I. MỤC TIÊU.
- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
- Xác định được một năm thuộc thế kỷ nào.
- HS khá, giỏi làm hết tất cả các bài tập.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
TUẦN 6 Thứ hai, ngày 3 tháng 10 năm 2011. (Đồng chí Hậu dạy) Thứ ba, ngày 4 tháng 10 năm 2011 LUYỆN TỪ VÀ CÂU DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG. I. MỤC TIÊU. - Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng( ND ghi nhớ) . - Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng ; nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế . II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. -Bản đồ tự nhiên VN (có sông Cửu Long) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: -Danh từ là gì? Cho ví dụ? -Yêu cầu HS tìm các danh từ trong đoạn thơ sau: Vua Hùng một sáng đi săn. Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này -Nhận xét ,ghi điểm. 2.Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài 2.2.Phần Nhận xét: Bài 1 -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. -Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và tìm từ đúng. -Nhận xét và giới thiệu bằng bản đồ tự nhiên VN (GV vừa nói vừa chỉ vào bản đồ một số sông như sông Cửu Long Bài2 : -Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi , trả lời câu hỏi.. -Gọi HS trả lời , các HS khác nhận xét , bổ sung. *GV nhận xét , KL: - Những từ chỉ tên chung của một loại sự vật như sông , vua được gọi là danh từ chung. -Những tên riêng của một vật nhất định như Cửu Long , Lê Lợi gọi là danh từ riêng. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Y/C HS thảo luận , trả lời câu hỏi. -Gọi HS trả lời, HS khác nhận xét , bổ sung. * GV KL: -Danh từ riêng chỉ người , địa danh cụ thể luôn luôn phải viết hoa. 2.3. Phần Ghi nhớ; -Thế nào là danh từ chung , danh từ riêng? Cho ví dụ. -Khi viết danh từ riêng cần lưu ý điều gì? - Gọi HS đọc ghi nhớ. 2.4.Phần Luyện tập: Bài 1:-Yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. -1 nhóm làm bảng phụ các nhóm khác nhận xét ,bổ sung. -Kết luận ý đúng. -Tại sao em xếp từ dãy vào danh từ chung? -Vì sao từ Thiên Nhẫn được xếp vào danh từ riêng? -Nhận xét ,tuyên dương những HS trả lời đúng. Bài 2;- Gọi HS đọc Y/C. -Yêu cầu HS tự làm bài. -Y/c 1 HS lên bảng làm. -Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng. -Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao? -Nhắc HS luôn luôn viết hoa tên người, tên địa danh, tên người viết hoa cả họ và tên đệm. 3-Củng cố và dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học bài và viết vào vở : 10 danh từ chung chỉ đồ vật 10 danh từ riêng chỉ người. -1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. -1HS trả lời: -Vua Hùng,sáng, trưa, bóng, nắng, chân, chốn này. -2HS đọc thành tiếng. - HS thảo luận ,làm bài. ĐA: a- sông b- Cửu Long. c-vua d- Lê Lợi. -1 HS đọc yêu cầu . -Thảo luận cặp đôi. -HS trả lời: -Sông: Tên chung để chỉ những dòng sông chảy tương đối lớn, trên đó thuyền, bè đi lại được. -Cửu Long: tên riêng của một dòng sông có chín nhánh ở đồng bằng sông Cửu Long. -Vua: Tên chung chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến. -Lê Lợi: Tên riêng chỉ vị vua mở đầu nhà hậu Lê. -1 HS đọc yêu cầu. -Thảo luận nhóm 4. -Tên chung để chỉ dòng nước chảy tương đối lớn: sông không viết hoa.Tên riêng chỉ một dòng sông cụ thể : Cửu Long được viết hoa. -Tên chung để chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến vua không viết hoa. Tên riêng chỉ một vị vua cụ thể Lê Lợi được viết hoa. -HS lắng nghe. -Danh từ chung là tên một loại sự vật; sông ,núi ,vua , cô giáo ,học sinh -Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật :sông Hồng , sông Thu Bồn, núi Thái Sơn ,cô Đào... -Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa. -2 -3 HS đọc thành tiếng ghi nhớ. -Tìm danh từ riêng và danh từ chung trong đoạn văn -Thảo luận theo nhóm 6. - HS chữa bài. Danh từ chung Danh từ riêng Núi/dòng/sông/dãy/ mặt/sông/ánh /nắng/ đường /dãy /nhà / trái /phải / giữa/trước. Chung /Lam/ Thiên /Nhẫn / Trác / Đại Huệ/ Bác Hồ. - HS làm bài giải thích. -1HS đọc yêu cầu. - Viết hoa tên bạn vào vở bài tập -3 HS lên bảng viết. - Lớp nhận xét bài trên bảng. - DT riêng , vì nó dùng để gọi riêng các bạn ấy. -Lớp lắng nghe. . . TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU. - Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số. - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. - Xác định được một năm thuộc thế kỷ nào. - HS khá, giỏi làm hết tất cả các bài tập. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: - Đọc biểu đồ bài tập 2 tiết trước 2.Bài mới: 2.1.GTB. 2.2.Hướng dẫn luyện tập. Bài 1 .- Gọi 1 HS đọc Y/C. ?Muốn tìm số liền trước, số liền sau em làm như thế nào? ĐA: a) Số tự nhiên liền sau số 2835917 là số 2835918 b) Số 2835916 là số liền trước 2835917 c) Đọc số, nêu giá trị chữ số 2. - 8 260 945: Giá trị chữ số2 là 2 000 000 - 7 283 096: Giá trị chữ số 2 là 200 000 . - 1 547 238: Giá trị chữ số 2 là 200. - Chốt câu trả lời đúng. Bài 2 : Nêu yêu cầu? a. 475 936 > 475 836 b. 9 0 3 876 < 913 000 - Nhận xét , chốt bài làm đúng , cho điểm HS. Bài 3: Nêu yêu cầu ? - Gọi HS nêu đáp án. ĐA: a. Khối 3 có 3 lớp là : 3A, 3B, 3C b. Lớp 3A có 18 HS giỏi toán .3B : 27 HS , 3C : 21 HS c. Khối lớp 3: Lớp 3B có nhiều HS giỏi toán nhất .Lớp 3C ít HS giỏi toán nhất . d. Trung bình mỗi lớp có có số HS giỏi là : ( 18+27 + 21): 3 = 22(HS) - Nhận xét , chốt câu trả lời đúng. Bài 4: Nêu yêu cầu ? a. Năm 2000 thuộc thế kỉ XX b.Năm 2005thuộc thế kỉ thứ XXI c. TK XXI kéo dài từ năm 2001 2100 - Nhận xét , chốt câu trả lời đúng. Bài5 (HS khá-giỏi ) - Tìm số tròn trăm biết 540 < x < 870 Các số tròn trăm lớn hơn 540 và bé hơn 870 là : 600, 700, 800 . Vậy x là : 600, 700, 800. - Nhận xét , chốt câu trả lời đúng. 3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài sau. -1HS đọc-lớp nhận xét - HS theo dõi. - Đọc yêu cầu - Muốn tìm số liền trước 1 số nào đó ta lấy số đó trừ đi 1. - Muốn tìm số liền sau 1 số nào đó ta lấy một số đó cộng với 1. - HS làm bài tập vào vở, 2 HS lên bảng( phần (c) HS làm miệng). -Viết chữ số thích hợp vào ô trống HS K-G làm thêm c. 5tấn 175kg > 5 0 75 kg d. 2 tấn 750kg = 2750kg - Dựa vào biểu đồ viết tiếp vào chỗ chấm - HS nối tiếp nêu miệng - HS dựa vào biểu đồ diền tiếp vào chỗ trống ( HS làm phiểu bài tập). - Trả lời các câu hỏi - HS tự làm bài cá nhân; trả lời câu hỏi trước lớp. - HS nêu yêu cầu BT. - 1 HS khá(giỏi) chữa bài. . . ĐẠO ĐỨC BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (tiết 2) I. MỤC TIÊU. - Biết được: Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: -Em sẽ làm gì nếu em không làm bài được trong giờ kiểm tra. -Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ-GV nhận xét 2.Bài mới: *Giới thiệu bài *HĐ1:Giải quyết tình huống - Cho HS hoạt động nhóm. GV giao việc: +N1,2,3:Bố mẹ muốn em chuyển đến 1 ngôi trường tốt hơn. Nhưng em không muốn vì phải xa bạn cũ. Em sẽ nói thế nào với bố mẹ? +N4,5: Bố mẹ muốn em tập trung vào học nhưng em muốn tham gia vào câu lạc bộ thể thao. Em sẽ nói thế nào với bố mẹ? +N6,7: Bố mẹ cho tiền để mua cặp mới, em muốn dùng số tiền đó để ủng hộcác bạn ở vùng bị lũ. Em nói thế nào với bố mẹ -Nhận xét cách giải quyết của các nhóm *HĐ2:Trò chơi “phóng viên” (BT 3) -Tổ chức cho hs làm việc theo cặp -Tình hình vệ sinh lớp, trường -Nội dung sinh hoạt của lớp, chi đội em. -Những hoạt động mà em muốn được tham gia -Địa điểm em muố được đi tham quan, du lịch -Dự định của em trong mùa hè này.. *HĐ3:Trình bày các bài viết,vẽ, chuyện Yêu cầu HS lên kể chuyện, trình bày về bức tranh, bài văn về quyền được tham gia ý kiến của trẻ em. 3. Củng cố- Dặn dò -Gọi HS đọc phần ghi nhớ - Tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em ? - Em cần thực hiện quyền đó như thế nào? -Nhận xét giờ học -Dặn HS : Thực hiện tốt bài học đạo đức. -2HS trình bày. -Đọc đề bài. -Thảo luận nhóm 6 -Đại diện nhóm lên trình bày -Các nhóm khác nhận xét bổ sung -1HS làm phóng viên, 1hs làm người được phỏng vấn. -Vài cặp lên phỏng vấn trước lớp -Các bạn nhận xét, bổ sung -HS trình bày -Vài HS đọc - Để các vấn đề đó phù hợp với các em, giúp các em phát triển tốt nhất, đảm bảo quyền được tham gia - Cần nêu ý kiến thẳng thắn, mạnh dạn, nhưng cũng tôn trọng và lắng nghe ý kiến người lớn. Không đưa ra ý kiến vô lí, sai trái . . THỂ DỤC ( GV bộ môn soạn, dạy) Thứ tư ,ngày 5 tháng 10 năm 2011 KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ,ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU. - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc, nói về lòng tự trọng. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. -GV và HS chuẩn bị những câu chuyện nói về lòng tự trọng . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: -Gọi HS kể lại câu chuyện về tính trung thực và nói ý nghĩa của truyện . -Nhận xét và cho điểm. 2.Bài mới: *Giới thiệu bài HĐ 1: Hướng dẫn kể chuyện: a- Tìm hiểu đề bài: -Gọi HS đọc đề bài và phân tích đề. -Gạch chân những từ ngữ quan trọng bằng phấn màu : lòng tự trọng .đã nghe , đã đọc. -Gọi HS đọc nối tiếp nhau phần gợi ý.. +Thế nào là lòng tự trọng ? + Em đã đọc những câu chuyện nào nói về lòng tự trọng ? +Em đọc đó câu chuyện đó ở đâu? - Những câu chuyện các em vừa nêu trên rất bổ ích . Chúng đem lại cho ta lời khuyên chân thành về lòng tự trọng của con người. -Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3: -Ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng. +Nội dung câu chuyện đúng chủ đề :4 điểm +Câu chuyện ngoài SGK : 1 điểm. +Kể hay ,hấp dẫn có điệu bộ, cử chỉ:3 điểm +Nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện : 2 điểm +Trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt câu hỏi cho bạn : 1 điểm. b- Kể chuyện trong nhóm; -Chia nhóm 4 HS, cho hoạt động nhóm. - Theo dõi ,giúp đỡ hs.Yêu cầu hs kể lại truyện theo đúng trình tự - Gợi ý cho HS các câu hỏi c- Thi kể chuyện: -Tổ chức cho HS thi kể chuyện . -Bình chọn: +Bạn có câu chuyện hay nhất. +Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất. 3-Củng cố và dặn dò: -Nhận xét tiết học và khuyến khích HS nên đọc truyện . -2 HS kể chuyện và nêu ý nghĩa. -Tổ trưởng báo việc chuẩn bị của các bạn. -1 HS đọc đề. - 1 HS phân tích đề bằng cách.nêu những từ ngữ quan trọng trong đó. - 4 HS nối tiếp nhau đọc . + Tự trọng là tự tôn trọng bản thân mình ,giữ gìn phẩm giá không để ai coi thường mình. + Truyện kể về danh tướng Trần Bình Trọng với câu nói nổi tiếng “Ta thà làm giặc nước Nam còn h ... khóc dưới gốc táo ông trồng.Mãi khi lớn cậu vẫn tự dằn vặt mình Ý 2: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca. - Rất yêu thương ông, cậu không thể tha thứ cho mình vì chuyện ham chơi... - An- đrây- ca là người rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình - HS đọc nối tiếp toàn bài - HS theo dõi tìm cách đọc mỗi đoạn - HS luyện đọc theo cặp. - HS thi đọc diễn cảm - Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất - Chú bé trung thực/ Tự trách mình - Bạn đừng ân hận nữa. Ông bạn chắc rất hiểu tấm lòng của bạn. -------------------------------------------------- ANH VĂN (GV Anh văn dạy) ---------------------------------------------- TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU. Đọc được một số thông tin trên biểu đồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. Các biểu đồ trong bài học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: -Treo bảng phụ biểu đồ Số chuột của 4 thôn đã diệt của tiết trước . -Nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: *Giới thiệu bài:Giờ học toán hôm nay chúng ta sẽ được củng cố kỹ năng đọc các dạng biểu đồ đã học. *Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: -Yêu cầu HS đọc bài, hỏi: Đây là biểu đồ biểu diễn gì? -Yêu cầu HS đọc kỹ biểu đồ và làm bài, sau đó chữa bài trước lớp -Tuần 1 cửa hàng bán được 2mét vải hoa và 1 m vải trắng, đúng hay sai? Vì sao? -Tuần 3 cửa hàng bán 400 m vải,đúng hay sai?Vì sao? -Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều nhất, đúng hay sai ? vì sao? -Số mét vải hoa mà tuần 2 cửa hàng bán được nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét ? -Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ tư ? - Nêu ý kiến của em về ý thứ năm? Bài 2: Yêu cầu hs quan sát biểu đồ trong SGK và hỏi : Biểu đồ biểu diễn gì? -Các tháng được biểu diễn là những tháng nào? -Yêu cầu HS tiếp tục làm bài -Gọi HS đọc bài trước lớp , cho cả lớp nhận xét. Sau đó chấm chữa bài trên bảng . 3.Củng cố - dặn dò -Nhận xét tiết học . -1 HS lên chỉ và đọc biểu đồ,cả lớp nhận xét. -HS nghe. +Biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9 -Hs dùng bút chì làm bài vào sách giáo khoa -Sai, vì tuần đầu cửa hàng bán được 200 m vải hoa và 100 m vải trắng. -Đúng, vì 100 x 4 = 400 -Đúng, vì tuần 1 bán được 300 m, tuần2 bán 300m, tuần 3 bán 400 m , tuần 4 bán 200m. So sánh ta có 400 m> 300m > 200 m -Tuần 2 bán được 100 x 3 = 300 m vải hoa.Tuần1 bán được 100 x 2 =200 m vải hoa. Vậy tuần 2 bán nhiều hơn tuần1 là :300 m – 200 m = 100 m -Điền đúng. -Số mét vải hoa mà tuần 4 cửa hàng bán được ít hơn tuần 2 là 100m là sai.Vì tuần 4 bán được 100m vải hoa, vậy tuần4 bán ít hơn tuần 2 là 300m –100m = 200 m vải hoa. +Biểu diễn số ngày có mưa trong 3 tháng của năm 2004 -Là những tháng 7, 8 , 9. -Hs làm vào vở, 1 em làm bảng phụ a .Tháng 7 có 18 ngày mưa b. Tháng 8 có 15 ngày mưa Tháng 9 có 3 ngày mưa Số ngày mưa của tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là: 15 – 3 = 12 (ngày) c. Số ngày mưa trung bình của mỗi tháng là:( 18 + 15 + 3): 3 = 12 (ngày) -Hs đổi vở chấm chéo SINH HOẠT ĐỘI SINH HOẠT SAO I. MỤC TIÊU. Giúp HS nhận ra ưu, khuyết điểm của mình Triển khai phương hướng tuần sau Ôn lại các điều lệ Đội, hát tập thể. II. LÊN LỚP Thầy 1/ Nhận xét tuần 4: Gọi các tổ trưởng báo cáo Gọi lớp trưởng tổng hợp - Nhận xét tuyên dương tổ, cá nhân thực hiện tốt. Trò Tổ trưởng báo cáo ưu khuyết điểm Lớp trưởng tổng hợp, báo cáo. Tổ 1: Chưa tập chung trong giờ học: Tuấn.; Thực hiện nề nếp chưa tốt : Hiếu. Tổ 2: Chưa tập chung trong giờ học: Tuân ; Phạm Duyên - Có biện pháp với tổ, cá nhân mắc khuyết điểm trong tuần: Với cá nhân vi phạm thường xuyên - phạt quét lớp 1 tuần; các cá nhân khác nhắc nhở , cảnh cáo. - Xét thi đua theo tổ. 3/ Kế hoạch tuần : - Đi học chuyên cần, đúng giờ - Chuẩn bị bài vở tốt trước khi tới lớp. - Giữ VS trường lớp sạch. - Trang phục gọn gàng, đúng tác phong. - TD giữa giờ nghiêm túc, giữ vệ sinh tốt. -Vệ sinh thân thể - Nhắc nhở những HS chưa đóng những khoản đóng góp đầu năm ; BH. 4/ Sinh hoạt Đội: - Cho HS các tổ thi hỏi đáp về Bác Hồ, - Đội TNTP ; Thực hiện nề nếp chưa tốt : Khoa. Tổ 3: Chưa tập chung trong giờ học: Phương; Thực hiện nề nếp chưa tốt : Hiếu . - HS nghe - Lắng nghe - HS các tổ thi với nhau. - Hát tập thể. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Chủ điểm: Măng mọc thẳng Lễ giao ước thi đua " CHĂM NGOAN - HỌC GIỎI" GIỮA CÁC TỔ I. MỤC TIÊU : - Học sinh hiểu được ý nghĩa và tác dụng của việc thi đua, nắm vững nội dung và tiêu chí thi đua "Chăm ngoan - học giỏi". - Xác định mục đích, thái độ học tập đúng đắn, quyết tâm thi đua học tập tốt. - Biết tự quản, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập theo chỉ tiêu đề ra. II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Nội dung - Chương trình hành động "Chăm ngoan - học giỏi" của lớp. - Đăng ký và giao ước thi đua của các tổ. - Cá nhân đăng ký danh hiệu thi đua. - Văn nghệ "Chăm ngoan - học giỏi - Biết ơn thầy cô giáo". 2. Hình thức - Tổ chức lễ giao ước thi đua giữa các tổ và các cá nhân. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG -Hát tập thể "Lớp chúng mình". -Tuyên bố lý do - giới thiệu đại biểu. Nêu chương trình làm việc. -Trình bày chương trình, kế hoạch tiêu chí hành động "Chăm ngoan - học giỏi" của lớp, dựa trên nền tảng "Nghị quyết của chi đội" -Điều khiển cả lớp thảo luận để đi đến nhất trí. -Từng tổ lên đọc giao ước thi đua của tổ mình. -Lên đọc giao ước thi đua của cá nhân. -Thu giao ước thi đua của các tổ và của các cá nhân. -Thu giao ước thi đua của các tổ và của các cá nhân. -Ghi nhận - động viên cả lớp quyết tâm thi đua. -Văn nghệ + Đơn ca + Song ca *Kết thúc hoạt động - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá biểu dương tinh thần tham gia tích cực của cá nhân, tổ, nhóm. - Nhắc nhở các tổ, các cá nhân thực hiện tốt cam kết thi đua. -------------------------------------------------------- CHÍNH TẢ (nghe-viết) NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ. I. MỤC TIÊU. - Nghe- viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài. - Làm đúng bài tập 2, bài tập 3a II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Bảng nhóm ghi nội dung các bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: -Đọc cho HS viết bảng con; 2HS lên bảng. -Nhận xét bài viết của HS . 2.Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài . 2.2. Hướng dẫn viết chính tả: a-Tìm hiểu nội dung truyện : - Gọi 1 HS đọc truyện. +Nhà văn Ban-dắc có tài gì? +Trong cuộc sống ông là người như thế nào? b-Hướng dẫn viết từ khó; - Đọc cho HS viết bảng con. c-Hướng dẫn trình bày: -Gọi HS nhắc lại cách trình bày lời thoại -Đọc cho HS viết bài vào vở - Đọc cho HS soát lỗi chính tả. -Thu ,chấm ,nhận xét vở. 2.3 .Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 2 : - Gọi HS đọc Y/C... -Yêu cầu HS ghi lỗi và chữa lỗi vào sổ tay tiếng việt Bài 3;+Từ láy có tiếng chứa âm s hoặc x là từ láy như thế nào? -Một nhóm làm bảng phụ-Nhóm dán bảng phụ lên .Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung để có kết quả phù hợp. 3. Củng cố, dặn dò: - Dặn HS chú ý các hiện tượng chính tả để viết đúng - Chuẩn bị bài sau - HS viết: lời giải ;lần này; nộp bài ; lâu nay; làm bài. -1HS đọc truyện -HS lắng nghe. +Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài. +Ông là một người thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt và ấp úng. -Ban-dắc, truyện dài ,truyện ngắn, dự tiệc, thẹn - 1 HS. -HS viết bài vào vở -Đổi vở soát lỗi. -1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và mẫu. -HS tự ghi lỗi và chữa lỗi. -Từ láy có tiếng lặp lại âm đầu s hoặc x. -Thảo luận theo nhóm 4. VD: -sàn sàn, san sát, sẵn sàng, sung sướng, săn sóc,... - xa xa, xó xỉnh, xối xả, xốc xếch, xinh xinh,... -HS chữa bài. . . LỊCH SỬ KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG NĂM 40 I. MỤC TIÊU. - Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa): + Nguyên nhân khởi nghĩa: Do căm thù quân xâm lược, Thi Sách bị Tô Định giết hại(trả nợ nước, thù nhà) + Diễn biến: Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa... Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ. + Ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Lược đồ khu vực chính diễn ra khởi nghĩa Hai Bà Trưng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Kiểm tra bài cũ . -Khi đô hộ nước ta ,các triều đại Phong kiến Phương Bắc đã làm gì ? -Nhân dân ta đã phản ứng ra sao ? GV nhận xét và cho điểm . 2. Bài mới : * Giới thiệu bài : Chính sách cai trị tàn bạo của nhà Hán đã đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng cực. Nhân dân ta quyết không chiu khuất phục ,liên tục nổi dậy đấu tranh , mở đầu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 , Đây là cuộc khởi nghĩa lớn , tiêu biểu cho ý chí bất khuất của dân tộc. HĐ1.Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa -Nêu nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng HĐ2 :Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng - Treo lược đồ khu vực chính nổ ra khởi nghĩa Hai Bà Trưng : Giới thiệu cho HS hiểu đây là khu vực chính vì cuộc khởi nghĩa diễn ra trên phạm vi rất rộng - đọc SGK, xem lược đồ tường thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng HĐ3: Kết quả của cuộc khởi nghĩa - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã đạt kết quả như thế nào? HĐ 4: Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng -Yêu cầu HS đọc phần còn lại của SGK và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng - Gọi HS đọc ghi nhớ 3. Củng cố , dặn dò : - Với chiến công oanh liệt như trên, Hai Bà Trưng đã trở thành hai nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà - Nhận xét tiết học - 2HS trả lời câu hỏi 1 và 2. - HS lắng nghe - Đọc sách và trả lời câu hỏi -Do căm thù quân xâm lược, Thi Sách bị Tô Định giết hại (trả nợ nước, thù nhà - Dựa vào lược đồ HS tường thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa . - Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa... Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ. - Trong vòng chưa đầy một tháng ,cuộc khởi nghĩa đã hoàn toàn thắng lợi . Đất nước sạch bóng quân thù . Hai Bà Trưng được suy tôn làm vua , đóng đô ở Mê Linh, - Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - 2à 3 HS đọc phần ghi nhớ . .
Tài liệu đính kèm: