Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - GV: Lê Thị Thanh Thuỷ - Trường Tiểu học Nam Giang

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - GV: Lê Thị Thanh Thuỷ - Trường Tiểu học Nam Giang

Toán

LUYỆN TẬP ( tr. 26 )

I - MỤC TIÊU :

- Biết số ngày trong các tháng của năm,năm nhuận và năm không nhuận

- Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây

- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.

- học sinh khuyết tật làm các bài theo yêu cầu.

II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

- Nội dung bảng bài tập 1 kẻ sẵn trên bảng phụ

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Kiểm tra bài cũ :

2. Dạy - học bài mới : *HĐ1: Giới thiệu bài mới.

*HĐ2: Hướng dẫn luyện tập

Bài 1. GV yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn , sau đó nhận xét và cho điểm HS.

- Những tháng nào có 30 ngày ? những tháng nào có 31 ngày ? Tháng 2 có bao nhiêu ngày?

- GV giới thiệu : Những năm tháng 2 có 28 ngày gọi là năm thường . Một năm thường có 365 ngày. Những năm tháng 2 có 29 ngày gọi là năm nhuận . Một năm nhuận có 366 ngày. Cứ 4 năm thì có 1 năm nhuận .

Ví dụ :năm 2000 là năm nhuận thì đến năm 2004 là năm nhuận, năm 2008 là năm nhuận

 

doc 23 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - GV: Lê Thị Thanh Thuỷ - Trường Tiểu học Nam Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Ngày soạn:19/09/2009
Thứ 2 ngày 21 tháng 9 năm 2009
Toán
Luyện tập ( tr. 26 )
I - Mục tiêu :
- Biết số ngày trong các tháng của năm,năm nhuận và năm không nhuận
- Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây
- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.
- học sinh khuyết tật làm các bài theo yêu cầu.
II - Đồ dùng dạy - học :
- Nội dung bảng bài tập 1 kẻ sẵn trên bảng phụ
III - Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ :
2. Dạy - học bài mới : *HĐ1: Giới thiệu bài mới.
*HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1. GV yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn , sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- Những tháng nào có 30 ngày ? những tháng nào có 31 ngày ? Tháng 2 có bao nhiêu ngày?
- GV giới thiệu : Những năm tháng 2 có 28 ngày gọi là năm thường . Một năm thường có 365 ngày. Những năm tháng 2 có 29 ngày gọi là năm nhuận . Một năm nhuận có 366 ngày. Cứ 4 năm thì có 1 năm nhuận .
Ví dụ :năm 2000 là năm nhuận thì đến năm 2004 là năm nhuận, năm 2008 là năm nhuận
Bài 2: GV yêu cầu HS tự đổi đơn vị, sau đó gọi một số HS giải thích cách đổi của mình.
Bài 3: - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV có thể yêu cầu HS nêu cách tính số năm từ khi Quang Trung đại phá quân Thanh đến nay.
- Vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789. Năm đó thuộc thế kỷ XVIII.
- Lấy số năm hiện nay trừ đi năm vua Quang Trung đại phá quân Thanh. 
 Ví dụ : 2009 - 1789 = 220 (năm)
Nguyễn Trãi sinh năm : 1980 - 600 = 1380 Năm đó thuộc thế kỷ XIV.
- GV yêu cầu HS tự làm phần b, sau đó chữa bài.
3. Củng cố , dặn dò
- GV tổng kết giờ học dặn dò HS về làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 
------------------------------------------------------------------
Tập đọc
Những hạt thóc giống
I- Mục tiêu .
- biết đọc với giọng kể chậm rãi phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi cậu bé chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
II- Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ trong SGKtrang 46.
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III- Các hoạt động dạy - học.
A- Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bài Tre Việt Nam.
- Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì? của ai? (Bài thơ ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam.: giàu tình yêu thương, ngay thẳng, chính trực thông qua hình tượng cây tre.)
B- Dạy và học bài mới 
*HĐ1: Giới thiệu bài .
*HĐ2: Hướng dẫn l /đ và tìm hiểu bài
a- luyện đọc.
- HS mở SGK trang 46, HS đọc nối tiếp từng đoạn.( 4 HS đọc 4 đoạn )
- GV sửa lối và ngắt giọng cho từng HS, chú ý câu 
- GV đọc mẫu. 
b- Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn một và cho biết: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi? ( Trung thực)
+ Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực? (Vua phát cho mỗi người dân một thúng thóc đã luộc)
+ Theo em, hạt giống đó có nảy mầm được không? vì sao? 
+ Thóc luộc kĩ thì không thể nảy mầm được. Vậy mà vua lại giao hẹn, nếu không có thóc sẽ bị trừng trị. Theo em nhà vua có mưu kế gì trong việc này?
- Đoạn 1 ý nói gì? ( ý1- Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.)
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn hai và cho biết
+ Theo em lệnh vua, chú bé Chôm đã làm gì ? Kết quả ra sao?
+ Đến kì nộp thóc cho vua, chuyện gì đã xẩy ra?
+ Hành động cậu bé Chôm có gì khác mọi người?
- Gọi HS đọc đoạn 3.
+ Thái độ của mọi người như thế nào khi Chôm nói? (Mọi người sững sờ, ngạc nhiên
+ Sững sờ: có nghĩa là lặng người đi hoặc quá xúc động.)
- HS đọc thầm đoạn cuối.
+ Vua đã nói như thế nào? Vua khen cậu bé những gì?
+ Cậu bé Chôm đã được hưởng những gì do tính thật thà, dũng cảm của mình?
+ Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?
- Đoạn 2,3,4 nói lên điều gì ?( Cậu bé Chôm là người trung thực dám nói lên sự thật.)
- HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi.
+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào? (Câu chuyện ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm nói lên sự thật và được hưởng hạnh phúc.)
+ GV ghi nội dung chính của bài .
c- Đọc diễn cảm 
- Gọi HS đọc tiếp nối, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc thích hợp.
- HS đọc tiếp nối từng đoạn .
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc. - GV đọc mẫu.
- Yêu cầu HS tìm ra cách đọc và luyện đọc.
- Gọi HS đọc toàn bài.
*HĐ3: Củng cố - dặn dò:
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
- Nhận xét tiết học về nhà học bài 
 __________________________________________________________
. Đạo đức
Biết bày tỏ ý kiến
I- Mục tiêu
 1- Kiến thức: Giúp HS hiểu:
- Mọi trẻ em đều có quyền được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe tôn trọng ý kiến của ngươì khác
II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ ghi tình huống
III- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Nhận xét tình huống
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp.
- GV nêu tình huống: (sgk)
+ Theo em Bố Tâm làm đúng hay sai? vì sao?
GV khẳng định việc làm của bố bạn Tâm: Như vậy là sai vì việc học tập của Tâm, bạn phải được biết và tham gia ý kiến.
Kết luận : Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em.
Hoạt động2: Em sẽ làm gì?
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm đọc tình huống và tìm cách xử lý tình huống .
- Các nhóm trình bày kết quả của các nhóm .
Kết luận : Những việc diễn ra xung quanh môi trường các em sống, chỗ các em sinh hoạt, hoạt động vui chơi, học tập, các em đều có quyền nêu ý kiến thẳng thắn, chia sẻ
những mong muốn của mình
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi.
+ Yêu cầu HS lấy một số ví dụ về các tình huống và xử lí tình huống.
Kết luận : Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về việc có liên quan đến mình nhưng cũng phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. Không phải mọi ý kiến của trẻ đều được đồng ý nếu nó không phù hợp.
Hoạt động thực hành: Về nhà tìm hiểu thêm những việc có liên quan đến trẻ em và bày tỏ ý kiến của mình
--------------------------------------------------------------------------
Lịch sử:
Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương bắc
I- Mục tiêu.
+ Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta bị các triều đại phong kiến phương bắc đô hộ .
+ Kể lại một số chính sách áp bức bóc lột của các đại phong kiến phương bắc đối với nhân dân ta .
+Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc.
III- Hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra: Nờu thành tựu nổi bật ở thời Âu Lạc. 
2. Bài mới:
*HĐ1: Giới thiệu bài. 
*HĐ2: Tỡm hiểu về sự cực nhục của nhõn dõn ta dưới triều đại phong kiến Phương Bắc.
- HS đọc và nghiờn cứu bài: Từ đầu Của người Hỏn 
 ? Khi đụ hộ nước ta cỏc triều đại phong kiến Phương Bắc đó làm những gỡ? (Bắt ND phải lờn rừng săn voi, tờ giỏc, bắt chim quớ, đẩn gổ trầm, xuống biển mũ ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thỏc san hụ để cống nạp cho chỳng, chia cắt Âu Lạc thành quận huyện do người Hỏn cai quản bắt dõn ta học chữ Hỏn theo cỏc phong tục người Hỏn).
+ GV cho HS so sỏnh cỏc mặt về: Chủ quyền, kinh tế, văn húa ở thời gian trước năm 179 TCN và từ năm 179 T CN 938.
*HĐ2: Tìm hiểu sự phản ứng và đấu tranh của ND ta.
+ HS đọc nghiờn cứu SGK từ khụng chịu khuất phục hết.
HS khá giỏi: Trước sự ỏp bức của bọn phong kiến ND ta đó phản ứng như thế nào?
 (Vẫn giữ được cỏc phong tục tập quỏn ; liờn tục nổi dậy đỏnh đuổi quõn đụ hộ giữ gìn nền độc lập) – GV kẻ bảng – Yờu cầu HS nờu cỏc cuộc khởi nghĩa. 
Thời gian
Cỏc cuộc khởi nghĩa
Thời gian
Cỏc cuộc khởi nghĩa
Năm : 40
K/N 2 Bà Trưng
Năm 766
K/N Phựng Hưng
 248
K/N Bà Triệu
905
K/N Khỳc Thừa Dụ
 542
K/N Lý Bớ
931
K/N Dương Đỡnh Nghệ
 550
K/N Triệu Quang phục
938
Chiến thắng Bạch Đằng
 722
K/N Mai Thỳc Loan
3. Củng cố bài: nờu ND chớnh của bài. 
 - GV tổng kết bài. Nhận xột - Dặn dũ.
__________________________________________________________________________________________________
 Thứ 3 ngày 22 tháng 10 năm 2009.
Toán
Tìm số trung bình cộng
I - Mục tiêu :
 - Bước đầu nhận biết được số trung bình cộng của nhiều số. 
 - Biết cách tính trung bình cộng của 2,3,4 số.
II - Đồ dùng Dạy - Học
- Hình vẽ và đề bài toán a, b phần bài học SGK viết sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy.
III - Các hoạt động Dạy - Học 
A. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 21.
B. Dạy - Học bài mới
*HĐ1: Giới thiệu bài
*HĐ2: Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng.
a) Bài toán 1
- GV yêu cầu HS đọc đề toán.
- Có tất cả bao nhiêu lít dầu ? ( Có tất cả 4 + 6 = 10 lít dầu.)
- Nếu rót đều số dầu ấy vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu ? (Nếu rót đều số dầu ấy vào 2 can thì mỗi can có 10 : 2 = 5 lít dầu.)
- Yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán.
- Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu, vậy trung bình mỗi can có mấy lít dầu? (Trung bình mỗi can có 5 lít dầu.)
- Số trung bình cộng của 6 và 4 là mấy ? (Trung bình cộng của 6 và 4 là 5)
- Dựa vào cách giải của bài toán trên bạn nào có thể nêu cách tìm số trung bình cộng của 6 và 4 ?
- GV yêu cầu HS phát biểu lại quy tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng của số đó, rồi chia tổng số đó cho các số hạng
b) Bài toán 2- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán 2.
- Bài toán cho ta biết những gì ? (Số học sinh của 3 lớp lần lượt là 25 học sinh, 27 học sinh, 32 học sinh)
- Bài toán hỏi gì ? (Trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh ?)
- Em hiểu câu hỏi của bài toán như thế nào ?
- Ba số 25, 27, 32 có trung bình cộng là bao nhiêu ?
- Muốn tìm số trung bình cộng của ba số 25, 27, 32 ta làm thế nào ?
- Hãy tính trung bình cộng của các số 32, 48, 64, 72.
- GV yêu cầu HS tìm số trung bình cộng của một vài trừơng hợp khác
*HĐ3: Luyện tập
Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm
- GV chữa bài. Lưu ý HS chỉ cần viết biểu thức tính số trung bình cộng là được, không bắt buộc viết câu trả lời.
Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề toán.
- Bài toán cho biết gì ?( - Số cân nặng của bốn bạn Mai, Hoa, Hằng, Thịnh) 
- Bài toán yêu cầu chúng ta tính gì ?( Số ki- lô- gam trung bình cân nặng của mỗi bạn.
 - GV yêu cầu học sinh làm bài. 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét và cho điểm HS
Bài 3: ( Dành cho HS khá giỏi) - Bài toán yêu cầu chúng ta tính gì ? (Tìm số trung bình cộng của các số tự nhiên liên ... I. Mục tiêu
- Biết được hằng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn- Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn.
- Biết các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Có ý thức thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Có ý thức thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và ăn nhiều rau, quả chín .
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình minh hoạ trang 22, 23 SGK ( phóng to nếu có điều kiện).
- Một số rau còn tươi, 1 bó rau bị héo, 1 hộp sữa mới và 1 hộp sữa để lâu 
- 5 tờ phiếu có ghi sẵn các câu hỏi.
III. Các hoạt động dạy - học 
A- Kiểm tra bài cũ.
- Vì sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật? 
- Vì sao phải ăn muối i - ốt và không nên ăn mặn ?
B- Bài mới:
*Hoạt động 1: ích lợi của việc ăn rau và quả chín hàng ngày
1. Em cảm thấy thế nào nếu vài ngày không ăn rau? (Nếu vài ngày không ăn rau em cảm thấy người mệt mỏi, khó tiêu, không đi vệ sinh được.)
2. Ăn rau và quả chín hàng ngày có lợi ích gì? (Ăn rau và quả chín hàng ngày để chống táo bón, đủ các chất khoáng và vi - ta - min cần thiết, đẹp da, ngon miệng.
+ Nhận xét, tuyên dương HS thảo luận tốt.
- Kết luận: ( sgk)
Hoạt động 2 :Trò chơi : Đi chợ mua hàng
+ Các đội hãy cùng đi chợ, mua những thứ thực phẩm mà mình cho là sạch và an toàn.
+ Sau đó giải thích tại sao đội mình chọn mua thứ này mà không mua thứ kia.
+ Sau 5 phút GV sẽ gọi các đội mang hàng lên giải thích .( Đội em mua loại rau còn tươi vì khi ché biến các món ăn sẽ ngon, không bị ngộ độc còn loại rau đã héo và úa vàng không nên mua vì chúng sắp hỏng, ăn không ngon và dễ mắc bệnh. Đồ hộp trước khi mua chúng ta nên xem kỹ hạn sử dụng vì chúng đã nhiễm hoá chất có thể gây hại cho sức khoẻ.)
+ Nhận xét tuyên dương các nhóm biết mua hàng và trình bày lưu loát.
- Kết luận: (sgk)
*Hoạt động 3: Các cách thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- GV cho HS thảo luận nhóm điền vào phiếu
- Sau 10 phút GV gọi các nhóm lên trình bày và các nhóm có cùng nội dung nhận xét, bổ sung, có thể hỏi lại bạn những nội dung mà nhóm mình đang suy nghĩ.
*Hoạt động kết thúc;
- Gọi HS đọc lại mục Bạn cần biết.
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng
- Nhận xét tiết học.
__________________________________________________________________________________________________
Thứ 6 ngày 25 tháng 9 năm 2009
 Tập làm văn
Đoạn văn trong bài văn kể chuyện
I- Mục tiêu
- Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện.( nội dung ghi nhớ)
- Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tạo dựng được những đoạn văn kể chuyện
II- Đồ dùng dạy học .
- Tranh minh hoạ truyện hai mẹ con và bà tiên trang 54, SGK.
- Giấy khổ to và bút giấy.
III- Các hoạt động dạy và học.
A- Kiểm tra bài cũ :
+ Cốt truyện là gì? Cốt truyện thường gồm những phần nào?
B- Dạy học bài mới.
*HĐ1: Giới thiệu bài 
*HĐ2: Tìm hiểu ví dụ.
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc truyện Những hạt thóc giống.
- HS hoạt động nhóm.
- Các nhóm trả lời câu hỏi.
* Sự việc 1: ba dòng đầu. * Sự việc 2: 10 dòng tiếp theo. * Sự việc 3 : 4 dòng còn lại 
Bài 2: - Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn ?( Chỗ đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô. chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng .)
+ Em nhận xét gì về dấu hiệu này ở đoạn 2? (ở đoạn 2 khi kết thúc lời thoại cũng viết xuống dòng nhưng không phải là một đoạn văn.)
Gv: Khi viết hết đoạn văn chúng ta cần viết xuống dòng.
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp và trả lời câu hỏi.
- Mỗi sự việc đều được viết thành một đoạn văn làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. Khi hết một đoạn văn, cần chấm xuống dòng .HĐ3: Ghi nhớ.
- HS đọc phần ghi nhớ.
*HĐ4: Luyện tập.
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu .
+ Kể chuyện là kể lại chuyện gì?
+ Đoạn nào đã viết thành đoạn văn? Đoạn nào còn thiếu?
+ Đoạn 1 kể sự việc gì?
+ Đoạn 2 kể sự việc gì ?
+ Đoạn 3 còn thiếu phần nào?
 - GV nhận xét.
C-Củng cố - Dặn dò: Nhận xét tiết học
 --------------------------------------------------------------------------------
Toán
Biểu đồ ( tiếp theo)
I - Mục tiêu
- Bước đầu biết về biểu đồ hình cột.
- Biết cách đọc một số thông tin trên biểu đồ hình cột.
-Hs khuyết tật làm các bài tập theo yêu cầu
II - Đồ dùng dạy - học
- Phóng to hoặc vẽ sẳn vào bảng phụ biểu đồ số chuột của 4 thôn đã diệt.
III - Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 2 SGK trang 29.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm 
2. Dạy - học bài mới
*HĐ1: Giới thiệu bài
*HĐ2: Giới thiệu biểu đồ hình cột Số chuột của 4 thôn đã diệt.
- GV treo biểu đồ số chuột của 4 thôn đã diệt và giới thiệu : Đây là biểu đồ hình cột thể hiện số chuột 4 thôn đã diệt.
+ Biểu đồ có mấy cột ? (Biểu đồ 4 cột.)
+ Dưới chân của các cột ghi gì ? (Dưới chân các cột ghi tên của 4 thôn.)
+ Trục bên trái của bản đồ ghi gì? (Trục bên trái của biểu đồ ghi số con chuột đã diệt.
+ Số được ghi trên đầu mỗi cột là gì ? (Là số con chuột được biểu diễn ở cột đó.)
- GV hướng dẫn HS đọc biểu đồ :
+ Biểu đồ biễu diễn số chuột đã diệt được của các thôn nào ?
+ Hãy chỉ trên biểu đồ số chuột đã diệt được của từng thôn.
+ Thôn đông diệt được bao nhiêu con chuột ?
+ Vì sao em biết thôn Đông diệt được 2000 con chuột ?
+ Hãy nêu số chuột đã diệt được của thôn Đoài, Trung, Thượng.
+ Như vậy cột cao hơn sẽ biểu diễn số con chuột nhiều hơn hay ít hơn ?
+ Thôn nào diệt được nhiều chuột nhất ? Thôn nào diệt được ít chuột nhất ?
+ Cả 4 thôn diệt được bao nhiêu con chuột ?
HĐ3:Luyện tập thực hành.
Bài 1:- Yêu cầu hS lên bảng làm.
 - HS nêu kết quả.
 - HS nhận xét .
Bài 2:- GV treo tranh SGK HS quan sát và hỏi.
 - Cả lớp trả lời
3. Củng cố , dặn dò.
Về nhà học thuộc và chuẩn bị bài
 --------------------------------------------------------------------------------------
Kĩ thuật
Khâu thường( tt)
I- Mục tiêu 
- Biết cách cầm vải ,cầm kim,lên kim ,xuống kim khi khâu.
-Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường.Các mũi khâu thường có thể chưa cách đều nhau.Đường khâu có thể bị dúm
II- Hoạt động dạy và học
*Hoạt động 3: HS thực hành khâu thường .
- Gọi HS nhắc lại kĩ thuật khâu thường .( HS đọc phần ghi nhớ )
- 4 HS lên bảng thực hành khâu.
- Nhận xét thao tác của HS và sử dụng tranh quy trình để nhắc lại kĩ thuật khâu mũi khâu thường thao các bước .
- HS thực hành trên vải.
*Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS 
- GV tổ chức cho HS trưng báỷan phẩm của mình thực hành .
- Gv nêu các tiêu chí đánh giá sản phẩm:
+ Đường vặch dấu thẳng và cách đều cạnh dài của vải.
+ Các mũi khâu tương đối đều bằng nhau, không bị dúmvà thẳng theo đường vặch dấu.
+ Hoàn thành đúng thời gian quy định.
- HS tự đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí trên.
 ---------------------------------------------------------------------------------
 Địa lý
Trung Du Bắc bộ
I/Mục tiêu
-nêu được một số đặc điểm tiêu biểu địa hình trung du bắc bộ.
-nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du bắc bộ.
-nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du bắc bộ:che phủ đồi,ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi -
II. Đồ dùng dạy - học
- Bản đồ hành chính Việt Nam và bản đồ địa lý tự nhiên việt nam.
- Tranh ảnh vùng trung du Bắc bộ
III- các hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra bài cũ.
- HS trình bày các nội đã học về Hoàng Liên sơn.( HS trình bày trên sơ đồ ).
B- Bài mới .
 * Hoạt động 1: Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải.
- HS quan sát tranh ảnh về vùng trung du và nêu câu hỏi
GV kết luận : Vùng trung du là vùng chuyển tiếp giữa mièn núi và đồng bằng, bởi vậy nó mang những đặc điểm của cả hai vùng miền này, vùng trung du là vùng đồi có đỉnh tròn và sườn thoải.
- HS lên chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam các tỉnh có vùng trung du (Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang.)
- HS quan sát, nhận xét.
* Hoạt động 2: Chè và cây ăn quả ở trung du.
- Dựa vào các đặc điểm về điều kiện tự nhiên trên theo em vùng trung du sẽ phù hợp trồng các loại cây nào?( cây cọ, cây chè, cây vải)
Kết luận : Với những đặc điểm riêng, vùng trung du rất thích hợp cho việc trồng một số loại cây ăn quả và cây công nghiệp
- Gv cho HS quan sát và trả lời câu hỏi.( HS nêu được 4 bước trong quy trình chế biến chè)
* Hoạt động 3: Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp.
- Hiện nay ở các vùng núi và trung du có các hiện tượng gì xẩy ra ? ( Hiện tượng chặt gỗ bừa bãi, làm đất trống, đồi trọc)
- Theo em, hiện tượng đất trống, đồi trọc sẽ gây ra hậu quả như thế nào?( gây lũ lụt, đất đai cằn cỗi, kéo theo sự thiệt hại lớn về người và của.)
- GV cho HS quan sát bảng số liệu( Diện tích rừng mới ở Phú Thọ đang tăng lên. Đó là điều rất đáng mừng và cần phải được làm thường xuyên.)
Kết luận: để che phủ đồi , ngăn cản tình trạng đất trống đồi trọc, người dân ở vùng trung du đang phải từng bước trồng cây xanh.( 3 HS nhắc lại)
Gv kết thúc bài học bằng sơ đồ.
 ----------------------------------------------------------------------------------------------------
 GIÁO ÁN THỂ DỤC ( TIẾT: 10 )
Tờn bài dạy: QUAY SAU, ĐI ĐỀU, VềNG PHẢI, VềNG TRÁI
TRề CHƠI “BỎ KHĂN”
Mục đớch - Yờu cầu: 
	+Biết cách đi đều vòng phải vòng trái đúng hướg và đứng lại 
	+Biết cáh chơi Trũ chơi “Bỏ khăn” 
Địa điểm: Sõn trường
Dụng cụ: + 1 Cũi ,Khăn 
NỘI DUNG
ĐL
YấU CẦU KỸ THUẬT
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
I. MỞ ĐẦU:
1. Nhận lớp:
2. Phổ biến bài mới
( Thị phạm )
3. Khởi động
+ Chung:
+ Chuyờn mụn:
6 - 10’
1 - 2’
2 - 3’
GV cho tập hợp lớp 
- Phổ biến nội dung, yờu cầu bài học 
- Chấn chỉnh đội ngũ, trang phục liện tập
Chạy quanh sõn (200-300m)
Trũ chơi: “Làm theo hiệu lệnh”
Chạy một hàng dọc
II. CƠ BẢN:
1. ễn bài cũ:
2. Bài mới: 
( Ghi rừ chi tiết cỏc động tỏc kỹ thuật )
18-22’
10-12’
a. Đội hỡnh đội ngũ
- ễn tập quay sau, đi dều vũng phải, vũng trỏi, đứng lại, đổi chõn khi đi đều sai nhịp
- Cả lớp tập
GV điều khiển
NỘI DUNG
ĐL
YấU CẦU KỸ THUẬT
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
3. Trũ chơi vận động (hoặc trũ chơi bổ trợ thể lực)
- Tập theo tổ
- Cho từng tổ thi đua trỡnh diễn 
b. Trũ chơi “Bỏ khăn” 
Cả lớp cựng chơi
Tổ trưởng điều khiển
Cỏn sự điều khiển
III. KẾT THÚC:
1. Hồi tỉnh: (Thả lỏng)
2. Tổng kết giờ học: 
(Đỏnh giỏ, xếp loại)
3. Nhắc nhở và bài tập về nhà
4 - 6’
2 - 3’
1 - 2’
Cả lớp vừa hỏt vừa vỗ tay theo nhịp
GV cựng HS hệ thống bài
Nhận xột đỏnh gớa giờ học, giao bài tập về nhà.
-----------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 tuan 6 theo chuan ktkn.doc