I. MỤC TIÊU:
- Biết được: Trẻ em cần được phải bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác
(Không yêu cầu HS lựa chọn phương án phân vn).
* HS khá, giỏi:
+ Biết: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
+ Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
* Các KNS cơ bản được gio dục :
- Kĩ năng trình by ý kiến ở gia đình v lớp học.
- Kĩ năng lắng nghe người khác trình by ý kiến.
- Kĩ năng kiềm chế cảm xúc.
- kĩ năng biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK Đạo đức lớp 4
- Một vài bức tranh hoặc đồ vật dùng cho hoạt động khởi động.
- Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm bìa nhỏ màu đỏ, xanh và trắng.
- Một số đồ dùng để hóa trang diễn tiểu phẩm.
* Phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực :
- Thảo luận nhĩm, nĩi cch khc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thứ hai, ngày 1 tháng 10 năm 2012 TUẦN 5 Đạo đức (tiết 5) BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN I. MỤC TIÊU: - Biết được: Trẻ em cần được phải bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác (Khơng yêu cầu HS lựa chọn phương án phân vân). * HS khá, giỏi: + Biết: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. + Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. * Các KNS cơ bản được giáo dục : - Kĩ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học. - Kĩ năng lắng nghe người khác trình bày ý kiến. - Kĩ năng kiềm chế cảm xúc. - kĩ năng biết tơn trọng và thể hiện sự tự tin. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK Đạo đức lớp 4 - Một vài bức tranh hoặc đồ vật dùng cho hoạt động khởi động. - Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm bìa nhỏ màu đỏ, xanh và trắng. - Một số đồ dùng để hóa trang diễn tiểu phẩm. * Phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực : - Thảo luận nhĩm, nĩi cách khác. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học A.Ổn định: - Yêu cầu quản ca bắt nhịp, cả lớp hát một bài. B. Kiểm tra bài cũ: - GV nêu yêu cầu kiểm tra: + Nhắc lại phần ghi nhớ bài “Vượt khó trong học tập”. C.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: Biết bày tỏ ý kiến. 2. Giảng bài: * Khởi động: Trò chơi “Diễn tả” - GV nêu cách chơi: GV chia HS thành 4- 6 nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 đồ vật hoặc 1 bức tranh. Mỗi nhóm ngồi thành 1 vòng tròn và lần lượt từng người trong nhóm vừa cầm đồ vật hoặc bức tranh quan sát, vừa nêu nhận xét của mình về đồ vật, bức tranh đó. - GV kết luận: Mỗi người có thể có ý kiến nhận xét khác nhau về cùng một sự vật. * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Câu 1, 2- SGK/9) - GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống ở câu 1. ị Nhóm 1 : Em sẽ làm gì nếu em được phân công làm 1 việc không phù hợp với khả năng? ị Nhóm 2 : Em sẽ làm gì khi bị cô giáo hiểu lầm và phê bình? ịNhóm 3 : Em sẽ làm gì khi em muốn chủ nhật này được bố mẹ cho đi chơi? ịNhóm 4 : Em sẽ làm gì khi muốn được tham gia vào một hoạt động nào đó của lớp, của trường? - GV nêu yêu cầu câu 2: + Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em? - GV kết luận : Như SGV/23 * Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/9) - GV gọi HS nêu cầu bài tập 1: - GV kết luận * Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 2- SGK/10) - GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu: + Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành. + Màu xanh: Biểu lộ thái độ phản đối. - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2 (SGK/10) - GV yêu cầu HS giải thích lí do. - GV kết luận : Các ý kiến a, b, c, d là đúng. Ý kiến đ là sai - Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK D.Củng cố - Dặn dò: - Vè nhà thực hiện yêu cầu bài tập 4. - Nhận xét tiết học - Cả lớp thực hiện. - Một số HS thực hiện yêu cầu. - HS nhận xét . - HS lặp lại. - HS thảo luận : +Ý kiến của cả nhóm về đồ vật, bức tranh có giống nhau không? - HS thảo luận nhóm. - Đại diện từng nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Cả lớp thảo luận. - Đại điện lớp trình bày ý kiến. - 1 HS nêu. - HS từng nhóm đôi thảo luận và chọn ý đúng. - HS biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước. - Vài HS giải thích. - 2 HS đọc. - Lắng nghe ghi nhớ về thực hiện. Tập đọc (tiết 9) NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I. MỤC TIÊU - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). * Học sinh khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4 (SGK). - Hiểu nghĩa câu chuyện: ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. * Các KNS cơ bản được giáo dục : - Xác định giá trị. - Tự nhận thức về bản thân. - Tư duy phê phán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ ở SGK /46. * Phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực : - Xử lí tình huống, Trải nghiệm, Thảo luận nhĩm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ Ổn định - Nhắc nhở HS ngồi trật tự để chuẩn bị học bài. B.Kiểm tra bài cũ: - 2 HS học thuộc lòng bài: Tre Việt Nam. - Em thích hình ảnh nào của cây tre và búp măng non? - Bài thơ ca ngợi phẩm chất gì? Của ai? - Nhận xét. C/. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: - GV ghi tựa. - GV cho HS quan sát tranh và giới thiệu tranh. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: - Ỵêu cầu 1 HS đọc toàn bài - GV cho HS mở SGK /46 và ngắt nhịp 4 đoạn. * Đọc nối tiếp lần 1 - GV sửa chữa cách phát âm, chú ý phụ âm, vần. - Phát âm: nảy mầm, dõng dạc, thóc giống. * Đọc nối tiếp lần 2 và giải nghĩa từ chú thích - Đoạn 2 :giải nghĩa từ bệ hạ - Đoạn 3 :giải nghĩa từ sững sờ. - Đoạn :giải nghĩa từ dõng dạc, hiền minh. * Đọc nối tiếp lần 3 - GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng chậm rãi. b) Tìm hiểu bài: * Yêu cầu HS mở SGK/46. - GV cho HS đọc thầm đoạn và trả lời câu hỏi của bài. * GV chốt ý : - Người trung thực luôn nói thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối.... + Qua phần tìm hiểu nội dung bài, em thấy cậu bé Chôm là người như thế nào? c/ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm : Hoạt động cá nhân. * Yêu cầu HS đọc nối tiếp cả bài. - Cần thể hiện giọng đọc diễn cảm ở bài tập đọc này như thế nào ? * Luyện đọc diễn cảm đoạn văn - GV treo bảng phụ: “Chôm lo lắng => từ thóc giống của ta” - GV đọc diễn cảm đoạn văn - GV nêu yêu cầu của giọng đọc hoặc cho HS tìm cách đọc đúng. *Đọc diễn cảm đoạn văn: Hoạt động nhóm đôi. - Yêu cầu đọc đoạn văn diễn cảm * Thi đọc diễn cảm(HS khá) - Đọc phân vai đoạn văn. - Nhận xét bạn nào có giọng đọc hay ? - Đọc cả bài - Nhận xét cách đọc của bạn - Treo tranh: Nội dung bức tranh diễn đạt rõ nét ở đoạn nào ? - Bài tập đọc này có ý nghĩa gì ? - GV theo dõi và nhận xét. D/ . Củng cố, - Qua câu chuyện này muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì? E. Dặn dò: - Về nhà luyên đọc lại bài. - Xem trước bài: Gà trống và cáo. - Nhận xét , tuyên dương. - HS cả lớp thực hiện. - 2 HS đọc - HS nêu - 1 HS đọc bài. - HS ngắt nhịp bằng bút chì. - 4 HS đọc nối tiếp. - 3 HS phát âm. - 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn và giải thích nghĩa các từ có trong đoạn. - 4 HS đọc nối tiếp - 1 HS khá đọc cả bài. - HS chú ý lắng nghe. - HS đọc thầm toàn bài và trả lời - HS thảo luận, đại diện phát biểu. - 4 HS lần lượt đọc 4 đoạn. - HS nêu. - Cả lớp theo dõi - Nhóm đôi đọc đoạn văn. - 3 HS đọc. - 4 HS đọc - HS nhận xét. - HS đọc - HS nêu theo sự hiểu biết của mình. - 2 HS nêu. - HS lắng nghe về nhà thực hiện. Toán (tiết 21) LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận. - Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút và giây. Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào. BT cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3. - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Nội dung bảng bài tập 1 – VBT, kẻ sẵn trên bảng phụ, nếu có thể. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định: - Yêu cầu HS ngồi ngay ngắn, chuẩn bị sách vở để học bài. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra cả lớp bằng bảng : + 180 phút = ? giờ ; 60 phút = ? giờ; + 134 giây= ... phút ...giây ; thế kỉ= ... năm + 2 giờ 30 phút= ... phút. 3. Bài mới : a.Giới thiệu bài: - Luyện tập. b.Hướng dẫn luyện tập: * Bài 1 : SGK/26 : Hoạt động cá nhân - Gọi HS đọc đề. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn, sau đó nhận xét và cho điểm HS. - GV yêu cầu HS nêu lại: Những tháng nào có 30 ngày ? Những tháng nào có 31 ngày ? Tháng 2 có bao nhiêu ngày ? - Nhắc nhở HS cách tính số ngày trong một tháng bằng cách nắm bàn tay phải và tay trái thành nắm đấm rồi tính từ trái qua phải : Chỗ lồi của xương chỉ tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12. Chỗ lõm của xương chỉ tháng 4, 6, 9, 11. - Tháng 2 có 28 ngày (năm thường), có 29 ngày gọi là năm nhuận. * Bài 2 : SGK/26 : Hoạt động nhóm đôi. - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập - GV yêu cầu HS giải thích cách đổi của mình. * Bài 3 : SGK/26 : Hoạt động cá nhân - Gọi HS đọc đề bài và nêu yêu cầu. - Gợí ý : HS cần xác định năm 1 789 thuộc thế kỉ nào ? Rồi xác định năm sinh của Nguyễn Trãi. Xác định tiếp 1 380 thuộc thế kỉ nào ? Hỏi : Muốn xác định năm sinh của Nguyễn Trãi em làm sao ? - GV nhận xét chung. * Bài 4 : SGK/26 : Hoạt động nhóm 6 (HS khá giỏi) - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - Gợi ý: Muốn xác định bạn nào chạy nhanh hơn, cần phải so sánh thời gian chạy của hai bạn( ai chạy ít thời gian người đó chạy nhanh hơn.. - Chia nhóm 6, thảo luận và làm bài. - Nêu cách giải của bài tập này ? - GV nhận xét * Bài 5 : SGK/26 : Hoạt động cá nhân (HS khá giỏi). - Gọi HS đọc và nêu yêu cầu a. GV đưa đồng hồ với hình ở SGK/26 - HS quan sát và ghi kết quả vào bảng b. Treo BT1b đã viết lên bảng - HS chọn câu đúng nhất ghi kết quả vào bảng. - GV nhận xét chung 4.Củng cố - Nêu các tháng có 30 ngày, ca ... ; nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay; bào quản đúng cách những thức ăn chưa dùng hết). II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Các hình minh hoạ ở trang 22, 23 / SGK (phóng to nếu có điều kiện). - Một số rau còn tươi, 1 bó rau bị héo, 1 hộp sữa mới và 1 hộp sữa để lâu đã bị gỉ. - 5 tờ phiếu có ghi sẵn các câu hỏi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Ổn định : - Yêu cầu cả lớp giữ trật tự để chuẩn bị học bài. B. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng hỏi: 1) Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ? 2) Vì sao phải ăn muối i-ốt và không nên ăn mặn ? - GV nhận xét và cho điểm HS. C .Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS mà GV yêu cầu ở tiết trước. - GV giới thiệu: 2. Tìm hiểu bài: a.Hoạt động 1: Tìm hiểu lý do cần ăn nhiều rau và quả chín ( Hoạt động cá nhân) * Mục tiêu: HS biết giải thích vì sao phải ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày. * Cách tiến hành: Bước 1 : Treo tháp dinh dưỡng cân đối và trả lời câu hỏi : Hỏi: Các loại quả chín và rau được khuyên dùng với liều lượng như thế nào trong một tháng với người lớn. - GV chốt ý: Cả rau và quả chín đều cần được ăn đủ... Bước 2 : GV nêu câu hỏi: + Kể tên một số loại rau quả em ăn hàng ngày? + Nêu ích lợi của việc ăn rau quả. - GV kết luận như SGV/56 - Nêu mục bạn cần biết. * BVMT: Con người cần đến không khí thức ăn nước uống từ mt.Cần bảo vệ mt. b. Hoạt động 2: Xác định tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn ( Hoạt động nhóm đôi) * Mục tiêu: Giải thích thế nào là thực phẩm sạch và an toàn. * Cách tiến hành: Bước 1 : Yêu cầu nhóm đôi thảo luận với câu hỏi:+ Theo bạn thế nào là thực phẩm sạch và an toàn ? - GV gợi ý : Quan sát hình 3,4 SGK/23 và mục bạn cần biết để trả lời câu hỏi trên. Bước 2 : Trình bày kết quả - GV nêu phần lưu ý như SGV/56 - Đọc mục bạn cần biết. c. Hoạt động 3: Thảo luận về các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm (Hoạt động nhóm) * Mục tiêu: Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. * Cách tiến hành: Bước 1 : Chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ Nhóm 1: Thảo luận về: + Cách chọn thức ăn tươi, sạch. + Cách nhận ra thức ăn ôi, héo? Nhóm 2 : Thảo luận về : + cách chọn đồ hộp và chọn thức ăn được đóng gói. Nhóm 3 : Thảo luận về: + Sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm và dụng cụ nấu ăn . + Sự cần thiết phải nấu thức ăn chín. Bước 2: Trình bày kết quả. - GV cung cấp cách chọn rau quả tươi SGV/57. - Đọc mục “ Bạn cần biết” SGK/23 D.Củng cố - Cả lớp thực hiện. - 2 HS trả lời. - Các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của tổ mình. - Lắng nghe. - HS quan sát tháp dinh dưỡng - Lần lượt HS nêu. - Bạn bổ sung. - HS lắng nghe. - Lần lượt HS nêu. - Bạn nhận xét. - Cả lớp theo dõi. - 2 HS nhắc lại. - Nhóm đôi cùng thảo luận và nói ý kiến cho nhau nghe - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Bạn nhận xét, bổ sung. - HS cả lớp chia thành 3 nhóm. - Đại diện các nhóm lên trình bày mang theo những vật thật để giới thiệu minh hoạ cho ý kiến của mình. - HS cả lớp lắng nghe. - 2 HS đọc - HS lắng nghe về nhà thực hiện. ............................................................................................... Thứ sáu, ngày 5 tháng 10 năm 2012 Tập làm văn (tiết 10) ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU: - Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện (ND Ghi nhớ). - Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tạo dựng một đoạn văn kể chuyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ truyện Hai mẹ con và bà tiên trang 54/ SGK (phóng to nếu có điều kiện) - Giấy khổ to vàbút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học A. Ổn định : B. Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS trả lời câu hỏi. 1/. Cốt truyện là gì? 2/.Cốt truyện gồm những phần nào? - Nhận xét câu trả lời của HS . C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV ghi tựa lên bảng. 2. Phần nhận xét * Bài 1,2: Hoạt động nhóm 4 - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi HS đọc lại truyện Những hạt thóc giống. - Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu. - Gọi nhóm xong trước dán phiến lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Kết luận lời giải đúng trên phiếu. Bài 2: + Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn ? - Trong khi viết văn, những chỗ xuống dòng ở các lời thoại nhưng chưa kết thúc đoạn văn. Khi viết hết đoạn văn chúng ta cần viết xuống dòng. * Bài 3: hoạt động nhóm hai. - Gọi HS đọc yêu cầu. -Yêu cầu HS trả lời cặp đôi và trả lời câu hỏi. - Gọi HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung. 3. Ghi nhớ: -Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. Nhắc HS đọc thầm để thuộc ngay tại lớp. - Yêu cầu HS tìm 1 đoạn văn bất kì trong các bài tập đọc, truyện kể mà em biết và nêu sự việc được nêu trong đoạn văn đó. - Nhận xét, khen những HS lấy đúng ví dụ và hiểu bài. 4. Luyện tập: - Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu. - Hỏi: + Câu truyện kể lại chuyện gì? + Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh? Đoạn nào còn thiếu? + Đoạn 1 kể sự việc gì? + Đoạn 2 kể sự việc gì? + Đoạn 3 còn thiếu phần nào? + Phần thân đoạn theo em kể lại chuyện gì? - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - Gọi HS trình bày, GV nhận xét, cho điểm HS . D. Củng cố – dặn dò: - Gọi HS nhắc lại ghi nhớ. - Chuẩn bị bài :Trả bài văn viết thư - Nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi. - HS nhắc lại tựa bài. -1 HS đọc thành tiếng. -1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. -Trao đổi, hoàn thành phiếu trong nhóm. - Đại diện nhóm phát biểu . - Dán phiếu, nhận xét, bổ sung. - HS theo dõi. - HS nêu và nhận xét. - Lắng nghe. - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu SGK. - Thảo luận cặp đôi. - 3 HS đọc thành tiếng. - 3 HS phát biểu: - 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung và yêu cầu. - HS nối tiếp nhau trả lời. - Viết bài vào vở nháp. - Đọc bài làm của mình. - 1 HS nêu. - HS lắng nghe về nhà thực hiện. .................................................................................................. Toán (tiết 25) BIỂU ĐỒ (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết về biểu đồ cột. - Biết đọc một số thông tin trên biểu đồ cột. BT cần làm: Bài 1, Bài 2 (a). - Rèn tính cẩn thận, chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phóng to, hoặc vẽ sẵn vào bảng phụ biểu đồ Số chuột của 4 thôn đã diệt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: - Yêu cầu HS ngồi ngay ngắn, chuẩn bị sách vở để học bài. 2.Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS lần lượt trả lời câu hỏi a, b, c của bài tập 2 SGK/ 29. - GV nhận xét chung. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Làm quen với biểu đồ hình cột - GV treo biểu đồ Số chuột của 4 thôn đã diệt và giới thiệu: Đây là biểu đồ hình cột thể hiện số chuột của 4 thôn đã diệt. - GV nêu câu hỏi: + Biểu đồ có mấy cột ? + Dưới chân các cột ghi gì ? + Trục bên trái của biểu đồ ghi gì ? + Số được ghi trên đầu mỗi cột là gì ? - GV hướng dẫn HS đọc biểu đồ c.Luyện tập, thực hành : * Bài 1 : SGK/31 : Hoạt động cá nhân. - GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ hình 1 vẽ ở SGK/31. Suy nghĩ và lần lượt tả lời các câu hỏi a, b, c, d. - GV hỏi : Trong các lớp khối 4, lớp nào trồng được nhiều cây nhất? Những lớp nào trồng được ít hơn 40 cây. * Bài 2 : SGK/32 : Hoạt động nhóm. - Gọi HS đọc phần a và nêu yêu cầu. Treo biểu đồ lên bảng - Cho HS lần lượt lên viết tiếp vào chỗ chấm trên biểu đồ đã treo ở bảng lớp. - Gọi HS nêu yêu cầu phần b - Chia nhóm 6. Thảo luận các yêu cầu các câu hỏi. ghi kết quả vào phiếu học tập. - Gọi các nhóm dán kết quả lên bảng và trình bày. Hỏi : Muốn tính số HS của khối một em làm sao? - Gọi HS đọc bài giải. 4.Củng cố - Nêu các dạng biểu đồ em đã học? 5. Dặn dò: - Về nhà làm hết các bài tập - Chuẩn bị bài : Luyện tập - Nhận xét tiết học. - Cả lớp thực hiện. - 3 HS lần lượt nêu miệng kết quả. - Bạn nhận xét. - HS nghe. - HS quan sát biểu đồ. - HS quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi của GV để nhận biết đặc điểm của biểu đồ - HS lần lượt đọc. - 1 HS nêu yêu cầu của BT 2a - 5 HS lần lượt ghi số liệu trên biểu đồ vào chỗ chấm. - Bạn nhận xét. - Nhóm 6 làm việc ghi kết quả vào phiếu. - Dán kết quả, trình bày - 1 HS đọc bài giải 2 b. - 1 HS nêu. - 1 HS nêu - HS lắng nghe về nhà thực hiện. SINH HOẠT LỚP I. Nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm tuần 5 1. Ưu điểm: - Tiếp tục ổn định nề nếp. - HS đi học chuyên cần. - Lớp trực tuần khá tốt. - GVCN đã dạy tiết thi tay nghề. - Các em đã giữ được nề nếp tự quản tốt trong tuần, khi GVCN đi dự giờ thăm lớp. - Lớp trưởng chủ trì đọc kết quả thi đua của tuần qua. 1. Tồn tại: - Một số em cịn hay nĩi chuyện riêng trong giờ học. - Một số em cịn chưa học bài làm bài cũ : Y Thâm, Y Tin, H Nhep,... - Các em : H Viên, Y Thâm, Y Tam viết chữ cịn rất chậm. - Một số em đi học ăn mặc cịn chưa sạch sẽ, đầu tĩc chưa gọn gàng. II. Nêu phương hướng tuần 6 - GV nêu kế hoạch tuần tới. - Duy trì nề nềp học tập. - Khắc phục khĩ khăn của tuần qua. - HS học bài và làm bài đầy đủ. - Vệ sinh khuôn viên trường lớp sạch sẽ. ------------------ HẾT ------------------ ----------------------------- ù -----------------------------
Tài liệu đính kèm: