Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần dạy 33 năm học 2013

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần dạy 33 năm học 2013

Tiết 1: Tập làm văn:

Miêu tả con vật (KT viết)

I. Mục tiêu:

 - Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết bài văn miêu tả con vật có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài); diễn đạt thành câu, lời văn tự nhiên, chân thực.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Bảng lớp viết đề bài

 

doc 6 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần dạy 33 năm học 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33:
Ngày soạn: 30/4/2013
Ngày giảng: Thứ năm ngày 2 tháng 5 năm 2013
Tiết 1: Tập làm văn:
Miêu tả con vật (KT viết)
I. Mục tiêu:
 - Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết bài văn miêu tả con vật có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài); diễn đạt thành câu, lời văn tự nhiên, chân thực.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Bảng lớp viết đề bài
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết kiểm tra, viết tiêu đề bài lên bảng.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
HĐ 2. HDHS thực hành viết.
- GV ghi đề lên bảng. 
Đề 1: Viết một bài văn tả một con vật em yêu thích. Nhớ viết lời mở bài cho bài văn theo kiểu gián tiếp.
Đề 2: Tả một con vật nuôi trong nhà. Nhớ viết lời kết bài theo kiểu mở rộng.
Đề 3: Tả một con vật lần đầu em nhìn thấy trong rạp xiếc (hoặc xem trên ti vi), gây cho em ấn tượng mạnh.
- GV cho HS nhắc lại dàn ý của bài văn tả con vật
GV viết dàn ý lên bảng phụ:
1. Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả.
2. Thân bài: 
a. Tả hình dáng
b. Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật.
3. Kết luận: Nêu cảm nghĩ đối với con vật. 
- Cho HS làm bài vào vở. 
- Thu bài. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- HS lựa chọn 1 trong 3 đề bài và thực hành viết.
- Nhắc lại dàn ý đã thực hiện.
- Quan sát, nhận xét.
- HS thực hành viết.
- Lắng nghe, thực hiện.
Tiết 2: Tiếng Anh:
(GV chuyên dạy)
-------------------- & œ --------------------
Tiết 3: Toán: Tiết 163
Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp theo) (tr. 170)
I. Mục tiêu:
 - Thực hiện được bốn phép tính với phân số .
 - Vận dụng được để tính giá trị của biểu thức và giải toán.
 - Bài tập cần làm: bài 1, bài 3 (a), bài 4 (a). 
II.Đồ dùng dạy - học:
 - Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. KTBC:
-Gọi HS lên bảng thực hiện giải bài tập 3 tiết trước.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Trong giờ học này chúng ta sẽ ôn tập về phép nhân và phép chia phân số.
HĐ 2. Thực hành
Bài 1: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài, HS làm bài vào vở. 4 HS lên bảng thực hiện 4 yêu cầu của bài.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 3a: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài, HS làm bài vào vở,chấm điểm có nhận xét đánh giá.
Bài 4a: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài, HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò.
- Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài.
- Nhận xét tiết học.
- Thực hiện yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, điều chỉnh, bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc. 4 HS làm bài trên bảng lớp. 
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- 1 HS đọc đề bài. HS làm bài vào vở.
a. 
- 1 HS đọc đề bài. HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
a. Tính số phần bể nước sau 2 giờ vòi nước đó chảy được
 (bể)
 Đáp số : bể.
- Lắng nghe, thực hiện.
-------------------- & œ --------------------
Tiết 4: Luyện từ và câu:
Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
I. Mục tiêu:
 - Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (trả lời CH Để làm gì? Nhằm mục đích gì ? Vì cái gì?)
 - Tìm được trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết dùng trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (BT2, BT3).
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Phiếu học tập làm BT2,3(phần nhận xét)
 - 1 tờ phiếu viết nội dung BT1,2 (phần luyện tập)
III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC:
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện bài tập 2 tiết trước.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Tiết luyện từ và câu hôm nay chúng ta học bài thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu.
HĐ 2. HDHS luyện tập
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài, HS tự làm bài vào vở. 
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài, GV treo bảng phụ chép sẵn 3 câu lên bảng, HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 3:
- Gọi 2 HS nối tiếp đọc nội dung BT3.
- Các em kĩ đoạn văn,chú ý câu hỏi mở đầu mỗi đoạn để thên đúng trạng ngữ chỉ mục đích vào câu in nghiêng, làm đoạn văn thêm mạch lạc.
-Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc thầm đoạn văn suy nghĩa làm bài.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò.
- Hệ thống lại bài học. Nhắc HS về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, điều chỉnh, bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc đề bài. HS làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm bài tập.
a.Để tiêm phòng dịch cho trẻ em,
b.Vì Tổ quốc,.
c.Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, 
- Lắng nghe, điều chỉnh và bổ sung.
- 1 HS đọc đề bài. HS làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm bài:
a.Để lấy nước tưới ruộng đồng,
b.Vì danh dự của lớp,
c.Để thân thể khoẻ mạnh,
- Lắng nghe, điều chỉnh và bổ sung.
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập.
-Lắng nghe, thực hiện.
- HS quan sát hình, làm bài và phát biểu ý kiến:
a. Để mài cho răng mòn đi, chuột gặm các đồ vật cứng.
b. Để tìm kiếm thức ăn, chúng dùng cái mũi và mồm đặc biệt đó dũi đất.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, thực hiện.
-------------------- & œ --------------------
Tiết 5: Khoa học:
Bài 65: Quan hệ thức ăn trong tự nhiên
I. Mục tiêu:
 - Vẽ sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
 - KNS: Kĩ năng khái quát, tổng hợp thông tin về sự trao đổi chất ở thực vật; Phân tích, so sánh, phán đoán về thức ăn của các sinh vật trong tự nhiên; Giao tiếp và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Đồ dùng dạy - học:	
 - Hình trang 130,131 SGK.
 - Phiếu học tập. 
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC:
- Gọi HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV:
1. Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật. Sau đó trình bày theo sơ đồ.
2. Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở thực vật, sau đó trình bày theo sơ đồ.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Thức ăn của thực vật là gì ?
- Thức ăn của động vật là gì ?
- Thực vật và động vật có các mối quan hệ với nhau về nguồn thức ăn như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
HĐ 2. Trình bày mối quan hệ của thực vật đối với các yếu tố vô sinh trong tự nhiên.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK/130. 
- Kể tên những gì được vẽ trong hình?
- Nêu ý nghĩa của chiều các mũi tên có trong sơ đồ.
- Thức ăn của cây ngô là gì ?
- Từ những “thức ăn “đó cây ngô có thể chế tạo ra những chất dinh dưỡng nào để nuôi cây ?
Kết luận: Chỉ có thực vật mới trực tiếp hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời và lấy các chất vô sinh như nước, khí các - bô - níc để tạo thành chất dinh dưỡng nuôi chính thực vật và các sinh vật khác.
HĐ 3. Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật
- HS quan sát sơ đồ trả lời các câu hỏi sau:
- Thức ăn của châu chấu là gì ?
- Giữa cây ngô và châu chấu có mối quan hệ gì ?
- Thức ăn của ếch là gì ?
- Giữa châu chấu và ếch có quan hệ gì ?
- GV chia lớp thành nhóm 4, 3 nhóm làm việc trên phiếu vẽ sơ đồ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia bằng chữ.
Kết luận: Cây ngô, châu chấu, ếch đều là các sinh vật. Đây là quan hệ thứ ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
3. Củng cố, dặn dò.
- Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
- 2 HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- HS nêu ý kiến cá nhân.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Quan sát. 
- Mặt trời, ngô.
- Mũi tên xuất phát từ khí các- bô níc và chỉ vào lá của cây ngô cho biết khí 
các - bô - níc được cây ngô hấp thụ qua lá.
- Mũi tên xuất phát từ nước, các chất khoáng và chỉ vào rễ của cây ngô cho biết nước, các chất khoáng được cây ngô hấp thụ qua rễ
- Khí các - bô - níc, nước, các chất khoáng hoà tan trong đất.
- Bột đường, chất đạm.
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
- Quan sát, trả lời câu hỏi.
- Lá ngô.
- Cây ngô là thức ăn của châu chấu.
- Châu chấu.
- Châu chấu là thức ăn của ếch.
- HS thực hành nhóm 4.
- 3 nhóm làm việc trên phiếu trình bày kết quả. Nhận xét bổ sung:
.Cây ngô châu chấu ếch
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Lắng nghe, thực hiện.
-------------------- & œ --------------------
Tiết 6: Thể dục:
(GV chuyên dạy)
-------------------- & œ --------------------
Tiết 7: Luyện chữ đẹp:
Bài 33.
I- Mục tiêu:
 - HS tiếp tục rèn chữ viết đúng, đẹp.
 - Giáo dục ý thức luyện viết chữ thường xuyên, giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II- Đồ dùng dạy – học:
 Bảng các chữ mẫu cho HS luyện viết.
III- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài viết ở nhà của HS.
2. Hướng dẫn HS luyện viết:
2.1. Luyện viết bảng:
- Yêu cầu HS quan sát mẫu chữ viết trong vở luyện viết.
- HD HS viết trên bảng.
- GV viết mẫu
- Nhắc nhở HS cách viết.
2.2. Luyện viết vở:
- HD HS cách trình bày vở và tư thế ngồi viết.
- GV bao quát và nhắc nhở HS.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét bài viết của HS. Biểu dương những HS có ý thức luyện viết chữ đẹp.
- HS quan sát.
- HS quan sát GV viết.
- HS viết sai sửa lại.
- HS nêu yêu cầu và tư thế ngồi viết.
- HS luyện viết vào vở.
-------------------- & œ --------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4(10).doc