Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 (Dạy buổi chiều)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 (Dạy buổi chiều)

I. Mục đích – yêu cầu: Củng cố cho HS:

1. Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn xúc động thể hiện ân hận dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

 2.Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

 II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn.

 III. Hoạt động dạy học:

 

doc 10 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 250Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 (Dạy buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Ngày soạn:Thứ bảy ngày 18 tháng 9 năm 2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010
Tiết 9: 	Toán 
Luyện tập
I. Mục tiêu: Củng cố cho học sinh:
 - Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên hai loại biểu đồ.
 - Thực hành lập biểu đồ.
II. Đồ dùng dạy học: Biểu đồ BT 2
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Gọi HS chữa BT2 
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi mục bài
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1, 2 trong vở BT
 - Cho 1HS đọc yêu cầu của BT1.
- GV Hỏi: Tuần 1 bán được bao nhiêu mét vải hoa?.....
Tuần 3 bán được nhiều hơn tuần1 bao nhiêu m vải hoa?
- Cho HS làm tương tự với các ý còn lại
- Cho HS đọc yêu cầu BT2.
- Cho cả lớp làm vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài.
HĐ 2: Làm BT3 ở SGK
- GV yêu cầu HS nêu tên biểu đồ.
B/đồ còn chưa biểu diễn số cá của các tháng nào?
- Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng3.
-GV: Chúng ta sẽ vẽ cột biểu diễn số cá của tháng 2 và tháng 3.
- Yêu cầu HS lên chỉ vị trí sẽ vẽ cột biểu diễn.
- GV nêu lại
- GV hỏi: +Nêu bề rộng của cột.
 +Nêu chiều cao của cột.
- GV gọi HS lên vẽ cột biểu diễn số cá tháng 2.
 GV nhận xét và yêu cầu cả lớp tự vẽ cột tháng3. 
- GV yêu cầu HS đọc biểu đồ vừa vẽ. 
- GV nhận xét, kết luận.
.3. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
- 1HS lên bảng làm
- Cả lớp nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu
- 2HS trả lời .Cả lớp nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu
- Cả lớp làm vào vở BT bài1,2
- HS nêu kết quả.
- HS trả lời.
- 1HS lên chỉ trên bảng.
- HS trả lời
- 1HS lên bảng vẽ. Cả lớp theo dõi, nhận xét. 
- HS đọc biểu đồ
- HS tự học.
Tiết 3: 	Tập đọc
Ôn bài: Nỗi dằn vặt của An-Đrây-ca
I. Mục đích – yêu cầu: Củng cố cho HS:
1. Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn xúc động thể hiện ân hận dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
 	2.Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
 II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn.
 III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ "Gà Trống và Cáo"và trả lời câu hỏi:
+Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài học. Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? 
2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
 HĐ 1: Luyện đọc. 
* Gọi HS đọc toàn bài.
*Đọc nối tiếp bài. GV chia đoạn
Đoạn1: An-đrây-ca .....mang về nhà.
Đoạn2: Bước vào phòng.... ít năm nữa.
GV theo dõi,kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng
- GV đọc mẫu.
HĐ 2: Tìm hiểu bài: 
- Gọi 1 HS đọc đoạn1
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn1 trả lời câu hỏi trong SGK
- GV Hỏi: Đoạn 1 kể với em chuyện gì?
- GV ghi bảng ý chính đoạn 1
- Gọi 1HS đọc đoạn 2
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi trong SGK
- GV Hỏi: Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
- GV ghi ý chính.
- Cho HS đọc toàn bài.
Hỏi:Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
- GV ghi nội dung chính của bài.
 HĐ 3: Đọc diễn cảm. 
- Cho HS đọc toàn bài.
- GV theo dõi.
-GV treo bảng đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm
 "Bước vào phong ông nằm....vừa ra khỏi nhà."
- Tổ chức thi đọc diễn cảm đoạn văn
 + GV theo dõi, nhận xét.
- Hướng dẫn HS đọc phân vai.
- Thi đọc toàn truyện.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
-Hỏi:Nếu đặt cho truyện tên khác em sẽ đặt tên câu chuyện này là gì?.
- Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 3HS đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi 
- Cả lớp theo dõi và trả lời. 
- 1HS khá đọc toàn bài
- HS đọc nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2 lượt)
- 2HS đọc toàn bài
- 1HS đọc chú giải.
- HS lắng nghe 
- 1HS đọc
Đọc thầm,thảo luân, tiếp nối nhau trả lời
- HS trả lời rút ra ý chính đoạn 1
-1HS đọc
- Đọc thầm,trao đổi và trả lời.
- HS trả lời rút ra ý chính của đoạn 2
- 1HS đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm tìm nội dung chính của bài.
-2HS nhắc lại.
- 2HS lầ lượt đọc Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay.
- 4 HS thi đọc diễn cảm
- 4HS đọc toàn truyện.
-3-5 HS thi đọc.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS tự học.
Ngày soạn:Thứ bảy ngày 18 tháng 9 năm 2010
Ngày giảng: Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2010
Tiết 10:	 toán	
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về :
 - Viết, đọc ,so sánh các số tự nhiên 
- Đơn vị đo khối lượng và đơn vị đo thời gian.
- Một số hiểu biết ban đầu về biểu đồ, về số trung bình cộng.
II. đồ dùng dạy- học - Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học:
1) Bài cũ: Đọc biểu đồ bài tập 2 SGK 
+ GV nhận xét, cho điểm.
2) Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài 
- Ghi mục bài lên bảng 
 HĐ2: GV cho HS đọc lần lượt yêu cầu của các bài tập trong vở bài tập.
- GV hướng dẫn cách làm.
- Cho cả lớp tự làm vào vở bài tập.
- GV theo dõi chung.
 HĐ3: Tiến hành chữa bài tập. 
 - GV yêu cầu học sinh lên bảng làm bài1. 
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2: Dựa vào biểu đồ hãy viết tiếp vào chỗ chấm.
- GV treo bảng phụ ,cho HS lên bảng viết tiếp 
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm.
Bài3: Cho HS đọc lại bài toán.
- GV hỏi: Bài toán cho ta biết cái gì?
 Bài toán yêu câu chúng ta tìm gì?
- GV nhận xét, cho điểm. 
 3)Củng cố,dăn dò: 
- Nhận xét giờ học. Dặn về học bài 
- 2HS đọc
- Cả lớp theo dõi, nhận xét
 .
- HS đọc lại mục bài.
-2HS lần lượt đọc yêu cầu của bài tập
- HS tiến hành làm bài vào vở.
- HS lên bảng làm, HS khác đọc bài làm của mình, cả lớp nhận xét.
HS lên chữa bài.
Kết quả đúng: D. 20 020 020; B. 3 000; 
C.725 936; D.2 075; C. 150
- HS đọc thầm yêu cầu, quan sát biểu đồ và viết tiếp vào chỗ chấm.
- 1HS lên bảng làm.
 - 1HS lên bảng điền kết quả.
- HS đọc kết quả. lớp nhận xét.
- 1HS đọc lại bài toán.
- HS trả lời.
- 1HS lên bảng giải bài toán.
- HS khác chỗ đọc bài giải.
- HS về ôn lại.
Tiết 3: 	Chính tả (nghe viết)
Ôn bài: Người viết truyện thật thà
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Nghe - viết đúng, đẹp, đều câu chuyện vui Người viết truyện thật thà.
 	2. Biết tự phát hiện lỗi và sữa lỗi trong bài chính tả.
 	3.Tìm và viết đúng chính tả các từ láy có tiếng chứa các âm đầu s/x hoặc có thanh hỏi/ thanh ngã.
II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu viết ghi nội dung bài tập 2 
III. Hoạt động dạy học:
 A/ Kiểm tra bài cũ. Gọi 1HS lên đọc các từ ngữ: lẫn lộn, nô nức, lo lắng, làm nên,lang ben, cái xẻng, hàng xén,léng phéng...
- GV nhận xét, cho điểm.
B/ Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài. GV giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn viết chính tả.
HĐ 1: Tìm hiểu nội dung truyện
 Gọi HS đọc, GV hỏi:
- Nhà văn Ban-dắc có tài gì?
-Trong cuộc sống ông là người như thế nào?
HĐ 2: Hướng dẫn HS viết từ khó.
- GV yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết.
- Cho HS đọc và luyện viết các tự vừa tìm được.
- Giáo viên nhận xét.
HĐ 3 Hướng dẫn trình bày
-Gọi HS trình bày lại cách các lời thoại.
HĐ 4: Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết .
Thu và chấm bài
- GV chấm một số bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Làm BT1,2 VBT: - GV nhận xét, chốt lại lời giải 
C/ Củng cố, dặn dò: .
- Nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau.
- 1HS lên đọc
- HS lên bảng viết, lớp viết nháp.
- Học sinh lắng nghe.
- 2HS đọc thành tiếng.
- HS trả lời.
- HS tìm và viết từ khó vào nháp.
 HS đọc từ khó: Ban- dắc, truyện dài, truyện ngắn...
- 1HS Trình bày
- HS viết vào vở.
- Từng cặp trao đổi vở khảo bài.
- HS đọc thành tiếng yêu cầu.
- Cả lớp làm vào vở. 
- Lớp nhận xét
Ngày soạn:Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010
Ngày giảng: Thứ tư ngày 22 tháng 9 năm 2010
Tiết 11: 	Toán 
Luyện tập chung 
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
 - Viết số, xác định giá trị của chữ số theo vị trí của chữ số trong một số, xác định số lớn nhất (bé nhất) trong một nhóm các số.
 - Mối quan hệ giữa một số đơn vị đo khối lượng hoặc đo thời gian .
 - Thu thập và xử lí một số thông tin trên biểu đồ.
 - Giải bài toán về tìm số trung bình cộng của nhiều số.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ: Yêu cầu đọc lại biểu đồ ở BT2 SGK
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng .
HĐ2: Luyện tập thực hành 
* Yêu cầu HS tự làm các BT trong vở BT
* Sau đó gọi lần lượt chữa bài. 
Phần I: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. 
Đáp án đúng: 
Câu 1: C Câu 2: D
Câu 3: B Câu 4: C
Câu 5: C
- GV nhận xét cho điểm.
PhầnII: Bài1: Dựa vào biểu đồ hãy viết tiếp vào chỗ chấm.
Bài2: Cho HS đọc yêu cầu BT và tự làm vào vở. Sau đó gọi lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét cho điểm.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. Dặn về học bài.
- 2HS đọc.
- Cả theo dõi.
- HS đọc yêu cầu BT và làm vào vở
- HS lần lượt đọc kết quả của mình.
- HS khác nhận xét.
- HS tự làm vào vở.
-1HS lên làm ở bảng phụ 
- HS tự làm, sau đó đọc bài giải. 
- HS tự học.
Tiết 3: 	Luyện từ và câu 
Ôn bài: Danh từ chung và danh từ riêng
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Nhận biết được danh từ (DT) chung và DT riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng.
 	2. Nắm được quy tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.
II. đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra bài cũ: Hỏi:Danh từ là gì? Cho vídụ?
- GV cho khổ thơ: "Vua Hùng....mấy đôi". Yêu cầu đọc và tìm DT trong khổ thơ đó.
 -GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài. 
Hỏi:Em có nhận xét gì về cách viết DT đó? Tại sao có DT được viết hoa, có DT lại không viết? 
HĐ2: Tìm hiểu ví dụ
Bài1: Gọi HS đọc yêu nội dung. Yêu cầu thảo luận cặp đôi và tìm từ đúng.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu . Yêu cầu trao đổi cặp đôi, trả lời câu hỏi. 
- GV nhận xét, kết luận.
Bài3: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung, yêu cầu thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi.
 - Giáo viên kết luận.
HĐ3: Ghi nhớ Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK
HĐ4: Luyện tập Làm BT1,2
-GV cho HS đọc yêu cầu của BT và tự làm ở VBT
- GV treo bảng phụ, HS lên làm
- GV nhận xét, chữa bài, cho điểm.
C. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét, dặn về nhà học bài
- 1HS trả lời. Cả lớp ghi DT trong 
khổ thơ đó
- 1HS đọc kết quả.
- HS lắng nghe
- HS trả lời: DT Hùng được viết hoa
- 1 HS đọc thành tiếng, các nhóm đôi trao đổi và tìm từ đúng.
- HS đọc kết quả.
-1HS đọc yêu cầu BT
- Trao đổi và đọc kết qủa
- 1HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận, trả lời.
- 2HS đọc thành tiếng
- Các nhóm thảo luận và viết vào
vở BT
-Đại diện các nhóm trình bày.
- HS về tìm 10 danh từ chung, 10 danh từ riêng. 
Ngày soạn : Thứ tư ngày 22 tháng 9 năm 2010
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2010
Tiết 12: 	Toán 
Ôn bài: Phép trừ
I. mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
 - Cách thực hiện phép trừ (không nhớ và có nhớ)
 - Kĩ năng làm tính trừ.
II. đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy- học:
1) Bài cũ: GV ghi bảng: 12458+98765;
7896+145621, y/c HS đặt tính rồi tính.
- GV nhận xét, cho điểm.
 2) Bài mới: 
HĐ 1: Giới thiệu bài
HĐ 2: Củng cố kĩ năng tính trừ 
Gv viết lên bảng hai pháp tính trừ: 865279 -450237; 647253 - 285749 y/c đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu HS nhận xét về cách đặt tính và tính
- GV viết lên bảng như SGK
- Hỏi: Khi thực hiện phép trừ các số tự nhiện ta làm như thế nào? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào?
HĐ3: Thực hành.
Bài1: Đặt tính rồi tính: 
- Yêu cầu HS tự làm vào vở bài tập
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài2: HS đọc yêu cầu của bài tập, tự làm vào vở.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài3: Gọi HS đọc nội dung BT
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ và giải bài toán.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài4: Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT và vẽ vào vở.
- GV theo dõi, nhận xét.
 3. Củng cố, dặn dò.- GV nhận xét, dặn do HS
 - 2HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào nháp.
- HS lắng nghe
- 2HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào nháp
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
 - HS trả lời
-3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
-1HS đọc yêu cầu. Hs làm vào vở
- 2HS đọc kết quả.
- 1HS đọc yêu cầu
-1HS lên bảng vẽ sơ đồ và giải.
- Cả lớp làm vào vở.
- HS làm BTvào vở.
 Tiết 3: 	Tập làm văn 
Ôn bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Dựa vào 6 tranh minh hoạ Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh. HS nắm được cố truyện , HS nắm được cốt truyện Ba lưỡi rìu, phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện.
 	2. Hiểu nội dung ,ý nghĩa truyện Ba lưỡi rìu.
II. Đồ dùng Dạy- học Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học:
 1.Bài cũ: HS đọc phần ghi nhớ tiết trước.
- GV nhận xét, cho điểm.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài -Ghi mục bài 
2. Tìm hiểu ví dụ
HĐ1: Bài1: Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV dán tranh minh hoạ theo thứ tự như SGK Hỏi: +Truyện có những nhân vật nào?
 +Câu chuyện kể lại chuyện gì?
 +Truyện có ý nghĩa gì?
- Yêu cầu HS đọc lời dưới mỗi tranh
- Y/c HS dựa vào tranh kể lại cốt truyện Ba Lưỡi Rìu 
- GV kết luận.
HĐ2.Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- GV giới thiệu; GV làm mẫu tranh 1
- Y/c HS quan sát tranh, đọc và trả lời câu hỏi. 
+ Anh chàng tiều phu làm gì?
+Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào?
+ Lưỡi rìu của chàng như thế nào? 
-Xây dựng đoạn của truyện dựa vào câu hỏi.
- Tổ chức thi kể từng đoạn 
 - GV nhận xét, khen.
3.Củng cố, dặn dò: Câu chuyện nói lên điều gì?
- Nhận xét tiết học.Về viết lại câu chuyện
- 1 HS đọc phần ghi nhớ
- 1HS kể lại truyện .
- 1HS đọc yêu cầu
 - HS quan sát tranh, đọc thầm phần lời dưới mỗi tranh và trả lời câu hỏi.
- 6HS nối tiếp nhau đọc
- HS lắng nghe .
-3-5HS kể cốt truyện
- 2HS đọc nối tiếp
- HS lắng nghe
- HS quan sát và đọc thầm.
- HS trả lời câu hỏi
- 2HS kể đoạn 1
- Kể theo nhóm, đại diện lên kể
- HS thi kể theo đoạn
- 2HS toàn truyện.
Sinh hoạt lớp
Nhận xét trong tuần 6
I. Yêu cầu:
- HS nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 6.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
II. Lên lớp:
1/ Nhận xét chung:
	- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao, đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn
	- Có ý thức tự quản tương đối tốt.
	- Một số em đã có tiến bộ trong học tập.
	- Học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
	- Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài:
	- Đội viên đeo khăn quàng đầy đủ.
	- Vệ sinh thân thể + VS lớp học sạch sẽ.
Tồn tại:
-Hay nghịch và nói chuyện trong giờ : Thọ, Lâm, Băng
 2/ Phương hướng:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại.
- Tiếp tục rèn chữ cho vài học sinh viết ẩu.
- Thường xuyên kiểm tra những học sinh lười.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_6_nam_hoc_2010_2011_day_buoi_chieu.doc