1. Khởi động: Cho HS hát vui.
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Gà Trống và Cáo.
- Em có nhận xét gì về tính cách của hai nhân vật Gà Trống và Cáo?
GV nhận xét và ghi điểm.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV: Câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca sẽ cho các em biết An-đrây-ca có phẩm chất rất đáng quý mà không phải ai cũng có. Đó là phẩm chất gì? Bài học này sẽ giúp các em hiểu điều đó.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc
- Gọi 1 HS giỏi đọc toàn bài.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
- HS 1 đọc 6 dòng đầu.
- HS 2 đọc 6 dòng tiếp theo.
- HS 3 đọc đoạn còn lại.
HS đọc nối tiếp lần hai kết hợp với giải nghĩa phần chú giải và một số từ khác như nhập cuộc.
Tuần 6 Thứ hai, ngày 27 tháng 09 năm 2010 TẬP ĐỌC NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1. Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An - đrây - ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời kể chuyện. 2. Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. - Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiêïn tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Tranh minh hoạ phượng to bài đọc trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Khởi động: Cho HS hát vui. 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Gà Trống và Cáo. - Em có nhận xét gì về tính cách của hai nhân vật Gà Trống và Cáo? GV nhận xét và ghi điểm. 3. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV: Câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca sẽ cho các em biết An-đrây-ca có phẩm chất rất đáng quý mà không phải ai cũng có. Đó là phẩm chất gì? Bài học này sẽ giúp các em hiểu điều đó. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc - Gọi 1 HS giỏi đọc toàn bài. - HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. - HS 1 đọc 6 dòng đầu. - HS 2 đọc 6 dòng tiếp theo. - HS 3 đọc đoạn còn lại. HS đọc nối tiếp lần hai kết hợp với giải nghĩa phần chú giải và một số từ khác như nhập cuộc. - HS luyện đọc theo nhóm đôi. - GV đọc diễn cảm toàn bài: Đọc với giọng trầm, xúc động. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài. HS đọc thầm đoạn 1 kết hợp với quan sát tranh minh hoạ và trả lời câu hỏi: + Khi câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế nào? + Mẹ bảo An-Đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của An-đrây-ca thế nào? + An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? - HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: + Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà? + An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào? + Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào? HS nhận xét GV chốt ý. HS đọc toàn bài và tìm nội dung câu chuyện. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. - Hướng dẫn cả lớp phát âm đúng tên tên riêng người nước ngoài: An-đrây-ca. - HS nhận xét cách đọc. HS luyện đọc diễn cảm đoạn “Bước vào phòng ông nằm từ lúc con vừa ra khỏi nhà.” GV đọc diễn cảm lại đoạn văn. Gọi HS thi đọc diễn cảm. 4. Củng cố - dặn dò: - HS thi đọc diễn cảm bài văn (3 HS đọc nối tiếp). - Gọi 2 tốp HS (mỗi tốp 4 HS) thi đọc diễn cảm theo cách phân vai (người dẫn chuyện, ông, mẹ, An-đrây-ca). - Em hãy đặt tên lại cho truyện theo ý nghĩa của truyện? - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài Chị em tôi. - HS hát vui bài “Chị ong nâu và em bé”. - 3 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. - 3 HS lần lượt đọc trong đoạn của bài. - HS đọc nối tiếp. - HS quan sát tranh và đọc thầm - HS trả lời. - HS đọc thầm và trả lời . - HS tìm nội dung bài - cả lớp nhận xét - 3 HS đọc diễn cảm đoạn văn, cả lớp nhận xét. TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp HS: Củng cố kĩ năng đọc biểu đồ tranh vẽ và biểu đồ hình cột. Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Các biểu đồ kẻ sẵn trên bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Khởi động: Cho HS hát vui. 2. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm tiết trước và kiểm tra một số vở bài tập về nhà của HS. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm. 3. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố kĩ năng đọc các dạng biểu đồ đã học. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Đây là biểu đồ biểu diễn gì? - Yêu cầu HS tự đọc kĩ biểu đồ và làm bài, sau đó chữa bài trước lớp. Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai? Vì sao? Tuần 3 cửa hàng bán được 400 m vải, đúng hay sai? Vì sao? Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất, đúng hay sai? Vì sao? Số m vải hoa mà tuần 2 cửa hàng bán được nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu m? Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ tư? Nêu ý kiến của em về ý thứ năm? - Bài 2: Yêu cầu HS quan sát biểu đồ trong SGK và hỏi: - Biểu đồ biểu diễn gì? - Các tháng được biểu diễn là những tháng nào? - Gọi HS đọc bài trước lớp, GV nhận xét và ghi điểm. Bài 3: Yêu cầu HS nêu tên biểu đồ. - Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của những tháng nào? - Chúng ta sẽ vẽ cột biểu diễn số cá của tháng 2 và tháng 3. Gọi 1 HS vẽ cột biểu diễn số cá tháng 2, sau đó yêu cầu cả lớp nhận xét. GV chữa bài. 4. Củng cố, dặn dò: - Củng cố kĩ năng đọc biểu đồ tranh vẽ và biểu đồ hình cột. - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị giờ sau “Luyện tập chung”. HS hát. HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. HS lắng nghe. Làm việc cá nhân: - HS đọc to. - HS làm vào vở. - HS trả lời. - Cả lớp nhận xét. Làm việc theo nhóm: - HS quan sát biểu đồ và thảo luận nhóm đôi. - Các nhóm trình bày. - Nhận xét. * Làm vào vở: - HS trả lời và vẽ vào vở. - 1 HS lên bảng vẽ. - Cả lớp nhân xét. ĐẠO ĐỨC BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (T2) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS, có khả năng: 1. Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. 2. Biết thực hiện được quyền tham gia có ý kiến của mình trong cuộc sống của gia đình, nhà trường. 3. Biết tôn trọng ý kiến của những người khác. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Một vài bức tranh hoặc đồ vật dùng cho hoạt động khởi động. - Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm bìa màu đỏ, xanh và trắng. - Mỗi chiếc micro không dây chơi trò chơi phóng viên (nếu có). - Một số đồ dùng để hoá trang diễn tiểu phẩm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: TIẾT 2 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Khởi động :Hát vui 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS đọc thuộc lòng phần ghi nhớ 3. Dạy bài mới: Hoạt động 1: a. HS xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng. - Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của bạn? - Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? - Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không? - Nếu là bạn Hoa em sẽ giải quyết như thế nào? b. GV kết luận: Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó khăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố tìm cách giải quyết, tháo gởi, nhất là những vấn đề có liên quan đến các em. Ý kiến các em sẽ được bố mẹ lắng nghevà tôn trọng. Đồng thời các em cũng phải biết bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ. Hoạt động 2: Trò chơi “Phóng viên” Một số HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo những câu hỏi trong bài tập 3, SGK hoặc các câu hỏi sau: - Bạn hãy giới thiệu một bài hát, một bài thơ mà bạn ưa thích. - Người mà bạn yêu quý nhất là ai? - Sở thích của bạn hiện nay là gì? - Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì? GV kết luận: Mỗi người đều có quyền có sự suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Hoạt động 3: Kết luận chung Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. Ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng. Tuy nhiên không phải ý nào của trẻ em cũng phải được thực hiện mà chỉ có ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình, của đất nước và có lợi cho sự phát triển của trẻ em. Trẻ em cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. Hoạt động nối tiếp 1. HS thảo luận về các vấn đề của lớp của tổ, của trường. 2. Tham gia ý kiến với cha mẹ, anh chị em những đề có liên quan đến bản thân em, đến gia đình em. 4. Củng cố –dặn dò: - HS đọc lại ghi nhớ. - GD HS biết tôn trọng ý kiến của những người khác. - Nhận xét ưu, khuyết điểm. - Dặn HS chuẩn bị bài mới. * Tổ chức HS sắm vai: - HS đóng vai - Cả lớp quan sát và lắng nghe. - Trả lời câu hỏi - Nhận xét. - Cả lớp lắng nghe. * Tổ chức trò chơi: “Làm phóng viên” - Các nhóm lên đóng vai - Cả lớp chú ý và nhận xét. - HS lắng nghe. Thứ ba, ngày 28 tháng 09 năm 2010 KHOA HỌC MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có thể: - Kể tên các cách bảo quản thức ăn. - Nêu ví dụ về một số oại thức ăn và cách bảo quản chúng. - Nói về những điều cần chú ý khi lựa chọn thức ăn dùng để bảo quản và cách sử dụng thức ăn đã được bảo quản. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Phóng to hình trang 24,25 SGK. - Phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Khởi động: HS hát vui. 2. Kiểm tra bài cũ: HS trả lời câu hỏi: + Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn? + Kể các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm? GV nhận xét, ghi điểm. 3. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn. * Mục tiêu: Kể tên các cách bảo quản thức ăn. * Cách tiến hành: Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát các hình trang 24, 25 SGK và trả lời các câu hỏi: - Chỉ và nói những cách bảo quản thức ăn trong từng hình. Bước 2: HS trả lời, GV chốt ý và ghi vào bảng. Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo q ... ïc trong bài. * Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức GV chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử ra một đội trưởng, rút thăm xem đội nào nói trước. Bước 2: Cách chơi và luật chơi. GV phổ biến cách chơi và luật chơi. Cho HS chơi thử, hai đội chơi thật. Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương đội thắng cuộc 4. Củng cố, dặn dò: Gọi HS nhắc lại nội dung bài. Kể được tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. GD HS cần biết cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. GV nhận xét tiết học. HS kể. Các nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận trong 6 phút. - Các nhóm trình bày. - Cả lớp nhận xét. * Tổ chức thảo luân theo cặp. - HS trả lời câu hỏi. - HS bổ sung ý kiến. - HS kết luận. * Tổ chức trò chơi: - 2 đội lên bảng thực hiện trò chơi. - Cả lớp nhận xét. Thứ sáu, ngày 01 tháng 10 năm 2010 TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1. Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giảI dưới tranh, HS nắm được cốt truyện Ba lưỡi rìu, phát triển ý dưới mỗi bức tranh thành một đoạn văn kể chuyện. 2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện Ba lưỡi rìu. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - 6 tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to, có lời dưới mỗi tranh. - Một tờ phiếu khổ to kẻ bảng đã điền nội dung trả lời câu hỏi ở bài tập 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Khởi động: HS hát vui. 2. Kiểm tra bài cũ : Một HS đọc lại nội dung ghi nhớ trong tiết TLV Đoạn văn trong bài văn kể chuyện HS làm lại bài tập phần luyện tập. 3. Dạy bài mới: Hoạt động 1: GV giới thiệu bài. Giờ học này các em tiếp tục luyện tập xây dựng từng đoạn văn kể chuyện để hoàn chỉnh một câu chuyện. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1: Dựa vào tranh, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu. GV dán lên bảng lớp (theo đúng thứ tự) 6 tranh minh hoạ minh hoạ phónh to truyện Ba lưỡi rìu cùng phần lời dưới mỗi tranh, nói: Đây là câu chuyện Ba lưỡi rìu, gồm 6 sự việc chính gắn với 6 tranh minh hoạ. Mỗi tranh kể một sự việc. Gọi 1 HS đọc nội dung bài, đọc phần lời dưới mỗi tranh. Đọc giải nghĩa từ tiều phu. HS trả lời câu hỏi: + Truyện có mấy nhân vật? + Nội dung truyện nói về điều gì? - GV gọi 6 HS tiếp nối nhau, mỗi em nhìn một tranh, đọc câu dẫn giải dưới tranh. Gọi 2HS thi kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu. Bài tập 2: Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện. Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập. GV hướng dẫn HS làm mẫu theo tranh 1: + Cả lớp quan sát kĩ tranh 1, đọc gợi ý dưới tranh, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi theo gợi ý a và b. + HS phát biểu ý kiến, GV nhận xét, chốt lại ý đúng. Một, hai HS giỏi nhìn phiếu tập xây dựng đoạn văn, cả lớp và GV nhận xét. HS thực hành phát triển ý, xây dựng đoạn văn kể chuyện: Yêu cầu HS làm việc cá nhân. Lần lượt quan sát lần lượt từng tranh, suy nghĩ để tìm ý cho các đoạn. HS phát biểu ý kiến về từng tranh. GV treo bảng nội dung trả lời các câu hỏi của bài tập. HS kể chuyện theo nhóm. Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn, kể toàn chuyện. 4. Củng cố, dặn dò: Gọi 2HS nhắc lại cách phát triển câu chuyện trong bài học: + Quan sát tranh, đọc gợi ý trong tranh để nắm cốt truyện. + Phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn truyện bằng cách cụ thể hoá hành động, lời nói, ngoại hình của nhân vật. + Liên kết các đoạn thành một câu chuyện hoàn chỉnh. GV nhận xét tiết học. Về nhà viết lại câu chuyện đã kể vào tập. 2 HS làm bài. HS cả lớp quan sát tranh, đọc thầm những câu gợi ý dưới tranh để nắm sơ lược cốt truyện và trả lời câu hỏi. 6HS đọc lời dẫn giải dưới tranh. 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm. HS xây dựng đoạn. HS phát biểu. Các nhóm tập kể chuyện. 2HS nhắc lại. TOÁN PHÉP TRỪ I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về: Cách thực hiện phép trừ có nhớ và không nhớ. Kĩ năng làm tính trừ. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: HS chuẩn bị bảng con, phấn. Phiếu bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Khởi động: HS hát vui. 2. Kiểm tra bài cu : GV gọi 1 HS nêu phép tính cộng hai số có 6 chữ số, yêu cầu cả lớp thực hiện vào bảng con. 3. Dạy bài mới : Hoạt động 1: Củng cố cách thực hiện phép trừ. GV nêu phép tính: 865 279 - 450 237 = ? Yêu cầu HS đọc phép tính và nêu cách thực hiện. HS làm vào bảng con. GV hỏi: Muốn thực hiện phép trừ ta làm thế nào? Muốn thực hiện phép trừ ta làm như sau: . Đặt tính: Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng viết thẳng cột với nhau, viết dấu “-“ và kẻ gạch ngang. . Tính: Trừ theo thứ tự từ phải sang trái.) Gọi 3 HS nêu lại cách thực hiện. Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: GV yêu cầu HS thực hiện trên bảng con. + + + + 987 864 969 696 839 084 628 450 783 251 656 565 246 937 35 813 Bài 3: Gọi HS đọc đề bài, hướng dẫn HS tóm tắt và làm bài vào vở: Bài 4: Gọi 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm, GV hướng dẫn HS tóm tắt đề bài, Yêu cầu HS làm bài trên phiếu bài tập. 4. Củng cố, dặn dò: Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”. GV chia lớp thành 4 đội .Mỗi đội cử đại diện lên thực hiện trò chơi. GV viết sẵn 4 phép tính (bài tập 2) lên bảng, 4 HS lên thi làm nhanh, ai làm xong trước đội đó thắng cuộc. GV và cả lớp nhận xét, bình chon. GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị giờ sau “Luyện tập”. HS thực hiện vào bảng con. HS đặt tính và tính trên bảng con, 1 HS lên bảng thực hiện. HS nêu cách thực hiện. HS làm bài vào bảng con. HS làm bài vào vở. HS làm bài trên phiếu bài tập .HS chơi trò chơi. ĐỊA LÝ TÂY NGUYÊN I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1. Kiến thức: HS biết Tây Nguyên là xứ sở của các cao nguyên xếp tầng HS biết Tây Nguyên là vùng đất có hai mùa mưa & khô rõ rệt. 2. Kĩ năng: HS chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam vị trí của khu vực Tây Nguyên & các cao nguyên. Trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên (vị trí, địa hình, khí hậu). Bước đầu biết dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu, tranh ảnh để tìm kiến thức. 3. Thái độ: Ham thích tìm hiểu các vùng đất của dân tộc. II. CHUẨN BỊ: SGK Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Tranh ảnh & tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Khởi động: Bài cũ: Trung du Bắc Bộ. Mô tả vùng trung du Bắc Bộ? Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì? Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ? GV nhận xét. Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động1: Hoạt động cả lớp GV chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí của khu vực Tây Nguyên vá nói: Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau. GV yêu cầu HS lên bảng chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và đọc tên các cao nguyên theo thứ tự từ Bắc xuống Nam. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một số tranh ảnh & tư liệu về một cao nguyên. Yêu cầu thảo luận: trình bày một số đặc điểm tiêu bểu của cao nguyên (mà nhóm được phân công tìm hiểu). Nhóm 1: Cao nguyên Đắc Lắc. Nhóm 2: Cao nguyên Kon Tum. Nhóm 3: Cao nguyên Di Linh. Nhóm 4: Cao nguyên Lâm Viên. GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện phần trình bày. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào? Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Là những mủa nào? Mô tả cảnh mủa mưa và mủa khô ở Tây Nguyên GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Củng cố: - Gọi HS nhắc lại nội dung bài. - GD HS Ham thích tìm hiểu các vùng đất của dân tộc. - GV yêu cầu HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình & khí hậu của Tây Nguyên. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Một số dân tộc ở Tây Nguyên. HS trả lời HS nhận xét HS chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ hình 1 trong SGK và đọc tên các cao nguyên (theo thứ tự từ Bắc xuống Nam) HS lên bảng chỉ bản đồ tự nhiên Việt Nam & đọc tên các cao nguyên (theo thứ tự từ Bắc xuống Nam) Nhóm 1: Cao nguyên Đắc Lắc là cao nguyên thấp nhất trong các cao nguyên ở Tây Nguyên, bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông suối & đồng cỏ. Đây là nơi đất đai phì nhiêu nhất, đông dân nhất ở Tây Nguyên. Nhóm 2: Cao nguyên Kon Tum là một cao nguyên rộng lớn. Bề mặt cao nguyên khá bằng phẳng, có chỗ giống như đồng bằng. Trước đây, toàn vùng được phủ đầy rừng rậm nhiệt đới nhưng hiện nay rừng còn rất ít, thực vật chủ yếu là các loại cỏ. Nhóm 3: Cao nguyên Di Linh gồm những đồi lượn sóng dọc theo những dòng sông. Bề mặt cao nguyên tương đối bằng phẳng được phủ bởi một lớp đất đỏ ba-dan dày, tuy không phì nhiêu bằng ở cao nguyên Đắc Lắc. Mùa khô ở đây không khắc nghiệt lắm, vẫn có mưa đều đặn ngay trong những tháng hạn nhất nên cao nguyên lúc nào cũng có màu xanh. Nhóm 4: Cao nguyên Lâm Viên có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, thung lũng sâu; sông, suối có nhiều thác ghềnh. Cao nguyên có khí hậu mát quanh năm nên đây là nơi có nhiều rừng thông nhất Tây Nguyên. HS dựa vào mục 2 & bảng số liệu ở mục 2, từng HS trả lời các câu hỏi. HS mô tả cảnh mùa mưa & mùa khô ở Tây Nguyên.
Tài liệu đính kèm: