Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cho HS nhận biết số ngày trong từng tháng của một năm.
- Biết năm nhuận có 366 ngày. Năm không nhuận 365 ngày.
- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.Cách tính mốc thế kỷ.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra : HS chhữa BT 4,5 (SGK).
2. Bài mới:
* HĐ1: Giới thiệu bài.
* HĐ2: HD luyện tập.
- HD luyện tập: Làm BT (VBT).
- Gọi HS nêu yêu cầu của từng bài - Hướng dẫn HS làm bài.
- GV theo dõi - Hướng dẫn - Chấm bài 1 số em.
+ Chữa bài.
Bài 1: (Yêu cầu HS nêu và ghi nhớ các tháng có 31 ngày là: 1,3,5,7,8 ,10,12)
- Các tháng có 30 ngày: 4,6,9,11.
- Tháng 2: Có 28 ngày (hoặc 29 ngày).
GV nêu thêm: Năm tháng 2 có 29 ngày là năm nhuận (366 ngày).
Năm tháng 2 có 28 ngày là năm không nhuận (365 ngày).
- Hướng dẫn HS tính và giải thích thêm về năm nhuận.
Bài 2: Cũng cố cho HS về mối quan hệ cách chuyển đổi giữa ngày, giờ, phút, giây.
Bài 3: Lưu ý HS về cách xác định thế kỷ.
Bài 4: Củng cố cách xem đồng hồ: Củng cố về đơn vị đo khối lượng.
3. Cũng cố bài: Nhận xét tiết học - Dặn dò.
TUẦN 5 Thứ 2 ngày 01 tháng 10 năm 2007 Buổi một: Tập đọc: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I. MỤC TIÊU: HS đọc lưu loát, biết đọc giọng kể chuyện chậm rãi. - Biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện đọc đúng ngữ điệu câu hỏi và câu kể. + Hiểu: 1 số TN trong bài, ý chính của câu chuyện. - Chuyện ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Tranh minh họa (SGK). III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra: Gọi HS đọc bài “Tre Việt Nam” Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì? của ai? 2. Bài mớí: * HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a) Luyện đọc: - HS đọc nối tiếp nhau (2 – 3 lần) theo từng đoạn (4 đoạn). Đoạn 1: 3 dòng đầu. Đoạn 2: 5 dòng kế tiếp. Đoạn 3: 5 dòng tiếp theo. Đoạn 4: còn lại. - GV giải nghĩa từ khó: Bê hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh. - Hướng dẫn HS đọc đúng bài. Đọc đúng câu, câu cảm .... + HD luyện đọc theo cặp. - 1- 2 HS đọc diễn cảm toàn bài. b) Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm toàn bài. Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi? (Vua muốn chọn 1 người trung thực để truyền ngôi). Nhà vua làm cách nào để tìm người trung thực? (Phát thóc giống đã luộc kỹ cho dân về gieo trồng. Hẹn: Ai thu được nhiều sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc thì bị phạt. + GV giải thích thêm ý đồ của nhà vua. + HS đọc đoạn 2. Theo lệnh vua. Chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả như thế nào? (Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm sóc kết quả thóc không nảy mầm). Đến kì nộp thóc cho vua mọi người dân làm gì? (Nô nức chở thóc đến kinh thành để nộp). Chôm làm gì? (Không có thóc quý tâu vua: con không làm sao cho thóc nảy mầm được). Hành động của Chôm có gì khác mọi người: (Dũng cảm, dám nói thật không sợ bị trừng trị). + HS đọc đoạn 3: Khi nghe Chôm nói thật thái độ của mọi người như thế nào? (Sững sờ, ngạc nhiên, sợ hãi Chôm bị phạt). + HS đọc đoạn cuối: Theo em vì sao người trung thực là người đáng quý? (Người trung thực bao giờ cũng nói thật và thích nghe nói thật nhờ đó sẽ làm được nhiều việc có ích cho dân, cho nước và người trung thực dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt - Rút ra ý chính: (MT). * HĐ2: Luyện đọc diễn cảm: + GV đọc mẫu - Hướng dẫn HS đọc theo từng đoạn. + HS luyện đọc nối tiếp theo 4 đoạn. 3. Cũng cố bài: Câu chuyện này muốn nói với em điều gì? (Đức tính trung thực là đức tính quý nhất của con người. Cần sống trung thực). Nhận xét - Dặn dò. ___________________________ Toán: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Củng cố cho HS nhận biết số ngày trong từng tháng của một năm. - Biết năm nhuận có 366 ngày. Năm không nhuận 365 ngày. - Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.Cách tính mốc thế kỷ. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra : HS chhữa BT 4,5 (SGK). 2. Bài mới: * HĐ1: Giới thiệu bài. * HĐ2: HD luyện tập. - HD luyện tập: Làm BT (VBT). - Gọi HS nêu yêu cầu của từng bài - Hướng dẫn HS làm bài. - GV theo dõi - Hướng dẫn - Chấm bài 1 số em. + Chữa bài. Bài 1: (Yêu cầu HS nêu và ghi nhớ các tháng có 31 ngày là: 1,3,5,7,8 ,10,12) - Các tháng có 30 ngày: 4,6,9,11. - Tháng 2: Có 28 ngày (hoặc 29 ngày). GV nêu thêm: Năm tháng 2 có 29 ngày là năm nhuận (366 ngày). Năm tháng 2 có 28 ngày là năm không nhuận (365 ngày). - Hướng dẫn HS tính và giải thích thêm về năm nhuận. Bài 2: Cũng cố cho HS về mối quan hệ cách chuyển đổi giữa ngày, giờ, phút, giây. Bài 3: Lưu ý HS về cách xác định thế kỷ. Bài 4: Củng cố cách xem đồng hồ: Củng cố về đơn vị đo khối lượng. 3. Cũng cố bài: Nhận xét tiết học - Dặn dò. _____________________ Chính tả: (nghe viết) NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I. MỤC TIÊU: HS nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài "Những hạt thóc giống” - Qua BT biết phân biệt những tiếng có âm đầu l/n, en/eng. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra: Gọi HS lên bảng viết - Cả lớp viết vào nháp 1 số từ bắt đầu dấu : r/ gi/ d (rì rào, giận dữ, gia đình....). 2. Bài mới: Giới thiệu bài viết. * HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết. GV đọc bài viết (SGK) HS theo dõi. (Lưu ý những từ: dõng dạc, luộc kĩ, truyền ngôi...) - HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết chú ý những tiếng dễ viết sai. + GV hướng dẫn nhắc nhở - HD học sinh viết bài. + GV đọc cho HS viết bài (Đọc 2-3 lần to, rõ ràng). + Đọc cho HS khảo bài. * Chấm 1 số bài - HS đổi chéo bài kiểm tra cho nhau. * HĐ2: Luyện tập. HD HS làm BT2 (VBT). Gọi HS nêu kết quả - GV nhận xét bổ sung. + Chữa bài lên bảng. Lời giải - Nộp bài, lần này, làm em, lâu nay, lòng thanh thản – làm bài. Chen chân – Len qua – leng keng – áo len – màu đen - khen em. BT3 : Giải câu đố: Con nòng nọc. Chim én. 3. Củng cố: Nhận xét - Dặn dò. ____________________ Khoa học : SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN I. MỤC TIÊU: Sau bài học. - HS có thể giải thích lí do cần ăn phối hợp các chất béo có nguồn gốc từ động vật và chất béo có nguồn gốc từ thực vật. - Biết được ích lợi của muối I- ốt. - Tác hại của thức ăn mặn. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra: Tại sao ta cần ăn phối hợp chất đạm động vật và chất đạm thực vật? - Vì sao nên phải ăn cá? 2. Bài mới: * HĐ1: Tìm hiểu các món ăn chứa nhiều chất béo. - HS qua sát tranh (SGK). Đọc mục bạn cần biết liên hệ tìm hiểu thực tế - Thảo luận nhóm đôi - Trả lời câu hỏi. - Kể tên các món ăn chứa nhiều chất béo? (Các món ăn rán bằng mỡ, các loại thịt rán, cá rán, bánh rán, ... các món ăn luộc hay nấu bằng thịt mỡ: Thịt lợn luộc, canh sườn, lòng, ...) các món ăn muối vừng, lạc. * HĐ2: Tìm hiểu tại sao lại ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc từ động vật và chất béo có nguồn gốc từ thực vật. - HS đọc mục bạn cần biết SGK – Quan sát tranh (SGK). - Kể tên một số món ăn vừa củng cố chất béo động vật vừa củng cố chất béo thực vật? (Thịt rán, cá rán, ...) - Vì sao phải ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật? (Trong chất béo động vật có nhiều a – xít béo no; trong chất béo thực vật có nhiều a – xít béo không no). Vì vậy nên cần ăn phối hợp cả 2 loại chất béo động vật và thực vật. - GV giải thích tác hại ăn nhiều chất béo no - Làm tăng huyết áp... * HĐ3: Tìm hiểu về ích lợi của muối I - ốt và tác hại của ăn mặn. HS quan sát tranh - thảo luận. - GV nêu vai trò của nuối I - ốt: Thiếu I - ốt tuyến giáp phải tăng cường hoạt động nên dễ gây ra u tuyến - Bưới cổ; thiếu I - ốt sẽ gây nhiều rối loạn chức năng trong cơ thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em hạn chế về phát triển trí tuệ. - Làm thế nào để bổ sung I - ốt cho cơ thể? (ăn muối I - ốt). - Tại sao không ăn mặn? (Vì có nhiều liên quan đến bệnh huyết áp cao). 3. Củng cố: Hệ thống các nội dung chính của bài. Nhận xét - Dặn dò __________________________ Buổi hai: Hướng dẫn thực hành : (TV) LUYỆN VIẾT: BÀI 1. I. MỤC TIÊU: Luyện chữ viết cho HS qua đoạn bài viết: L uỹ tre. Yêu cầu HS viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ, trình bày đẹp. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Khởi động: Giới thiệu bài. 2. Trọng tâm: * HĐ1: Chữa BT chính tảở vở bài tập. HS lần lượt đọc bài làm của mình - Lớp và GV nhận xét, bổ sung. GV đọc bài làm đúng cho HS đối chiếu. * HĐ2: Luyện viết: HS đọc thầm bài – Chú ý chữ khó viết; chữ ghi dấu thanh ngã. GV hướng dẫn cách trình bày bài viết, nhắc tư thế ngồi viết cho HS. HS viết bài. * HĐ3: Chấm, chữa bài. GV chấm bài. Chữa bài: Lưu ý sửa nét chữ, độ cao của chữ cho HS. 3. Tổng kết: Nhận xét - Dặn dò. ________________________ Luyện Toán : Luyện tập: ĐO THỜI GIAN I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Củng cố kiến thức về ngày, tháng, giờ, phút, giây, thế kỉ, năm. - HS hoàn thành BT (SGK) tiết luyện tập và luyện tập thêm. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Khởi động: Giới thiệu bài. 2. Trọng tâm: * HĐ1: Củng cố kiến thức: HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian: VD: 1 ngày = 24 giờ 1 phút = 60 giây 1 giờ = 60 phút 1 thế kỷ = 100 năm * HĐ2: Luyện tập: HS làm BT 2,3,4 (trang 26 – SGK) Bài tập làm thêm. *Viết vào ô trống (theo mẫu) Năm 492 1010 43 1930 1945 1890 2005 Thuộc thế kỉ Thế kỉ V *Viết số thích hợp vào chỗ chấm. 1phút 30giây = ... giây 17phút 5giây = ... giây nửa thế kỷ = ... năm 7 năm 9tháng = ... tháng 2giờ 3phút = ... giây 30 năm = ... thập kỷ * HĐ3: Chấm, chữa bài B2: HS điền trên bảng. B3: HS trả lời miệng. B4: HS trình bày bài giải trên bảng. Lớp đối chiếu kết quả. 3. Tổng kết : Nhận xét - Dặn dò. ___________________________________ Hướng dẫn thực hành (KH) SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN I. MỤC TIÊU: - HS ghi nhớ: Lí do cần ăn phối hợp các chất béo có nguồn gốc từ động vật và chất béo có nguồn gốc từ thực vật. - Ích lợi của muối I- ốt. - Tác hại của thức ăn mặn. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. HDHS ôn: Tại sao ta cần ăn phối hợp chất đạm động vật và chất đạm thực vật? - Thảo luận nhóm đôi - Trả lời câu hỏi. - Kể tên các món ăn chứa nhiều chất béo? - Kể tên một số món ăn vừa củng cố chất béo động vật vừa củng cố chất béo thực vật? - Vì sao phải ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật? - GV giải thích tác hại ăn nhiều chất béo no - Làm tăng huyết áp... - GV nêu vai trò của nuối I - ốt: Thiếu I - ốt tuyến giáp phải tăng cường hoạt động nên dễ gây ra u tuyến - Bưới cổ; thiếu I - ốt sẽ gây nhiều rối loạn chức năng trong cơ thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em hạn chế về phát triển trí tuệ. - Làm thế nào để bổ sung I - ốt cho cơ thể? - Tại sao không ăn mặn? - Đại diện nhóm trình bày. Các bạn nhận xét GV kết luận. - HS đọc mục bạn cần biết SGK. 2. HS hoàn thành bài tập ở vở bài tập. 3. Củng cố: Hệ thống các nội dung chính của bài. Nhận xét - Dặn dò. Thứ 3 ngày 2 tháng 10 năm 2007 Buổi một: Thể dục: Bài 9: TRÒ CHƠI “BỊT MẮT BẮT DÊ” I. MỤC TIÊU: Củng cố kỉ thuật: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại. - Học động tác đổi chân khi đi sai nhịp. - Tổ chức trò chơi. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Phần mở đầu: HS ra sân. GV yêu cầu ND tiết học - Khởi động tay, chân. 2. Phần cơ bản: Ôn tập ĐHĐN: Ôn tập hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại. - GV điều khiển tập 2 lần. - HS luyện tập theo tổ. + Học động tác đổi chân khi đi sai nhịp. - GV làm mẫu (HD chậm từng động tác). - Gọi 1 số HS lên làm mẫu. - HD cả lớp thực hiện – GV theo dõi sữa sai. HD luyện tập theo tổ. + Tổ chức trò chơi: “Bịt mắt bắt dê” 3. Kết thúc: - Chạy thường quanh sân. ... (người, vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị) - Nhận biết được Danh từ trong câu - Đặc biệt là Danh từ chỉ khái niệm. II. CHUẨN BỊ: VBT (HS) III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra: HS nêu 1 số từ cùng nghĩa với từ trung thực đặt câu với từ đó. - Nêu 1 số từ trái nghĩa với từ trung thực. Đặt câu .... 2. Bài mới: a) giới thiệu bài. b) Nhận xét. - Gọi HS đọc ND bài 1 - Cả lớp đọc thầm. - GV nêu yêu cầu của BT. - HD các em đọc từng câu thơ gạch dưới các từ chỉ sự vật trong từng câu. - HS thảo luận nhóm đôi làm BT vào vở - Gọi HS nêu kết quả. Làm bài: Cả lớp nhận xét – GV bổ sung đưa ra kết quả đúng. Dòng 1: Truyện cổ Dòng 5 cha ông, đời Dòng 2: Cuộc sống, tiếng xưa Dòng 6 con sông, chân trời Dòng 3: Cơn, nắng, cơn , mưa Dòng 7 truyện cổ Dòng 4: Con, sông, rặng, dừa Dòng 8 Ông cha GV nêu: Các từ trên là những danh từ: Vậy danh từ là những từ nào (Là những từ chỉ sự vật: người, vật, hiện tượng). GV trong các danh từ trên mối danh từ chỉ 1 sự vật riêng biệt và nó riêng biệt ở chổ nào chúng ta tìm hiểu qua BT2. + Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT2 – GV nói rõ yêu cầu của BT. HS thảo luận nhóm đôi – Ghi kết quả vở BT. Gọi HS nêu kết quả - GV nhận xét bổ sung Đưa ra kết quả đúng. Từ chỉ người : Ông cha, cha ông. Từ chỉ vật: Sông, dừa, chân trời. Chỉ hiện tượng: Mưa, nắng. Chỉ K/ niệm: Cuộc sống. truyện cổ, tiếng, xưa, đời. Chỉ dơn vị: Con, cơn, rặng GV giải thích: Danh từ chỉ khái niệm: Biểu thị những cái chỉ có trong nhận thức của con người – ta không cảm nhận được bằng giác quan. c) Ghi nhớ: (Danh từ là những từ chỉ sự vật, người, vật, hiện tượng, K/ niệm hoặc đơn vị. + Gọi 1 số HS nhắc lại. Luyện tập: HS đọc ND yêu cầu bài tập 1 – GV hướng dẫn làm bài. HS làm bài – GV theo dõi chấm, chữa bài. (Những Danh từ chỉ K/niệm: Điểm, đạo đức, lòng, kinh nghiệm, cách mạng) HDHS làm BT2: đặt câu. Gọi HS đọc kết quả: (mỗi em đọc 1 câu) – GV nhận xét bổ sung. 4. Củng cố : Nhận xét - Dặn dò. Thứ 6 ngày 5 tháng 10 năm 2007 Buổi 1: Tập làm văn: ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU: HS có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện. - Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tạo dựng được đoạn văn. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Tranh minh họa về người con hiếu thảo. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Giới thiệu bài: 2. Nhận xét. 1 HS đọc yêu cầu BT 1,2. Cả lớp nhận xét bài “Những hạt thóc giống” HS thảo luận nhóm đôi làm BT (VBT). - HS lần lượt trình bày kết quả - GV nhận xét bổ sung nêu kết quả đúng. * Bài tập 1: Những sự việc tạo thành 1 cốt truyện “Những hạt thóc giống” Sự việc 1: Nhà vua mốn tìm người trung thực để truyền ngôi nên nghỉ ra kế luộc thóc giống giao cho dân đêm về gieo trồng - Hẹn thời gian đến nộp – ai có nhiều được truyền ngôi. - Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc, gieo trồng nhưng thóc chẳng nẩy mầm. - Sự việc 3: Chôm dám tâu vua trước sự ngạc nhiên của mọi người. - Sự việc 4: Vua khen Chôm trung thực, dũng cảm quyết định truyền ngôi cho Chôm. b) Mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào? - Sự việc 1: Được kể trong đoạn văn 1 (3 dòng đầu). - Sự việc 2: Được kể trong đoạn văn 2 (2 dòng tiếp). - Sự việc 3: Được kể trong đoạn văn 3 (8 dòng tiếp). - Sự việc 4: Được kể trong đoạn văn 4 (8 dòng còn lại). * Bài tập 2: Dấu hiệu giúp em tìm ra chỗ mở đầu và kết thúc đoạn văn. - Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng lùi vào 1 ly. - Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng. * Bài tập 3: Đọc yêu cầu của 2 BT trên. Nêu nhận xét rút ra từ 2 BT trên (mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện, kể 1 sự việc trong 1 chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của chuyện). Hết 1 đoạn văn chấm xuống dòng. Ghi nhớ (SGK) Gọi HS nhắc lại. 3. Luyện tập: HS đọc ND yêu cầu BT. GV hướng dẫn hoàn thiện bài. Gọi 1 HS nêu kết quả - GV nhận xét bổ sung. 4. Tổng kết : Nhận xét - Dặn dò. ______________________ Toán: BIỂU ĐỒ (tiếp) I. MỤC TIÊU: Giúp HS. - Bước đầu nhận biết về biểu đồ cột. - Biết cách đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ cột. - Biết xử lý số liệu trên biểu đồ cột và thực hành hoàn thiện biểu đồ đơn giản. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra: HS chữa BT2 (SGK) 2. Bài mới: * HĐ1: làm quen với biểu đồ cột. - HS quan sát biểu đồ 1 (SGK). Nêu tên cuảu 4 thôn được nêu trên biểu đồ. Ý nghĩa của mỗi cột trên biểu đồ. - Cách đọc số liệu trên mỗi cột. - Biết so sánh số liệu ở các cột. * HĐ2: Thực hành luyện tập. - HS làm BT (VBT). - GV gọi HS nêu yêu ND cầu của từng BT. - HD làm bài – GV theo dõi. * HĐ3: Chấm, chữa bài. 3. Củng cố: Nhận xét - Dặn dò. _____________________________________ Mü thuËt: (C« H¬ng lªn líp) ______________________________________ Khoa học : ĂN NHIỀU RAU QUẢ CHÍN SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết: - Giải thích vì sao phải ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày. - Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn. - Các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. II. CHUẨN BỊ: Tranh vẽ (SGK). III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra: Nêu ích lợi của muối I - ốt và tác hại của ăn mặn. 2. Bài mới: * HĐ1: Tìm hiểu lý do cần ăn nhiều quả chín. - HS xem lại tháp dinh dưỡng cân đối. Rút ra: Cả rau và quả chín cần được ăn đủ với số lượng nhiều hơn thức ăn chứa đạm, chất béo. HS kể 1 số loại rau, quả các em vẫn thường ăn hàng ngày. - Nêu ích lợi của việc ăn rau quả: (Để có đủ vi ta min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể ; các chất xơ trong rau quả còn chống táo bón). * HĐ2: Xác định tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn. - HS quan sát hình 3,4 (SGK). Đọc mục bạn cần biết - trả lời câu hỏi. Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn? HS trình bày kết quả - GV bổ sung - Kết luận (SGK). * HĐ3: Các bước giữ vệ sinh và an toàn thực phẩm. - HS nghiên cứa bài SGK (mục bạn cần biết). Rút ra các cách giữ vệ sinh an toàn (SGK). + Cách chọn rau quả. + Quan sát hình dáng bên ngoài. 3. Củng cố : Hệ thống nội dung bài. Nhận xét - dặn dò. ________________________________ Kỹ thuật: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường I. MỤC TIÊU: - HS biết cách khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường. - Khâu ghép được 2 mép vải bằng mũi khâu thường. - C ó ý thức rèn kỹ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống. - Giáo dục HS tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bộ đồ dùng dạy học cắt khâu thêu. . Vải, kim, chỉ, kéo, thước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Kiểm tra: Dụng cụ học tập. 2. Bài mới: * HĐ1: Giới thiệu yêu cầu, ND tiết học. Giới thiệu bài. * HĐ2: HD quan sát và nhận xét mẫu. - GV giới thiệu mẫu khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường. - HS nhận xét về đường khâu. - Giới thiệu 1 số sản phẩm có đường khâu ghép – HS nêu ứng dụng của khâu ghép 2 mép vải. - GV kết luận. * HĐ3: HD thao tác kĩ thuậ.t - HS quan sát H 1,2,3 (SGK) để nêu các bước. - Nêu cách vạch dấu đường khâu 2 mép vải. - HS nêu cách khâu lược, khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường và trả lời câu hỏi trong SGK. HĐ4: Thực hành. 2 HS lên bảng thực hiện các thao tác GV vừa HD. 3.Cũng cố: HS đọc phần ghi nhớ. Nhận xét - Dặn dò. _________________________________ gao damlao d_______________ Buổi hai: Luyện Tiếng Việt: (LTVC) LUYỆN TẬP: DANH TỪ I. MỤC TIÊU: Củng cố luyện tập cho HS các kiến thức về Danh từ. HS nhận biết danh từ chỉ người; danh từ chỉ vật; danh từ chỉ hiện tượng; danh từ chỉ khái niệm; danh từ chỉ đơn vị. - HS xác định được danh từ có trong đoạn văn. Biết đặt câu với các danh từ. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Khởi động: Giới thiệu ND tiết ôn tập. 2. Trọng tâm: * HĐ1: Củng cố lý thuyết. HS nhắc lại: Thế nào là danh từ? Đặc điểm của danh từ chỉ khái niệm? Cho ví dụ. * HĐ2: Luyện tập Hướng dẫn HS làm một số bài tập – GV theo dõi. Bài : Tìm - 5 danh từ chỉ người - 5 danh từ chỉ hiện tượng - 5 danh từ chỉ vật - 5 danh từ chỉ đơn vị - 5 danh từ chỉ khái niệm Bài 2: Đặt 5 câu với các danh từ vừa tìm được (mỗi loại một câu). Bài 3: Tìm và gạch dưới các danh từ chỉ khái niệm: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống qúy báu của dân tộc ta. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn. Nó nhấn chìm cả lũ bán nước và lũ cướp nước. * HĐ3: Chấm,chữa bài. 3. Tổng kết: Củng cố, nhận xét, dặn dò. ___________________________________ Luyện Toán: ¤n: biÓu ®å I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Củng cố kĩ năng đọc biểu đồ tranh và biểu đồ hình cột. - Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ vẽ biểu đồ BT3 trang 35. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Khởi động: Giới thiệu ND tiết học. 2. Trọng tâm: * HĐ1: Củng cố cách đọc biểu đå. GV cho HS đọc lại biểu đồ tranh và biểu đồ cột ở BT1, 2 (SGK trang 33,34) theo hệ thống câu hỏi ở BT. * HĐ2: Luyện vẽ biểu đồ. GV yêu cầu HS vẽ biểu đồ biểu thị số HS giỏi của các lớp 4A, 4B, 4C theo số liệu sau: 4A: 9 em; 4B: 12 em; 4C: 8 em. HS nêu cách vẽ: Cột dọc bên trái là cột chỉ số em. Cột ngang dưới là cột ghi tên lớp. Vẽ các cột theo số liệu đã cho, mỗi lớp cách nhau 1ô li. HS vẽ trong giấy nháp – 1em vẽ trên bảng. GV bổ sung (nếu cần) * HĐ3: Luyện tập. HS làm BT – GV hướng dẫn. Bài 1: Hãy vẽ biểu đồ biểu thị số người tăng thêm của xã Xuân Phương trong 4 năm như sau: Năm 1999: 2 800 người Năm 2000: 2 600 người Năm 2001: 2 200 người Năm 2002: 2 000 người Bài 2: Dựa vào biểu đồ trên, hãy cho biết: Năm nào có số người tăng nhiều nhất? Năm 2002 tăng ít hơn năm 1999 là bao nhiêu người? Trung bình mỗi năm tăng bao nhiêu người? * HĐ4: Chấm, chữa bài. 3. Tổng kết: Nhận xét, dặn dò. ____________________________ Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU: - Đánh giá nhận xét hoạt động tuần qua để giúp HS nhận ra mặt tốt, mặt tồn tại, hạn chế để HS khắc phục tồn tại và phát huy ưu điểm. II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Tổ trưởng báo cáo từng thành viên trong tổ. - Lớp trưởng tổng hợp từng tổ. - GV chủ nhiệm nhắc nhở, bổ sung, nêu kế hoạch tuần 6. + Làm tốt công tác vệ sinh trực nhật. + Thực hiện tốt nề nếp häc tËp. + Làm tốt công tác vệ sinh cá nhân, đồng phục khi đến trường. + Phân công tổ trực nhật: Tổ 3. ___________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: