I.Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài.
- Làm đúng bài tập 2. BT chính tả phương ngữ 3a.
- Giáo dục H tính chịu khó, cẩn thận, thẩm mĩ.
III.Hoạt động dạy-học:
1. Bài cũ :
- Gv đọc cho H viết vào vở nháp: lang ben, cái kẻng, leng keng, len lén, hàng xén, léng phéng,
- Gv nhận xét sửa sai.
2.Bài mới .
a.Giới thiệu bài.
b.Hướng dẫn nghe-viết chính tả:
*Tìm hiểu về nội dung truyện:
- 1 H đọc truyện.
? Nhà văn Ban-dắc có tài gì ? (ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài.)
? Trong cuộc sống ông là người như thế nào ?
(ông là người rất thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt.)
*Hướng dẫn viết từ khó:
(Ban-dắc, truyện dài, truyện ngắn,,.)
- H đọc, viết các từ vừa tìm được.
*Hướng dẫn cách trình bày:
- H nhắc lại cách trình bày lời thoại.
Tuần 6 Thứ Hai Ngày soạn: 2 / 10 / 2009 Ngày dạy : 5 / 10 / 2009 Chính tả: (Nghe-viết) Người viết truyện thật thà I.Mục tiêu: - Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài. - Làm đúng bài tập 2. BT chính tả phương ngữ 3a. - Giáo dục H tính chịu khó, cẩn thận, thẩm mĩ. III.Hoạt động dạy-học: 1. Bài cũ : - Gv đọc cho H viết vào vở nháp: lang ben, cái kẻng, leng keng, len lén, hàng xén, léng phéng, - Gv nhận xét sửa sai. 2.Bài mới . a.Giới thiệu bài. b.Hướng dẫn nghe-viết chính tả: *Tìm hiểu về nội dung truyện: - 1 H đọc truyện. ? Nhà văn Ban-dắc có tài gì ? (ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài.) ? Trong cuộc sống ông là người như thế nào ? (ông là người rất thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt.) *Hướng dẫn viết từ khó: (Ban-dắc, truyện dài, truyện ngắn,,...) - H đọc, viết các từ vừa tìm được. *Hướng dẫn cách trình bày: - H nhắc lại cách trình bày lời thoại. c.Viết chính tả: - Gv đọc cho H viết. d.Soát lỗi và chấm bài. - Đọc toàn bài cho H soát lỗi - H đổi vở cho nhau và soát lỗi bài bạn. - Chấm chữa 8 - 10 bài, nhận xét . e.Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài 2: 1 H đọc yêu cầu: - H làm bài vào vở bài tập - 1 H chữa bài. 3.Củng cố, dặn dò: - Những em viết sai chính tả về nhà viết lại - Chuẩn bị bài sau. ________________________________ Tập đọc: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca I.Mục tiêu: - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. - Hiểu nội dung bài : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. - Giáo dục H có lòng trung thực, ý thức trách nhiệm với người thân. II.Đồ dùng dạy-học: - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.. III.Hoạt động dạy-học: 1. Bài cũ : - Gọi 3 H lên bảng đọc thuộc lòng bài “Gà Trống và Cáo”. ? Theo em Gà Trống thông minh ở điểm nào ? ? Cáo là con vật có tính cách như thế nào ? ? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài. - H quan sát tranh. b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. *Luyện đọc. - 1 H đọc bài - H đọc nối tiềp theo đoạn (2 đoạn, 3 lượt). Đoạn 1 : An-đrây-camang về nhà; Đoạn 2 : phần còn lại. - H đọc, kết hợp sửa lổi phát âm của H. - H đọc, kết hợp giải nghĩa từ: dằn vặt. - 2 H đọc toàn bài - GV đọc mẫu . *Tìm hiểu bài: Đoạn 1: H đọc thầm đoạn 1. ? Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào ? (9 tuổi. Em sống với mẹ và ông đang bị ốm nặng.) ? Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông thái độ của cậu thế nào ? (An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay.) ? An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông ? (gặp mấy cậu bạn đang đá bóng và rủ nhập cuộc. Mãi sau mới nhớ ra, cậu vội chạy mua thuốc mang về nhà.) - Đoạn 1 ý nói gì ? (An-đrây-ca mãi chơi quên lời mẹ dặn.) Đoạn 2: 1 H đọc đoạn 2. ? Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà ? (ông cậu đã qua đời.) ? Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế nào ? (Cậu ân hận vì mình mãi chơi, mang thuốc về chậm mà ông mất. Cậu òa khóc, kể cho mẹ nghe.) ? An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào ? (+ An-đrây-ca òa khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng đó là lỗi của mình. + An-đrây-ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. + Dù mẹ đã an ủi nói rằng cậu không có lổi nhưng An-đrây-ca cả đêm ngồi khóc dưới gốc táo ông trồng. Mãi khi lớn, cậu vẫn dằn vặt mình.) ? Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là người như thế nào ? (+ An-đrây-ca rất thương yêu ông, cậu không thể tha thứ cho mình vì chuyện mãi chơi mà mua thuốc về muộn để ông mất. + An-đrây-ca rất có ý thức, trách nhiệm về việc làm của mình. + An-đrây-ca rất trung thực, cậu đã nhận lỗi với mẹ và rất nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.) ? Nội dung chính đoạn 2 là gì ? (Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.) ? H đọc thầm toàn bài và nêu nội dung chính của bài ? (Cậu bé An-đrây-ca là người yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.) c.Hướng dẫn đọc diễn cảm: - 2 H đọc nối tiếp từng đoạn trong bài. - Giới thiệu đoạn văn cần đọc diễn cảm - GV hưíng dẫn, đọc mẫu. “ Bước vào phòng ông nằm.lúc con vừa ra khỏi nhà.” - H luyện đọc theo nhóm 4 - Thi đọc cá nhân. - Gọi H đọc lại toàn bài - GV nhận xét. 3.Củng cố, Dặn dò: ? Nếu đặt tên khác cho câu chuyện thì em sẽ đặt tên câu chuyện này là gì ? (+ Chú bé An-đrây-ca. + Chú bé trung thực ) ? Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn ấy ? (Bạn đừng ân hận nữa, ông bạn chắc cũng hiểu bạn mà.) - Nhận xét giờ học - Xem lại bài và chuẩn bị bài sau. Toán: Luyện tập I.Mục tiêu: Giúp H: - Đọc được một số thông tin trên biểu đồ. II.Đồ dùng dạy-học - Các biểu đồ trong bài học. III.Hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ : - 3 H lên bảng làm bài tập. - Gv kiểm tra vở bài tập của H. - Gv nhận xét sửa sai. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn H làm bài tập. Bài 1: H nêu yêu cầu: ? Đây là biểu đồ biểu diễn gì ? (Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng bán được trong 9 tháng.) - 1 H lên bảng giải - H nhận xét - Gv chốt. Bài 2: Yêu cầu H quan sát biểu đồ trong sgk . ? Biểu đồ biểu diễn gì ? ? Các tháng được biểu diễn là những tháng nào? - H làm bài vào vở – Chấm bài 1 tổ - 1 H làm trên bảng lớp. - Lớp nhận xét - Gv nhận xét. Bài 3: (Nếu con thời gian).1 H đọc bài mẫu. ? Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của các tháng nào ? ? Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3 ? - H nêu miệng - H lên thực hiện vẽ, cho H nhận xét . - Gv nhận xét và sửa sai. 3.Củng cố, dặn dò: - Hoàn thành bài tập. - Gv nhận xét giờ học. _______________________________________________ Thứ Ba Ngày soạn: 3 / 10 / 2009 Ngày dạy: 5 / 10 / 2009 Toán: Luyện tập chung I.Mục tiêu: Giúp H củng cố về: - Viết, đọc và so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của các chữ số trong một số. - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. - Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào. - H chịu khó, có ý thức vươn lên. II.Hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ: - 3 H lên bảng làm các bài tập của tiết trước. - Gv chữa bài, nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài : b.Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: H nêu yêu cầu: - H làm vở nháp - Nêu miệng kết qủa - Lớp nhận xét . - Gv nhận xét sửa sai. Bài 2(a, c): H đọc đề: - H nêu cách giải - 2H làm bảng - Lớp làm vở. - H - Gv nhận xét . Bài 3 (a, b, c): H đọc đề: - H quan sát biểu đồ và nêu biểu đồ biểu diễn gì ? - Lớp làm vào vở - Cho 1 H lên bảng giải. - Gv nhận xét - cho điểm. Bài 4 (a, b): ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - H làm bài vào vở - chấm bài 1 tổ. - Gọi H chữa bài, nhận xét bài làm của bạn. - Gv nhận xét ghi điểm. Bài 5 : H đọc đề toán - Thi đua làm nhanh (H khá, giỏi) (Nếu còn thời gian). - Yêu cầu H đọc các số tròn trăm từ 500 đến 800 ? ? Trong các số trên những số nào lớn hơn 540 và bé hơn 870 ? ? Vậy x có thể là những số nào ? - Gv nhận xét 3.Củng cố, dặn dò: - Gv nhận xét tiết học. - H về nhà làm các bài tập còn lại và chuẩn bị bài sau. Luyện từ và câu: Danh từ chung và danh từ riêng I.Mục tiêu: - Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng (ND Ghi nhớ) - Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa vào dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng (BT1, mục III); nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu biết vận dụng quy tắc đó vào thựctế (BT2). II.Đồ dùng dạy-học: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam (có sông Cửu Long) . - Phiếu khổ to. III.Hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ: - Gọi 2H: ? Danh từ là gì ? Cho ví dụ. - H lên bảng làm bài tập 2 ( phần bài tập) - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn H tìm hiểu ví dụ: Bài 1: - H đọc yêu cầu của bài. - H thảo luận nhóm đôi và tìm từ đúng. a.sông. c.vua b.Cửu Long d.Lê Lợi - H nhận xét, Gv nhận xét sửa sai. - Gv giới thiệu bằng bản đồ tự nhiên Việt Nam một số sông đặc biệt là sông Cửu Long. - Gv giới thiệu vua Lê Lợi, người đã có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Hậu Lê ở nước ta. Bài 2. H đọc yêu cầu: - H trao đổi cặp và trả lời câu hỏi - Gv nhận xét . T. kl :+ Những từ chỉ tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung. + Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng. Bài 3: H đọc yêu cầu: - H thảo luận nhóm đôi - 2 nhóm trình bày phiếu. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - H khác nhận xét bổ sung - Gv nhận xét . T. kl: + Danh từ riêng chỉ người, địa danh cụ thể luôn luôn phải viết hoa. - GV chốt nội dung và rút ra ghi nhớ: c.Phần Ghi nhớ: - H đọc phần ghi nhớ. d.Luyện tập. Bài 1: H đọc yêu cầu: - H thảo luận nhóm - làm vào phiếu học tập. - GV nhận xét sửa sai. (+ Danh từ chung : núi, dòng, sông, dãy, mặt, sông, ánh, nắng, đường, dãy, nhà, trái, phải, giữa, trước. + Danh từ riêng : Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Trác, Đại Huệ, Bác Hồ.) Bài 2: H đọc đề: - H làm bài, 2 H lên bảng giải. - H nhận xét bài bạn. T. Nhắc H luôn luôn viết hoa tên người, tên địa danh, tên người viết hoa cả họ và tên đệm. ? Họ và tên các bạn trong lớp là danh từ riêng hay danh từ chung ? 3.Củng cố, dặn dò: - Thi đua giữa 2 dãy: Tìm 10 danh từ riêng, 10 danh từ chung ?(1 em nêu 1 từ) - Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị cho bài sau. Địa lí: Tây Nguyên I.Mục tiêu: Sau bài học, H có khả năng: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên. + Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Kon Tum, Đăk Lắc, Lâm Viên, Di Linh. + Khí hậu có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam: Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh. II.Đồ dùng dạy-học: - Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam. III.Hoạt động dạy-học: 1. Bài cũ: ? Chỉ bản đồ các tỉnh vùng đồi thuộc trung du Bắc Bộ ? (Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc). ? Vì sao ở trung du Bắc Bộ lại có những nơi đất trống đồi trọc ? Để khắc phục tình trạng này người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì ? - Gv nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm 2: *Tây Nguyên- xứ sở của các cao nguyên xếp tầng. - Gv ch ... ng (BT1, 2). - Bước đầu biết sắp xếp các từ Hán Việt có nghĩa “trung” theo hai nhóm nghĩa (BT3) và đặt câu được với một từ trong nhóm (BT4). - Giáo dục H biết trung thực trong học tập và trong cuộc sống. II.Đồ dùng dạy-học: - Thẻ ghi từ : tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái. III.Hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ : - 2 H lên : ? Viết 5 danh từ chung ? ? Viết 5 danh từ riêng ? - Gv nhận xét và ghi điểm . 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài. b.Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: H đọc yêu cầu: - H thảo luận nhóm đôi. - H lên bảng thực hiện ghép từ. - Gv nhận xét sửa sai. - Thứ tự các từ cần điền: tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào. Bài 2: H đọc yêu cầu: H thảo luận và thi nhau + Nhóm 1: đưa ra từ. + Nhóm 2: tìm nghĩa của từ. - H thực hiện và đổi vai người hỏi người trả lời. *Kết luận lời giải đúng : - Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó là: trung thành. - Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi là : trung kiên. - Một lòng một dạ vì việc nghĩa là: trung nghĩa. - ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một là: trung hậu. - Ngay thẳng, thật thà là : trung thực. Bài 3: H đọc yêu cầu: - H thảo luận nhóm và làm bài. - Nhận xét, tuyên dương . a. “Trung”có nghĩa là “ở giữa”: trung thu, trung bình, trung tâm. b. “Trung”có nghĩa là “một lòng một dạ”: những từ còn lại. Bài 4: Gv yêu cầu: Thi tiếp sức giữa 3 tổ. Từng thành viên nối tiếp đặt câu. Nhóm nào nối tiếp nhau đặt câu liên tục, đúng sẽ thắng. - Nhận xét câu văn của H . 3.Củng cố, dặn dò: ? Nêu những từ thuộc chủ điểm “Trung thực - Tự trọng”. - Nhận xét tiết học. - Về nhà viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta trong đó có dùng 2 trong số các từ ở bài tập 3. ___________________________________________________________________ Thứ Sáu Ngày soạn: 4 / 10 / 2009 Nhày dạy : 9 / 10 / 2009 Toán: Phép trừ I.Mục tiêu: - Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến 6 chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp. - Rèn tính cần cù, chịu khó. II.Đồ dùng dạy-học: - Hình vẽ như bài tập 4. III.Hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ : - 3 H làm các bài tập ở tiết học trước. - Gv nhận xét cho điểm . 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Củng cố kĩ năng làm tính trừ. - Gv ghi ví dụ 1 lên bảng. 865 279 – 450 237 ? Muốn thực hiện phép tính trừ ta làm như thế nào ? - 1H lên bảng thực hiện lớp làm nháp. - H nhận xét - Gọi H nêu cách thực hiện phép tính. - 865 279 450 237 415 042 865 279 – 450 237 = 415 042 - Gv nhận xét, sửa sai. - Gv ghi ví dụ 2 lên bảng. 647 253 – 285 749 - Tương tự, H lên bảng thực hiện và nêu cách thực hiện. - H nêu cách thực hiện một phép tính trừ. c.Luyện tập, thực hành : Bài 1: H đọc đề bài. ? Bài toán yêu cầu ta làm gì ? - H làm nháp, 4 H lên bảng tính và nêu cách tính. - Gv nhận xét sửa sai. Bài 2 (dòng 1): H đọc đề bài: - H làm bài vào vở - 1H lên bảng giải. - Gv nhận xét sửa sai. Bài 3. H đọc đề toán. ? Bài toán cho ta biết gì ? ? Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì ? - Lớp làm vở - Chấm bài 5 em - 1H lên bảng giải: Đáp số : 415 km - H nhận xét . - Gv nhận xét, sửa sai. Bài 4: (dành cho H khá, giỏi nếu còn thời gian). H đọc yêu cầu: - Gv hướng dẫn cách tính. - H làm bài vào vở - 1H lên bảng giải. Số cây năm ngoái trồng được là : 214 800 – 80 600 = 134 200 (cây) Số cây cả hai năm trồng được là : 134 200 + 214 800 = 349 000 (cây) Đáp số : 349 000 cây - H nhận xét - Gv nhận xét, sửa sai. 3.Củng cố- dặn dò: - Gv tổng kết giờ học. - Dặn H về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện. I.Mục tiêu: - Dựa vào 6 tranh minh họa truyện “Ba lưỡi rìu” và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện (Bt1). - Biết phát triển ý nêu dưới 2, 3 tranh để tạo thành 2, 3 đoạn văn kể chuyện (Bt2). - Giáo dục H tính trung thực, thật thà. II.Đồ dùng dạy-học: - Tranh minh hoạ trang 64, SGK III.Hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ: - Gọi 2 H kể phần thân đoạn truyện Hai mẹ con và bà tiên - 1 H kể toàn bộ truyện . - Nhận xét và ghi điểm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài : b.Hướng dẫn làm bài tập : Bài 1: H đọc yêu cầu. - Gv treo 6 tranh lên bảng H quan sát. ? Truyện có những nhân vật nào ? (Truyện có 2 nhân vật anh chàng triều phu và ông già (ông tiên)) ? Câu chuyện kể lại chuyện gì ? - Câu chuyện kể lại việc chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu. ? Truyện có ý nghĩa gì ? (Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc.) - H đọc phần gợi ý dưới mỗi bức tranh. - H dựa vào bức tranh minh họa, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu. - Gv nhắc H nói ngắn gọn, đủ nội dung chính. - Gv nhận xét tuyên dương những em nhớ đầy đủ cốt truyện và lời kể có sáng tạo. Bài 2: H đọc yêu cầu. T: Để phát triển ý thành một đoạn văn kể chuyện, các em cần quan sát kĩ tranh minh họa, hình dung mỗi nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, ngoại hình nhân vật như thế nào, chiếc rìu trong tranh là loại rìu gì. Từ đó tìm những từ ngữ để miêu tả cho thích hợp và hấp dẫn người nghe. - Gv làm mẫu tranh 1. - H quan sát tranh và trả lời câu hỏi. ? Anh chàng tiều phu làm gì ? ? Khi đó chàng trai nói gì ? ? Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào? ? Lưỡi rìu của chàng tiều phu như thế nào ? - H xây dựng đoạn 1 dựa vào các câu hỏi - H nêu, nhận xét. - H hoạt động nhóm với 5 tranh còn lại. - Tổ chức cho H thi nhau kể từng đoạn - Gv nhận xét . - H hoàn thành đoạn văn vào vở (dựa vào 2, 3 tranh để hoàn thành 2, 3 đoạn văn). - Gv chấm - Nhận xét sửa sai, kết hợp cho điểm. 3.Củng cố-dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà viết lại đoạn 3 câu truyện vào vở. Lịch sử: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40) I.Mục tiêu - Kể được ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bài Trưng (Chú ý nghuên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa): + Nguyên nhân: Do căm thù quân xâm lược, Thi Sách bị Tô Định giết hại (trả nợ nước, thù nhà). + Diễn biến: Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa Nghĩa quân làm chủ Mê Linh. Chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ. + ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiễn phương Bắc đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Sử dụng lược đồ kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa. II.Đồ dùng dạy-học: - Hình minh họa trong sgk. - Lược đồ khu vực chính nổ ra khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) III.Hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ : ? Khi đô hộ nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm những gì ? - GV nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm. T.Quận Giao chỉ: Thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ. 1)Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - GV yêu cầu H đọc phần 1 ở sgk. T. Khi tìm nguyên nhân cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng có 2 ý kiến: + Do dân ta căm thù quân xâm lược, đặc biệt là thái thú Tô Định. + Do Thi Sách, chồng bà Trưng Trắc bị Tô định giết hại. ? Theo em ý kiến nào đúng ? ý kiến nào sai ? Tại sao ? - H thảo luận nhóm tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng- nêu kết quả. - Gv nhận xét sửa sai. T. kl: Việc thái thú Tô Định giết chết chồng của bà Trưng Trắc là Thi Sách chỉ là cái cớ để cuộc khởi nghĩa nổ ra. Nguyên nhân sâu xa là do lòng căm thù quân xâm lược... của Hai Bà. *Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân. 2)Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - Gv treo lược đồ, giới thiệu : - Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa; cuộc khởi nghĩa nổ ra trên một khu vực rộng, mạnh mẽ, trên lược đồ chỉ là khu vực chính của cuộc khởi nghĩa. - H xem nội dung và lược đồ để nêu diễn biến của cuộc khởi nghĩa bằng lược đồ. - Gv nhận xét và khen những em thực hiện tốt. *Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân. 3)Kết quả và ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - Gv yêu cầu H đọc nội dung sgk. ? Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã đạt kết quả như thế nào ? (Trong vòng không đầy một tháng cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi. Quân Hán bỏ của, bỏ vũ khí lo chạy thoát thân, Tô Định phải cải trang thành dân thường lẫn vào đám tàn quân trốn về nước.) ? Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa như thế nào ? (Sau hơn 2 thế kỉ bị nước ngoài đô hộ, từ năm 179 TCN đến năm 40, lần đầu tiên nhân dân ta đã giành được độc lập.) ? Sự thắng lợi của khởi nghĩa Hai Bà Trưng nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta ? (Nhân dân ta rất yêu nước và có truyền thống chống giặc ngoại xâm.) *Hoạt động 4 . 4)Lòng biết ơn và tự hào của nhân dân ta với Hai Bà Trưng. ? Để tỏ lòng biết ơn và tự hào về Hai Bà Trưng nhân dân ta đã làm gì? (đặt tên đường, tên phố, lập đền thờ Hai Bà Trưng.) T: Với chiến công oanh liệt như trên, Hai Bà Trưng đã trở thành hai nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà. 3.Củng cố, dặn dò: - Gv nhận xét giờ học. - Gv cho H nêu lại nội dung bài. - Về nhà xem lại bài và xem trước bài mới. ______________________________________________ Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Vệ sinh răng miệng I.Mục tiêu: - H nắm được những hoạt động của tuần qua. - H nắm được kế hoạch tuần tới. - Gd H về vệ sinh răng miệng. II.Hoạt động dạy- học: 1.Hoạt động 1: Sinh hoạt lớp - Lớp trưởng nhận xét hoạt động tuần qua. - Gv bổ sung. - Lớp bình chọn bạn xuất sắc nhất trong tuần. 2.Hoạt động 2: - Gv nêu kế hoạch tuần tới: + Tích cực trong học tập, đi học đúng giờ, chuyên cần. + Tăng cường luyện viết các kiểu chữ, luyện đọc . + Thuộc và vận dụng nhanh bảng cửu chương. + Đi học phải đầy đủ đồ dùng, sách vở, chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. + Tăng cường tinh thần trách nhiệm của cán bộ lớp, cán bộ Đội. 3.Hoạt động 3: Giáo dục vệ sinh răng miệng: ? Lớp ta bạn nào bị sâu răng ? Sâu răng có đau không ? Theo em, vì sao mình bị đau răng ? ? Mỗi buổi sáng thức dậy, em làm gì đầu tiên ? ? Sau khi ăn cơm xong, em thường phải làm gì ? Vì sao ? ? Trước khi đi ngủ, em làm gì ? ? Em đã thường xuyên làm những việc đó chưa ? ? Khi đánh răng em cần chú ý điều gì ? ___________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: