi nhận xét.
* Theo dõi, mở SGK.
ư HS lắng nghe, đọc thầm trong SGK.
- 1HS đọc lại bài viết.
- HS theo dõi.
- Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm ...
- HS đọc thầm lại đoạn viết chính tả, chú ý đến các từ: Luộc kĩ, dõng dạc, truyền ngôi ...
+ HS luyện viết từ khó.
+ HS ghi nhớ.
- HS viết và trình bày bài vào vở.
- Hoàn thành bài viết và soát bài.
ư HS đổi chéo vở cho bạn để soát lỗi và tự chữa lỗi.
& HS làm bài tập thay thế, sửa lỗi địa phương.
ư 1HS nêu y/c đề bài. Lớp đọc thầm.
- HS các nhóm cử người lên bảng thi.
- Đại diện các nhóm đọc đoạn văn đã điền đủ các chữ:
 KQ: .rồng rắn lên mây, da dẻ hồng hào. 
 mây giăng kín lối, giảng dạy
- HS khác nhận xét.
- 2HS nhắc lại nội dung bài học.
H VN: ôn bài
 Chuẩn bị bài tiết sau. 
 J Phần chỉnh sửa: ..
 Tiết 2 Toán
Tìm số trung bình cộng
I. Mục tiêu:	 Giúp học sinh:
- Có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số.
- Biết tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- Đảm bảo chính xác, khoa học, lôgic.
II. Các hoạt động dạy học:
& Bài cũ: (3’) 
- Y/c HS chuyển đổi các đơ ...  khái niệm.
Bài2: Gọi HS đọc đề bài .
- Củng cố cách đặt câu có sử dụng danh từ chỉ khái niệm.
& Củng cố, dặn dò: (2’) 
- Hệ thống lại nội dung bài học.
- HS nêu; lớp theo dõi nhận xét.
* Theo dõi, mở SGK.
- HS tìm hiểu y/c, đọc thầm BT1.
 HĐ nhóm: Thảo luận, đại diện nhóm nêu được: 
 Truyện cổ, cuộc sống, tiếng, xưa, cơn, nắng, mưa ...
+ HS so sánh KQ và nhận xét.
- HĐ nhóm đôi: Tìm những từ chỉ sự vật trong đoạn thơ. Trình bày lên bảng KQ:
+ Cha ông, ông cha
+ Sông, dừa, chân trời
+ Mưa. nắng
+ Cuộc sống, truyện cổ, tiếng, xưa, đời
+ Cơn, con, rặng
- Hiểu được :
+DT chỉ K/N: Biểu thị những cái chỉ có trong nhận thức của con người ...
+ DT chỉ đvị: Biểu thị những đơn vị được dùng để tính đến sự vật...
- HS nêu như SGK. Lấy VD.
- HS luyện đọc thuộc ghi nhớ.
& HS làm bài tập SGK.
- 4 nhóm làm vào phiếu và trình bày:
KQ: điểm, đạo đức, lòng, kinh nghiệm, cách mạng.
- Trao đổi theo cặp và đọc câu văn mình đặt được. 
VD: Na là người trung thực, thật thà.
- HS nêu tóm tắt nội dung bài học .
H VN: ôn bài và chuẩn bị bài sau. 
 Tiết 3 Khoa học	
	ăn nhiều rau và quả chín 
 Sử dụng thực phẩm Sạch và an toàn
I. Mục tiêu:	 Giúp học sinh:
- Giải thích vì sao cần phải ăn nhiều rau quả chín hàng ngày.
- Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn.
- Kể ra được các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
II. Chuẩn bị đồ dùng: Mẫu những rau, quả tươi và héo úa, một số vỏ đồ hộp .
III. Các hoạt động dạy học:
& Bài cũ: (3’)
- Kể tên các món ăn chứa nhiều chất béo. 
- Vì sao không nên ăn mặn ?
& Bài mới: (36’)
* Giới thiệu và ghi đầu bài.
HĐ1: Lí do cần ăn nhiều rau, quả chín.
* Y/C HS quan sát lại sơ đồ tháp dinh dưỡng. 
- Rau, quả được khuyên dùng như thế nào? 
- Hàng ngày, em vẫn ăn những loại rau quả nào ?
- Nêu ích lợi của việc ăn nhiều rau quả.
* Kết luận: ăn nhiều rau và quả chín để cơ thể có đủ cả Vitamin và C. khoáng
HĐ2: Tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn. (15’)
- Theo em thế nào là thực phẩm sạch và an toàn ? 
- Thực phẩm sạch và an toàn được sản xuất và bảo quản như thế nào ? 
- Liên hệ thực tế sử dụng thực phẩm ở gia đình em như thế nào?
HĐ3: Các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Y/C HS hoạt động nhóm, GV theo dõi, hướng dẫn.
+Y/C các nhóm trình bày.
* Kết luận: Khi chọn thức ăn đồ hộp  ta phải xem hạn dùng, 
& Củng cố, dặn dò: (1’) 
- GV chốt lại ND bài học.
- 2HS nêu miệng.
- Lớp theo dõi nhận xét.
* Theo dõi, mở SGK.
(20’)
- HS quan sát sơ đồ tháp dinh dưỡng. Xung phong nêu được: 
+ Rau, quả được khuyên dùng với số lượng lớn hơn thức ăn.
+ HS liên hệ nêu trước lớp.
+ ăn phối hợp nhiều loại rau, quả để có đủ Vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. 
 Các chất xơ trong rau, quả còn giúp chống táo bón.
- Quan sát tranh SGK và mục bạn cần biết, Thảo luận theo cặp và nêu.
+ Cần được nuôi trồng theo qui trình hợp vệ sinh.
+ Các khâu thu hoạch, vận chuyển, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh....
+ HS tự nêu.
- HĐ nhóm: Đại diện nêu:
Nhóm1: Chọn TĂ tươi, sạnh... cách nhận ra thức ăn hôi, héo...
Nhóm2: Thảo luận về cách chọn đồ hộp...
Nhóm3: Tluận về sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ nấu ăn.
+ Sự cần thiết phải nấu TĂ chín
- HS nêu tóm tắt nội dung bài học .
H VN: ôn bài và chuẩn bị bài sau.
 Tiết 4 Tập làm văn	 
đoạn văn trong bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu:	 Giúp học sinh:
- Có hiểu biết ban đầu về văn kể chuyện.
- Vận dụng những hiểu biết ban đầu về văn kể chuyện để tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
	- Bốn tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 1, 2phần nhận xét.
III. Các hoạt động dạy học:
& Bài cũ: (3’)
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ tiết trước. 
& Bài mới: (36’)
* Giới thiệu và ghi đầu bài
HĐ1: Phần nhận xét. (10’)
Bài1,2: Gọi HS đọc yêu cầu bài. 
(Phát phiếu cho các nhóm)
+ Nêu những sự việc tạo thành cốt truyện “Những hạt thóc giống”.
+ Mỗi sự việc được kể trong đoặn văn nào?
+ Dấu hiệu giúp em nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc đoạn văn ?
Bài3: Nhận xét gì về mỗi đoạn văn trong bài văn KC ? 
* Kết luận: Cách tạo dựng 1đoạn văn KC 
HĐ2: Phần ghi nhớ. (4’)
- Y/C HS đọc và học thuộc lòng nội dung cần ghi nhớ.
HĐ3: Phần luyện tập. (21’)
* Đọc đề bài:
- Y/C của BT: 
 Đoạn1 và đoạn2 đã viết hoàn chỉnh. 
 Đoạn3 chỉ có phần mở đầu và kết thúc.
- Y/C HS viết bổ sung phần thân đoạn.
- GV chấm bài, nhận xét.
& Củng cố, dặn dò: (1’)
- Chốt lại nội dung bài học. 
- Nhận xét, đánh giá tiết học. 
- HS nêu; lớp nhận xét.
* Theo dõi, mở SGK.
* 2HS nối tiếp đọc y/c đề bài.
HĐ nhóm: Đọc thầm truyện “Những hạt thóc giống” và trình bày vào phiếu:
+ Các sự việc(4 sự việc):
Sự vệc 1: Đoạn 1 ( 3 dòng đầu)
Sự vệc 2: Đoạn 2 (2 dòng tiếp)
Sự vệc 3: Đoạn 3 (8 dòng tiếp)
Sự vệc 4: Đoạn 4 (4 dòng cuối)
- Nêu được dấu hiệu:
+ Chỗ mở đầu: Viết lui vào 1 ô ở đầu dòng
+ Chổ kết thúc: Chỗ chấm xuống dòng...
- HS tìm hiểu Y/C bài tập rồi làm độc lập và nêu:
+ Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của câu chuyện.
- HS nêu như SGK.
- HS luyện đọc thuộc ghi nhớ.
- HS đọc nội dung bài tập: 
 Đoạn văn kể về 1 em bé vừa hiếu thảo, thật thà, trung thực, Em lo thiếu tiền mua thuốc cho mẹ ...
+ HS suy nghĩ rồi tưởng tượng để viết tiếp phần thân của câu chuyện. 
+ Vài HS đọc KQ bài làm của mình.
+ Lớp nhận xét.
- HS nêu tóm tắt nội dung bài học .
H VN: ôn bài.
 Chuẩn bị bài sau.
 Tiết 2 âm nhạc
 Ôn bài hát Bạn ơi lắng nghe .
 Giới thiệu hình nốt trắng. Bài tập tiết tấu.
I. Mục tiêu: 
- HS hát thuộc và từng nhóm trình diễn bài hát với một số động tác phụ hoạ trước lớp.
- Biết và thể hiện giá trị độ dài của nốt trắng.
II. Chuẩn bị: 
 - Một số động tác phụ họa.
 - Nhạc cụ gõ.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: (4’)
- HS hát bài Bạn ơi lắng nghe. Hãy cho biết bài hát này là dân ca của dân tộc nào ?
2. Bài mới: (35’)
* GTB: GV nêu mục tiêu bài dạy.
HĐ1: Ôn BH Bạn ơi lắng nghe !
- Bắt nhịp cho HS hát ôn bài hát. 
 + Lần 1: hát bình thường.
 + Lần 2: hát + vỗ tay theo phách.
- Hướng dẫn HS một số động tác phụ họa: 
 + Động tác 1: Nghiêng đầu sang phải rồi sang trái theo phách. 
( áp dụng ở câu 1 - 2 ; cả 2 lời )
 + Động tác 2: Lần lượt đưa từng tay sang 2 bên nhấp nhô như sóng lượn.
 ( áp dụng ở câu 3 - 4 ; cả 2 lời ) 
- Cho cả lớp cùng thực hiện vài lần. 
HĐ2: Giới thiệu hình nốt trắng.
- GV giới thiệu: 
 	: nốt trắng.
 + Có độ dài = 2 nốt đen.
 + Nếu ta qui định độ dài mỗi nốt đen = 1 phách thì độ dài nốt trắng = 2 phách.
- Hướng dẫn HS thể hiện hình nốt trắng: 
trong sgk: Cho HS đọc tên nốt, đọc bằng âm tượng thanh hoặc đọc bằng lời ca, vừa đọc vừa vỗ tay nhịp nhàng theo phách. 
3. Củng cố - dặn dò. (1’)
- Cho HS hát lại bài hát vừa ôn. 
- Hát ôn bài hát theo hướng dẫn (đồng ca, nhóm). 
- Chú ý quan sát, ghi nhớ động tác ứng với lời của bài hát.
- HS cả lớp thực hiện từng động tác theo hướng dẫn.
- Cả lớp thực hiện lại toàn bài.
- Gọi một số nhóm lên bảng biểu diễn.
- HS chú ý quan sát và lắng nghe.
- Tiếp tục cho HS thực hiện bài tập tiết tấu: Cả lớp vỗ tay ( hoặc gõ ) mỗi hình tiết tấu một lần.
- 2HS nhắc lại nội dung bài học.
H VN: Dặn các em về luyện động tác phụ hoạ thành thạo.
 Chuẩn bị bài tiết sau.
Trường Tiểu học Tây Hồ.
GV dạy: Ngô Diệu Thuý Giáo án thao giảng
 Môn Toán
 Bài: Tìm số trung bình cộng
 Ngày dạy: 22 - 9 - 2008 
******************************************
Tìm số trung bình cộng
I. Mục tiêu:	 Giúp học sinh:
- Có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số.
- Biết tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- Đảm bảo chính xác, khoa học, lôgic.
II. Các hoạt động dạy học:
& Bài cũ: (3’) 
- Y/c HS chuyển đổi các đơn vị sau:
 2 ngày = giờ 1 phút 15 giây = giây
- Năm 2008 thuộc thế kỉ nào ?
& Bài mới: (36’)
* Giới thiệu và ghi đầu bài.
HĐ1: Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số TBC. (15’)
- Y/C HS đọc thầm bài toán 1: 
+ Bài toán cho ta biết gì và hỏi ta gì ? 
+ GV tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng (Như SGK).
 Can 1: 6 lít
 Can 2: 4 lít
+ Nếu rót đều số dầu đó vào mỗi can thì số dầu trong mỗi can là bao nhiêu?
 Giới thiệu: 5 là số TBC của hai số 6 và 4.
+ Vậy làm thế nào để tìm được số TBC của 2 số ?
- Y/C giải BT2 ? 
 (Tìm trung bình cộng của 3 số hạng).
+ Gọi 1HS lên bảng giải.
+ HD HS thực hiện tương tự BT1. 
+ Muốn tìm số TBC của 3 số ta làm thế nào?
* Muốn tìm số TBC của nhiều số ta làm tn?
HĐ2: Thực hành tìm số trung bình cộng. 
ư Yêu cầu HS:
- Đọc thầm các bài tập trong SGK.
- HS nháp bài trong khoảng 5’. 
Bài1: Gọi 2HS lên bảng giải: Tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- Y/C HS chữa bài, nhận xét.
- Y/c HS nêu lại cách tìm số TBC của nhiều số.
- Gọi HS khác nhận xét bài bạn.
Bài2: Vận dụng tìm số TBC vào giải bài toán có lời văn.
- Gọi 1HS lên bảng chữa bài.
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài3: Tìm số TBC của các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9.
- Yêu cầu 1HS giải vào bảng phụ.
- KQ (5) gọi là gì ?
- GV chốt lại lời giải đúng.
& Củng cố, dặn dò: (1’)
- Chốt lại ND và nhận xét giờ học.
- 3HS chữa bài lên bảng.
- Lớp nhận xét.
* Theo dõi, mở SGK.
- 1HS đọc đề toán.
+ Lớp quan sát hình vẽ tóm tắt nội dung bài tập.
+ Mỗi can đựng: 
 ( 6 + 4 ): 2 = 5 ( lít )
+ Cộng tổng 2 số hạng, rồi chia tổng đó cho 2.
- HS nắm yêu cầu và phân tích cách giải.
+ 1HS giải bảng lớp:
( 25 + 27 + 32 ) : 3 = 28
+ Nêu: 28 là số TBC của 3 số: 25, 27, 32.
+ Cộng tổng 3 số hạng, rồi chia tổng đó cho 3.
* Tìm số trung bình cộng ta tính tổng các số hạng rồi chia cho số các số hạng.
(20’)
ư Cả lớp đọc lướt các bài tập.
- 3HS nối tiếp nêu y.cầu và ND từng bài.
- HS tự làm bài vào 
ư HS làm bài vào vở, 2HS làm vào giấy, sua đó dán KQ lên bảng lớp.
VD: Số TBC của 42 và 45 là:
( 42 + 52 ) : 2 = 47
Số TBC của 34, 52, 43 và 39 là:
( 34 + 43 + 52 + 39 ) : 2 = ...
- HS khác nhận xét bài làm của bạn.
ư HS tự đọc đề toán, làm bài và chữa bài lên bảng:
KQ: Trung bình mỗi em cân nặng:
 (36 + 38 + 40 + 34) : 4 = 37 (kg)
- HS khác so sánh kết quả và nhận xét.
ư HS tự làm và 1HS chữa bài vào bảng phụ:
Các STN liên tiếp từ 1 - 9 là: 1,2,3,4,..,9.
Số TBC của các STN liên tiếp từ 1 - 9 là:
(1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9) : 9 = 5
- HS khác theo dõi, nhận xét.
- 2HS nhắc lại nội dung bài học.
H VN: Ôn bài và chuẩn bị bài tiết sau. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4DThuy T5.doc