LỊCH SỬ
KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (năm 40)
I. Mục tiêu:
- Học xong bài này HS biết vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.
- Tường thuật trên lược đồ diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
- Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
II. Đồ dùng dạy - học:
Hình trong SGK phóng to, lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Tuần 5 Buổi sáng Ngày soạn: 30/9/2010 Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010 Chào cờ ______________________________ kỹ thuật (Giáo viên bộ môn soạn- giảng) ______________________________ Tiếng anh (Giáo viên bộ môn soạn- giảng) ______________________________ Tập đọc Nỗi dằn vặt của an - đrây - ca I. Mục tiêu: - Đọc trơn toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động, thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An - đrây – ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể. - Hiểu ý nghĩa của các từ trong bài. - Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An - đrây – ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh họa bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy và học: A. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra 2 – 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Gà Trống và Cáo”. - Nhận xét về tính cách 2 nhân vật Gà Trống và Cáo. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. GV đọc diễn cảm toàn bài: b. Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1 (từ đầu đến mang về nhà): - GV gọi 1 vài em đọc đoạn 1 kết hợp quan sát tranh và sửa lỗi phát âm cho HS. HS: 1 – 2 em đọc đoạn 1. - Luyện phát âm tên riêng nước ngoài. - Giải nghĩa từ “dằn vặt”. - Đặt câu với từ “dằn vặt”. HS: Luyện đọc theo cặp. - 1 – 2 em đọc cả đoạn. - Đọc thầm lại đoạn 1 và trả lời câu hỏi: ? Khi câu chuyện xảy ra, An – đrây – ca lúc đó mấy tuổi? Hoàn cảnh gia đình thế nào HS: lúc đó An - đrây – ca 9 tuổi, em đang sống cùng ông và mẹ. Ông đang ốm rất nặng. ? Mẹ bảo An - đrây – ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của An - đrây – ca thế nào HS: An - đrây – ca nhanh nhẹn đi ngay. ? An - đrây – ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông HS: Được các bạn rủ chơi đá bóng, mải chơi quên lời mẹ dặn, mãi sau mới nhớ ra . mua mang về. - GV hướng dẫn HS cả lớp tìm giọng đọc và luyện đọc diễn cảm cả đoạn văn hoặc 1 vài câu trong đoạn. HS: Luyện đọc trong nhóm đôi. - Thi đọc diễn cảm. c. Đọc và tìm hiểu đoạn 2 (còn lại): - GV nghe, sửa lỗi phát âm. HS: 2 – 3 em nối tiếp nhau đọc đoạn 2. - Từng cặp HS luyện đọc. - 1 vài em đọc lại cả đoạn. - Đọc thầm và trả lời câu hỏi. ? Chuyện gì xảy ra khi An – đrây – ca mang thuốc về nhà HS: An - đrây – ca hoảng hốt khi thấy mẹ khóc nấc lên vì ông đã qua đời. ? An - đrây – ca tự dằn vặt mình như thế nào HS: Oà khóc khi thấy ông đã qua đời. Bạn cho rằng chỉ vì mình mải chơi quên mua thuốc về chậm mà ông chết. An - đrây – ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi bảo An - đrây – ca không có lỗi dằn vặt mình. ? Câu chuyện cho thấy An - đrây – ca là 1 cậu bé như thế nào HS: . Rất yêu thương ông, không tha thứ cho mình vì ông sắp chết mà còn mải chơi bóng, mang thuốc về nhà muộn. An - đrây – ca rất có ý thức trách nhiệm, trung thực và nghiêm khắc với nỗi lòng của bản thân. - GV hướng dẫn HS tìm và đọc 1 đoạn diễn cảm. HS: Luyện đọc diễn cảm theo vai. - Thi giữa các nhóm. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, đọc lại bài và xem trước bài sau. Buổi chiều Toán Luyện tập I.Mục tiêu: - Giúp HS rèn kỹ năng đọc, phân tích và xử lý số liệu trên 2 loại biểu đồ. - Thực hành lập biểu đồ. II. Đồ dùng: Bảng phụ kẻ sẵn biểu đồ bài 3. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS lên bảng chữa bài về nhà. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu – ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu bài tập. GV hỏi các câu hỏi đã có. - 1 số HS nhìn vào SGK và trả lời 3 – 4 câu.. - Có thể bổ sung thêm các câu hỏi để phát huy trí lực của HS. ? Cả 4 tuần cửa hàng bán bao nhiêu mét vải hoa ? Tuần 2 bán nhiều hơn tuần 1 bao nhiêu mét vải hoa + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu bài tập. So sánh với biểu đồ cột trong tiết trước để nắm được yêu cầu về kỹ năng của bài này. - GV gọi mỗi HS lên bảng làm 1 phần, cả lớp làm vào vở sau đó GV và cả lớp nhận xét, bổ sung. a) Tháng 7 có 18 ngày mưa b) Tháng 8 có 15 ngày mưa Tháng 9 có 3 ngày mưa. Số ngày mưa tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là: 15 – 3 = 12 (ngày) c) Số ngày mưa trung bình của mỗi tháng là: (18 + 15 + 3) : 3 = 12 (ngày) + Bài 3: - GV treo bảng phụ cho HS quan sát. HS: Nêu đầu bài dựa vào quan sát biểu đồ trên bảng. - GV nhận xét và sửa chữa nếu cần. 3. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học bài và làm các bài tập còn lại ở vở bài tập. - Chuẩn bị bài giờ sau học. lịch Sử khởi nghĩa hai bà trưng (năm 40) I. Mục tiêu: - Học xong bài này HS biết vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. - Tường thuật trên lược đồ diễn biến của cuộc khởi nghĩa. - Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. II. Đồ dùng dạy - học: Hình trong SGK phóng to, lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A.Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu – ghi đầu bài: 2. Các hoạt động: * HĐ1: Thảo luận nhóm. - GV giải thích khái niệm quận Giao Chỉ: Thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ. - GV đưa câu hỏi cho các nhóm thảo luận: - Khi tìm hiểu nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có 2 ý kiến: + Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặc biệt là Thái thú Tô Định. + Do Thi Sách, chồng của bà Trưng Trắc bị Tô Định giết hại. Theo em, ý kiến nào đúng? Tại sao? HS: Nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước, căm thù giặc của hai bà. * HĐ2: Làm việc cá nhân. - GV giải thích cho HS cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra trên diện rộng. HS: Dựa vào lược đồ và nội dung của bài để trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa. - 1 – 2 em lên bảng trình bày dựa trên lược đồ. * HĐ3: Làm việc cả lớp. ? Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì HS: Thảo luận và đại diện nhóm trả lời: Sau hơn 200 năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ, lần đầu tiên nhân dân giành được độc lập. Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân vẫn duy trì và phát huy được truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Toán Luyện tập I.Mục tiêu: - Giúp HS rèn kỹ năng đọc, phân tích và xử lý số liệu trên 2 loại biểu đồ. - Thực hành lập biểu đồ. II. Đồ dùng: Vở Bài tập toán. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS lên bảng chữa bài về nhà. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu – ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện tập: + Bài 1 (Tr29): HS: Đọc yêu cầu bài tập. GV hỏi các câu hỏi đã có. - 1 số HS quan sát SGK và trả lời câu hỏi. - Có thể bổ sung thêm các câu hỏi để phát huy trí lực của HS. ? Cả 4 tuần cửa hàng bán bao nhiêu mét vải hoa ? Tuần 2 bán nhiều hơn tuần 1 bao nhiêu mét vải hoa + Bài 2 (Tr 30): HS: Đọc yêu cầu bài tập. - GV gọi mỗi HS lên bảng làm 1 phần, cả lớp làm vào vở sau đó GV và cả lớp nhận xét, bổ sung. a) Số ngày mưa tháng 7 nhiều hơn tháng 9 là: 18 – 3 = 15 (ngày) b) Số ngày mưa trong cả 3 tháng là: 18 + 15 +3 = 36 (ngày) c) Số ngày mưa trung bình của mỗi tháng là: (18 + 15 + 3) : 3 = 12 (ngày) 3. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học bài và làm các bài tập còn lại ở vở bài tập. - Chuẩn bị bài giờ sau học. hoạt động tập thể an toàn giao thông: vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS hiểu ý nghĩa tác dụng của vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn trong giao thông. 2. Kỹ năng: Nhận biết được các loại cọc tiêu, rào chắn, vạch kẻ đường và xác định đúng nơi có vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn. 3. Thái độ: Khi đi đường luôn biết quan sát đến mọi tín hiệu giao thông để chấp hành đúng Luật giao thông đường bộ đảm bảo an toàn giao thông. II. Chuẩn bị: Biển báo, phiếu học tập, phong bì, III. Các hoạt động chính: * HĐ 1: Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới: a) Mục tiêu: b) Cách tiến hành: + Trò chơi 1: Hộp thư chạy - GV giới thiệu trò chơi, cách chơi và điều khiển trò chơi. HS: Chơi trò chơi theo sự điều khiển của GV. + Trò chơi 2: Đi tìm biển báo hiệu giao thông. - GV hướng dẫn cách chơi. HS: Chơi trò chơi. * HĐ 2: Tìm hiểu vạch kẻ đường. a) Mục tiêu: b) Cách tiến hành: ? Những ai đã nhìn thấy vạch kẻ trên đường HS: Giơ tay ? Mô tả vạch kẻ đó ? Người ta kẻ vạch để làm gì HS: Để phân chia làn đường, làn xe, hướng đi, vị trí dừng lại. * HĐ 3: Tìm hiểu về cọc tiêu, hàng rào chắn. a) Mục tiêu: b) Cách tiến hành: - Cọc tiêu: GV đưa tranh ảnh và giới thiệu cho HS. ? Cọc tiêu có tác dụng gì trong giao thông HS: Cọc tiêu cắm ở những đoạn đường nguy hiểm để người đi đường biết giới hạn của đường, hướng đi của đường. - Rào chắn: ngăn không cho người và xe qua lại. + Có 2 loại rào chắn: Cố định và di động * HĐ 4: Kiểm tra hiểu biết: - GV phát phiếu học tập. HS: Làm bài vào phiếu học tập. - GV thu phiếu, kiểm tra sự hiểu bài của học sinh. * HĐ 5: Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, chú ý thực hiện đúng Luật giao thông đường bộ. ____________________________________________________________________________ Buổi sáng Ngày soạn: 30/9/2010 Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2010 Thể dục Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp Trò chơi: kết bạn I. Mục tiêu: - Củng cố và nâng cao kỹ thuật: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Trò chơi: “Kết bạn” yêu cầu chơi đúng luật, hào hứng II. Địa điểm, phương tiện: - Sân trường, còi, III. Các hoạt động: 1. Phần mở đầu: - GV tập trung lớp. - Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ. - Đứng tại chỗ hát, vỗ tay. - Chơi trò chơi “Diệt các con vật có hại”. 2. Phần cơ bản: a. Đội hình - đội ngũ: Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. HS: Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển. - GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS. - Tập hợp cả lớp, cho từng tổ thi đua nhau trình diễn. - Cả lớp tập do GV điều khiển. b. Trò chơi vận động: - GV tập hợp theo đội hình chơi. - Nêu tên trò chơi, giải thích luật chơi. HS: - Lên chơi thử - Cả lớp chơi. - GV quan sát, nhận xét và xử lý các tình huống xảy ra. 3. Phần kết thúc: - GV hệ thống bài. - Nhận xét, đánh giá, giao bài về nhà. HS: Cả lớp há ... t - Lưỡi rìu bóng loáng. HS: 1 – 2 em giỏi nhìn phiếu tập xây dựng đoạn . HS: Thực hành phát triển ý xây dựng đoạn văn kể chuyện. - Kể chuyện theo cặp. - Đại diện các nhóm lên thi kể. - GV nghe và bổ sung. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học và làm lại bài. _______________________________ Toán Phép trừ I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về cách thức thực hiện phép trừ (không nhớ và có nhớ). - Kỹ năng làm tính trừ. II. Đồ dùng: Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Củng cố cách thực hiện phép trừ: - GV viết bảng 2 phép tính: 865 279 – 450 237 674 253 – 285 749 HS: 2 em lên bảng làm, cả lớp làm ra nháp. - GV yêu cầu HS nêu cách làm. HS: Đặt tính Tính trừ phải sang trái. - Yêu cầu cả lớp nhận xét bài làm của 2 bạn. - GV ghi cách tính lên bảng. HS: 2 – 3 em nêu lại. 3. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu của bài và tự làm. - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu và tự làm. - 2 HS lên bảng làm, dưới lớp đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra. + Bài 3: - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và tự làm. HS: - 1 em đọc đề bài, lớp đọc thầm. - 1 HS lên bảng giải. - Cả lớp làm bài vào vở. Bài giải: Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh dài là: 1730 – 1 315 = 415 (km) Đáp số: 415 km. + Bài 4: HS: Đọc đề bài và tự làm. Bài giải: Năm ngoái trồng được số cây là: 214 800 – 80 600 = 134 200 (cây) Cả hai năm trồng được số cây là: 214 800 + 134 200 = 349 000 (cây) Đáp số: 349 000 cây - GV chấm bài cho HS. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học và làm bài tập. ____________________________________ địa lý tây nguyên I. Mục tiêu: - HS biết được vị trí của cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ. - Trình bày được 1 số đặc điểm của Tây Nguyên. - Dựa vào lược đồ, bảng số liệu, tranh ảnh để tìm ra kiến thức. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Tranh ảnh và tư liệu về cao nguyên. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS nêu phần ghi nhớ bài trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu – ghi đầu bài: 2. Tây Nguyên – Xứ sở của các cao nguyên xếp tầng: * HĐ1: Làm việc cả lớp. - GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ và nói: Tây Nguyên là vùng đất cao rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau. HS: Quan sát bản đồ GV chỉ. HS: Chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ H1 trong SGK và đọc tên các cao nguyên đó theo hướng từ Bắc đến Nam. Xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao. * HĐ2: Làm việc theo nhóm. HS: Chia 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 số tranh ảnh và tư liệu về cao nguyên: Nhóm 1: Cao nguyên Đắc Lắc. Nhóm 2: Cao nguyên Kon Tum. Nhóm 3: Cao nguyên Di Linh. Nhóm 4: Cao nguyên Lâm Viêm. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu của các cao nguyên. - GV nghe, nhận xét, bổ sung. HS: Đại diện các nhóm lên trình bày. 3. Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. * HĐ3: Làm việc cá nhân. HS: Đọc mục 2 và bảng số liệu để trả lời: ? ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào tháng nào? Mùa khô vào tháng nào ? Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Là những mùa nào ? Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên HS: Suy nghĩ và trả lời. Tổng kết: GV nghe và bổ sung. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học - Về nhà học bài, xem trước bài sau. _________________________________ Buổi chiều luyện kiến thức tiếng việt Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện I. Mục tiêu: 1. Củng cố xây dựng đoạn văn kể chuyện. Dựa vào 6 tranh minh họa truyện “Ba lưỡi rìu” và những lời dẫn giải dưới tranh, HS nắm được cốt truyện “Ba lưỡi rìu” phát triển ý dưới mỗi tranh thành 1 đoạn văn kể chuyện. 2. Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện. II. Đồ dùng dạy - học: - Sáu tranh minh họa truyện, phiếu học tập, III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện tập: - GV dán lên bảng 6 tranh minh họa truyện - HD, tổ chức cho HS kể chuyện HS: Quan sát tranh, đọc nội dung bài, đọc phần lời dưới mỗi bức tranh. ? Truyện có mấy nhân vật - Có 2 nhân vật: Chàng tiều phu và ông tiên. ? Nội dung truyện nói về điều gì - Chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu. HS: 6 HS mỗi em nhìn vào 1 tranh đọc câu dẫn giải ở dưới tranh. 2 HS nhìn vào tranh thi kể lại câu chuyện. GV tổ chức cho HS thi kể chuyện theo từng đoạn, kể toàn bộ câu chuyện. HS thi kể - GV nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học và làm lại bài. ___________________________________ Luyện kiến thức Toán Luyện tập: Phép trừ I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về cách thức thực hiện phép trừ (không nhớ và có nhớ). - Kỹ năng làm tính trừ. II. Đồ dùng: Vở Bài tập toán 4. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện tập + Bài 1: Củng cố đặt tính và thực hiện phép tính trừ HS: Đọc yêu cầu của bài và tự làm. - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. + Bài 2: Củng cố về so sánh số tự nhiên; tính chất của phép trừ HS: Đọc yêu cầu và tự làm rồi nêu kết quả + Bài 3: Giải bài toán liên quan đến phép trừ - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và tự làm. HS: - 1 em đọc đề bài, lớp đọc thầm. - 1 HS lên bảng giải. - Cả lớp làm bài vào vở. Bài giải: Số đường bán được trong ngày thứ 2 là: 2632-264 = 2368 (kg). Cả hai ngày cửa hàng bán được là: 2632+2368 = 5000(kg) Đáp số: 5000 km. + Bài 4: Củng cố về diện tích của một hình HS: Đọc đề bài và tự làm. - GV chấm bài cho HS. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học và làm bài tập. _______________________________ hoạt động tập thể sơ kết tuần I. Mục tiêu: - Giúp HS nhận ra những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phát huy và khắc phục. II. Nội dung: GV nhận xét những ưu điểm và khuyết điểm của lớp trong tuần qua. 1. Ưu điểm: - 1 số em có ý thức học tập tốt như em Oanh, Sơn, Thảo, Ly, Huyền, Giang. 2. Nhược điểm: - Nhiều em đi học muộnn (Trang, Thảo). - Trong giờ học hay nói chuyện riêng: My, Thái Sơn, Lương - Lười học bài và lười làm bài tập về nhà. Điển hình là 1 số em như: Nam, Hiệp, Minh. 3. Tổng kết: GV nhắc nhở HS tiếp tục thực hiện tốt những ưu điểm đã đạt được và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại. ______________________________________________________________________ Kỹ thuật Khâu đột mau (tiết 2) I.Mục tiêu: - HS biết cách khâu đột mau và ứng dụng của khâu đột mau. - Khâu được các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu. - Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh quy trình khâu, mẫu đã khâu. - Vải, kim, chỉ, III. Các hoạt động dạy – học: A. Bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Nêu lại cách khâu đột mau. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu – ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn HS thực hành khâu đột mau: - GV gọi HS nêu lại phần ghi nhớ. HS: Nêu: B1: Vạch đường dấu. B2: Khâu theo đường vạch dấu. - GV nhắc HS 1 số điểm cần lưu ý khi khâu đột. HS: Thực hành khâu đột. - GV quan sát, chỉ dẫn, uốn nắn cho HS. 3. Đánh giá kết quả học tập: - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - Nêu tiêu chuẩn đánh giá. + Khâu được mũi khâu theo đường vạch dấu. + Các mũi khâu tương đối bằng nhau và khít. + Đường khâu thẳng, không bị dúm. + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian. - GV nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập khâu cho đẹp. Kỹ thuật Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột I.Mục tiêu: - HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc mau. - Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp theo đúng quy trình, đúng kỹ thuật . - Yêu thích sản phẩm của mình làm được. II. Đồ dùng dạy - học: - Mẫu đường khâu, vải, kim chỉ III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu – ghi tên bài: 2. Các hoạt động: * HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét: - GV giới thiệu mẫu. HS: Quan sát mẫu để nhận xét về đặc điểm đường khâu viền gấp mép. * HĐ2: GV hướng dẫn HS thao tác kỹ thuật. - GV hướng dẫn HS quan sát H1, 2, 3, 4 và đặt câu hỏi. HS: Quan sát và trả lời câu hỏi về cách gấp mép vải. - Gọi HS thực hiện thao tác vạch hai đường dấu lên mảnh vải. HS: Thực hiện thao tác gấp. - GV nhận xét các thao tác của HS. - GV hướng dẫn HS thao tác theo nội dung SGK. - Hướng dẫn HS kết hợp đọc nội dung của mục 2, mục 3 với quan sát hình 3, 4 SGK để trả lời câu hỏi và thực hiện các thao tác khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột. HS: Quan sát và lắng nghe GV hướng dẫn để nắm được cách gấp mép vải. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập gấp mép vải để giờ sau học tiếp. Thứ . ngày . tháng . năm 200.. hoạt động tập thể an toàn giao thông - đi xe đạp an toàn I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu xe đạp là phương tiện thô sơ, dễ đi nhưng phải đảm bảo an toàn. - Biết những quy định của Luật giao thông đối với người đi xe đạp. 2. Kỹ năng: - Có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi đường. 3. Thái độ: - Có ý thức khi đi xe đạp thực hiện các quy định bảo đảm an toàn giao thông. II. Nội dung an toàn giao thông: 1. Những điều kiện để bảo đảm đi xe đạp an toàn. 2. Những quy định để bảo đảm an toàn trên đường. III. Chuẩn bị: - Xe đạp nhỏ, 1 số hình ảnh đi xe đạp đúng và sai. IV. Các hoạt động chính: * HĐ1: Lựa chọn xe đạp an toàn: a. Mục tiêu: b. Cách tiến hành: - ở lớp ta những em nào đã biết đi xe đạp? HS: Giơ tay. - Xe đảm bảo an toàn là xe như thế nào? HS: Xe phải tốt, ốc vít chặt, có đủ phanh * HĐ2: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi đường: a. Mục tiêu: b. Cách tiến hành: HS: Quan sát tranh và sơ đồ. - Chỉ hướng đi đúng, sai. - Chỉ hành vi sai. * HĐ3: Trò chơi giao thông. a. Mục tiêu: b. Cách tiến hành: - GV gọi lần lượt từng HS nêu các tình huống: HS: Nêu tình huống: + Khi phải vượt xe đỗ bên đường. + Khi phải đi qua vòng xuyến. + Khi đi từ trong ngõ ra. + Khi đi đến ngã tư, rẽ phải, rẽ trái cần đi theo đường nào trên sơ đồ là đúng? - HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung. V. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà chú ý thực hiện đúng khi ra đường.
Tài liệu đính kèm: