Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đức Hùng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đức Hùng

Tiết 11 Bài: NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA

I.Mục tiêu:

Ở tiết học này, HS:

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời ngườikể chuyện.

- Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thựcvà sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- KNS: Tự nhận thức; giao tiếp; thể hiện sự cảm thông; xác định giá trị.

II. Đồ dùng dạy - học:

- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 55, SGK (phóng to)

 Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

-HS: SGK, đọc trước bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 37 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 317Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đức Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: TOÁN
Tiết 26 Bài: LUYỆN TẬP	
I.Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS: 
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ 
- Bài tập cần làm: Bài 1; 2.
- Có ý thức học tốt toán, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II.Đồ dùng dạy - học: 
- GV: Các biểu đồ trong bài 1, 2, 3 tr33, 34. SGK
- HS: SGK, vở, bút,...
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Hát tập thể.
2. Kiểm tra: 
 -GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 2 tr 32, kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới: 
HĐ 1.Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc đề bài, hỏi: Đây là biểu đồ biểu diễn gì ?
 -GV yêu cầu HS đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp.
 -Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai ? Vì sao ?
 -Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải, đúng hay sai ? Vì sao ?
 -Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải hoa nhất, đúng hay sai ? Vì sao ?
 -Số mét vải hoa mà tuần 2 cửa hàng bán nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét ?
 -Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ tư ?
 -Nêu ý kiến của em về ý thứ năm ?
 - GV nhận xét, kết luận
 Bài 2	
 -GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ trong SGK và hỏi: Biểu đồ biểu diễn gì ? 
 -Các tháng được biểu diễn là những tháng nào ? HS tự làm bài.
 -GV gọi HS đọc bài làm trước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi
 - GV yêu cầu HS nêu tên biểu đồ.
 -Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của các tháng nào ?
 -Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3.
 - Yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí sẽ vẽ cột biểu diễn số cá bắt được tháng 2.
 - Cột biểu diễn số cá bắt được tháng 2 nằm trên vị trí của chữ tháng 2, cách cột tháng 1 đúng 2 ô.
 - Nêu bề rộng của cột.
 - Nêu chiều cao của cột.
 - Gọi 1 HS vẽ cột biểu diễn số cá tháng 2, sau đó yêu cầu HS cả lớp nhận xét.
 - Nhận xét, kết luận. 
4 .Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS nhắc lại kiến thức vừa củng cố trên.
 - Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung
- Hát tập thể.
-HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc. Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.
-HS dùng bút chì làm vào SGK.
-Sai. Vì tuần 1 bán 200m vải hoa và 100m vải trắng.
-Đúng vì: 100m x 4 = 400m
-Đúng, vì: tuần 1 bán được 300m, tuần 2 bán 300m, tuần 3 bán 400m, tuần 4 bán 200m. So sánh ta có: 400m > 300m > 200m.
- Tuần 2 bán được 100m x 3 = 300m vải hoa. Tuần 1 bán được 100m x 2 = 200m vải hoa, vậy tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 là 
300m - 200m = 100m vải hoa.
-Điền đúng.
-Sai, vì tuần 4 bán được 100m vải hoa, vậy tuần 4 bán ít hơn tuần 2 là 300m - 100m = 200m vải hoa.
-Biểu diễn số ngày có mưa trong ba tháng của năm 2004.
-Tháng 7, 8, 9.
-HS làm bài vào vở, chữa bài.
-HS theo dõi bài làm của bạn để nhận xét.
-Biểu đồ: Số cá tàu Thắng Lợi bắt được.
-Tháng 2 và tháng 3.
-Tháng 2 tàu bắt được 2 tấn, tháng 3 tàu bắt được 6 tấn.
-HS chỉ trên bảng.
-Cột rộng đúng 1 ô.
-Cột cao bằng vạch số 2 vì tháng 2 bắt được 2 tấn cá.
-1 HS lên bảng vẽ, HS vẽ trên bảng lớp, cả lớp dùng viết chì vẽ vào SGK, nhận xét.
- HS nêu.
-Lắng nghe và thực hiện.
 Thứ 2 ngày 26 tháng 9 năm 2011
	Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 11 Bài: NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
I.Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS: 
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời ngườikể chuyện. 
- Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thựcvà sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- KNS: Tự nhận thức; giao tiếp; thể hiện sự cảm thông; xác định giá trị.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 55, SGK (phóng to)
 Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
-HS: SGK, đọc trước bài và trả lời các câu hỏi trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Gà Trống và Cáo.
-Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài:
HĐ 2. HD luyện đọc.
-Yêu cầu HS mở SGK trang 55
-GV gợi ý chia đoạn và đọc nối tiếp: 
-Gọi HS đọc tiếp nối từng đoạn (2 lượt HS đọc).
+Đọc lần 1: HS luyện đọc đúng tiếng, từ, câu khó, dễ lẫn.
+Đọc lần 2: HS giải nghĩa từ khó trong bài.
-HS luyện đọc theo cặp đôi
-Gọi HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ 3. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: 
-Ghi nội dung chính của bài.
HĐ 4. Đọc diễn cảm
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Gọi 2 HS đọc thành tiếng từng đoạn. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
- Đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm:
 "Bước vào phòng ông nằm,.....Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà."
-Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
-Hướng dẫn HS đọc phân vai.
-Thi đọc toàn truyện.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
4. Củng cố, dặn dò:
 - Nếu đặt tên khác cho truyện, em sẽ đặt tên cho câu truyện là gì?
- Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn?
-Dặn HS về nhà học bài.Chuẩn bị bài: Chị em tôi và trả lời các câu hỏi trong SGK.
-Nhận xét tiết học.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
-HS theo dõi.
-HS đọc tiếp nối theo trình tự.
- HS giải nghĩa từ khó trong SGK.
-2 HS ngồi cạnh nhau luyện đọc.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm đoạn, bài kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: 
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
-2 HS đọc. Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay. 
-HS luyện đọc diễn cảm cá nhân, nhóm.
-3 HS thi đọc.
- 4 HS đọc toàn chuyện (người dẫn chuyện, mẹ, ông, An-đrây-ca).
-3 HS thi đọc.
- Chú bé An-đrây-ca.
- Chú bé trung thực,....
- HS tự nêu.
- Lắng nghe và thực hiện.
 Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 6 Bài: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN
(tiết 2)
I.Mục tiêu: 	
Ở tiết học này, HS: 
- Biết được: trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
- Biết: trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. khác.
- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
- KNS: Trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học; lắng nghe người khác trình bày ý kiến; kiềm chế cảm xúc; biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin.
II.Đồ dùng dạy - học:
- GV: SGK, 1 số đồ dùng hóa trang diễn tiểu phẩm, 1 mi crô không dây.
- HS: SGK, đọc trước tiểu phẩm.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
 - Gọi HS trả lời: Mỗi trẻ em cần có những quyền gì?
 - Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng. 
HĐ 2. Kể chuyện “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”
Nội dung: Cảnh buổi tối trong gia đình bạn Hoa.
Mẹ Hoa nói:
-Bố nó này, tôi thấy hoàn cảnh nhà mình ngày càng khó khăn. Ông với tôi đều đã già yếu, năm nay thằng Tuấn lại thi đậu đại học, tôi thấy lo lắm. Hay là cho con Hoa nghỉ học ở nhà giúp tôi làm bánh rán?
Bố Hoa kiên quyết:
-Không được đâu, việc học của chúng nó là quan trọng. Dù sao cũng phải cố gắng cho chúng đi học, dù trai hay gái bà ạ!....
- GV kết luận.
HĐ 3. “ Trò chơi phóng viên”.
 Cách chơi: GV cho một số HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo các câu hỏi trong bài tập 3
+Tình hình vệ sinh của lớp em, trường em.
+Nội dung sinh hoạt của lớp em, chi đội em.
+Những hoạt động em muốn được tham gia, những công việc em muốn được nhận làm.
+Địa điểm em muốn được đi tham quan, du lịch.
-GV kết luận: Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng mà có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
4.Củng cố, dặn dò:
 - Gọi HS nhắc lại nội dung ghi nhớ
 -Tham gia ý kiến với cha mẹ, anh chị về những vấn đề có liên quan đến bản thân em, đến gia đình em.
 -Về chuẩn bị bài tiết sau: Tiết kiệm tiền của và trả lời câu hỏi SGK.
- HS trả lời, HS khác nhận xét
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
-HS nghe kể chuyện và thảo luận:
+Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
+Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không?
+Nếu là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào?
-HS thảo luận và đại diện trả lời.
- Lắng nghe.
-Một số HS xung phong đóng vai các phóng viên và phỏng vấn các bạn.
VD:
+Bạn giới thiệu một bài hát, bài thơ mà bạn ưa thích.
+Người mà bạn yêu quý nhất là ai?
+Sở thích của bạn hiện nay là gì?
+Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì?
- Lắng nghe. 
-HS nêu nội dung
-HS lắng nghe.
-Lắng nghe và thực hiện.
Môn: KHOA HỌC
Tiết 11 Bài: MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN 
I. Mục tiêu:	
Ở bài này học sinh biết:
-Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp,
- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.
- KNS: Tự nhạn thức; giao tiếp hiệu quả; ra quyết định; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy-học:
-Hình trang 24,25 SGK.
-Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
- Vì sao hàng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín ? 
- GV nhận xét và đnáh giá.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Muốn giữ thức ăn lâu mà không bị hỏng gia đình em làm thế nào ?
- Tóm lược nội dung, yêu cầu tiết học viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Các cách bảo quản thức ăn.
HS thảo luận nhóm đôi.
-Các nhóm quan sát các hình minh hoạ trang 24, 25 
+Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong các hình minh hoạ ?
+Gia đình các em thường sử dụng những cách nào để bảo quản thức ăn ?
+Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích gì ?
 -GV nhận xét các ý kiến của HS.
 - Kết luận.
 HĐ 3. Cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn: 
 -GV chia lớp thành nhóm, đặt tên cho các nhóm theo thứ tự.
 +Nhóm: Phơi khô.
 +Nhóm: Ướp muối.
 +Nhóm: Ướp lạnh.	
 +Nhóm: Đóng hộp.
 +Nhóm: Cô đặc với đường.
+Hãy kể tên một số loại thức ăn được bảo quản theo tên của nhóm ?
+Chúng ta cần lưu ý điều gì trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn theo cách đ ... luận.
-Yêu cầu HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh.
-Yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
-GV chữa cho từng HS. 
-Nhận xét, tuyên dương những HS nhớ cốt truyện và lờ kể có sáng tạo.
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-GV làm mẫu tranh 1.
-Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thầm ý dưới bức tranh và trả lời câu hỏi.
+Anh chàng tiều phu làm gì?
+Khi đó chàng trai nói gì?
+Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào?
+Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào?
-Gọi HS xây dựng đoạn 1 của chuyện 
-Gọi HS nhận xét.
-Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm với 5 tranh còn lại. 
-Gọi các nhóm đọc phần câu hỏi của mình.GV nhận xét, ghi những ý chính lên bảng lớp.
-Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn. 
-Nhận xét sau mỗi lượt HS kể.
-Tổ chức cho HS thi kể toàn chuyện.
-Nhận xét, cho điểm HS .
4. Củng cố, dặn dò:
-Hỏi: câu chuyện nói lên điều gì?
-Dặn HS về nhà viết lại nội dung câu chuyện vào vở và chuẩn bị bài sau: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện và trả lời các câu hỏi trong SGK.
-Nhận xét tiết học.
- Hát tập thể.
-4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
-1 HS đọc yêu cầu bài.
-Quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm phần lời. Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+Truyện có 2 nhân vật: chàng tiều phu và cụ già (ông tiên).
+Câu truyện kể lại việc chàng trai nghèo đi đốn củi và được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu.
+ Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc.
-6 HS tiếp nối nhau đọc, mỗi HS đọc một bức tranh.
-3 HS kể cốt truyện.
-2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu thành tiếng.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc yêu cầu bài.
-Quan sát, đọc thầm.
+Chàng tiều phu đang đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu văng xuống sông.
+Chàng nói: “Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây.”
+Chàng trai nghèo, ở trần, đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu.
+Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng.
-2 HS kể đoạn 1.
-Nhận xét lời kể của bạn.
-Hoạt động trong nhóm, thư kí ghi câu trả lời vào giấy. Sau đó trong nhóm cùng xây dựng đoạn văn theo yêu cầu được giao.
-Đọc phần trả lời câu hỏi.
-Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể một đoạn.
-2 đến 3 HS kể toàn chuyện.
-HS trả lời.
- Lắng nghe và thực hiện
	Thứ sáu, ngày 30/9/2011
Môn: TOÁN
Tiết 30 Bài: PHÉP TRỪ 	 
I.Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: 
-Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp 
-Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn bằng một phép tính trừ.
- Bài tập cần làm: Bài 1; 2 (dòng 1,3); 3.
 II.Đồ dùng dạy - học: 
- GV: -Bài tập 3 vẽ sẵn trên bảng phụ, SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
-GV gọi 3 HS làm bài tập 2 tiết trước và kiểm tra VBT về nhà của HS khác.
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
HĐ 1.Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. HD kĩ năng làm tính trừ: 
-GV viết lên bảng hai phép tính trừ 865279 – 450237 và 647253 – 285749, sau đó yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
-Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của hai bạn trên bảng cả về cách đặt tính và kết quả tính.
- Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình ?
HĐ 3. Luyện tập :
Bài 1
- Yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính, HS nêu cách đặt tính.
-
-
-
-
-
-
	 987864	 969696	 839084	 628450
	 783251 	 656565 	 246937 	 35813 	 204613	 313131	 592147	 592637
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: ( dòng 1)
-GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở, sau đó gọi 1 HS đọc kết quả làm bài trước lớp.
 -GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 3
-GV gọi 1 HS đọc đề bài.
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-GV yêu cầu HS làm bài, nhận xét, ghi điểm
Bài 4 Khuyến khích HSKG.
-GV gọi 1 HS đọc đề bài.
-GV yêu cầu HS tự làm bài
-GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại cách tính phép trừ
- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau: Luyện tập tr40.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp. 
-
-
 865279 647253
 450237 285749
 415042 361504 
-HS kiểm tra bài bạ và nêu nhận xét.
-HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính
-Ta thực hiện đặt tính sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau. Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái.
-2 HS lên làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp. 
-Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
 48600 80000
 9455 48765
 39145 31235
-HS đọc yêu cầu bài.
-Quãng đường từ HN- TPHCM: 1730 km. Quãng đường từ HN- Nha Trang: 1315 km
-Tính quãng đường từ Nha Trang- TPHCM?
 1730 – 1315 = 415 ( km)
-HS đọc yêu cầu bài.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.Chữa bài
Năm ngoái trồng được là: 
 214800 – 80600 = 134200 ( cây )
Cả hai năm trồng được là: 
 214800 + 134200 = 349000 (cây)
 Đáp số: 349000 cây.
-HS nêu.
-Lắng nghe và thực hiện.
	Môn: KĨ THUẬT
Tiết 6 Bài: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG
(Tiết 1)
I.Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS: 
-Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
-Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
- HS khéo tay: Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
-Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
- KNS: Tự nhận thức; xác định giá trị; tự phục vụ; lắng nghe tích cực. 
II.Đồ dùng dạy – học:
- GV: -Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường 
 - Một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải (áo, quần, vỏ gối).
 - Bộ đồ dùng kĩ thuật. 
 - HS:Chỉ, kim, kéo, thước, phấn vạch, 2 mảnh vải giống nhau.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức: 
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra chuẩn bị dụng cụ học tập của HS.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- Giới thiệu mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường và hướng dẫn HS quan sát để nêu nhận xét 
-Giới thiệu một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải. Yêu cầu HS nêu ứng dụng của khâu ghép mép vải.
-GV kết luận về đặc điểm đường khâu ghép hai mép vải và ứng dụng của nó: Như SGV.
HĐ 3. Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
- Treo tranh quy trình khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
-Hướng dẫn HS xem hình 1, 2, 3, (SGK) để nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
-Yêu cầu HS dựa vào quan sát H1 SGK để nêu cách vạch dấu đường khâu ghép 2 mép vải.
-Gọi HS lên bảng thực hiện thao tác vạch dấu trên vải.
-GV hướng dẫn HS một số điểm lưu ý.
-Gọi 2 HS lên thực hiện thao tác GV vừa hướng dẫn.
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
-Cho HS xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ và tập khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
4. Củng cố, dặn dò:
-Chuẩn bị các dụng cụ để học tiết 2.
-Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Theo dõi. Nêu nhận xét về đường khâu...
-Nêu ứng dụng của khâu ghép mép vải.
-HS nêu các bước khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường. 
-HS quan sát hình và nêu.
-Nêu như sgk.
- Thực hiện thao tác.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Thực hiện- nhận xét.
-Đọc phần ghi nhớ ở cuối bài.
-HS thao tác.
- Cả lớp lắng nghe về nhà thực hiện
Môn: ĐỊA LÝ
Tiết 6 Bài: TÂY NGUYÊN 
I.Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS: 
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên:
+Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
+Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa, mùa khô.
- Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ tự nhiên Việt Nam: Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
- HS khá, giỏi nêu được đặc điểm của mùa mưa, mùa khô ở Tây Nguyên. 
- HS luôn yêu quý vùng đất và con người Tây Nguyên.
- KNS: Tìm kiếm xử lý thông tin; hợp tác; giải quyết vấn đề.
II.Đồ dùng dạy - học: 	
-Bản đồ Địa lí tự nhiên VN. Tranh, ảnh và tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên.
-HS: SGK, vở, bút.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ?
-Trung du bắc Bộ thích hợp trồng những loại cây nào ?
- Nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số đặc điểm tự nhiên của vùng đất Tây Nguyên giàu dẹp.
HĐ 2. Tìm hiểu về Tây Nguyên-xứ sở của các cao nguyên xếp tầng: 
 - GV chỉ vị trí Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN và nói: Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
- Tây Nguyên có những cao nguyên nào? Hãy chỉ vị trí các cao nguyên đó trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
- Sắp xếp thứ tự các cao nguyên theo độ cao từ thấp tới cao .
+Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên 
-GV nhận xét, kết luận
HĐ 3. Giới thiệu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô:
+Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào ? Mùa khô vào những tháng nào ?
+Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Nêu đặc điểm của từng mùa ? 
-GV nhận xét, kết luận.
- Cho HS nêu nội dung bài học. 
4.Củng cố, dặn dò :
 -Tây Nguyên có những cao nguyên nào? chỉ vị trí các cao nguyên trên BĐ.
-Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? Nêu đặc điểm của từng mùa 
-Về chuẩn bị bài tiết sau: “Một số dân tộc ở Tây Nguyên”.
-Nhận xét tiết học.
-HS trả lời, HS kác nhận xét, bổ sung .
-Nhằm che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi.
-Cây chè, cây ăn quả...
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
-HS các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS chỉ vị trí các cao nguyên: Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
-Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
-HS đọc tên các cao nguyên theo thứ tự.
-Cao nguyên Đắk Lắk có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông suối và đồng cỏ ...
Cao nguyên Kon Tum trước đây được phủ rừng nhiệt đới, nay thực vật chủ yếu chỉ là các loại cỏ,...
+Mùa mưa vào tháng 5,6,7,8,9,10 .
+Mùa khô vào những tháng 1,2,3,4,11,12.
+Có 2 mùa rõ rệt 
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-3 HS đọc ghi nhớ SGK.
-HS nêu.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_6_nam_hoc_2011_2012_nguyen_duc_hung.doc