Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 (Buổi 2) - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thu Thủy

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 (Buổi 2) - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thu Thủy

Tiếng việt (Rkn)

DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG

I . Mục tiêu:

- Luyện về khái niệm danh từ chung và danh từ riêng.

- Tìm được danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng . Nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.

 - Giáo dục học sinh có kĩ năng tìm và sử dụng danh từ chung và danh từ riêng .

II . Đồ dùng dạy- học

- HS : BTTN T.Việt 4.

- GV: Bảng nhóm.

III . Các hoạt động dạy- học

 

doc 11 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 321Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 (Buổi 2) - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II. Đồ dùng dạy- học:
- HS: Vở BT toán, bảng con.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1: Viết các số sau:
- Hai triệu ba trăm linh sáu nghìn ba trăm.
- Hai trăm ba mươi triệu bốn trăm hai mơi chín nghìn không trăm ba mươi.
- Một tỷ sáu trăm triệu.
- Ba mươi tỷ.
- Ba mươi triệu.
Bài 2: Viết số gồm:
- 2 triệu và 40 nghìn.
- 5 triệu 7 nghìn và 312 đơn vị.
GV kết luận : viết số theo thứ tự từ trái qua phải.
- GV chấm bài – nhận xét
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
5 ngày = giờ 4 giờ = phút 
5 phút = giây 5 phút 20 giây = giây
1 ngày 8 giờ = giờ 3 giờ 12 phút = phút
135 phút = giờ.....phút 50 giờ = ngày.....giờ
- Cho HS làm vở, gọi 1 em làm bảng.
- Chấm, chữa bài.
3. Củng cố-Dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về ôn bài, chuẩn bị bài giờ sau.
- HS làm vào bảng con.
- Đổi bảng kiểm tra.
- 1HS lên bảng chữa bài.
- HS làm vào vở
- HS nêu cách viết.
- 1HS lên bảng chữa bài.
- HS làm vào vở- Chữa bài – nhận xét
__________________________________________
Toán(Rkn)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Củng cố kĩ năng đọc một số thông tin trên biểu đồ .
 - Giáo dục học sinh biết vận dụng đọc các số liệu thống kê trên biểu đồ khi gặp .
II. Đồ dùng dạy- học: 
- GV: Các biểu đồ trong bài học.
III. Hoạt động dạy-học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề bài
 + Cả bốn tuần bán được bao nhiêu mét vải hoa?
 + Tuần 2 bán nhiều hơn tuần 1 bao nhiêu mét vải hoa
Bài 2: GV yêu cầu HS qua sát biểu đồ trong VBT 
- Số ngày mưa của tháng 7 nhiều hơn số ngày mưa trung bình của ba tháng là mấy ngày?
- GV nhận xét:
Bài 3: Biểu đồ cho biết gì?
- Cho HS làm theo nhóm đôi, nêu miệng.
- Lớp trồng được nhiều cây nhất?
- 5A hơn 4A làbao nhiêu cây?
- Cả 2 khối trồng bao nhiêu cây?
- Nhận xét chữa bài.
 3. Củng cố-Dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về ôn bài, chuẩn bị bài giờ sau.
- 1HS đọc lại bài làm- lớp nhận xét.
 HS theo dõi làm miệng đọc biểu đồ.Cả lớp theo dõi và nhận xét .
- Hs theo dõi tự làm 
-1 HS chữa bài- lớp nhận xét
- Số cây của khối lớp 4 và khối lớp 5 đã trồng.
HS đọc bài và làm bài vào vở theo nhóm đôi, nối tiếp nêu miệng..
-Là lớp 5A.
 5A hơn 4A là: 10 cây.
Cả khối 4 và khối 5 trồng được: 171 cây. 1HS chữa bài- lớp nhận xét
_________________________________________
Tiếng việt (Rkn)
Chính tả: NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I . Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài : Người viết truyện thật thà. 
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận , khéo léo trong viết và trình bày bài .
II . Đồ dùng dạy- học
- HS: Bảng con, Vở RKN
III . Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS viết bài
a. GV đọc mẫu đoạn viết
b. Tìm hiểu nội dung
- Đoạn văn cho ta biết điều gì?
c. Luyện viết từ khó
-Từ nào viết khó và dễ lẫn có trong bài?
- Yêu cầu HS viết vào bảng con tiếng, từ khó và câu dài.
- Lời nói của các nhân vật được viết như thế nào?
 - GV đọc chính tả
 - GV đọc soát lỗi
- Thu vở và chấm 10 bài.
GV nhận xét – yêu cầu HS sửa lỗi sai
3. Củng cố-Dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về viết lại cho đẹp.
- Theo dõi SGK.
- HS nêu
- HS luyện viết bảng con, nhận xét và sửa sai: Pháp, Ban- dắc, ...
- Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng
- Học sinh viết bài vào vở
- Học sinh đổi vở, soát lỗi
- Nghe nhận xét, tự sửa lỗi
______________________________________________________________________
Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2011
Toán(Rkn)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
 - Củng cố về: Viết, đọc, so sánh các số tự nhiên, tìm giá trị của chữ số trong 1 số.
 - Rèn đọc thạo thông tin trên biểu đồ hình cột. Tìm số trung bình cộng.
 - Giáo dục học sinh biết vận dụng kiến thức trong cuộc sống hàng ngày
II. Đồ dùng dạy- học: 
- HS: VBTT
III. Hoạt động day - học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài.(VBT . T 31-32)
Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- Nhận xét, KL cách viết số; tìm giá trị của chữ số trong 1 số; đổi đợn vị đo khối lượng, đơn vị đo thời gian.
Bài 2: Điền các ssos liệu trên biểu đồ.
- Biểu đồ cho biết gì?
- Cho HS tự làm bài, gọi nêu miệng.
- Nhận xét - chữa bài.
Bài 3: Giải toán.
- Cho HS làm vở, gọi 1 em làm bảng.
- Chấm, chữa bài.
3. Củng cố-Dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về ôn bài, chuẩn bị bài giờ sau.
- HS làm vào vở.
- Đổi vở kiểm tra.
- 2HS lên bảng chữa bài - nêu cách làm.
a. D ; b. B; c. C; d. D; e. C
- Biểu đồ cho biết số HS tập bơi của khối lớp 4
- HS làm vở, nối tiếp nêu miệng.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 Hs đọc đề, phân tích đề, nêu cách giải. Lớp đọc thầm
Làm vở, 1 HS làm bảng.
Bài giải
Giờ thứ hai ô tô chạy được: 
40 + 20 = 60(km)
Giờ thứ ba ô tô chạy được: 
(40 + 60) : 2 = 50(km) 
 Đáp số: 50 km
Tiếng việt (Rkn)
DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I . Mục tiêu: 
- Luyện về khái niệm danh từ chung và danh từ riêng. 
- Tìm được danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng . Nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.
 - Giáo dục học sinh có kĩ năng tìm và sử dụng danh từ chung và danh từ riêng .
II . Đồ dùng dạy- học
- HS : BTTN T.Việt 4.
- GV: Bảng nhóm.
III . Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài.(VBTT. T 22-23)
- Thế nào là danh từ chung? Danh từ riêng?
Bài 1: Tìm 10 danh từ chung, 8 danh từ riêng trong đoạn văn.
- Cho HS làm tiếp sức, mỗi em viết 1 danh từ lên bảng theo đúng cột- GV KL:
 +Danh từ chung: núi, dòng, sông, dãy, mặt, sông, ánh, nắng, đường, dãy, nhà,
+ Danh từ riêng: Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Trác, Đại Huệ, Bác Hồ.
Bài 2: Tìm thêm danh từ chung, danh từ riêng ở xung quanh lớp học, ở xã, huyện em ở.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi làm vào vở. Cho 2 nhóm làm bảng nhóm
- Nhận xét và chữa bài
Bài 3: Viết họ tên, địa chỉ của 2 bạn ngồi cạnh.
- Cho HS làm vở, gọi 2 HS chữa bài.
- Chấm, chữa, nhận xét.
- Khi viết danh từ riêng ta phải viết như nào?
3. Củng cố-Dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về ôn bài, chuẩn bị bài giờ sau.
 - 1 em nêu danh từ chung, danh từ riêng
- Đọc bài, nêu yêu cầu.
- Lần lượt từng em lên bảng viết . 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Đọc yêu cầu.
- Làm theo nhóm đôi vào vở- 2 nhóm làm bảng nhóm- gắn bảng.
- Lớp nhận xét, bổ sung
-HS đọc yêu cầu bài tập, tự làm vào vở- 2 HS lên bảng chữa bài.
 - DT riêng phải viết hoa.
_____________________________________
Tiếng việt (Rkn)
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN 
 I- Mục tiêu: 
 - Luyện tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện.
- Rèn óc tưởng tượng và kĩ năng dùng từ, viết câu để xây dựng một câu chuyện.
II- Đồ dùng dạy- học
- GV: Tranh minh hoạ cốt truyện nói về lòng hiếu thảo (và trung thực) của người con khi mẹ ốm.
- HS: Vở T. Việt RKN.
III- Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài.
* HĐ1:Xác định yêu cầu đề bài
 - Phân tích, gạch chân từ ngữ quan trọng.
 - Có mấy nhân vật ?
 - Đây là truyện có thật hay tưởng tượng, vì sao em biết?
 - Yêu cầu chính của đề là gì?
*HĐ2: Lựa chọn chủ đề câu truyện
*HĐ3: Thực hành xây dựng cốt truyện
 - GV đưa ra các câu hỏi và tranh để gợi ý
+ Câu chuyện xảy ra từ bao giờ? Ở đâu?
+ Nhân vật là những ai?
+ Chuyện gì xảy ra với người mẹ?
+ Người con chăm sóc mẹ như nào? 
+ Bệnh tình của người mẹ như nào?
+ Bà tiên đã thử lòng người con như nào để thấy được tính trung thực( sự hiếu thảo) của người con?
+ Người mẹ chữa khỏi bệnh nhờ đâu?
+Câu chuyện cho ta thấy điều gì?
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- GV nhận xét
- GV khen những HS làm bài tốt.
3.Củng cố- Dặn dò:
- Để xây dựng được cốt truyện cần làm gì?
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS viết lại câu chuyện vào vở.
 - 1em đọc yêu cầu đề bài
 - Phân tích tìm từ quan trọng
- 2 em trả lời : có 3 nhân vật
 - Là truyện tưởng tượng vì có nhân vật bà tiên.
 - Xây dựng cốt truyện(không kể chi tiết).
- Nhiều em nói chủ đề mình lựa chọn( Tính trung thực hay lòng hiếu thảo)
- Lớp theo dõi câu hỏi gợi ý+ Quan sát tranh
- HS làm bài theo cặp
- Từng cặp kể vắn tắt truyện đã chuẩn bị
- HS thi kể trước lớp
- Lớp bình chọn bạn làm bài hay nhất.
______________________________________________________________________
Thứ tư ngày 28 tháng 9 năm 2011
Toán(Rkn)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- Chuyển đổi đơn vị đo khối lượng, thời gian. Giải bài toán về tìm số trung bình.
- Giáo dục học sinh biết vận dụng kiến thức toán trong cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học: 
- HS: Vở BT Toán 4.
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài.(VBT. T 33-34)
* HĐ1: Phần 1(5 điểm) (mỗi ý khoanh đúng được 1 điểm)
a)Số gồm năm mươi triệu, năm mươi nghìn và năm mươi viết là:
b)Giátrị của chữ số 8 trong số 548762 là:
c)Số lớn nhất trong các số 684257, 684275, 684752, 684725 là:
d) 4 tấn 85 kg =  kg
đ) 2 phút 10 giây =  giây
* HĐ2: Phần 2:(5điểm)
Bài 1: Giải toán.
- Cho Hs đọc đề, phân tích đề, nêu cách giải
- Cho HS làm vở, gọi 1 HS làm bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Giải toán
- Tiến hành như bài 1
- Thu vở chấm, chữa bài.
3. Củng cố-Dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về ôn bài, chuẩn bị bài kiểm tra.
-HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra và chấm điểm cho nhau.
- Gọi HS nối tiếp nêu kết quả.
a. D. 50 050050
b.B. 8000 
c.C. 684752 
d.Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:C.4085 
-Số thích hợp viết vào chỗ chấm là:
C. 130 
- HS làm vở, 1 HS làm bảng.
Bài giải
Số quyển sách Hòa đọc nhiều hơn Thục là:
40 – 25 = 15 (quyển sách)
 Trung bình mỗi bạn đọc được số quyển sách là:
 (33 + 40+22+25) :4 =30 (quyển sách)
 Đáp số: 30 quyển sách
- HS đọc, phân tích đề, nêu cách giải.
Lớp làm vở, 1 em làm bảng.
Bài giải
Số mét vải ngày thứ hai cửa hàng bàn là: 120 : 2 = 60 (m)
Số mét vải ngày thứ ba cửa hàng bán là: 120 x 2 = 240 (m)
Trung bình mỗi ngàycửahàngbánđược là: (120 + 60 + 240) : 3 = 140 (m)
 Đáp số: 140 m
Toán(Rkn)
LUYỆN TẬP VỀ TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về cách tìm số trung bình cộng của nhiều số. Giải bài toán về tìm số trung bình cộng.
- Giáo dục học sinh biết vận dụng tìm số trung bình cộng trong cuộc sống hàng ngày khi cần thiết .
II. Đồ dùng dạy- học: 
- HS : Vở BTTN Toán 4.
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài.( BTTN. T 14) 
 Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S.
- GV HD HS tự làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
- Nêu cách tìm số trung bình cộng trong từng phần.
Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- Số lớn nhất có 4 chữ số và số lớn nhất có Tính nhẩm kết quả.
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- Theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4, 5, 6, 7, 8: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- Tiến hành tương tự bài 3.
- Gọi HS đọc, phân tích đề, nêu cách giải.
- Cho lớp làm vở, 1 HS làm bảng.
- Chấm, chữa bài, nhận xét
3. Củng cố-Dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về ôn bài, chuẩn bị bài giờ sau.
-1 HS đọc yêu cầu BT, HS cả lớp tự làm bài vào vở - 3 HS lên bảng làm bài.
VD: Số TBC của 57 và 565 là 122. S
HS lên bảng làm- trả lời 
- HS đọc, phân tích đề bài, nêu cách làm.
 Số 9999 và 999
Lớp làm vở- nối tiếp nêu miệng- nhận xét. KQ : C. 5499
- 1 HS đọc bài, phân tích bài, nêu cách giải.
 HS cả lớp tự làm bài vào vở - 1HS làm bảng - nêu cách làm. KQ: D. 17 kg
- Bài 4:KQ: B. 134cm 
 Bài 5: KQ: C. 46km
 Bài 6: KQ: D. 71
 Bài 7: KQ: B. 57
 Bài 8: KQ: A. 168 học sinh
HS theo dõi và chữa bài.
__________________________________________
Tiếng việt (Rkn)
LUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ DỌC
I.Mục tiêu: 
- HS kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng trung thực. Hiểu truyện, trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
- Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II.Đồ dùng dạy – học 
- GV + HS: Một số truyện viết về tính trung thực, sách truyện đọc lớp 4.
III.Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS kể chuyện.
 * HĐ1: HD hiểu yêu cầu đề bài
 - GV viết đề bài lên bảng, gạch dưới trọng tâm, giúp HS xác định đúng yêu cầu.
- Nhận xét, đánh giá.
* HĐ2: Học sinh thực hành kể chuyện, nêu ý nghĩa câu chuyện.
 - Tổ chức kể trong nhóm đôi.
 - GV gợi ý kể theo đoạn
 - Thi kể trước lớp
- Biểu dương HS kể hay, ham đọc truyện
3. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học, 
- Chuẩn bị bài tập KC tuần sau.
 - 1-2 em đọc yêu cầu đề bài
 - Gạch dưới các từ trọng tâm 
 - 4 em nối tiếp đọc các gợi ý 1,2,3,4 SGK.
 - HS nối tiếp nêu câu chuyện định kể.
 - 1 em kể mẫu, lớp nhận xét.
 - Mỗi bàn làm 1nhóm tập kể
- Kể theo cặp 
- 1-2 em kể theo đoạn (nếu chuyện dài)
- HS xung phong kể trước lớp
- 1-2 em đọc tiêu chuẩn
- Mỗi tổ cử 2 HS thi kể trước lớp
- Lớp bình chọn HS kể hay nhất.
______________________________________________________________________
Thứ năm ngày 29 tháng 9 năm 2011
Toán(Rkn)
LUYỆN TẬP VỀ TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về cách tìm số trung bình cộng. Giải bài toán về tìm số trung bình cộng.
- Giáo dục học sinh biết vận dụng tìm số trung bình cộng trong cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- HS : Vở BTTN Toán 4.
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài.
 Bài 1: Mẹ hái: 27kg chè, chị hái ít hơn mẹ: 12 kg chè, chị hơn em 6 kg chè. Hỏi TB mỗi người hái bao nhiêu kg chè?
- GV HD HS tự làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Một ô tô giờ thứ nhất chạy 48 km, giờ thứ hai chạy hơn giờ thứ nhất 3 km, giờ thứ ba bằng 1/3 tổng quãng đường 2 giờ đầu. Hổi TB mỗi giờ ô tô chạy bao nhiêu km?
- HD HS làm bài
 - Cho lớp làm vở, gọi 2 HS làm bảng
- Nhận xét, chữa bài
Bài 3: Số trung bình cộng của 2 số là 75, số bé là 67. Tìm số lớn.
- Yêu cầu HS nêu cách làm, làm vở. Gọi 2 HS làm bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Số trung bình cộng của ba số là 54, số thứ nhất là 49, số thứ hai hơn số thứ nhất 8 đơn vị. Tìm số thứ ba.
- Cho lớp làm vở, 1 HS làm bảng.
- Chấm, chữa bài, nhận xét
3. Củng cố-Dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về ôn bài, chuẩn bị bài giờ sau.
-1 HS đọc yêu cầu BT, HS cả lớp tự làm bài vào vở - 1 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
 Đáp số: 17 kg chè
- HS đọc, phân tích đề bài, nêu cách làm.
Lớp làm vở, 2 HS làm bảng.
Bài giải
Giờ thứ hai ô tô chạy được:
48 + 3 = 51(km)
Giờ thứ ba ô tô chạy được:
(48 + 51) : 3 = 33(km)
Trung bình mỗi giờ ô tô chạy được:
( 48 + 51 + 33) : 3 = 46(km)
Đáp số: 46 km
- HS đọc, nêu cách làm, làm vở thi đua rồi 2 HS lên chữa bài.
Bài giải
Tổng 2 số là: 75 x 2 = 150
 Số lớn là: 150 - 67 = 83 
Nhận xét, bổ sung
- 1 HS đọc bài, phân tích bài, nêu cách giải.
 HS cả lớp tự làm bài vào vở - 1HS làm bảng - nêu cách làm. 
________________________________________
Tiếng việt (Rkn)
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC- TỰ TRỌNG
I . Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố thêm được nghĩa một số từ ngữ thuộc chủ điểm: Trung thực- Tự trọng bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng“Trung” theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ trong nhóm. 
- Giáo dục học sinh tính Trung thực – Tự trọng trong cuộc sống hằng ngày.
II . Đồ dùng dạy- học: 
HS: Từ điển Tiếng Việt, vở RKN, BT TN T.Việt 4. 
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài.( BTTN. T 23-24) 
 Bài tập 1: Viết những từ ghép dưới đây vào các dòng phù hợp:
a. Từ chỉ hành động hoặc tính tốt:
b. Từ chỉ hành động hoặc tính nết xấu:
- Nhận xét, chữa bài.
Bài tập 2: Viết tiếp những từ có tiếng trung với nghĩa sau:
a. Trung có nghĩa là ở giữa:
b. Trung có nghĩa là một lòng một dạ:
- Cho HS thi đua tiếp sức làm bài
- Nhận xét chữa bài.
- Hỏi HS giải thích một số từ trong 2 nhóm trên.
Bài 3: Đặt câu với 2 từ trong mỗi nhóm ở BT 2.
- Cho HS làm vở
- Thu chấm chữa bài.
3. Củng cố-Dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về ôn bài, chuẩn bị bài giờ sau.
- HS làm bài theo bàn, gọi 2 HS chữa bài. Đổi vở kiểm tra chéo bài. 
a. tự trọng, tự giác, tự tin, tự chủ, tự hào
b. tự ti, tự phụ, tự kiêu, tự cao
Nhận xét chữa bài của bạn.
- Đọc bài, nối tiếp lên bảng làm bài.
a. trung bình, trung tâm,...
b. trung kiên, trung hiếu, ....
HS nối tiếp giải thích theo ý hiểu.
- Lớp làm vở, 2 HS làm bảng
Nhận xét, bổ sung.
_______________________________________
Tiếng việt (Rkn)
TẬP LÀM VĂN: VIẾT THƯ
Đề bài: Nhân dịp năm mới, em viết thư cho một người thân ( ông , bà, cô giáo cũ, bạn cũ, ...) để hỏi thăm và chúc mừng năm mới.
I. Mục tiêu : 
- Củng cố kĩ năng viết thư : HS viết được một lá thư thăm hỏi, bày tỏ tình cảm chân thành .
- Bức thư đúng thể thức ( đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư )
- HS có ý thức trong giờ làm bài.
II. Đồ dùng dạy- học 
- GV: Bảng lớp chép đề
- HS : Giấy viết phong bì, tem thư
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài
*HĐ1. Hướng dẫn nắm yêu cầu đề bài
- GV đọc, chép đề bài lên bảng
- Nêu nội dung của 1 lá thư?
- Đối tượng nhận thư là ai?
- GV nhắc nhở HS : Lời lẽ trong thư cần chân thành
*HĐ2. HS thực hành viết thư
 - GV quan sát, nhắc nhở ý thức làm bài.
 - Cuối giờ thu bài.
3. Củng cố-Dặn dò.
- Nhận xét ý thức làm bài của học sinh
- Về nhà luyện viết lại bài cho hay
- Vài em nêu lại nội dung cần ghi nhớ về 3 phần của 1 lá thư ( hỏi thăm và chúc mừng)
- Vài HS nêu đối tượng nhận thư.
- HS viết thư vào giấy đã chuẩn bị, viết xong gấp thư cho vào phong bì, viết nội dung phong bì, nộp bài cho GV.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 4 TUAN 6 bUOI 2.doc