Giáo án lớp 4 - Tuần 5 năm 2012

Giáo án lớp 4 - Tuần 5 năm 2012

1. CHÀO CỜ TRONG LỚP

- Lớp trưởng điều khiển lễ chào cờ.

2. SINH HOẠT:

*Lớp trưởng đánh giá - nhận xét :Ưu điểm, nhược điểm của các tổ .

* GV nhận xét:

a. Về học tập:

- Tuyên dương: . .

- Nhắc nhở, phê bình:

b. Lao động – Vệ sinh:

- Tuyên dương:

- Nhắc nhở, phê bình: .

3. HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM TUẦN NÀY

doc 21 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 850Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Tuần 5 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2012
Tiết 1 Hoạt động tập thể
1. Chào cờ trong lớp 	
- Lớp trưởng điều khiển lễ chào cờ.
2. Sinh hoạt: 
*Lớp trưởng đánh giá - nhận xét :Ưu điểm, nhược điểm của các tổ .
* GV nhận xét:
a. Về học tập: 
- Tuyên dương:......
- Nhắc nhở, phê bình:
b. Lao động – Vệ sinh:
- Tuyên dương:
- Nhắc nhở, phê bình:..
3. Hoạt động trọng tâm tuầN Này ....
___________________________________
Tiết 2	Tập đọc
Những hạt thóc giống
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Đọc trơn toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: 
 - HS đọc thuộc bài: Tre Việt Nam.
 - Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì? Của ai?
2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Trung thực là một đức tính đáng quý.
 b. Luyện đọc đúng:
 - 1 HS khá đọc. Cả lớp đọc thầm theo và xác định đoạn.
 - HS chia đoạn. ( 3 đoạn )
 - Đọc nối tiếp đoạn (1 lần )
 - Rèn đọc từng đoạn :
 + Đoạn 1: Ngắt hơi đúng: Vua ra lệnh.
 ....gieo trồng/...nhất/...nộp...phạt
 - HS đọc đoạn theo dãy
 + Đoạn 2:
 Đọc đúng: nảy mầm ( chú ý đọc âm n..)
 nô nức.
 Giảng từ: bệ hạ
 Cả đoạn chú ý đọc đúng, rõ ràng, đọc giọng Chôm lo lắng.
 - HS đọc đoạn theo dãy
+ Đoạn 3: Đọc giọng ôn tồn của nhà vua.
 Em hiểu mọi người sững sờ là như thế nào?
 Nói như thế nào là nói dõng dạc?
 Đọc chú giải từ: hiền minh.
 - HS đọc đoạn theo dãy
 - HS đọc nhóm đôi nối tiếp cả bài.
 - GV hướng dẫn đọc cả bài: đọc chậm rãi lời Chôm ngây thơ, lo lắng...
 - HS đọc ( 2-3 em )
 - GV đọc mẫu lần 1.
c. Tìm hiểu bài
 - Đọc thầm toàn bài và cho biết nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
* Đoạn 1: - Nhà vua đã làm cách nào để tìm được người trung thực?
 - Theo các em, thóc đã luộc rồi còn nảy mầm được không?
-> Đó là mưu kế của nhà vua.
* Đoạn 2: - Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao?
 - Đến kỳ nộp thóc cho vua, mọi người làm gì? Chôm đã làm gì?
 - Hành động của Chôm có gì khác mọi người?
* Đoạn 3: - Thái độ của mọi người thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm?
 - Lời nói thật của Chôm cho thấy Chôm là người thế nào?
 - Theo em vì sao người trung thực là người đáng quý?
 - Bài văn ca ngợi điều gì?
 -> Nội dung bài: ( Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.)
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm: ( 10-12’)
 - GV HD đọc từng đoạn – HS đọc theo dãy từng đoạn
 - GV HD đọc cả bài :
 - Cần đọc nhóm giọng từ ngữ: nối ngôi, giao hẹn, truyện ngôi, nô nức...
 - Cần đọc đúng ở câu cảm...
 + GV đọc mẫu.
 + HS đọc đoạn mình thích.
 + HS đọc cả bài.
e. Củng cố, dặn dò:
 - Nêu nội dung bài.
 - GV liên hệ: Trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày, trung thực là đức tình quý.
 * Rút kinh nghiệm: 
______________________________
Tiết 3 	 Toán
Tiết 21. Luyện tập
 I- Mục tiêu: Giúp HS.
 - Củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng của một năm.
 - Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày.
 - Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị thời gian đã học, cách tính mốc thế kỉ.
 II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
 III- Các hoạt động dạy học:
 1- HĐ1: Kểm tra: (3-5’)
 - Viết bảng con: 1 giờ= ? phút; 1 phút= ? giây.
 - Năm 2070 thuộc thế kỉ nào?
 2- HĐ2: Dạy bài mới:
 a- HĐ2.1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.(1’)
 b- HĐ2.2: Luyện tập.(30-32’)
Bài 1/26: HS làm miệng.
 - KT: Củng cố số ngày trong một tháng số ngày trong một năm.
 - GV hướng dân HS tính số ngày trong một tháng dựa vào bàn tay.
 - Giới thiệu cho HS số ngày của một năm nhuận và năm thường.
Bài 2/26: HS làm SGK.
 - KT: Củng cố cách đổi các đơn vị đo thời gian.
 => Chốt : - Nêu cách đổi 1 giờ = ...phút; 4 phút 20 giây=...giây?
 4
Bài 3/26: HS làm vở
 - KT:Củng cố cách tìm số năm thuộc thế kỉ nào.
Bài 4/26: HS làm vở.
 - Củng cố giải toán về số đo thời gian.
Bài 5/26: HS làm SGK
 -KT: Củng cố cách xem giờ, cách đổi số đo khối lượng.
 => Chốt: Làm thế nào để khoanh đúng kết quả?
* Dự kiến sai lầm của HS:
 - Còn lúng túng khi làm bài 2.
 - Trình bày bài làm chưa đẹp.
3- HĐ3: Củng cố dặn dò.(2-3’)
 - Nhắc lại kiến thức vừa ôn?
 * Rút kinh nghiệm: 
______________________________________
Tiết 4	mĩ thuật
Thứ ba ngày 18 tháng 9 năm 2012
Tiết 1	tiếng anh
____________________________________
Tiết 2	Toán
Tiết 22. Tìm số trung bình cộng
I- Mục tiêu: Giúp HS:
 - Có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số.
 - Biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học
 HĐ1: Kiểm tra: Tính tổng của 3276+ 4520 và36+ 42+ 25.
 HĐ2: Dạy bài mới:
 HĐ2.1 Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp.
 HĐ2.2: Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bìnhcộng
Bài toán 1
 - Bài toán cho biết gì?
 GV hướng dẫn tóm tắt, GV vẽ sơ đồ.
 - Bài toán hỏi gì?
 - Nếu số lít dầu đó được rót đều vào 2 can thì số dầu trong hai can đó như thế nào?
 - Nhìn tóm tắt đọc lại đề bài.
 - Muốn biết nếu số l dầu được rót đều vào 2 can thì mỗi can có ? l dầu em cần biết gì ?
 - Em đọc phép tính 
 - 10 l dầu chia đều vào 2 can mỗi can có ? l dầu ? Đọc phép tính .
 - Đặt câu lời giải của 2 phép tính 
 - Hãy đọc bài giải hoàn chỉnh 
 - Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ 2 có 4 l dầu . Nếu đem số dầu đó rót đều vào 2 can thì mỗi can có mấy l dầu ?
 = > 5 l dầu là số dầu trung bình mà mỗi can có sau khi rót đều .
 - Để tìm số dầu trung bình mỗi can đó em đã làm ntn ?
 - GV ghi ( 6 + 4 ) : 2 = 5 ( l )
 - GV : 5 gọi là số trung bình cộng của 2 số 6 và 4 em làm thế nào ?
 - Tại sao lại : 2 ?
-> Muốn tìm số trung bình cộng của 2 số ta làm thế nào ?
Bài 2 : 
 - Bài toán cho biết gì ?
 GV vẽ :
 - Bài toán hỏi gì ?
 - GV vẽ hình tóm tắt .
 - Hãy đọc lại đề bài dựa vào tóm tắt ?
 - Muốn biết trung bình mỗi lớp có ? học sinh em cần biết gì ? (HS làm giấy nháp)
 - Nhận xét : - HS là trung bình cộng của bao nhiêu ?
 - Muốn tìm 28 HS em đã làm như thế nào ?
 - Tại sao lại : 3 
 => 28 là số trung bình cộng của 3 số 25, 27, 32 .
 - Muốn tìm số trung bình cộng của 3 số em làm như thế nào ?
 => Muốn tìm số trung bình cộng của 2 số em tìm tổng của 2 số rồi lấy tổng đó : 2 . Muốn tìm số TBC của 3 số em tìm tổng ...
 Vậy muốn tìn số TBC của nhiều số em làm như thế nào ?
=> Đó là kết luận SGK / 27 
3- HĐ3: Luyện tập.
Bài 1/27: HS làm bảng con.
 - Củng cố cách tìm số trung bình cộng.
 - Chốt: c) Tại sao chia cho 4?
 d) Muốn tìm số trung bình cộng của 5 số em làm thế nào?
Bài 2/27: HS làm vở.
 - Củng cố cách tìm số trung bình cộng.
 - Chốt: Bài toán thuộc dạng toán nào? Nêu cách giải?
Bài 3/27: HS làm nháp.
 - Gv chữa chốt.
* Dự kiến sai lầm của HS:
 - Nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số chưa thành thạo.
 - Lúng túng khi hiểu số số hạng.
4- HĐ4: Củng cố, dặn dò:
 - Nêu cách tìm số trung bình cộng của nhều số?
 * Rút kinh nghiệm:...........
..........
	_________________________________
Tiết 3	chính tả
Những hạt thóc giống
 i. mục đích yêu cầu 
 - Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài: “Những hạt thóc giống” .
 - Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : l/ n, en / eng 
 - Có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
 ii. đồ dùng dạy học : Bảng phụ, vở BTTV. 
 iii. các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ(3-4phút) : Gọi 2 HS lên bảng viết những từ ngữ bắt đầu bằng r/ d /gi hoặc có vần ân / âng . Cả lớp viết giấy nháp.
	GV nhận xét - ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài - ghi bảng(1-2 phút): 
2. Hướng dẫn chính tả (10-12’)
- GV đọc toàn bài chính tả trong SGK . - HS theo dõi .
 GV nêu từ khó, HS phân tích , phát âm
 l/uộc, d/õng d/ạc , tr/uyền , d/ũng cảm
 HS viết bảng con
 3. Viết chính tả ( 14-16’)
 HD tư thế ngồi viết
 - Đọc chính tả - HS viết bài .
 4. Chấm chữa ( 3-5’)
- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt. - HS đổi vở soát lỗi .
- GV chấm bài, chữa 1 số lỗi sai phổ biến.
- GV nhận xét chung .
5. Hướng dẫn HS làm bài tập(7-9 phút) 
*Bài tập 2 : Lựa chọn 	- HS nêu cầu của bài tập .
 - Cả lớp làm bài tập vào vở BTTV 2 HS lên bảng làm bài .
 - GV cùng HS nhận xét, chữa bài .
*Bài tập 3 : Giải câu đố - HS đọc yêu cầu, suy nghĩ làm bài ra giấy nháp .
 - HS nói lời giải đố .
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải .
6. Củng cố, dặn dò(1- 2phút): 
 - GV nhận xét tiết học .
 - Dặn: Về nhà viết lại những chữ viết sai, chuẩn bị bài sau.
 * Rút kinh nghiệm: 
__________________________________________
Tiết 4	Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng
 I. Mục đích, yêu cầu
 - Mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ điểm: Trung thực – Tự trọng.
 - Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ ngữ nói trên để đặt câu.
 II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
 III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: 	- Có mấy loại từ ghép? Cho ví dụ?
	- Lấy ví dụ từ lấy?
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: ....ghi tên bài.
b. Hướng dẫn thực hành:
Bài 1/48 - HS đọc yêu cầu.
 - GV giải thích yêu cầu và mẫu.
 - HS làm VBT.
 -HS nêu bài làm - GV nhận xét.
=> Các em đã biết tìm từ gần nghĩa và trái nghĩa với các từ ngữ thuộc chủ đề Trung thực – Tự trọng. 
Bài 2/48 - HS đọc yêu cầu.
 - GV nêu yêu cầu khi đặt câu.
- HS làm vở.
 - GV chấm, chữa.
 Bài 3 / 48- HS đọc thầm yêu cầu.
- HS làm VBT.
- HS trình bày Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm chất của mình.
Bài 4 / 49- HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS trả lời.
 - GV giải nghĩa thành ngữ, tục ngữ. để HS hiểu.
e. Củng cố, dặn dò:
 - Nêu một số từ ngữ thuộc chủ đề: Trung thực – Tự trọng.
 * Rút kinh nghiệm: 
__________________________________
Thứ tư ngày 19 tháng 9 năm 2012
Tiết 1	Thể dục
Bài 10
I.Mục tiêu
 - Củng cố và nâng cao kĩ thuật ĐT: quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại đổi chân khi sai nhịp. YC thực hiện cơ bản đúng động tác, đều, đúng khẩu lệnh
 - Trò chơi:YC biết cách chơi, nhanh nhẹn khéo léo, chơi đúng luật, hào hứng nhiệt tình trong khi chơi. 
II.Chuẩn bị dụng cụ
Sân tập, Còi.
1-->2 Chiếc khăn tay.
III.Nội dung giảng dạy
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A. Phần mở đầu:
 Nhận xét:
-ổn định tổ chức lớp.
-GV nhận lớp phổ biến N ... 
 Nghe tin quê bạn bị thiệt hại do bão, hãy viết thư thăm hỏi và động viên bạn em.
 c. GV nhắc nhở học sinh:
 - Xác định đúng thể loại.
 - Viết đúng trọng tâm , đúng nội dung.
 - Trình bày đủ nội dung 1 bức thư.
 - Viết sạch, đẹp.
 d. Học sinh viết bài:
 - HS viết bài vào giấy.
 - Gv hướng dẫn HS cách gấp, bỏ phong bì, dán tem.
 e. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 * Rút kinh nghiệm: 
_________________________________
Đạo đức
Biết bày tỏ ý kiến
( 2 tiết)
 I. Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng nhận thức được:
 - Các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
 - Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình nhà trường.
 - Biết tôn trọng ý kiến của người khác.
II. Đồ dùng dạy- học
Sách đạo đức lớp 4
Một và bức tranh cho HĐ khởi động.
Tranh SGK.
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu
(Tiết 1)
1) Kiểm tra: 
 -Em hãy kể một gương vượt khó trong học tập mà em biết?
2) Bài mới:
 *Hoạt động 1: Khởi động (GV tổ chức trò chơi như trong SGV)
 *GV kết luận: Mỗi người có thể có ý kiến nhận xét khác nhau về cùng một sự vật.
 *Hoạt động2: Thảo luận nhóm. 
 -Cả lớp đọc thầm 4 tình huống trong SGK
 * Nhận xét
 Bài 1 - HS đọc thầm phần nhận xét.
 - Hs đọc to yêu cầu.
 +HS thảo luận câu hỏi 1, 2 SGK.
 -Đại diện các nhóm trình bày.
 -Lớp trao đổi, bổ xung.
 - GV hướng dẫn mẫu sự việc 1.
 - Tương tự các sự việc tiếp theo.
Bài 2: - HS làm miệng.
 - Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc của đoạn văn?
Bài 3: - HS đọc yêu cầu.
 - HS làm miệng.
 => GV rút ra ghi nhớ -HS đọc ghi nhớ.
 +HS thảo luận câu hỏi 1, 2 SGK.
 -Đại diện các nhóm trình bày.
 - Lớp trao đổi, bổ xung.
 - Một số em đóng tiểu phẩm.
 - Cả lớp theo dõi
 - GV nhận xét, chấm.
d. Củng cố, dặn dò: HS đọc lại ghi nhớ.
 *GV chốt: -Mỗi người, mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến của mình.
*Ghi nhớ SGK:
__________________________________________________________
Thứ sáu ngày 21 tháng 9 năm 2012
Tiết 1 tiếng anh
___________________________________________
Tiết 2	Luyện từ và câu
 Danh từ
I. Mục đích, yêu cầu
 - Hiểu danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).
 - Nhận biết được danh từ trong câu, đặc biệt là danh từ chỉ khái niệm. Biết đặt câu với danh từ.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu ghi danh ở bài 2 để HS chơi trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Tìm các từ chỉ cây cối, con vật trong đoạn thơ sau vào bảng con:
	Về thăm nhà Bác, làng Sen
	 Có hàng dâm bụt thắp lên lửa hồng
	Có con bướm trắng lượn vòng
	 Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời.
 - HS đọc các từ – Gv nhận xét.
 - Tìm các từ chỉ sự vật, chỉ người mà em biết?
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Các từ chỉ cây cối, con vật ...có tên gọi là gì? Bài này hôm nay sẽ giúp các em hiểu...
b. Hình thành khái niệm:
* Nhận xét : - HS đọc thầm bài 1, phần nhận xét.
 Bài 1 yêu cầu gì?
 - Đọc dòng 1.
 - Trong dòng thơ 1, các từ nào chỉ sự vật? Gv gạch chân.
 - Các dòng tiếp theo các em gạch chân bằng bút chì ở SGK.
 - Trình bày theo dãy, mỗi em một dòng.
 - GV gạch chân trên bảng: con sông, cơn nắng, cơn mưa, rặng dừa...
Bài 2: - HS đọc thầm
 - Bài 2 yêu cầu gì?- HS nêu.
 - Có mấy nhóm từ cần điền?
 - Đọc mẫu nhóm từ đã điền.
 - Trong nhóm từ chỉ khái niệm, từ cuộc sống biểu hiện cái như thế nào?
=> Những từ biểu thị những cái chỉ có trong nhận thức của con người, không có hình thù, không chạm vào hay ngửi, ném, nhìn ...gọi là các từ chỉ khái niệm.
 - Người ta tính mưa bằng gì? Tính sông bằng gì? Tính dừa bằng gì?
 - Các em điền các từ chỉ sự vật trong bài 1 vào từng nhóm của SGK.
 - HS làm - HS kiểm tra nhóm đôi.
 - HS trình bày nhóm đôi: 1 HS đọc tên nhóm, 1 HS nêu từ.
 => Chốt: Các từ chỉ người, vật... gọi là danh từ
 - Danh từ là gì?
 * Ghi nhớ/ 53
c. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1/53: 	- HS đọc thầm.
	- HS đọc to.
	- HS đọc to các từ in đậm.
 - Từ “điểm” chỉ gì? - Chỉ khái niệm.
	 Các em gạch chân vào SGK.
 Chia lớp thành 2 đội: 	 + Gồm các từ in dậm.
	+ Chọn từ chỉ khái niệm lên gắn.
 - Nhận xét, tuyên dương.
 => Chốt: Thế nào là danh từ chỉ khái niệm.
Bài 2/53: 	- HS đọc yêu cầu.
 - Những từ dùng để đặt câu là những từ như thế nào? ( từ chỉ khái niệm vừa tìm ở Bài 1)
 - HS làm vở.
 - HS đọc câu – GV chữa.
 => Chốt: Khi đặt câu, phải đặt từ chỉ khái niệm vào đúng văn cảnh, nếu không, nghĩa của từ đó sẽ bị thay đổi.
d. Củng cố, dặn dò:
 - Thế nào là danh từ?
 - Tìm 1 danh từ chỉ người? 1 danh từ chỉ vật...
 * Rút kinh nghiệm: 
__________________________________
Tiết 3	Tập làm văn
Đoạn văn trong bài văn kể chuyện
 I. Mục đích- yêu cầu
 - Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện.
 - Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
 II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
 III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Nhận xét bài kiểm tra.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: ...ghi tên bài.
b. Hình thành khái niệm
* Nhận xét
Bài 1 - HS đọc thầm phần nhận xét.
 - Hs đọc to yêu cầu.
 - GV hướng dẫn mẫu sự việc 1.
 - HS làm miệng.
 - GV nhận xét. Treo bảng phụ
 - HS đọc sự việc 1.
 - sự việc 1 được kể trong đoạn nào của bài?
 - Tương tự các sự việc tiếp theo.
Bài 2: - HS làm miệng.
 - Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc của đoạn văn?
 => GV: Có khi xuống dòng vẫn chưa hết đoạn văn như đoạn 2 trong bài: Những hạt thóc giống có mấy lời thoại, phải mấy lần xuống dòng mới hết đoạn văn...Nhưng đã hết đoạn là phải xuống dòng.
Bài 3: - HS đọc yêu cầu.
 - HS làm miệng.
 => GV rút ra ghi nhớ/54
c. Hướng dẫn luyện tập: Làm vở
 - Bài yêu cầu gì?
 - GV giải thích thêm về các đoạn văn.
 - GV nhận xét, chấm.
d. Củng cố, dặn dò: HS đọc lại ghi nhớ.
 * Rút kinh nghiệm: .
______________________________
Tiết 4	Toán
Tiết 25. Biểu đồ (Tiếp)
I- Mục tiêu
 - Bước đầu nhận biết về biểu đồ cột.
 - Biết cách đọc vsf phân tích số liệu trên biểu đồ cột.
 - Bước đầu sử lí số liệu trên biểu đồ cột và thực hành hoàn thiện biểu đồ đơn giản.
II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, Một số biểu đồ cột.
III- Các hoạt động dạy học
 HĐ1: Kiểm tra:
 - GV chấm một số VBT.
 HĐ2: dạy bài mới.
 HĐ2.1:Giới thiệu bài:
 HĐ2.2: Làm quen với biểu đồ cột 
 - GV treo biểu đồ phóng to: Số chuột bốn thôn đã diệt được.
 - Hàng dưới biểu đồ ghi gì?
 - Các số ghi theo cột dọc bên trái của biểu đồ cho biết gì?
 - Mỗi cột đậm cho biết gì?
 - Số ở đỉnh cột cho biết gì?
* Nhìn biểu đồ cho biết:
 - Nêu tên các thôn trên biểu đồ?
 - Đọc số chuột đã diệt được của từng thôn?
 - Thôn nào diệt được nhiều nhất?
 - Thôn nào diệt được ít nhất?
 => Cột cao hơn biểu diễn số chuột nhiều hơn...
 - Các emđã biết đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ cột.
 HĐ3: Luyện tập:
Bài 1/31: HS làm nháp+ miệng.
 - Củng cố cách đọc số liệu trên biểu đồ cột.
 - GV yêu cầu HS giải thích cách làm.
Bài 2/ 32: HS làm SGK+ vở.
 - Củng cố cách ghi các số liệu trên biểu đồ, cách đọc các số liệu trên biểu đồ.
* Dự kiến sai lầm của HS.
 - Lúng túng khi đọc các số liệu trên biểu đồ.
4- HĐ4: Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 * Rút kinh nghiệm
__________________________________________________________________
 Tuần 6
Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011
 Tiết 1 Hoạt động tập thể
 1. Chào cờ trong lớp 
- Lớp trưởng điều khiển lễ chào cờ.
2. Sinh hoạt: 
*Lớp trưởng đánh giá - nhận xét :Ưu điểm, nhược điểm của các tổ .
* GV nhận xét:
a. Về học tập: 
- Tuyên dương:..
- Nhắc nhở, phê bình:
b. Lao động – Vệ sinh:
- Tuyên dương:
- Nhắc nhở, phê bình:
3. Hoạt động trọng tâm tuầN Này 
------------------------------------------------
 Tiết 3 tập đọc
Nỗi dằn vặt của An- Đrây- ca
I. Mục đích yêu cầu:
 - Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động thể hiện sự ân hạn, dằn vặt của An - Đrây – Ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An- Đrây – Ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: 
 - HS đọc thuộc bài: Gà trống và Cáo.
 - Bài thơ khuyên ta điều gì?
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: ....ghi tên bài.
b. Luyện đọc đúng:
 - 1HS đọc bài, cả lớp đọc thầm theo và xác định đoạn.
 - Bài này chia mấy đoạn?
 - Đọc nối tiếp đoạn.
 - Rèn đọc đoạn.
 + Đoạn 1: Đọc đúng An- Đrây – ca
 Đoạn này đọc giọng trầm buồn, ngắt nghỉ đúng ở dấu chấm, dấu phẩy.
 - Hs đọc đoạn.
 + Đoạn 2: đọc đúng: nấc lên.
 Đọc đúng lời của mẹ thông cảm, an ủi, dịu dàng. 
 - HS đọc lời mẹ.
 - HS đọc chú giải.
 - HS đọc đoạn.
 - Em hiểu dằn vặt là như thế nào?
 Đoạn 2 đọc đúng lời mẹ, ý nghĩ của An-Đrây – ca đọc với giọng day dứt.
 - HS đọc theo nhóm đôi.
 GV hướng dẫn đọc cả bài: Cần ngắt nghỉ đúng ở dấu chấm, dấu phẩy. 
 Đọc đúng lời của ông mệt mỏi, lời của mẹ ân cần, ý nghĩ của An - Đrây –ca thì day dứt. 
 - HS đọc cả bài.
 - GV đọc mẫu.
c. Tìm hiểu bài.
* Đoạn 1: - HS đọc thầm.
 - Tại sao mẹ nhờ An- Đrây –ca đi mua thuốc cho ông?
 - An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mau thuốc cho ông?
 - Chuyện gì xảy ra khi An- đrây- ca trở về? Các em đọc thầm đoạn 2.
* Đoạn 2: - Hs đọc thầm.
 - Chuyện gì xẩy ra khi An- đrây-ca mang thuốc về nhà?
-> mẹ đang khóc rất nhiều bởi mẹ đau khổ khi ông qua đời.
 - An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
 - HS quan sát tranh.
Giảng: An-đrây-ca tự trách mình có lỗi chỉ chỉ vì mình mải chơi và An-đrây-ca đem đó đã ngồi khóc dưới gốc cây táo ông trồng mà khóc, mà suy nghĩ... Bức tranh SGK cho các em thấy...
 - Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?
 - Bài văn giúp em hiểu được điều gì?
-> Nội dung bài - Trung thực, có ý thức trách nhiệm, nghiêm khắc với lỗi lầm của mình.... nỗi dằn vặt của An-đrây-ca...
 d. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
 - GV hướng dẫn đọc từng đoạn: HS đọc đoạn theo dãy.
 - GV HD đọc cả bài : Cả bài đọc giọng trầm buồn...
 - Gv đọc mẫu.
 - HS đọc đoạn mình thích.
 - HS đọc cả bài.
e. Củng cố, dặn dò:
 - Nêu nội dung bài
 - Liên hệ: Khi gặp tình huống gia đình có người thân...
Rút kinh nghiệm:.
..
______________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5.doc