Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Vũ Thị Hiền

Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Vũ Thị Hiền

Tiết 3: Toán

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu: Giúp HS:

 1. KT: - Củng cố về số ngày trong các tháng của năm.

 - Biết năm thường có 365 ngày, năm nhuận có 366 ngày.

 - Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học.

 - Củng cố bài toán tìm một phần mấy của một số.

 * Vận dụng làm được các bài tập

 2. KN: Rèn cho HS kĩ năng vận dụng vào làm đúng các bài tập chính xác.

 ** Hỗ trợ cho HS đọc và viết về đơn vị đo thời gian.

 3. GD: GD cho HS ý thức tự giác học bài và làm bài cẩn thận, chính xác. Vận dụng được vào thực tế cuộc sống hàng ngày.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Nội dung bảng bài tập 1 – VBT, kẻ sẵn trên bảng phụ

 

doc 60 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 353Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Vũ Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 
 Ngày soạn: 13/9/2009 
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 14/9/2009
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc
NHữNG HạT THóC GIốNG
I. Mục tiêu: 
 1. KT: Đọc được toàn nội dung bài, đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: Gieo trồng, truyền ngôi, nô nức, lo lắng, sững sờ, luộc kĩ, dõng dạc
Hiểu các từ ngữ khó trong bài: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh.
Hiểu nội dung câu truyện: Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật .s	
 2. KN: Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở cá từ ngữ gợi cảm. Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
 * *Tăng cường cho HS luyện đọc đoạn.
 3. GD: GD cho HS noi gương tính trung thực, dũng cảm của cậu bé Chôm trong câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 46, SGK 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. Hoạt động trên lớp:
ND&TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC: (3’)
B. Bài mới:
 1. GTB:(2’)
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
(10’)
 b. Tìm hiểu bài: (15’)
c. Luyện đọc diễn cảm: (8’) 
3. Củng cố - dặn dò:(2’)
- Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài: Tre Việt Nam và trả lời câu hỏi sau:
- Nhận xét và cho điểm HS .
- Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? Cảnh này em thường gặp ở đâu?
- Từ bao đời nay, những câu truyện cổ luôn là những bài học ông cha ta muốn răn dạy con cháu. Qua câu truyện Những hạt giống thóc ông cha ta muốn nói gì với chúng ta? Các em cùng học bài.
- Yêu cầu HS mở SGK trang 46, tiếp nối nhau đọc từng đoạn (2 lượt HS đọc)
+ GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có). 
+ Kết hợp tìm hiểu nghĩa của từ chú giải SGK
- Cho HS đọc theo cặp đôi
* *Theo dõi và cho HS đọc ngắt nghỉ đúng.
- Gọi 4 HS đọc toàn bài.
- NX chung
- GV nêu giọng đọc toàn bài và đọc mẫu. 
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
- Gọi HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Nhà vua đã làm cách nào để tìm được người trung thực? (Vua phát cho mỗi người dân một thúng thóc đã luộc kĩ mang về gieo trồng và hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có sẽ bị trừng phạt.)
+ Theo em hạt thóc giống đó có thể nảy mầm được không? Vì sao?( Hạt thóc giống đó không thể nảy mầm được vì nó đã được luộc kĩ rồi.)
+ Thóc luộc kĩ thì không thể nảy mầm được. Vậy mà vua lại giao hẹn, nếu không có thóc sẽ bị trừng trị. Theo em, nhà vua có mưu kế gì trong việc này? (Vua muốn tìm xem ai là người trung thực, ai là người chỉ mong làm đẹp lòng vua, tham lam quyền chức.)
- Đoạn 1 ý nói gì? – Ghi ý chính đoạn 1.
ý 1: Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.
- Câu chuyện tiếp diễn ra sao, chúng ta cùng học tiếp.
- Y/C HS đọc đoạn 2 và TLCH
+ Theo lệng vua, chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao? (Chôm gieo trồng, em dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm)
+ Đến kì nộp thóc cho vua, chuyện gì đã xảy ra?( Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp. Chôm không có thóc, em lo lắng, thành thật quỳ tâu: Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc
nảy mầm được)
 + Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người? (Mọi người không dám trái lệnh vua, sợ bị trừng trị. Còn Chôm dũng cảm dám nói sự thật dù em có thể em sẽ bị trừng trị)
- Y/C HS đọc đoạn 3 và TLCH
+ Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe Chôm nói? (Mọi người sững sờ, ngạc nhiên vì lời thú tội của Chôm. Mọi người lo lắng vì có lẽ Chôm sẽ nhận được sự trừng phạt.)
- Câu chuyện kết thúc như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn kết.
+ Nhà vua đã nói như thế nào? (Vua nói cho mọi người biết rằng: thóc giống đã bị luột thì làm sao có thể mọc được. Mọi người có thóc nộp thì không phải là thóc giống vua ban.)
+Vua khen cậu bé Chôm những gì? (Vua khen Chôm trung thực, dũng cảm)
+ Cậu bé Chôm được hưởng những gì do tính thật thà, dũng cảm của mình? (Cậu được vua truyền ngôi báu và trở thành ông vua hiền minh.)
+ Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý? (Vì người trung thực bao giờ cũng nói đúng sự thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung....)
- Đoạn 2- 3- 4 nói lên điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 2- 3- 4.
ý 2 – 3 - 4: Cậu bé Chôm là người trung thực dám nói lên sự thật.
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi để tìm ra gịong đọc thích hợp.
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.
- GV đọc mẫu.
- Yêu cầu HS tìm ra cách đọc và luyện đọc.
- Gọi 2 HS thi đọc
- Gọi 3 HS tham gia đọc theo vai.
- Nhận xét và cho điển HS đọc tốt.
- Yêu cầu HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi: Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
- Ghi nội dung chính của bài.
Câu chuyện ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm nói lên sự thật và cậu được hưởng hạnh phúc.
+ Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- 2 HS lên bảng thực hiện 
- TL
- Lắng nghe.
- HS đọc nt
- Đọc nhóm đôi
- Đọc nt
- Nghe
- Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời:
- HS đọc và TLCH
- Đọc thầm TLCH
- Tiếp nối nhau trả lời theo ý hiểu.
- 4 HS đọc tiếp nối từng đoạn.
- Tìm ra cách đọc 
- Đọc và NX
- 3 HS đọc.
- HS theo dõi.
- Nêu
- TL
- Nghe
Tiết 3: Toán 	
LUYệN TậP
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
 1. KT: - Củng cố về số ngày trong các tháng của năm.
 - Biết năm thường có 365 ngày, năm nhuận có 366 ngày.
 - Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học.
 - Củng cố bài toán tìm một phần mấy của một số.
 * Vận dụng làm được các bài tập 
 2. KN: Rèn cho HS kĩ năng vận dụng vào làm đúng các bài tập chính xác. 
 ** Hỗ trợ cho HS đọc và viết về đơn vị đo thời gian.
 3. GD: GD cho HS ý thức tự giác học bài và làm bài cẩn thận, chính xác. Vận dụng được vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Nội dung bảng bài tập 1 – VBT, kẻ sẵn trên bảng phụ
III. Hoạt động trên lớp: 
ND&TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC: (3’)
B. Bài mới:
 1. GTB:(2’)
 2. Luyện tập: Bài 1:(8’)
 Bài 3:(9’)
Bài 4: (10’)
Bài 5: (6’)
5. Củng cố - dặn dò:(2’)
- GV gọi HS lên bảng chữa bài tập 3
- Kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
- Trong giờ học toán hôm nay sẽ giúp các em củng cố các kiến thức đã học về các đơn vị đo thời gian.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- GV yêu cầu HS nêu lại: Những tháng nào có 30 ngày ? Những tháng nào có 31 ngày ? Tháng 2 có bao nhiêu ngày?
(Những tháng có 30 ngày là 4, 6, 9, 11. Những tháng có 31 ngày là 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12. Tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày)
- GV giới thiệu: Những năm tháng 2 có 28 ngày gọi là năm thường. Một năm thường có 365 ngày. Những năm tháng 2 có 29 ngày gọi là năm nhuận. Một năm nhuận có 366 ngày.Cứ 4 năm thì có một năm nhuận. Ví dụ năm 2000 là năm nhuận thì đến năm 2004 là năm nhuận, năm 2008 là năm nhuận 
- Cho HS làm tiếp phần b
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
(Vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ thứ XVIII.)
- GV có thể yêu cầu HS nêu cách tính số năm từ khi vua Quang Trung đại phá quân Thanh đến nay. (Thực hiện phép trừ, lấy số năm hiện nay trừ đi năm vua Quang Trung đại phá quân Thanh. Ví dụ: 2005 – 1789 = 216 (năm))
- GV yêu cầu HS tự làm bài phần b, sau đó chữa bài.
(Nguyễn Trãi sinh năm:
1980 – 600 = 1380.
Năm đó thuộc thế kỉ XIV.)
* Cho HS nhắc lại nội dung bài tập.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Muốn biết bạn nào chạy nhanh hơn, chúng ta phải làm gì ?( Đổi thời gian chạy của hai bạn ra đơn vị giây rồi so sánh. (Không so sánh 1/4 và 1/5))
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét – chữa bài: 
(Bạn Nam chạy hết 1/4 phút = 15 giây; Bạn Bình chạy hết 1/5 phút = 12 giây. 12 giây < 15 giây, Vậy bạn Bình chạy nhanh hơn bạn Nam.)
- GV yêu cầu HS quan sát đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ. (8 giờ 40 phút)
- 8 giờ 40 phút còn được gọi là mấy giờ?
( Còn được gọi là 9 giờ kém 20 phút.)
- GV có thể dùng mặt đồng hồ để quay kim đến vị trí khác và yêu cầu HS đọc giờ.(Nếu còn thời gian)
- GV cho HS tự làm phần b.
- NX – chữa bài
- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên thực hiện 
- HS nghe 
- HS làm bài 
- HS nhận xét 
- Nêu
- HS nghe 
- Làm bài
- HS đọc - làm bài
- Làm bài
- Nhắc lại
- HS đọc.
- TL
- Làm bài
- Đọc giờ 
- Làm bài
- Nghe
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Ngày soạn : Thứ hai 14/9/2009
 Ngày giảng: Thứ ba 15/9/2009
Tiết 2: Kể chuyện
Kể CHUYệN Đã NGHE, Đã ĐọC 
I. Mục tiêu: 
 1. KT: Kể lại được một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung nói về tính trung thực. Hiểu được ý nghĩa nội dung câu chuyện.
 * Học sinh giỏi biết kể được câu chuyện hay .
 2. KN: Kể bằng lời của mình một cách hấp dẫn, sinh động kèm theo cử chỉ. Biết đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
 ** Tăng cường cho HS kể được câu chuyện của mình.
 3. GD: GD cho HS tính trung thực, thật thà trong cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - GV và HS mang đến lớp những truyện đã sưu tầm về tính trung thực.
 - Đề bài viết sẵn trên bảng lớp.
III. Hoạt động trên lớp:
ND&TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC: (5’)
B. Bài mới:
 1. GTB:(2’)
2. Hướng dẫn kể chuyện:
(8’)
3. Kể chuyện trong nhóm:
(10’)
4. Thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện:
(14’)
5.Củng cố- Dặn dò: (3’)
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau kể câu chuyện: Một nhà thơ chân chính.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- Các em đang học chủ điểm nói về những con người trung thực, tự trong. Hôm nay chúng ta sẽ được nghe nhiều câu truyện kể hấp dẫn, mới lạ của các bạn nói về lòng trung thực.
Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài 
GV phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, tính trung thực.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý.
+ Tính trung thực biểu hiện như thế nào?
(Không vì của cải hay tình cảm riêng tư mà làm trái lẽ công bằng: ông Tô Hiến Thành trong truyện Một người chính trực.
+ Dám nói ra sự thật, dám nhận lỗi: cậi bé Chôm trong truyện Những hạt thóc giống, người bạn thứ ba trong truyện Ba cậu bé.
+ Không làm những việc gian dối: Nói dối cô giáo, nhìn bài của bạn, hai chị em trong truyện Chị em tôi.
+ Không tham của người khác, anh chàng tiều phu trong truyện Ba chiếc rìu, cô bé nhà nghèo trong truyện Cô bé và bà tiên,)
+ Em đọc được những câu chuyện ở đâu? (Em đọc trên báo, trong sách đạo đức, trong truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, xem ti vi, ...  tả sơ lược vùng trung du.
 + Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ .
 - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời 
 - GV cho HS chỉ trên bản đồ hành chính VN treo tường các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc giang – những tỉnh có vùng đồi trung du.
* TCTV: Cho HS vừa chỉ vừa nói về các tỉnh theo nội dung bài.
# Hoạt động nhóm:
 - GV cho HS dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 2 trong SGK và thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý sau:
 + Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì ?
 + Hình 1,2 cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang ?
 + Xác định vị trí hai địa phương này trên BĐ địa lí tự nhiên VN .
 + Em biết gì về chè Thái Nguyên ?
 + Chè ở đây được trồng để làm gì ?
 + Trong những năm gần đây, ở trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng loại cây gì?
 + Quan sát hình 3 và nêu quy trình chế biến chè.
 - GV cho HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
# Hoạt động cả lớp:
 - GV cho HS cả lớp quan sát tranh, ảnh đồi trọc .
 - Yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
 + Vì sao ở vùng trung du Bắc bộ lại có những nơi đất trống, đồi trọc? (vì rừng bị khai thác cạn kiệt do đốt phá rừng làm nương rẫy để trồng trọt và khai thác gỗ bừa bãi,)
 + Để khắc phục tình trạng này, người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì ?
- GV liên hệ với thực tế để GD cho HS ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây: Đốt phá rừng bừa bãi làm cho diện tích đất trống, đồi trọc mở rộng tài nguyên rừng bị mất, đất bị xói mòn, lũ lụt tăng; cần phải bảo vệ rừng, trồng thêm rừng ở nơi đất trống.
 - Cho HS đọc bài trong SGK.
 + Hãy mô tả vùng trung du Bắc Bộ?
 + Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ?
 - Dặn HS CB bài tiết sau: Tây Nguyên.
 - Nhận xét tiết học.
- HS trả lời .
- HS khác nhận xét 
- Nghe
- HS đọc SGK và quan sát tranh, ảnh 
- HS trả lời 
- HS nhận xét ,bổ sung
- HS lên chỉ BĐ 
- HS thảo luận nhóm 
- QS
- HS đại diện nhóm trả lời
- HS khác nhận xét, bổ sung 
- HS lắng nghe
- 2 HS đọc bài 
- HS trả lời 
- Nghe
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 5: Thể dục: 
QUAY SAU, ĐI ĐềU VòNG PHảI, VòNG TRáI
ĐổI CHâN KHI ĐI ĐềU SAI NHịP TRò CHơI “ Bỏ KHăN ”
I. Mục tiêu: 
 1. KT - KN: Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái.Yêu cầu HS thực hiện đúng động tác, đều, đúng khẩu lệnh. 
 - Trò chơi: “Bỏ khăn”. Yêu cầu biết cách chơi, nhanh nhẹn, khéo léo, chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi. 
 2. GD: GD cho HS ý thức tự giác, tích cực học giờ thể dục và rèn luyện TDTT để nâng cao sức khoẻ. 
II. Địa điểm – phương tiện:
 - Địa điểm: Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
 - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi và khăn để bịt mắt khi chơi. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
 - Tập hợp lớp, phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - Yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện 
 - Khởi động: Chạy theo một hàng dọc quanh sân tập (200 - 300m).
 - Trò chơi: “Làm theo hiệu lệnh”.
2. Phần cơ bản:
 a) Đội hình đội ngũ:
 - ôn quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. 
 * GV điều khiển lớp tập có quan sát sửa chữa sai sót cho HS. 
 * Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ. 
 * Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn. GV quan sát, nhận xét, đánh giá, sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt. 
 b) Trò chơi : “Bỏ khăn”:
 - GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 - Nêu tên trò chơi 
 - GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. 
 - GV cho cán sự điều khiển cho cả lớp cùng chơi. 
 - GV quan sát, nhận xét, biểu dương HS tích cực trong khi chơi. 
3. Phần kết thúc: 
 - GV cho cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp. 
 - GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.
7 phút
22 phút
6 phút 
===
===
===
===
5GV
===
===
===
===
5GV
- Học sinh 3 tổ chia thành 3 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập.
] ]
5GV
 ]
====
====
====
5GV
5GV
 ===
===
===
===
5GV
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 
 Ngày soạn: 16/9/2008
Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 19/9/2008
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 –––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 4: âm nhạc: 
Ôn tập bài hát :
 Bạn ơi lắng nghe, giới thiệu hình nốt trắng , bài tập tiết tấu.
I. Mục tiêu:
 1. KT: Giúp học sinh củng cố về: Giai điệu, lời ca, ý nghĩa bài: “Bạn ơi lắng nghe”. Nhận biết được hình, trường độ nốt trắng trên khuông. Thực hiện đúng yêu cầu của bài tập tiết tấu.
 2. KN: Rèn kĩ năng: Hát tròn vành, rõ tiếng, kết hợp động tác phụ hoạ, sắc thái tình cảm hợp lý. Thực hiện đúng yêu cầu của bài tập tiết tấu.
 3. TĐ: Giáo dục học sinh: Yêu thích âm nhạc, yêu âm nhạc Tây Nguyên. Có ý thức tham gia nhiệt tình các hoạt động văn nghệ ở trường, lớp, địa phương.
II. Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Thuộc bài hát, thanh phách
 - Học sinh: Thanh phách 
III. Hoạt động dạy và học:
ND& TG
 HĐ của GV
HĐ của HS
A. KTBC: (3’)
B. Bài mới :
 1. GTB: (1’)
 2. HĐ1: ôn tập:
 (14’)
 - HD ĐT phụ hoạ:
- Thi hát
3. HĐ2: Giới thiệu hình nốt trắng: (7’)
4. HĐ3: Bài tập tiết tấu: (7’) 
 5. Củng cố - dặn dò:
 ( 3’)
-Yêu cầu: 2 hs hát bài “.”
- Nhận xét đánh giá 
 - GTB – Ghi bảng
- GV hát mẫu 1 lần .
- Nhắc lại 8 câu hát trong bài .
- Bắt nhịp cả lớp hát – phát hiện –sửa sai 
- 1 / 2 lớp hát , 1 / 2 lớp còn lại gõ đệm 
- Hát kết nối câu ( theo tổ hoặc bàn)
- Sửa những tiếng còn sai 
- Cả lớp đứng hát, nghiêng đầu sang bên trái rồi bên phải, theo phách 
Cuối lời 1 vỗ tay 2 cái (2 nốt đen) rồi tiếp vào lời 2 cho đến hết bài và vỗ tay 3 cái (2 nốt đơn, 1 nốt đen) để kết thúc. 
 =>Luyện tập theo nhóm => sửa đ . tác còn sai 
 => ( Thi theo bàn ), hoặc tốp ca.
 - Gợi ý nhận xét về : + Lời ca.
 + Giai điệu.
 + Sắc thái tình cảm.
 - Nốt “Trắng” (thân hình quả trứng màu trắng nằm nghiêng, có đuôi)
- Trường độ: 1 nốt trắng = 2 nốt đen 
 1 nốt trắng = 2 phách 
- GV làm mẫu – hs gõ theo tiết tấu, kết hợp đọc theo (đen đen trắng , đen đen trắng, đen đen đen 
 * * ** * * ** * * * 
đen đen đen trắng)
 * * * **
- GV đọc tiết tấu kết hợp gõ phách – hs làm theo
- Bắt nhịp (1 – 2) cả lớp đọc tiết tấu kết hợp gõ ph
=> GV hát mỗi câu 2,3 lần theo giai điệu – hs đọc nhạc hoà theo => sửa sai => ghép cả bài.
 => Kết nối cả bài ( HS thuộc – hát kết hợp gõ đệm theo phách)
- Hỏi : Bài tập tiết tấu trên viết theo nhịp gì ? ()
- Hệ thống hoá kiến thức toàn bài
=> Liên hệ giáo dục tư tưởng 
- Chuẩn bị bài sau:
 - 2 HS hát.
 - HS khác NX
- Nghe
 - Nghe
- Cả lớp hát
- Hát
- Thực hiện 
- Luyện tập.
- Nhận xét.
- Luyện tập.
- Hát thi, Nx.
- QS
- Nghe - đọc 
- Nghe – gõ .
 - Đọc – gõ đệm
- Nghe - đọc nhạc hoà theo.
- Trả lời
- Nghe
 - Nghe 
Tiết 5: ATGT:
Giao thông đường thủy và phương tiện giao thông đường thủy
I. Mục tiêu:
 1. KT: Giúp HS biết mặt nước cũng là một loại đường giao thông. Nước ta có bờ biển dài, có nhiều sông, hồ, kênh, rạch nên giao thông đường thuỷ thuận lợi vàcó vai trò rất quan trọng. Biết tên gọi các loại phương tiện giao thông đường thuỷ. Biết các biển báo hiệu giao thông trên đường thuỷ để đảm bảo khi đi trên đường thuỷ. 
 2. KN: HS nhận biết các loại phương tiện giao thông đường thuỷ thường thấy và tên gọi của chúng. Nhận biết một số biển báo hiệu giao thông đường thuỷ.
 3. GD: HS thêm yêu quý Tổ quốc vì biết có điều kiện phát triển GTĐT. Có ý thức khi đi trên đường thuỷ cũng phải đảm bảo an toàn.
II. Chuẩn bị:
 GV: Một số biển báo hiệu giao thông đường thuỷ. Bản đồ tự nhiên Việt Nam
III. Các HĐ dạy – học:
ND&TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC:(3’) 
B. Bài mới:
 1. GTB:(2’)
2. Các HĐ:
 a. HĐ1:Tìm hiểu về giao thông trên đường thuỷ
(10’)
b. HĐ2: Phương tiện GTĐT nội địa:
(10’)
HĐ3: Biển báo hiệu GTĐT nội địa: (8’)
4. Củng cố: (2’)
+ Hãy kể tên một số loại đường giao thông mà em biết?
- Nhận xét và đánh giá chung
- GTB : Sử dụng bản đồđể giới thiệu về sông ngòi và đường biển – Ghi đầu bài lên bảng
- GV nêu các câu hỏi:
+ Những nơi nào có thể đi lại trên mặt nước được?( . . . trên mặt sông, hồ lớn, trên các kênh rạch. . .)
- GV: Tàu, thuyền có thể đi lại từ tỉnh này đến tỉnh khác, nơi này đến nơi khác. Tàu thuyền đi lại trên mặt nước tạo thành một mạng lưới giao thông trên mặt nước, nối thôn xã này với thôn xã khác, tỉnh này với tỉnh khác. Mạng lưới GT đó gọi là GTĐT.
Người ta chia GTĐT làm hai loại: GTĐT nội địa và GT đường biển. Chúng ta chỉ học về GTĐT nội địa.
* KL: GTĐT ở nước ta rất thuận tiện vì có nhiều sông, kênh rạch. GTĐT là một mạng lưới GT quan trọng ở nước ta. 
+ Có phải bất cứ ở đâu có mặt nước (sông suối, hồ, ao. . .) đều có thể đi lại được, trở thành đường giao thông?(Chỉ có những nơi mặt nước có đủ bề rộng, độ sâucần thiết với độ lớn của tàu, thuyền và có chiều dài mới có thể trở thành đường GTĐT được)
VD: Trên sông, trên hồ lớn . . .
+ Để đi lại trên đường bộ có các loại ô tô, xe máy, xe đạp, tàu hoả... Ta có thể dùng các phương tiện này để đi trên mặt nước được không?
+ Để đi lại trên mặt nước chúng ta cần có các phương tiện GT riêng. Em nào biết đó là những loại phương tiện nào?
- Yêu cầu HS các nhóm thảo luận, ghi lại các loại PTGTĐT
- YC HS nêu ý kiến
- NX – bổ sung:
Các loại phương tiện GTĐT nội địa:
+ Thuyền có thuyền gỗ, thuyền nan, thuyền thúng, thuyền độc mộc, thuyền buồm.
+ Bề, mảng
+ Phà
+ Thuyền gắn máy
+ Ca nô
+ Tàu thuỷ
+ Sà làn
+ Phà máy
- Trên đường thuỷ cũng có những tai nạn giao thông, vì vậy để đảm bảo an toàn giao thông ĐT, người ta cũng phải có các biển báo hiệu giao thông để điều khiển sự đi lại.
+ Em nào đã nhìn thấy biển báo hiệu GTĐT?
- GV giới thiệu để HS nhận biết một số loại biển báo hiệu giao thông ĐT trong 6 loại biển báo: Biển báo cấm đậu; Biển báo cấm phương tiện thô sơ đi qua; Biển báo cấm rẽ phải(hoặc rẽ trái); Biển báo được phép đỗ; Biển báo phía trước có bến đò, bến phà; 
- Cho HS nêu ý nghĩa các loại biển báo
*KL: Đường thuỷ cũng là một loại đường giao thông , . . như biển báo hiệu GTĐB.
- Nhận xét và có thể cho HS nêu lại.
- NX chung tiết học – Dặn dò HS xem lại bài:
- TL
- Nghe
- Nghe - TL
- TL
- TL nhóm
- Nêu
- Nghe
- Nghe
- Nghe - QS
- Nêu
- Nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_5_vu_thi_hien.doc