Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2009-2010

Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2009-2010

I - Mục tiêu:

 Lớp trực tuần nhận xét hoạt động trong tuần của toàn khu

 Nắm được kế hoạch học tập sinh hoạt trong tuần.

II-Thời gian:

 7 giờ 30 tại khu Nà Nọi.

III-Đối tượng:

 HS lớp cả khu. Số lượng: 117 HS

IV- Chuẩn bị:

 Lớp 2 trực tuần chuẩn bị nội dung.

 HS kê bàn ghế.

 Mỗi lớp một tiết mục văn nghệ.

V- Nội dung – Hình thức

* Nội dung:

 Nhận xét những ưu, khuyết điểm trong tuần 4 của toàn khu. Triển khai kế hoạch học tập, hoạt động trong tuần 5.

 

doc 36 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1038Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
 Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010
 Sáng 
 Tiết 1 : Hoạt động đầu tuần
Chào cờ
 Chủ điểm : Truyền thống nhà trường
I - Mục tiêu:
	Lớp trực tuần nhận xét hoạt động trong tuần của toàn khu
	Nắm được kế hoạch học tập sinh hoạt trong tuần.
II-Thời gian:
	7 giờ 30 tại khu Nà Nọi.
III-Đối tượng:
	HS lớp cả khu. Số lượng: 117 HS
IV- Chuẩn bị:
	Lớp 2 trực tuần chuẩn bị nội dung.
	HS kê bàn ghế.
	Mỗi lớp một tiết mục văn nghệ. 
V- Nội dung – Hình thức
* Nội dung:
	Nhận xét những ưu, khuyết điểm trong tuần 4 của toàn khu. Triển khai kế hoạch học tập, hoạt động trong tuần 5.
 * Hình thức:
 Tập trung toàn khu.
VI- Tiến hành hoạt động:	
*Phần lễ:
	Chào cờ. 
	Triển khai các nội dung chủ yếu.
	Thông báo tình hình họp phụ huynh cho HS toàn trường.
*Phần hội :
 Văn nghệ và các trò chơi: ( Mỗi lớp tham gia một tiết mục)
VII-Kết thúc hoạt động:
	Nhắc nhở học sinh tích cực học tập chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
 HS vào lớp theo các hàng
Tiết 2 : Tập đọc
$ 9: Những hạt thóc giống
I. Mục đích yêu cầu :
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi , phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi chú bé mồ Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa bài tập đọc.
 HS hoạt động theo nhóm 2 , CN
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
A. Kiểm tra bài cũ:
? Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì ? của ai?
- GV nhận xét cho điểm 
Hoạt động của trò
HS: 2 em đọc thuộc lòng bài “Tre Việt Nam”
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài : Để thấy được từ ngày xưa mọi người đã đề cao tính trung thực như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc Những hạt thóc giống 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: - Gọi HS đọc bài 
- Bài chia thành mấy đoạn ?
Cho HS đọc tiếp sức đoạn.
 GV nghe, kết hợp sửa sai, và giải nghĩa những từ khó.
- HS Giỏi đọc bài 
- Chia đoạn: 4 đoạn.
+ Đoạn 1 : Ba dòng đầu
+ Đoạn 2 : Năm dòng tiếp 
+ Đoạn 3 : Năm dòng tiếp theo 
+ Đoạn 4 : phần còn lại
- GV đọc diễn cảm toàn bài
HS: Luyện đọc theo cặp.
1 – 2 em đọc cả bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm bài để trả lời câu hỏi:
? Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi
- Vua muốn chọn 1 người trung thực để truyền ngôi.
? Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực
HS: Phát cho người dân mỗi người 1 thúng thóc đã luộc kỹ về gieo trồng và hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
? Thóc đã luộc chín có nảy mầm được không
HS: không thể nảy mầm được.
? Theo lệnh vua, chú bé Chôm đã làm gì? kết quả ra sao
HS: Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm sóc nhưng không nảy mầm.
? Đến kỳ phải nộp thóc cho vua, mọi người làm gì? Chôm làm gì
HS: Mọi người nô nức chở thóc về kinh đô nộp cho nhà vua. Chôm khác mọi người, Chôm không có thóc, lo lắng đến trước vua, thành thật quỳ tâu: Tâu bệ hạ! con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
? Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người
HS: Dũng cảm, dám nói lên sự thật không bị trừng phạt.
? Thái độ của mọi người thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm
HS: Mọi người sững sờ, ngạc nhiên, sợ hãi thay cho Chôm.
? Theo em vì sao người trung thực là người đáng quý
- Người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối làm hỏng việc chung.
- Vì người trung thực dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt 
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
HS: 4 em nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn theo phân vai.
HS: 3 em 1 nhóm đọc theo vai: Người dẫn chuyện, chú bé Chôm, nhà vua.
- 1 vài nhóm thi đọc.
3. Củng cố – dặn dò:
 - HDHS nêu nội dung bài 
 + Em học tập được điều gì ở cậu bé Chôm ?
	- Nhận xét giờ học, về nhà tập đọc lại bài.
	....................................................................................................
 .................................................................................................................
	––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 3: Âm nhạc
Giáo viên bộ môn dạy
Tiết 4: Toán
$21: Luyện tập 
I.Mục tiêu:
- Biết số ngày của từng tháng trong năm , của năm nhuận và năm không nhuận .
- Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày , giờ , phút , giây. 
- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.
- Làm được các bài tập 1,2,3, Bài 4 (HS giỏi)
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV cho điểm 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ 
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Hoạt động của trò
HS: 2 em lên bảng chữa bài tập3 ( 25).
Cả lớp theo dõi nhận xét.
* Bài 1(26):
- HS đọc yêu cầu và tự làm bài.
a) HS nêu tên các tháng có 30, 31, 28 (hoặc 29) ngày bằng cách nắm 2 bàn tay
- Dựa vào hình vẽ, bàn tay để tính.
b) Giới thiệu cho HS năm nhuận là năm mà tháng 2 có 29 ngày. Năm không nhuận là năm tháng 2 chỉ có 28 ngày.
* Bài 2: 
* 3 ngày = giờ
Vì 1 ngày = 24 giờ nên:
3 ngày = 24 x 3 = 72 giờ
* phút = .. giây
Vì 1 phút = 60 giây nên:
phút = = 30 giây
Vậy điền 30 giây vào chỗ chấm.
- GV chữa bài 
HS: Đọc yêu cầu tự làm bài rồi chữa bài 
 3 ngày = 72 giờ 
 3 giờ 10 phút = 190 phút 
 4 giờ = 240 phút 
 2 phút 5 giây = 125 giây 
 8 phút = 480 giây 
 4 phút 20 giây = 260 giây
* Bài 3: 
- GV gọi HS đọc đầu bài.
- Gợi ý cách làm.
- GV và cả lớp nhận xét.
HS: Đọc đầu bài, suy nghĩ và tự làm.
a) Năm 1789 thuộc thế kỷ XVIII.
b) Năm sinh của Nguyễn Trãi là:
1980 – 600 = 1380 thuộc thế kỷ XIV
* Bài 4: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- GV cùng cả lớp nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
HS đọc kỹ đầu bài và tự làm.
Bài giải:
 phút = 15 giây
 phút = 12 giây
Ta có: 12 < 15
Vậy Bình chạy nhanh hơn và nhanh hơn là: 15 – 12 = 3 (giây)
 Đáp số: 3 giây.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học lại bài, làm ở vở bài tập.
...................................................................................................................
..................................................................................................................
 ____________________________________________________
Chiều 
Tiết 1: luyện đọc*
Bài đọc : Những hạt thóc giống
I. Mục đích yêu cầu :
- Rèn cho HS kĩ năng đọc với giọng kể chậm rãi , phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi chú bé mồ Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa bài tập đọc.
HS hoạt động theo nhóm 2 , CN
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét cho điểm 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài : GV nêu nhiệm vụ.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài 
Hoạt động của trò
HS đọc bài “Những hạt thóc giống”
HS nhận xét sửa sai.
- HS đọc bài 
HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2 – 3 lượt.
- GV nghe, kết hợp sửa sai, và giải nghĩa những từ khó.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
? Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi
- Vua muốn chọn 1 người trung thực để truyền ngôi.
? Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực
HS: Phát cho người dân mỗi người 1 thúng thóc đã luộc kỹ về gieo trồng và hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
? Đến kỳ phải nộp thóc cho vua, mọi người làm gì? Chôm làm gì
HS: Mọi người nô nức chở thóc về kinh đô nộp cho nhà vua. Chôm khác mọi người, Chôm không có thóc, lo lắng đến trước vua, thành thật quỳ tâu: Tâu bệ hạ! con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
? Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người
HS: Dũng cảm, dám nói lên sự thật không bị trừng phạt.
? Theo em vì sao người trung thực là người đáng quý
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- Người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối làm hỏng việc chung.
- Vì người trung thực dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn theo phân vai
Nhận xét chấm điểm thi đua .
HS: 3 em 1 nhóm đọc theo vai: Người dẫn chuyện, chú bé Chôm, nhà vua.
- Các nhóm thi đọc.
3. Củng cố – dặn dò:
 - HDHS nêu nội dung bài 
 + Em học tập được điều gì ở cậu bé Chôm ?
	- Nhận xét giờ học, về nhà tập đọc lại bài.	
Tiết 2: Ôn toán*
Luyện tập 
I.Mục tiêu:
- Biết số ngày của từng tháng trong năm , của năm nhuận và năm không nhuận .
- Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày , giờ , phút , giây. 
- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.
- Làm được các bài tập 1,2,3, 4
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV cho điểm 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ 
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Hoạt động của trò
HS: 2 em lên bảng chữa bài tập3 ( 25).
Cả lớp theo dõi nhận xét.
* Bài 1: VBT(tr 23)
- HS đọc yêu cầu và tự làm bài.
a) HS nêu tên các tháng có 30, 31, 28 (hoặc 29) ngày bằng cách nắm 2 bàn tay
- Dựa vào hình vẽ, bàn tay để tính.
HS điền vào bảng số ngày của từng tháng.
b) Giới thiệu cho HS năm nhuận là năm mà tháng 2 có 29 ngày. Năm không nhuận là năm tháng 2 chỉ có 28 ngày.
Năm nhuận có 366 ngày 
Năm không nhuận có 365 ngày
* Bài 2:Nuue yêu cầu. 
Vua Quang Trung qua đời vào năm 1972
*Bài 3: Nêu Yêu cầu 
- GV chữa bài 
* Bài 4: 
HS: Đọc yêu cầu tự làm bài rồi chữa bài 
 Năm đó thuộc TK (XVIII)
Tính đến nay đã được 218 năm 
 HS làm vở rồi đọc kết quả 
2 ngày > 40giờ; 5 phút < giờ
phút = 30giây; 2 giờ 5 phút > 25 phút 
1 phút 10 giây < 100 giây
1 phút rưõi = 90 giây
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- GV cùng cả lớp nhận xét và chốt lại lời
giải đúng.
 a, Ngày 23 tháng 5 là thứ ba. Này 1 tháng 6 cùng năm đó là: 
HS đọc kỹ đầu bài và tự làm.
A. Thứ tư
b, 7 kg 2g =....g
 C. 7002g
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học lại bài, làm ở vở bài tập.
...................................................................................................................
..................................................................................................................
	––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 3: Kể chuyện
Kể Chuyện đã nghe đã đọc
I. Mục đích yêu cầu :
	- Dựa vào gợi ý ( SGK) biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe , đã đọc nói về tính trung thực .	
 - Hiểu câu truyện và nêu được nội dung hcính ...  đội ca.
 Tập cho học sinh hát khi đứng chào cờ.
2. Tổ chức trò chơi vận động: 
 GV nêu tên trò chơi : chuyền bóng tiếp sức.
 Chọn đội chơi ( mỗi đội 10 người ).
 Hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
 Cho học sinh chơi thử. 
 Cho học sinh chơi thật. 
 đánh giá thi đua xem đội nào chiến thắng.
3.Tổng kết - Dặn dò
 Tuyên dương những bạn có ý thức tốt
 Khuyến khích những bạn chưa thuộc về tiếp tục học hát Quốc ca, đội ca 
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ sáu ngày 24 háng 9 năm 2010
Sáng 
Tiết 1: Chính tả (nghe viết)
$5: Những hạt thóc giống
I. Mục tiêu:
	- Nghe – viết đúng và trình bầy bài CT sạch sẽ ; biết trình bầy đoạn văn có lời nhân vật.
	- Làm đúng các bài tập (2) a/b .HS khá giỏi tự giải được câu đố ở BT (3)
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Bút dạ, giấy khổ to
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV đọc cho 2 – 3 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết ra nháp các từ bắt đầu bằng r/d/gi.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn HS nghe – viết:
HS: - 2 – 3 em lên bảng
- Cả lớp viết ra giấy nháp.
- GV đọc toàn bài chính tả trong SGK.
HS: Theo dõi và đọc thầm lại đoạn văn cần viết, chú ý những từ dễ viết sai, cách trình bày.
- GV nhắc ghi tên bài vào giữa dòng. Chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào 1 ô. Lời nói trực tiếp của các nhân vật phải viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- GV đọc từng câu cho HS viết.
- Mỗi câu đọc 2 lượt.
HS: Nghe và viết bài vào vở.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lần.
HS: Soát lại bài.
- GV chấm 7 đến 10 bài.
HS: Đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nêu nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 2a:
HS: Nêu yêu cầu bài tập.
- Đọc thầm đoạn văn, đoán chữ bị bỏ trống.
- Làm bài cá nhân vào vở.
- GV dán giấy khổ to lên bảng cho 3 – 4 nhóm thi tiếp sức.
HS: Đọc lại đoạn văn đã điền.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Chốt lại lời giải đúng:
a) Lời giải, nộp bài, lần này, làm em, lâu nay, lòng thanh thản, làm bài.
+ Bài 3: Giải câu đố.
- GV tổ chức cho HS thi giải câu đố nhanh - đúng.
HS: Đọc yêu cầu bài tập.
Đọc các câu thơ, suy nghĩ viết nhanh ra nháp lời giải. Em nào viết xong trước chạy nhanh lên bảng.
HS: Nói lời giải đố:
Con nòng nọc.
Con chim én.
4. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm các phần còn lại.
 .................................................................................................................
 	...............................................................................................................
 Tiết 2: Toán
$ 25 : Biểu đồ (tiếp)
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết về biểu đồ cột.
- Biết đọc một số thông tin trên biểu đồ cột . Làm được các bài tập 1,2(a)
II. Đồ dùng: 
- Biểu đồ về số chuột bốn thôn đã diệt được trên giấy.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng chữa bài tập 2 c (29).
- GV nhận xét sửa chữa.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Làm quen với biểu đồ cột:
- Học sinh lên bảng chữa bài tập 2 c (29).
- Giáo viên treo biểu đồ cột lên bảng.
? Biểu đồ có mấy cột
- HS: Quan sát biểu đồ.
- Có 4 cột.
? Dưới chân của các cột ghi gì
? Trục bên trái của biểu đồ ghi gì
? Số được ghi trên đầu mỗi cột là gì
- Giáo viên hướng dẫn HSđọc biểu đồ
- Ghi tên của 4 thôn.
- Ghi số con chuột đã diệt.
- Là số con chuột được biểu diễn ở cột đó.
- HS: dựa vào biểu đồ để đọc.
3. Thực hành:
* Bài 1(31):
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài 
- HS đọc yêu cầu của bài .
- HS nhìn vào biểu đồ để trả lời câu hỏi theo cặp. 
- HS các nhóm nêu kết quả - nhận xét – bổ sung 
* Bài 2:(a)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài toán
- HDHS làm bài 
HS: Đọc yêu cầu của bài toán trong SGK, 1 em lên làm trên bảng, cả lớp làm bài vào vở theo mẫu.
a. HS điền số liệu vào vở .
Bài 2( b) HS giỏi
b.Số lớp 1 của năm 2003 – 2004 nhiều hơn của năm 2002 – 2003 là:
6 – 3 = 3 (lớp)
- Số HS lớp 1 của trường Hoà Bình năm 2003 – 2004 là :
35 x 3 = 105 (h/s)
- Số HS lớp 1 của trường Hoà Bình năm 2004 – 2005 là:
32 x 4 = 128 (h/s)
- Số HS lớp 1 của trường Hoà Bình năm 2002 – 2003 ít hơn số HS năm 2004 – 2005 là:
128 – 102 = 26 (h/s)
Đáp số: 3 lớp.
105 h/s.
26 h/s.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét và cho điểm.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm các bài tập còn lại.
.............................................................................................................
...........................................................................................................
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 3: Kỹ thuật
Giáo viên bộ môn dạy
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 4 Tập làm văn
$10 : đoạn văn trong bài văn kể chuyện
I. Mục đích yêu cầu :
- Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện( ND ghi nhớ ).
- Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng 1 đoạn văn kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bút dạ, giấy khổ to.
- HS hoạt động theo nhóm 2 , CN.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học 
2. Phần nhận xét:
* Bài 1, 2( 53): 
HS: 1 em đọc yêu cầu bài 1, 2.
- GV cho HS làm bài theo nhóm sau đó gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
-Đọc thầm truyện “Những hạt thóc giống” từng cặp trao đổi làm bài trên phiếu.
- GV chốt lại lời giải đúng. 
+ Bài tập 1:
a) SV1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế luộc chín thóc rồi giao cho dân  truyền ngôi cho. 
SV2: Chú bé Chôm .nảy mầm.
SV3: Chôm tâu với vua sự thật.
SV4: Nhà vua khen ngợi Chôm 
b) - Sự việc 1: được kể trong đoạn 1
 (3 dòng đầu).
- Sự việc 2: được kể trong đoạn 2 
(2 dòng tiếp)
- Sự việc 3: được kể trong đoạn 3
( 8 dòng tiếp)
 - Sự việc 4 : được kể trong đoạn 4
 (4 dòng còn lại)
+ Bài tập 2:
Dấu hiệu giúp em nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc là:
- Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào một ô.
- Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ dấu chấm xuống dòng.
* Bài 3:
- HS: Đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ và rút ra nhận xét từ 2 bài tập trên.
+ Mỗi đoạn văn trong bài kể chuyện kể một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện 
3. Phần ghi nhớ:
- HS: 2 – 3 em đọc nội dung phần ghi nhớ.
4. Luyện tập:
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn 
- Xác định yêu cầu của bài .
- HDHS viết bài 
- GV nhận xét cho điểm 
- HS: Hai em nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập.
- Làm bài cá nhân.
- Một số học sinh nối tiếp nhau đọc kết quả.
- Nhận xét – bình chọn bạn viết hay nhất .
5. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm các phần còn lại.
__________________________________________________
Chiều
Tiết 1: Ôn Toán*
Luyên tập Biểu đồ
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết về biểu đồ cột.
- Biết đọc một số thông tin trên biểu đồ cột . Làm được các bài tập 1,2( tr 27)
II. Đồ dùng: 
- Biểu đồ về số chuột bốn thôn đã diệt được trên giấy.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên gọi học sinh trả lời miệng bài 2 (tr 26
- GV nhận xét sửa chữa.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2 Thực hành:
* Bài 1(31):
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài 
- Học sinh nêu miệng kết quả
- HS đọc yêu cầu của bài .
- HS nhìn vào biểu đồ để trả lời câu hỏi theo cặp. 
- HS các nhóm nêu kết quả - nhận xét – bổ sung 
* Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài toán
- HDHS làm bài 
HS: Đọc yêu cầu của bài toán trong SGK, 1 em lên làm trên bảng, cả lớp làm bài vào vở theo mẫu.
a. Lớp trồng được nhiều nhất là: 5 A
b. Số cây lớp 5A nhiều hơn 4A là C : 10 cây
c. Số cây của hai khối trồng được tất cả là: 
B .171cây
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét và cho điểm.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
Tiết 2: Ôn tập làm văn*
$10 : đoạn văn trong bài văn kể chuyện
I. Mục đích yêu cầu :
- Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện( ND ghi nhớ ).
- Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng 1 đoạn văn kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bút dạ, giấy khổ to.
- HS hoạt động theo nhóm 2 , CN.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học 
2. Phần nhận xét:
* Bài 1, 2( 53): 
HS: 1 em đọc yêu cầu bài 1, 2.
- GV cho HS làm bài theo nhóm sau đó gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
-Đọc thầm truyện “Những hạt thóc giống” từng cặp trao đổi làm bài trên phiếu.
- GV chốt lại lời giải đúng. 
+ Bài tập 1:
a) SV1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế luộc chín thóc rồi giao cho dân  truyền ngôi cho. 
SV2: Chú bé Chôm .nảy mầm.
SV3: Chôm tâu với vua sự thật.
SV4: Nhà vua khen ngợi Chôm 
b) - Sự việc 1: được kể trong đoạn 1
 (3 dòng đầu).
- Sự việc 2: được kể trong đoạn 2 
(2 dòng tiếp)
- Sự việc 3: được kể trong đoạn 3
( 8 dòng tiếp)
 - Sự việc 4 : được kể trong đoạn 4
 (4 dòng còn lại)
+ Bài tập 2:
Dấu hiệu giúp em nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc là:
- Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào một ô.
- Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ dấu chấm xuống dòng.
* Bài 3:
- HS: Đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ và rút ra nhận xét từ 2 bài tập trên.
+ Mỗi đoạn văn trong bài kể chuyện kể một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện 
3. Phần ghi nhớ:
- HS: 2 – 3 em đọc nội dung phần ghi nhớ.
4. Luyện tập:
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn 
- Xác định yêu cầu của bài .
- HDHS viết bài 
- GV nhận xét cho điểm 
- HS: Hai em nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập.
- Làm bài cá nhân.
- Một số học sinh nối tiếp nhau đọc kết quả.
- Nhận xét – bình chọn bạn viết hay nhất .
5. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm các phần còn lại.
 ......................................................................................
	......................................................................................
Tiết 3: Hoạt động cuối tuần
hoạt động tập thể
kiểm điểm trong tuần
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận ra những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phát huy và khắc phục.
II. Nội dung:
GV nhận xét những ưu điểm và khuyết điểm của lớp trong tuần qua.
1. Ưu điểm:
	- 1 số em có ý thức học tập tốt như em Ngân, Hồng, Mai, Bình.
2. Nhược điểm:
	- Nhiều em nghỉ học không có lý do.
	- Ăn mặc quần áo chưa gọn gàng.
	- Trong giờ học hay nói chuyện riêng.
	- Lười học bài và lười làm bài tập về nhà. Điển hình là 1 số em như: Lương, Tùng, Anh, Hoà, 
3. Tổng kết:
	GV nhắc nhở HS tiếp tục thực hiện tốt những ưu điểm đã đạt được và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5.doc