Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca
I. Mục tiêu:
1. Đọc tương đối trôi chảy toàn bài: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
2. Hiểu nghĩa các từ trong bài
Hiểu nội dung câu chuyện: nỗi dằn vặt của An - đrây - ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
*HS yếu yêu cầu đọc một hoặc hai, ba câu.
II. Đồ dùng dạy học
GV:Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 6 NGÀY MÔN TÊN BÀI DẠY TL ND tăng giảm HĐ khác Thứ 2 29/ 09/ 08 Chào cờ Tập đọc Toán Khoa học Đạo đức Tuần 6 Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca Luyện tập Một số cách bảo quản thức ăn Biết bày tỏ ý kiến ( T.2) 30’ 50’ 45’ 35’ 30’ Thứ 3 30/ 09/ 08 Thể dục Toán Mĩ thuật LT và câu Kể chuyện Bài 11 Luyện tập chung VTM: Vẽ quả dạng hình cầu Danh từ chung và danh từ riêng Kể chuyện đã nghe ,đã đọc 35’ 45’ 35’ 45’ 40’ Thứ 4 01/ 10/ 08 Toán Tập đọc Kỹ thuật Tập L văn Âm nhạc Luyện tập chung Chị em tôi Khâu ghép 2 mép vải bằng mũi ..... Trả bài văn viết thư TĐN số 1. Giới thiệu một vài... 45’ 50’ 35’ 45’ 30’ Thứ 5 02/ 10/ 08 Thể dục Toán Chính tả LT và câu Khoa học Bài 12 Phép cộng NV:Người viết truyện thật thà MRVT:Trung thực- Tự trọng Phòng một số bệnh do thiếu chất dd 30’ 45’ 45’ 45’ 35’ Thứ 6 03/ 10/ 08 T. làm văn Lịch sử Toán Địa lí Sinh hoạt LT xây dựng đoạn văn kể chuyện Khởi nghĩa Hai Bà Trưng( Năm 40) Phép trừ Tây Nguyên Tuần 6 45’ 50’ 40’ 35’ 30’ Thứ hai ngày 29 tháng 09 năm 2008 Tập đọc Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca I. Mục tiêu: 1. Đọc tương đối trôi chảy toàn bài: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. 2. Hiểu nghĩa các từ trong bài Hiểu nội dung câu chuyện: nỗi dằn vặt của An - đrây - ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. *HS yếu yêu cầu đọc một hoặc hai, ba câu. II. Đồ dùng dạy học GV:Tranh minh họa bài đọc trong SGK. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động GV 1. Bài cũ: - Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bài thơ. - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Giảng bài: * Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài - Đọc mẫu,Chia đoạn ( 2 đoạn). - Hướng dẫn đọc bài . - Gọi 1 em đọc chú giải. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp. - Kết hợp sửa sai. * Tìm hiểu bài - Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1 H1: SGK H: Đoạn 1 kể với em chuyện gì? - Gọi 1 em đọc đoạn 2. H2,3,4: SGK - Nêu ý 2. * Đọc diễn cảm - Giáo viên treo đoạn thơ cần đọc diễn cảm lên bảng.” Bước vào phòng...ra khỏi nhà” - Giáo viên đọc, y/c HS luyện đọc theo cặp. - Gọi 2 em thi đọc diễn cảm. - Nhận xét ,ghi điểm 3. Củng cố- Dặn dò: - Nêu nội dung của bài. H: An–đrây-ca là 1 cậu bé ntn? Hoạt động HS - 2 em đọc thuộc lòng bài thơ - lắng nghe. -Lắng nghe - 1 em đọc chú giải. - Đọc tiếp nối ( 2 lượt) - 1 em đọc lại toàn bài - 1 học sinh đọc. - Trả lời ý 1: An drây ca mải chơi quên lời mẹ dặn. - 1 học sinh đọc. - Trả lời ý 2: Nỗi dằn vặt của An đrây ca. -Luyện đọc theo cặp. -2 em thi đọc - ND:( Mục 1 ) - Trả lời -----------------o0o--------------------- Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố kỹ năng đọc biểu đồ tranh vẽ và biểu đồ hình cột. - Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ hình cột. II. Đồ dùng dạy học: GV:Các biểu đồ trong bài học III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động GV 1. Bài cũ: - Kiểm tra vở 1 số em - GV chữa bài và cho điểm. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Giảng bài : Bài 1: Học sinh trả lời câu hỏi: - Đây là biểu đồ biểu diễn gì? - Tuần 1 bán được bao nhiêu mét vải hoa? Vải trắng? - Tuần 2 bán?Tuần 3, ..... - Yêu cầu học sinh điền đúng sai vào ô trống Bài 2: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát biểu đồ trong SGK và hỏi: + Biểu đồ biểu diễn gì? + Các tháng được biểu diễn là tháng nào? - Y/C học sinh tiếp tục làm bài. - Gọi học sinh đọc bài làm trước lớp. Nhận xét ghi điểm. Bài 3: Y/C HS nêu tên biểu đồ . - hướng dẫn tương tự bài 1 ,2 - Yêu cầu học sinh lên vẽ biểu đồ. - Nhận xét và đi đến kq đúng. - GV chấm 1 số vở, nhận xét. 3. Củng cố-Dặn dò: Hoạt động HS - lắng nghe - Số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9. - 200m vải hoa, 100m vải trắng. - HS điền: S, Đ, S, Đ, S - Quan sát và trả lời - Số ngày có mưa trong 3 tháng trong năm 2004 - Các tháng 7, 8, 9 + Tháng 7 có 18 ngày mưa + Tháng 8 có 15 ngày mưa + Tháng 9 có 3 ngày mưa. + Số ngày mưa của tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là: 15 - 3 = 12 (ngày) + Số ngày mưa trung bình của mỗi tháng là: (18+15+3):3=12(ngày) - Biểu đồ số cá tàu thắng lợi đã đánh bắt được. - 1 em lên vẽ, lớp vẽ vào vở. - Tháng 2: 2 tấn. - Tháng 3: 6 tấn. -----------------o0o----------------------- Khoa học Một số cách bảo quản thức ăn I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có thể: - Kể tên các cách bảo quản thức ăn - Nêu ví dụ về một số loại thức ăn và cách bảo quản chúng. - Nói về những điều cần chú ý khi lựa chọn thức ăn dùng để bảo quản và cách sử dụng thức ăn đã được bảo quản. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 24, 25 SGK - Phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động GV 1. Bài cũ: H: Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn? H:Vì sao hàng ngày chúng ta cần ăn nhiều rau và hoa quả chín? - Nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài b) Giảng bài Hoạt động HS - 2em lên trả lời Hoạt động 1: Các cách bảo quản thức ăn - Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm. - Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh họa trang 24, 25SGK và thảo luận các câu hỏi sau: + Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong các hình minh họa? + Gia đình em thường bảo quản thức ăn bằng cách nào? + Các cách bảo quản thức ăn có lợi ích gì? Giáo viên kết luận: - Tiến hành thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. + Phơi khô và ướp lạnh bằng tủ lạnh, đóng hộp, ngâm nước mắm. + Phơi khô và ướp lạnh bằng tủ lạnh.. + Thức ăn để được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và bị ôi thiu. Hoạt động 2: Những lưu ý trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn - Giáo viên chia lớp thành nhóm, đặt tên các nhóm theo thứ tự 1. Nhóm 1: Phơi khô 2. Nhóm 2: ướp muối 3. Nhóm 3: ướp lạnh 4. Nhóm 4: Đóng hộp 5. Nhóm 5: Cô đặt với đường *Chốt lại. - Tiến hành thảo luận nhóm (4 nhóm) - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận và các nhóm có cùng tên bổ sung. Hoạt động 3: Trò chơi “Ai đảm đang nhất” - Mang các loại rau thật, đồ khô đã chuẩn bị và chậu nước. - Yêu cầu mỗi tổ cử 2 bạn tham gia cuộc thi: Ai đảm đang nhất? Và 1 học sinh làm trọng tài - 7 phút học sinh phải thực hành nhặt rau rửa sạch để bảo quản hay rửa đồ khô để sử dụng. - Yêu cầu học sinh quan sát và kiểm tra sản phẩm từng tổ. - Tiến hành trò chơi. - Cử thành viên theo yêu cầu của giáo viên. - Tham gia thi 3. Củng cố dặn dò - Khi mua thức ăn đã được bảo quản cần xem kỹ hạn sử dụng được in trên vỏ hộp hoặc bao gói. - Về học thuộc mục bạn cần biết - Nhận xét tiết học ---------------o0o-------------- Đạo đức Biết bày tỏ ý kiến ( T.2) I/ Mục tiêu:( Như tiết 1) II/ Đồ dùng dạy học: GV: 1 số đồ dùng để hóa trang. III/ Hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1 . Bài cũ:Gọi 2 HS đọc thuộc ghi nhớ tiết trước. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : - 2 em đọc b. Hoạt động 1:Tiểu phẩm Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa. -Yêu cầu HS xem tiểu phẩm do 1 số HS trong lớp đóng . *Y/c HS thảo luận : + Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa , bố Hoa về việc học tập của Hoa.? +Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình ntn?Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không? +Nếu là bạn Hoa,em sẽ giải quyết ntn? *Kết luận. 1 số em lên đóng tiểu phẩm .Cả lớp xem. Cả lớp thảo luận ,trình bày ý kiến . c. Hoạt động 2:Trò chơi “Phóng viên” - Giáo viên nêu cách chơi. - Yêu cầu học sinh thực hiện - Bạn hãy giới thiệu một bài hát bài thơ mà bạn ưa thích? - Bạn hãy kể một truyện mà bạn thích? - Người mà bạn yêu quí nhất là ai? - Sở thích của bạn hiện nay là gì? - Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì? *Kết luận. - Học sinh thực hiện: học sinh xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các câu hỏi trong bài tập 3 - Học sinh tiến hành và trả lời từng câu hỏi nêu ở bên. d. Hoạt động 3 - Yêu cầu học sinh trình bày bài viết tranh vẽ (bài tập 4 SGK) Kết luận chung. * Hoạt động tiếp nối: - Nhận xét tiết học. - Vài em trình bày -----------------o0o----------------------- Thứ 3 ngày 30 tháng 09 năm 2008 Thể dục Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều, vòng phải, vòng trái. Trò chơi: Kết bạn I. Mục tiêu -Củng cố và nâng cao kỹ thuật: tập hợp hàng ngang, dàn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái. Yêu cầu tập hợp và dàn hàng nhanh, không xô đẩy. Biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp. -Trò chơi “kết bạn”. Chú ý phản xạ nhanh, chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi. II. Địa điểm phương tiện - Sân tập thoáng, mát, sạch sẽ. III. Nội dung và phương pháp lên lớp Hoạt động GV Hoạt động HS Phần mở đầu: 6-10phút - Nhận lớp ,phổ biến nội dung ,yêu cầu tiết học. 2. Phần cơ bản:18-22 phút a. Đội hình đội ngũ: 10-12 phút - Ôn tập hợp hàng ngang ,dóng hàng ,điểm số , đi đều, vòng phải,... - Theo dõi, sửa sai. - Y/c từng tổ thi đua trình diễn . - Quan sát ,nhận xét - GV điều khiển . b. Trò chơi vận động:7-8 phút - Trò chơi “Kết bạn”. - Tập hợp lớp theo đội hình chơi,nêu tên trò chơi giải thích cách chơivà luật chơi -Quan sát,nhận xét. 3. Phần kết thúc:4-6 phút - Hệ thống bài: 1-2 phút - Nhận xét tiết học: 1-2 phút. -Lắng nghe -Chấn chỉnh đội ngũ, trang phục -Chơi trò chơi”Diệt các con vật có hại” - Các tổ tập luyện : 4-5 phút Từng tổ thi đua trình diễn; 3-4 phút -Cả lớp tập lại 1 lần. Lắng nghe Cả lớp chơi thử , sau đó chơi chính thức. Cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp. -----------------o0o------------------ Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập, củng cố về: - Viết, đọc, so sánh các số tự nhiên - Đơn vị đo khối lượng và đơn vị đo thời gian. - Một số hiểu biết ban đầu về biểu đồ, về số trung bình cộng II. Các hoạt động dạy học Hoạt động GV 1. Bài cũ: - Kiểm tra vở bài tập của học sinh 2. Bài mới Bài 1: hướng dẫn học sinh tự làm bài rồi chữa bài - Muốn tìm số tự nhiên liền sau ta làm thế nào? - Muốn tìm số tự nhiên liền trước ta làm thế nào? - Học sinh làm vào vở - nhận xét ghi điểm - Chấm vở 1 số học sinh Bài 2: Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài. 2 em lên bảng làm, học sinh khác làm vào vở. Bài 3: Dựa vào biểu đồ dưới đây để viết tiếp vào chỗ chấm - Yêu cầu học sinh lên điền vào chỗ chấm ở bảng phụ. - Gợi ý học sinh làm + Khối lớp 3 có bao nhiêu lớp? Đó là các lớp nào? + Nêu số học sinh giỏi toán của từng lớp. + Trong ... - Gọi học sinh lên kể phần thân đoạn. - Gọi 1 học sinh kể lại toàn truyện Hai mẹ con và bà tiên. - Nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: - Yêu cầu học sinh dựa vào tranh kể lại cốt truyện: Ba lưỡi rìu. - Dán 6 tranh lên bảng theo thứ tự. - Yêu cầu học sinh đọc phần lời dưới mỗi tranh. - Giải nghĩa tiều phu? - Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Truyện có mấy nhân vật? + Nội dung truyện nói về điều gì? Giáo viên: Chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu. - Yêu cầu 6 học sinh tiếp nối nhau đọc câu dẫn giải dưới tranh. - Yêu cầu học sinh dựa vào tranh kể lại cốt truyện? - Giáo viên tuyên dương. Bài 2: - Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài - Hướng dẫn làm mẫu theo tranh 1 - Yêu cầu cả lớp quan sát kỹ tranh 1, đọc gợi ý, suy nghĩ trả lời: + Nhân vật làm gì? + Nhân vật nói gì? + Ngoại hình nhân vật? + Lưỡi rìu sắt? - Yêu cầu 3 học sinh xây dựng đoạn 1 - Gọi học sinh nhận xét. * Giáo viên yêu cầu hoc sinh hoạt động nhóm với 5 tranh còn lại. - Chia lớp thành 5 nhóm. - Gọi các nhóm trả lời. Nhận xet, ghi điểm. Củng cố-Dặn dò: -Y/c HS nhắc lại cách phát triển câu chuyện - Nhận xét tiết học. Hoạt động HS - Thực hiện yêu cầu. - 2 em kể. - 1 em kể toàn truyện. - Lắng nghe. - Quan sát. - 3 em đọc. - nghe và nhắc lại (người đàn ông làm nghề kiếm củi trong rừng) - Cả lớp quan sát và trả lời: + 2 nhân vật: chàng tiều phu và cụ già chính là ông tiên. + Kể lại việc chàng trai nghèo đi đến củi và được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu. - 6 em đọc. - 3 - 5 em kể. - 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm. + Chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông. + Cả nhà ta chỉ trông và lưỡi rìu mày. Nay mất rìu thì sống thế nào đây. + Nghèo, ở trần, quấn khăn mở rìu. + Lưỡi rìu, bóng loáng. - 3 học sinh kể đoạn 1 - Nhận xét lời kể của bạn. - Cả lớp quan sát. - Nhóm 2 em. - 2 nhóm thực hiện. - Đại diện nhóm thi kể ,các nhóm nhận xét. --------------o0o------------------- Lịch sử Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết - Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa? - Tường thuật được trên lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. II. Đồ dùng dạy học - Hình trong SGK phóng to - Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng - Phiếu học tập của học sinh III. Các hoạt động dạy học Hoạt động GV 1. Bài cũ: H: Khi đô hộ nước ta các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm những gì? - Nhân dân ta phản ứng ra sao? - Đọc phần đóng khung SGK. - nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Giảng bài: Hoạt động HS - 3 em trả lời. Hoạt động 1: Nguyên nhân của khởi nghĩa Hai Bà Trưng - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK từ đầu thế kỷ I... đền nợ nước, trả thù nhà. - Giáo viên giải thích một số khái niệm quận Giao Chỉ. - Học sinh hoạt động nhóm. - Yêu cầu học sinh tìm ra nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? - 1 học sinh đọc trước lớp, học sinh cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ. - 4 nhóm. - Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặc biệt là: Thái Thú Tô Định. - Do Thi Sách chồng của bà Trưng Trắc bị Tô Định giết hại - Giáo viên kết luận: Oán hận ách đô hộ của nhà Hán, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và được nhân dân khắp nơi hưởng ứng. Việc Thái Thú Tô Định giết chết chồng của bà Trưng Trắc là Thi Sách càng làm cho Hai Bà Trưng tăng thêm quyết tâm đánh giặc Hoạt động 2: Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng - Giáo viên treo bảng đồ khu vực chính nổ ra khởi nghĩa . - Giáo viên nhận xét, khen ngợi những em trình bày tốt. - Học sinh lên chỉ và nêu lại diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa: cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào mùa xuân năm 40, trên cửa sông Hát Môn, tỉnh Hà Tây ngày nay. Từ đây, đoàn quân tiến lên Mê Linh và nhanh chóng làm chủ Mê Linh. Sau khi làm chủ Mê Linh, nghĩa quân xuống đánh chiếm Cổ Lổi, rồi từ Cổ Loa tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ. Bị đòn bất ngờ, quân Hán thua trận bỏ chạy toán loạn. Hoạt động 3: Kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc ở SGK sau đó lần lượt hỏi: + Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã đạt kết quả như thế nào? + Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa như thế nào? + Cho vài em nhắc lại ý nghĩa? - Vài em đọc mục bài học - Học sinh tìm thông tin trong SGK và trả lời. + Trong vòng không đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi. Quân Hán bỏ của, bỏ vũ khí lo chạy thoát thân. Tô Định phải cải trang thành dân thường lẩn vào đám tàn quân trốn về nước. + Sau hơn 200 năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập. Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì phát huy được truyền thống bất khuất chống ngoại xâm. - 3 - 5 em nhắc lại. - 3 - 4 em đọc. 3. Củng cố dặn dò - Em hãy nêu một tên phố, tên đường, đền thời hoặc một địa danh nào đó nhắc ta nhớ đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng - Về học phần bài học, đọc SGK/19 và 20 trả lời câu hỏi SGK/21. - Nhận xét tiết học ----------------o0o----------------- Toán Phép trừ I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về: - Cách thực hiện phép trừ (không nhớ và có nhớ) - Củng cố kỹ năng giải toán có lời văn bằng một phép trừ. - Kỹ năng làm tính trừ. II. Các hoạt động dạy học Hoạt động GV 1. Bài cũ - Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện phép cộng? - Nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới a) Giới thiệu bài: b) Giảng bài 1. Củng cố cách thực hiện phép trừ - Giáo viên viết lên bảng 2 phép trừ. Yêu cầu học sinh đặt tính rồi tính. - Yêu cầu học sinh cả lớp nhận xét bài làm 2 bạn trên bảng. - Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình? - Chốt lại Hoạt động HS - 2 em nhắc lại - Lắng nghe - 2 học sinh lên bảng làm. Học sinh khác làm vào vở nháp. - Học sinh kiểm tra bài bạn và nêu nhận xét. - Học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 647.253 - 285.749 - Yêu cầu học sinh nhắc lại 2. Thực hành Bài 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đặt tính và thực hiện phép tính - Giáo viên cùng học sinh nhận xét và chốt lại kết quả đúng: - Nhận xét, ghi điểm Bài 2 - Yêu cầu học sinh làm bài. - Theo dõi giúp đỡ 1 số em yếu kém. - Yêu cầu học sinh kiểm tra bài lẫn nhau. - Nhận xét bài ở lớp. - Giáo viên ghi điểm - 4 em nhắc lại. - 2 em lên bảng, học sinh khác làm vào vở - 1 em lên bảng làm. - Cả lớp làm vào vở. - 3 em cùng kiểm tra bài Bài 3 - Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài - Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ. SGK/40 và nêu cách tìm xe lửa từ Nha Trang đến TP. Hồ Chí Minh. - yêu cầu học sinh làm bài. Giáo viên nhận xét và sửa bài. - 2 em đọc. - 1 em lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở. Bài 4: - Yêu cầu học sinh đọc đề - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài. - Yêu cầu chia thành 2 dãy và cổ vũ. - Nhận xét ,sửa sai, ghi điểm . 3. Củng cố-Dặn dò: - 2 em đọc đề. - 2 em lên thi làm nhanh. - 2 em lên bảng làm. Học sinh khác làm vào vở. ------------------o0o--------------- Địa lý Tây nguyên I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng: - Biết và chỉ được vị trí của Tây Nguyên trên bản độ địa lý tự nhiên Việt Nam. - Trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên (vị trí, địa hình, khí hậu) - Dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu, tranh ảnh để tìm kiến thức. II. Đồ dùng dạy học: GV:Bản đồ địa lý tự nhiên. - Tranh ảnh và tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động GV 1. Bài cũ - Hãy mô tả vùng trung dung Bắc Bộ? - Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ? - nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Hoạt động HS - 1 em mô tả - 1 em trả lời -Lắng nghe b. Hoạt động 1: Tây nguyên - xứ sở của các cao nguyên xếp tầng - Giáo viên chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam và giới thiệu: Tây nguyên là vùng đất cao, rộng lớn gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau. - Yêu cầu học sinh chỉ lược đồ, bản đồ và nêu tên các cao nguyên từ Bắc xuống Nam. - Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm: + Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của từng cao nguyên - Quan sát, lắng nghe - 2 học sinh chỉ vào vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ và nêu các đặc điểm chung về Tây Nguyên - Chỉ trên bản đồ các cao nguyên: Kon Tum, Pleiku, Đăk Lăk, Lâm Viên, Di Linh. - Lớp chia thành 2 nhóm. - Nhóm 1:Cao nguyên Đăk Lăk , Di Linh - Nhóm 2: Cao Nguyên Kom Tum , Lâm Viên . - Em hãy sắp xếp các cao nguyên này từ thấp đến cao? - Đăk Lăk, Kom Tum, Pleiku, Di Linh, Lâm Đồng. Hoạt động 2: Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. - Yêu cầu học sinh quan sát bảng số liệu lượng mưa trang 83 và trả lời câu hỏi: 1. Buôn Ma thuột có những mùa nào? ứng với những tháng nào? 2. Mô tả cảnh mùa khô và mùa mưa ở Tây Nguyên? 3. Củng cố dặn dò: - Yêu cầu học sinh trình bày sơ đồ và thuyết minh về nội dung ghi trong đó. - Học sinh quan sát: bảng số liệu trang 83 - Có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 - tháng 10; Mùa khô từ tháng 1 - 4 và T11 + 12 - Khí hậu ở Tây Nguyên tương đối khắc nghiệt. Mùa mưa, mùa khô phân biệt rõ rệt, lại kéo dài, không thuận lợi cho cuộc sống của người dân nơi đây. - Học sinh trình bày. -------------------o0o---------------------- SINH HOẠT CUỐI TUẦN. I. Mục tiêu: - Hs nắm được ưu , nhược điểm trong tuần. Nắm được kế hoạch tuần tới . - Rèn cho hs kỹ năng tính tự giác trong học tập, biết nhận lỗi sửa sai. - Giúp học sinh ý thức và thái độ học tập tốt hơn, và tích cực tham gia các hoạt động khác do trường, lớp tổ chức. II/ Nội dung sinh hoạt: 1. Nhận xét hoạt động tuần qua : *Ưu điểm: - Các em đi học chuyên cần, đúng giờ, trong lớp chú ý bài. - Học bài và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp. - Sách vở và đồ dùng học tập đầy đủ, sạch sẽ. - Ăn mặc đúng tác phong .Vệ sinh trường lớp sạch sẽ. *Nhược điểm: -Còn có 1 số em chưa làm bài tập ở nhà :Y Oắc, Y Phong, A Nhin. 2. Kế hoạch tuần tới: - Tiếp tục chấn chỉnh và duy trì nề nếp học tập.Duy trì sĩ số lớp.. -Tăng cường kiểm tra bài cũ, vở bài tập của HS. - Thường xuyên chấm chữa bài cho HS. - Nhắc nhở HS ăn mặc sạch sẽ , gọn gàng . - Tham gia lao động đầy =============o0o================
Tài liệu đính kèm: