I. MỤC TIÊU :
1 - Kiến thức & Kĩ năng :
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu nội dung : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực. dũng cảm, dám nói lên sự thật (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
2 - Thái độ : HS phát huy được tính trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
*Giáo dục KNS : Xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân, tư duy phê phán.
II. CHUẨN BỊ :Tranh minh hoạ nội dung bài học, giấy khổ to viết câu, đoạn cần hướng dẫn HS đọc.
III. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”.
b. Bài cũ : Tre Việt Nam.
- HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi trong SGK.
Tuần 5 Thứ hai, ngày 12 tháng 09 năm 2011 Tập đọc Tiết 9 NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I. MỤC TIÊU : 1 - Kiến thức & Kĩ năng : - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện. - Hiểu nội dung : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực. dũng cảm, dám nói lên sự thật (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). 2 - Thái độ : HS phát huy được tính trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. *Giáo dục KNS : Xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân, tư duy phê phán. II. CHUẨN BỊ :Tranh minh hoạ nội dung bài học, giấy khổ to viết câu, đoạn cần hướng dẫn HS đọc. III. LÊN LỚP: a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”. b. Bài cũ : Tre Việt Nam. - HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi trong SGK. c. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài 2. Các hoạt động: Hoạt động 1 : Luyện đọc - Chỉ định 1 HS đọc cả bài, chia đoạn. - Giúp HS hiểu nghĩa từ khó trong bài, sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi, giọng đọc. - Hướng dẫn đọc đúng câu hỏi, câu cảm. - Đọc diễn cảm cả bài. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .(KNS: - Xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân, tư duy phê phán). - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi : - Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi ? - Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực ? - Thóc đã luộc chín còn nảy mầm được không ? -Theo lệnh vua, chú bé Chăm đã làm gì ? Kết quả ra sao ? - Đến kì phải nộp thóc cho vua, mọi người làm gì ? Chôm làm gì ? - Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người ? - Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm ? - Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý ? *Kết luận : ca ngợi chú bé Chôm trung thực. dũng cảm dám nói lên sự thật. Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm : - GV đọc mẫu bài văn, tổ chức đọc diễn cảm. - HS quan sát tranh, TLCH về nội dung. - HS đọc, lớp lắng nghe. - Chia đoạn. - Tiếp nối nhau đọc 4 đoạn. - Đọc nối tiếp từng đoạn cả bài. - Đọc thầm phần chú giải. - Luyện đọc theo cặp. - Vài em đọc cả bài. - HS đọc thầm toàn truyện và trả lời câu hỏi. - HS trả lời. - HS nhắc lại. - 4 HS nối tiếp nhau đọc. Tìm hiểu cách đọc. - HS luyện đọc diễn cảm. - Thi đọc diễn cảm theo cách phân vai. 3. Củng cố : Nêu ý chính của câu truyện ? 4. Nhận xét - Dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị : Gà trống và Cáo Rút kinh nghiệm : ....................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................................................................... Toán Tiết 21 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : 1 - Kiến thức & Kĩ năng : - Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận. - Chuyển đổi dược đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây. - Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào. 2 – Thái độ : Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập. II. CHUẨN BỊ : - Bảng phụ (hoặc giấy to) có kẻ sẵn các hàng, các lớp như ở phần đầu của bài học. - SGK, VBT III. LÊN LỚP: a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”. b. Bài cũ : Giây - thế kỉ. GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà. GV nhận xét, ghi điểm. c. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu : 2. Các hoạt động : Hoạt động 1: Ngày - tháng - năm Bài tập 1: GV giới thiệu cho HS: năm thường (tháng 2 có 28 ngày), năm nhuận (tháng 2 có 29 ngày). GV hướng dẫn HS tính số ngày trong tháng của 1 năm dựa vào bàn tay. Bài tập 2: Tương tự bài 1. Hoạt động 2: Thế kỷ Bài tập 3: b)Hướng dẫn HS xác định năm sinh của Nguyễn Trãi . - Từ đó xác định tiếp thế kỉ . - HS lắng nghe. - HS đọc đề bài - HS làm bài và sửa bài. - HS dựa vào phần a để tính số ngày trong một năm (thường, nhuận) rồi viết kết quả vào chỗ chấm. - Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả. - HS đọc đề bài , xác định năm sinh của Nguyễn Trãi . Từ đó xác định tiếp năm 1380 thuộc thế kỉ nào? - HS làm bài - Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả. 3. Củng cố : Tiết học này giúp em điều gì cho việc sinh hoạt, học tập hằng ngày ? 4. Nhận xét - Dặn dò : - Nhận xét lớp. - Chuẩn bị bài: Tìm số trung bình cộng. Rút kinh nghiệm : ....................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................................................................... Chính tả Tiết 5 NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG .(Nghe - viết) I. MỤC TIÊU : 1 - Kiến thức & Kĩ năng : - Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật. - Làm đúng BT2 a/b, hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn. 2 – Thái độ : Bồi dưỡng thái độ cẩn thận chính xác. II. CHUẨN BỊ : - Bài tập 2a viết sẵn 2 lần trên bảng lớp. - SGK, VBT. III. LÊN LỚP: a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe” b. Bài cũ : - Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết. - Nhận xét về chữ viết của HS. c. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Giới thiệu bài mới 2. Các hoạt động: Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả . -Tổ chức nghe - viết đúng, trình bày đúng qui định. a) Trao đổi về nội dung đoạn văn - Gọi HS đọc đoạn văn. b) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. c) Viết chính tả - GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu. - Đọc soát lỗi. d) Chấm,chữa bài. Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 a) - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Tổ chức cho HS thi làm bài theo nhóm. - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc với các tiêu chí: tìm đúng từ, làm nhanh, đọc đúng chính tả. Bài 3: a) Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm ra tên con vật. b) Tiến hành tương tự phần a. - HS lắng nghe. - HS đọc đoạn văn. - HS tìm các từ khó dễ lẫn. - HS đọc và viết các từ vừa tìm được. - HS viết chính tả - 1 HS đọc yêu cầu và nội dung. - HS thi làm bài theo nhóm, điền chữ còn thiếu (mỗi HS chỉ điền 1 chữ). - Đại diện nhóm đọc lại đoạn văn. - Chữa bài - Nhận xét, bổ sung bài của bạn. - HS đọc thành tiếng. - 1 HS đọc yêu cầu và nội dung. - HS làm bài. - HS thực hiện. 3. Củng cố : Yêu cầu HS về nhà tìm các từ chỉ tên con vật phân biệt l/ n hoặc en/ eng. 4. Nhận xét - Dặn dò : - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Chuẩn bị: Nghe - viết “Người viết truyện thật thà” Rút kinh nghiệm : ....................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ ba, ngày 13 tháng 09 năm 2011 Luyện từ và câu Tiết 9 MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG I. MỤC TIÊU : 1-Kiến thức &Kĩ năng : - Biết thêm một số từ ngữ (gồm thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểmTrung thực - Tự trọng (BT4) ; tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được (BT1, BT2) ; nắm được nghĩa từ “tự trọng” (BT3). 2- Thái độ : HS yêu thích học môn Tiếng Việt, và thích sử dụng Tiếng Việt. II. CHUẨN BỊ : Bảng phụ viết sẵn bài tập 1, 3, 5. III. LÊN LỚP : a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe” b. Bài cũ : Luyện tập về từ láy và từ ghép - Tìm 2 từ ghép phân loại. Đặt câu. - Tìm 2 từ ghép tổng hợp. Đặt câu. - GV nhận xét, ghi điểm. c. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Giới thiệu bài: 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Bài tập 1, 2 Bài tập 1: - Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với trung thực - GV treo bảng phụ chữa bài - nhận xét Bài tập 2: - Đặt câu với 1 từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa ở BT 1 chọn các từ thẳng thắn, thật thà, bộc trực. - Dối trá, gian lận, lừa đảo. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Bài tập 3. - Xác định đúng nghĩa của từ “tự trọng” ? Hoạt động 3: Bài tập 4 Có thể dùng những thành ngữ, tục ngữ đây để nói về tính trung thực hoặc về lòng tự trọng. GV hướng dẫn giải nghĩa thành ngữ – tục ngữ. - GV nhận xét. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc nội dung bài tập và gợi ý - Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, nêu nhận xét. - HS tìm từ. - Cả lớp nêu nhận xét. - HS nêu yêu cầu. - Đọc câu cho cả lớp nghe. - HS khác nêu ý kiến. - HS nhận xét. - Giải nghĩa cho cả lớp nghe. - HS khác nêu ý kiến. - HS nhận xét :Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình. - HS đọc yêu cầu bài tập. - Giải nghĩa các thành ngữ trước rồi làm bài. - Trao đổi nhóm đôi để trả lời câu hỏi. - Mời 2, 3 nhóm trả lời. - Nhận xét - Sửa bài. 3. Củng cố : Đặt câu về tự trọng hoặc trung thực. 4. Nhận xét - Dặn dò : - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài : Danh từ. Rút kinh nghiệm : ....................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................................................... Kể chuyện Tiết 5 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU : 1 - Kiến thức & Kĩ năng : - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực . - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện . 2 – Thái độ : HS yêu thích các truyện có trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam II. CHUẨN BỊ : - Một số truyện viết về tính trung thực (GV và HS sưu tầm): Truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truy ... diệt được”. - Biểu đồ trong bài tập 2 vẽ trên bảng phụ. III. LÊN LỚP : a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe” b. Bài cũ : Biểu đồ - GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà - GV nhận xét, ghi điểm. c. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài : Biểu đồ (tt) 2. Các hoạt động: Hoạt động1: Giới thiệu biểu đồ cột GV treo bảng biểu đồ cột về số chuột mà thôn đã diệt được -Yêu cầu quan sát và nhận xét. GV hướng dẫn HS tập “đọc” biểu đồ. *Yêu cầu HS quan sát hàng dưới và nêu tên các thôn có trên hàng dưới. * Quan sát số ghi ở đỉnh cột biểu diễn thôn Đông và nêu số chuột mà thôn Đông đã diệt được. * Hướng dẫn HS đọc tương tự với các cột còn lại. GV tổng kết lại thông tin : Khi đọc biểu đồ cần chú ý đọc tên ở hàng dưới và độ cao ở mỗi cột tương ứng. Hoạt động 2: Thực hành. Bài tập 1: a) Hướng dẫn HS đọc các cột biểu đồ để nhận biết về số cây đã trồng được của khối lớp Năm & lớp Bốn. So sánh độ cao của các cột biểu đồ để thấy được cột biểu đồ của lớp 5A là cao nhất. b) Hướng dẫn HS: So sánh độ cao của các cột biểu đồ để thấy được lớp nào trồng nhiều hơn - Các câu còn lại hướng dẫn tương tự Bài tập 2a : Đọc biểu đồ và tính - Số lớp Một của năm học 2003 – 2004 nhiều hơn của năm học 2 002 – 2 003 là : 6 – 3 = 3 (lớp) - HS lắng nghe. - HS quan sát biểu đồ cột về số chuột mà thôn đã diệt được. Nêu nhận xét. - HS tập “đọc” biểu đồ. - HS quan sát hàng dưới và nêu tên các thôn có trên hàng dưới. - Nêu số chuột mà thôn Đông đã diệt được. - HS đọc tương tự với các cột còn lại. - Nhận xét cột cao hơn biểu diễn số chuột nhiều hơn, cột thấp hơn biểu diễn số chuột ít hơn. - Vài HS nhắc lại HS quan sát và đọc các cột biểu đồ. - HS tự tìm kiếm thông tin trên biểu đồ để trả lời câu hỏi trong bài . Làm bài trên phiếu. - HS sửa. - HS nêu đề bài câu a. - HS lên bảng làm, và giải thích cách làm. - HS sửa 3. Củng cố : Cần chú ý điều gì khi đọc các biểu đồ cột? 4. Nhận xét - Dặn dò : - Nhận xét lớp. - Chuẩn bị bài: Luyện tập. Rút kinh nghiệm : ....................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................................................... Kĩ thuật Tiết 5: KHÂU THƯỜNG . (Tiết 2 ) A. MỤC TIÊU: 1 - Kiến thức & Kĩ năng: - HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu . - Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đềunhau . Đường khâu có thể bị dúm . * Với HS khéo tay : Khâu được các mũi khâu thường . Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm . 2 - Giáo dục: Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay. Giáo dục ý thức an toàn lao động. B. CHUẨN BỊ: GV : Tranh quy trình khâu thường. Mẫu khâu thường, vải. Sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thường. HS : Vải có kích thước 20cm x 30cm. Chỉ, kim, kéo, thước, phấn. C. LÊN LỚP: a.Khởi động: Hát “Em yêu hoà bình” b.Bài cũ : Khâu thường HS trả lời câu hỏi : - Nêu qui trình khâu thường. - GV nhận xét, cho điểm. c. Bài mới: Phương pháp : Trực quan , quan sát, thực hành , động não , đàm thoại. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài mới: Bài học giúp HS biết thực hành mũi khâu thường. 2.Các hoạt động: Hoạt động 1: HS thực hành - GV nhận xét, dùng tranh quy trình nhắc lại thao tác kĩ thuật. Vạch đường dấu Khâu các mũi khâu thường theo đường dấu (cách kết thúc đường khâu). - GV nêu thời gian và yêu cầu thực hành. Khâu các mũi khâu thường từ đầu đến cuối đường vạch dấu. Quan sát uốn nắn những HS còn yếu. Tiểu kết : Biết đường vạch dấu trên vải và tác dụng của đường vạch dấu. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả. Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. GV nhận xét. Tiểu kết : HS đánh giá được kết quả học tập - HS nhắc lại về kĩ thuật khâu thường. - 1, 2 HS thực hiện khâu thường (thao tác cầm vải, kim) - HS thực hành khâu thường trên vải. - HS tự đánh giá sản phẩm. - Từng nhóm tự đánh giá. - HS trình bày sản phẩm thực hành. -Nhận xét. 4. Củng cố : (3’) - 1, 2 HS đọc ghi nhớ 5. Nhận xét - Dặn dò : (1’) -Nhận xét lớp. - Yêu cầu HS thực hiện lại mục thực hành trong SGK - Chuẩn bị bài: khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ. TUẦN 5. I . MỤC TIÊU : - Rút kinh nghiệm công tác đầu năm . Nắm kế hoạch công tác tuần tới . - Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động . - Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể . II. CHUẨN BỊ : - 3 loại biển báo hiệu giao thông đường bộ: báo cấm, báo hiệu lệnh, báo nguy hiểm. - Báo cáo tuần 5. III. LÊN LỚP : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) - Tiếp tục : Ổn định nề nếp. - Học văn hoá tuần 4.Tập trung hướng dẫn bồi dưỡng học sinh còn chậm trong đọc, viết chính tả. - Học tập đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn. - Rèn luyện trật tự kỹ luật. Chú ý giữ vệ sinh môi trường. 3. Hoạt động nối tiếp : (20’) - Tiếp tục : Ổn định nề nếp. - Học văn hoá tuần 5 - Tiếp tục bồi dưỡng đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn. - Chú ý HS yếu kém - Rèn luyện trật tự kỹ luật. Đạo đức Tiết 5: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN . ( Tiết 1 ) A. MỤC TIÊU: 1 - Kiến thức & Kĩ năng : - Biết được :Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác . * HS khá giỏi : - Biết : Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác . 2 - Giáo dục: - Biết tôn trọng ý kiến của những người khác. * GDBVMT : HS cần biết bày tỏ ý kiến với cha mẹ, với thầy cô, với chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình ; về môi trường lớp học, trường học ; về môi ở cộng đồng địa phương, * Kĩ năng sống : - Kĩ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học . - Kĩ năng lắng nghe nười khác trình bày ý kiến . - Kĩ năng kiềm chế cảm xúc . - Kĩ năng biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin . * SDNLTK&HQ: - Biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người xung quanh về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng . - Vận động mọi người thực hiện sử dụng tiết kiện và hiệu quả năng lượng . B. CHUẨN BỊ: GV: Một vài bức tranh hoặc đồ vật dùng cho hoạt động khởi động . Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm bìa màu đỏ , xanh và trắng . HS : - Nhóm chuẩn bị tiểu phẩm về chủ đề bài học. - Sưu tầm mẩu chuyện về chủ đề bài học. C. LÊN LỚP: a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe” b. Bài cũ : Vượt khó trong học tập - Kể lại các biện pháp khắc phục khó khăn trong học tập ? - Nêu các gương vượt khó trong học tập mà em đã biết ? c. Bài mới: Phương pháp : Trực quan , quan sát, thực hành , động não , đàm thoại. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài mới: 2.Các hoạt động: - Hoạt động 1 : Trò chơi diễn tả - Cách chơi : Chia HS thành 6 nhóm và giao cho mỗi nhóm một đồ vật. Mỗi nhóm lần lượt từng người cầm đồ vật vừa quan sát , vừa nêu nhận xét của mình về đồ vật đó. Tiểu kết: Mỗi người có thể có ý kiến , nhận xét khác nhau về cùng một sự vật . - Hoạt động 2 : Thảo luận tổ ( Câu 1 và 2 / 9 SGK ) - Chia HS thành các tổ và giao nhiệm vụ cho mỗi tổ thảo luận về một tình huống trong phần đặt vấn đề của SGK . - Kết luận : * Trong mỗi tình huống , nên nói rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng , nhu cầu , mong muốn ý kiến của mình . Nếu không bày tỏ ý kiến của mình , mọi người có thể sẽ không hiểu và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu , mong muốn của mình. Tiểu kết: Mỗi người , mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến riêng của mình . Hoạt động 3 : Trao đổi ý kiến *Thảo luận nhóm đôi bài tập 1 (SGK) - Nêu yêu cầu bài tập . *Bày tỏ ý kiến ( Bài tập 2 SGK ) Phổ biến cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu : - Màu đỏ : Biểu lộ thái độ tán thành . - Màu xanh : Biểu lộ thái độ phản đối . - Màu trắng : Biểu lộ thái độ phân vân , lưỡng lự Lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2 . Tiểu kết : - Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình , nhà trường . ( KNS : - Kĩ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học . Trình bày 1 phút ) - HS Chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm một đồ vật, ngồi thành vòng tròn và lần lượt từng người trong nhóm cầm đồ vật vừa quan sát , vừa nêu nhận xét của mình về đồ vật đó. - Thảo luận : Ý kiến của cả nhóm về đồ vật có giống nhau không ? - HS cả lớp trao đổi , đánh giá các cách giải quyết . HS về tổ , nhiệm vụ cho mỗi người thảo luận về một tình huống trong phần đặt vấn đề của SGK . - Thảo luận tổ : Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em , đến lớp em ? - Đại diện nhóm trình bày cách giải quyết . - HS cả lớp trao đổi , đánh giá các cách giải quyết . ( KNS: - Kĩ năng lắng nghe nười khác trình bày ý kiến . Thảo luận nhĩm .) - Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trình bày . - Các nhóm nhận xét bổ sung . - Kết luận : Việc làm của bạn Dung là đúng , vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn , nguyện vọng vủa mình . Còn việc làm của các bạn Hồng và Khánh là không đúng . - Thảo luận chung cả lớp . - HS biểu lộ theo cách đã quy ước . - Giải thích lí do . - Kết luận : Ý kiến : ( a ) , ( b ) , ( c ) , ( d ) là đúng . Ý kiến ( đ ) là sai chỉ có những mong muốn thực sự cho sự phát triển của chính các emvà phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình , của đất nước mới cần được thực hiện . 4. Củng cố : (3’) - Đọc ghi nhớ trong SGK . * GDBVMT : HS cần biết bày tỏ ý kiến với cha mẹ, với thầy cô, với chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình ; về môi trường lớp học, trường học ; về môi ở cộng đồng địa phương, * SDNLTK&HQ: - Biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người xung quanh về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng . - Vận động mọi người thực hiện sử dụng tiết kiện và hiệu quả năng lượng . 5. Nhận xét - Dặn dò : (1’) -Nhận xét lớp. - Thực hiện yêu cầu bài tập 4 trong SGK. - Chuẩn bị tiểu phẩm Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa.
Tài liệu đính kèm: