Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Minh Hoa

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Minh Hoa

I.Mục đích yêu cầu.

1.Đọc trơn toàn bài:Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm , buồn, xúc đụng thể hiện sự ân hận , dằn vặt của An -đrây- ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

2. Hiểu nghĩa các từ trong bài:

 Hiểu nội dung câu chuyện :Nỗi dằn vặt của An- đrây - ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực,sự nghiêm khắc đối với nỗi lòng của bản thân.

II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

- Giao tiếp : ứng sử lịch sự trong giao tiếp.

- Thể hiện sự cảm thông.

- Xác định giá trị.

III.Các phương pháp - kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng

- Trải nghiệm

- Thảo luận - chia sẻ

- Đóng vai (đọc theo vai).

IV.Đồ dùng dạy học.

- Tranh minh họa SGK.

V.Các hoạt động dạy học.

A.Kiểm tra bài cũ: (2 - 3')

- HS đọc thuộc lòng bài thơ “Gà trống và Cáo”

 

doc 28 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 362Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Minh Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2011
Tiết 1 
Sinh hoạt tập thể
_______________________________________________
Tiết 2 : Tập đọc
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
I.Mục đích yêu cầu.
1.Đọc trơn toàn bài:Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm , buồn, xúc đụng thể hiện sự ân hận , dằn vặt của An -đrây- ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
2. Hiểu nghĩa các từ trong bài: 
 Hiểu nội dung câu chuyện :Nỗi dằn vặt của An- đrây - ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực,sự nghiêm khắc đối với nỗi lòng của bản thân.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Giao tiếp : ứng sử lịch sự trong giao tiếp.
- Thể hiện sự cảm thông.
- Xác định giá trị.
III.Các phương pháp - kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Trải nghiệm 
- Thảo luận - chia sẻ
- Đóng vai (đọc theo vai).
IV.Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh họa SGK.
V.Các hoạt động dạy học.
A.Kiểm tra bài cũ: (2 - 3') 
- HS đọc thuộc lòng bài thơ “Gà trống và Cáo”
B.Dạy bài mới 
1.Giới thiệu bài: (1 -2' ) 
2. Luyện đọc đúng:(10- 12 phút)
a.Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc mẫu toàn bài (1 HS khá đọc bài) - Cả lớp đọc thầm và xác định đoạn.
- Bài chia làm mấy đoạn ? (2 đoạn) Đ1: An-đrây-ca ... đến mang về nhà, Đ2: Bước vào phòng... đến hết
- HS đọc nối đoạn ( 1 - 2 lần ) 
- Luyện đọc theo đoạn:
*Đoạn 1 
- Đọc đúng từ : An- đrây- ca
- Đọc lời của ông với giọng mệt nhọc, nghỉ hơi dài sau dấu chấm than và ba chấm
- Câu dài: Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn em vội vã chạy một mạch đến cửa hàng/mua thuốc/ rồi mang về.
Hướng dẫn đọc đoạn 1: Đọc đúng giọng của ông ngắt nghỉ đúng, nhấn giọng từ: nhanh nhẹn
*Đoạn 2
- Đọc đúng :Lời của mẹ đọc giọng thông cảm an ủi, dịu dàng. ý nghĩ của An -đrây- ca đọc giọng buồn day dứt.
- Giải nghĩa : Dằn vặt
- Hướng dẫn đọc đoạn 2 :Đọc giọng buồn xúc động đọc đúng giọng của Mẹ, ý nghĩ của An-đây- ca, nhấn giọng vào từ : hoảng hốt, khóc nấc, oà khóc, an ủi, nức nở, tự dằn vặt.
*HS đọc theo nhóm đôi ( lần lợt các đoạn ) 
- HD đọc toàn bài: Cần ngắt nghỉ đúng ở dấu chấm, dấu phẩy. Đọc đúng lời của ông mệt mỏi, lời của mẹ ân cần, ý nghĩ của An - Đrây - ca thì day dứt.
- G đọc mẫu toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:(10-12)
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi 1:
- Khi câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh của gia đình em lúc đó tn?
- Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu như thế nào?
*Câu 1: An-đrây-ca làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? 
- Y.c HS đọc thầm đoạn 2 và câu hỏi 2, 3: 
*Câu 2: Chuyện gì đã xảy ra khi An -đrây- ca mang thuốc về nhà?
-Thái độ của An -đrây- ca như thế nào?
*Câu 3: An -đrây- ca đã tự dằn vặt mình như thế nào?
@Câu 4: Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?
- An -đrây- ca lúc đó mới 9 tuổi , em sống cùng ông và mẹ. Ông đang ốm rất nặng.
- An -đrây- ca nhanh nhẹn đi ngay 
- Gặp bạn chơi đá bóng quên lời mẹ dặn, mãi sau mới nhớ chạy đi muc thuốc cho ông
- Hoảng hốt khi thấy mẹ khóc nấc lên. Ông cậu đã qua đời.
- Ân hận , khóc dằn vặt kể cho mẹ
+Oà khóc khi biết ông qua đời
+Kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe 
+Mẹ an ủi nhưng ngồi cả đêm khóc dưới gốc táo ông trồng, lớn lên cậu vẫn tự dằn vặt mình.
- Cậu bé An -đrây- ca là người yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm với người thân 
Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của mình...
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm (10- 12' )
* Đ1 HD đọc:nhấn :nhanh nhẹn, hốt hoảng, khóc nấc lên, òa khóc. Lời của ông đọc giọng yếu ớt.
* Đ2:HD đọc : Đọc đúng lời mẹ: nhẹ nhàng, ý nghĩ của An-đrây- ca : dằn vặt ,đau khổ
*HD đọc cả bài : đọc chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật.
- GV đọc mẫu lần 2
- Yêu cầu HS đọc đoạn mà em thích
- Yêu cầu HS đọc cả bài
5. Củng cố (3- 5' ) 
- Nếu em là An - đrây - ca em sẽ suy nghĩ và hành động như thế nào?
- Đặt tên khác cho truyện?
- Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau
_________________________________________________________
Tiết 3 : Toán 26
Luyện tập 
I.Mục đích yêu cầu 
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lý số liệu trên hai loại biểu đồ.
- Thực hành lập biểu đồ.
II.Đồ dùng dạy học:
- Biểu đồ cột như SGK được vẽ trên giấy khổ to.
- Biểu đồ bài tập 2 vẽ trên bảng phụ
III.Quá trình dạy học:
1.Hoạt động 1: KTBC ( 3- 5’)
- Gọi HS nối tiếp trả lời các câu hỏi của bài tập 2, tiết trước.
3.Hoạt động 3 Thực hành luyện tập: (28- 30)
* Dự kiến sai lầm: 
- Bài 3 HS vẽ không chính xác, không đẹp.
*Bài 1 Làm nháp - Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Củng cố cách đọc các thông tin trên biểu đồ
*Bài 2 Làm miệng
- Kiến thức: Đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ. Tìm số TBC của nhiều số.
$Nêu cách tìm trung bình cộng của nhiều số ?
@Bài 3 Làm nháp - Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Củng cố cách lập biểu đồ.
@ Nêu cách biểu thị số cá đánh bắt trong tháng 3 trên biểu đồ?
4.Hoạt động 4: Củng cố dặn dò (3-5’)
- Nhận xét tiết học.
Về nhà: Hoàn thành các bài tập trong vở bài tập
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...........................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................_________________________________________________________
Tiết 4 : Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I.Mục đích yêu cầu
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng.
- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện(mẩu chuyện, đoạn truyện). Có ý thức rèn luyện mình để trở thành người có lòng tự trọng.
2. Rèn luyện kĩ năng nghe:
HS chăm chú nghe lời bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn
II.Đồ dùng dạy học
- Một số truyện về lòng tự trọng HS sưu tầm
- Bảng lớp viết đề bài
III.Các hoạt động dạy học 
A. KTBC: ( 3- 5’) 
+ Em hãy kể một câu chuyện về lòng trung thực ?
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài( 1-2’) - KT truyện HS mang theo
2.Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài (-8’)
- Yêu cầu HS đọc đề bài
$ Đề bài thuộc kiểu bài nào?
- Gạch chân đề bài
+ Kể chuyện đã nghe đã đọc về chủ đề nào?
- GV gạch chân đề bài
- Yêu cầu HS đọc thầm gợi ý -1 HS đọc to
+Hãy nêu một số biểu hiện về lòng tự trọng
+ Câu chuyện mà em kể là truyện gì? Có biểu hiện như thế nào về lòng tự trọng?
ƯChốt: Nội dung câu chuyện thể hiện lòng tự trọng
+Em tìm truyện về lòng trung thực ở đâu?
- Yêu cầu HS đọc to phần 3 SGK
GV lưu ý :Có 2 cách giới thiệu truyện: Trực tiếp, gián tiếp . Khi kể phù hợp với nội dung, nhân vật trong truyện
- Yêu cầu HS để truyện lên bàn - GV kiểm tra
- Nhận xét chuẩn bị của HS
3. HS kể chuyện ( 22- 23’)
- Yêu cầu HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình và thảo luận ý nghĩa câu chuyện
- Giao nhiệm vụ : Kể to, rõ ràng ND đúng yêu cầu chú ý cách D, cử chỉ điệu bộ
- Yêu cầu HS kể truyện trước lớp
- Yêu cầu HS nghe và nhận xét bạn kể
- Bình chọn bạn nào kể hay nhất
- 3 HS đọc
- Kể chuyện đã nghe,đã đọc
- Lòng tự trọng
- Phần 1 của gợi ý
- Vài HS nêu
- Vài HS nêu
- HS để truyện lên bàn
- 2 HS kể cho nhau nghe , thảo luận ý nghĩa câu chuyện
- - 8 HS kể
- Bình chọn
4.Củng cố - Dặn dò( 3- 4’)
- Nhận xét tiết học
- VN kể lại truyện cho người thân nghe 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2011
Tiết 1 : Thể dục
Bài 11 : Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số,
 đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều 
sai nhịp - Trò chơi : kết bạn
I.Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Tập hợp hàng ngang, dàn hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi cgân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu tập hợp và dàn hàng nhanh không xô đẩy chen lấn nhau, đi đều không sai nhịp đến chỗ vòng tương đối đều và đẹp. 
- Học động tác đổi chân khi đi đều sai nhịp.Yêu cầu HS biết đệm khi đổi chân.
- Trò chơi: YC chú ý, phản xạ nhanh, chơi đúng luật, hào hứng nhiệt tình trong khi chơi.
II.Chuẩn bị dụng cụ:
Sân tập, Còi.
III.Nội dung giảng dạy:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp và tổ chức
A. Phần mở đầu:
1.Nhận xét:
- ổn định tổ chức lớp.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
2.Khởi động:
B. Phần cơ bản:
 1.Đội hình đội ngũ:
*Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số,đứng nghiêm, nghỉ, đi vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
+ GV điều khiển:
+ Chia tổ tập luyện:
- GV nhận xét, sửa chữa.
+ Cả lớp tập:
- GV theo dõi, nhận xét, biểu dương thi dua
2. Trò chơi:Kết bạn
- GV nêu tên trò chơi.
- GV giải thích cách chơi, luật chơi.
+ GV quan sát, nhận xét cách xử lí các tình huống xảy ra., và tổng kết trò chơi.
C.Phần kết thúc:
- Động tác điều hoà:
- GV nhận xét tiết học.
5[ 8 phút
20[ 22 phút
2[3phút
5[6 Lần
3[4phút
8[10 phút
4[ 6 phút
- Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo.
- HS chơi trò chơi:Diệt con vật có hại.
- HS đứng tại chỗ, vỗ tay hát.
- HS tập cả lớp.
- Tổ trưởng điều khiển. Lớp trưởng theo dõi chung.
- Lớp trưởng điều khiển.
- HS tập hợp theo đội hình chơi.
- 1 Tổ HS chơi thử.
- Cả lớp chơi.
- HS chạy thường thành một vòng tròn quanh sân, sau đó khép dần lại thành vòng tròn nhỏ, chuyển thành đi chậm vừa đi vừa làm động tác thả lỏng rồi dừng lại mặt quay vào trong. 
_________________________________________________________
Tiết 2 : Toán 27
 Luyện tập chung
I.Mục đích yêu cầu:
- Viết, đọc, so sánh các số tự nhiên.
- Đơn vị đo khối lượng và đơn vị đo thời gian.
- Một số hiểu biết ban đầy về biểu đồ, về số trung bình cộng.
II.Đồ dùng dạy học:
- Biểu đồ bài tập 3 vẽ trên bảng phụ
III.Quá trình dạy học:
1.Hoạt động 1: KTBC ( 3- 5’)
+ Bảng con: 5 tấn 467 kg = ........... kg
3 ngày 2 giờ = ........... giờ
65 yến = ........... kg
6 phút 30 giây = ........ giây
3.Hoạt động 3 Thực hành luyện tập: (28- 30)
* Dự kiến sai lầm: 
- Bài 5 : HS tìm x không phải là số tròn trăm 
*Bài 1 Làm bảng con - Chữa miệng
- Kiến thức: Củng cố cách tìm STN liền trước, liền sau.Cấu tạo số,giá trị của chữ số trong số
*Bài 2 Làm nháp - Chữa bảng phụ
- Kiến thức: So sánh 2 số TN. Đổi đơn vị đo khối lượng
*Bài 3 Làm nháp - Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Củng cố đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ. Tìm số TBC của nhiều số
*Bài 4 Làm vở- Chữa bảng phụ
- Kiến t ... T
- Yêu cầu các nhóm trình bày :
ƯGV chốt lời giải, chữa bài nếu sai
- Yêu cầu 2 HS đọc lại 2 nhóm từ
*Bài 4
- Yêu cầu HS đọc thầm BT- 1 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Yêu cầu HS đọc bài làm của mình
- GV nhận xét, sửa chữa
- Cả lớp đọc thầm- 1 HS nêu yêu cầu
- HS thảo luận nhóm đôi ghi kết quả - VBT
- Theo dãy 
Tự trọng- Tự kiêu - tự ti - Tự tin- Tự ái- Tự hào
- 1 HS đọc
- Trung thực - tự trọng
- Cả lớp đọc thầm -1 HS nêu
- HS thảo luận nhóm
-2 nhóm trình bày
N1 - T1; N2 - T3; N3 - T5
N4 - T2 ; N5 - T4
+ Cả lớp đọc thầm- 1 HS đọc to
- Thảo luận nhóm - Ghi kết quả VBT
- Trình bày nối tiếp
a. Trung có nghĩa là ở giữa: trung thu, trung bình, trung tâm
b. Trung có nghĩa là “một lòng một dạ” trung thành, trung nghĩa, trung kiên, trung thực, trung hậu
- 2 HS đọc
- Cả lớp đọc thầm - 1 HS đọc yêu cầu
- Làm bài vở
- Vài HS đọc
3.Củng cố - Dặn dò(2 - 3 phút)
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS hoàn chỉnh BT chuẩn bị bài sau
_________________________________________________________
Tiết 7 : Khoa học 
Phòng chống một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
I.Mục tiêu: HS biết:
- Nhận biết một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng qua hình vẽ.
- Kể tên một số bệnh khác cũng do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
- Nêu cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
II.Đồ dùng dạy- học:
- Hình vẽ SGK trang 26, 27.
- Phiếu học tập.
III.Các hoạt động dạy- học:
1.Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ ( 3 – 5' )
- Nêu một số cách bảo quản thức ăn?
+GV giới thiệu bài:
2.Hoạt động2: Quan sát phát hiện bệnh. ( 8 - 10' )
*MT: Nhận biết một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng qua hình vẽ..
+Bước1: Làm việc theo nhóm.
- GV: QS H trang 26, 27 mô tả các dấu hiệu của bệnh qua hình dáng bên ngoài của người bị bệnh.
+Bước 2: Làm việc cả lớp.
+GV chốt, nhận xét: Em bé H trang 26 mắc bệng suy dinh dưỡng, cơ thể em bé gầy yếu do ăn thiếu chất đường, bột hoặc bị bệnh ỉa chảy... làm thiếu năng lượng cung cấp cho cơ thể.
- Bạn gái tranh 26 bị bệnh bướu cổ do thiếu i-ốt tuyến giáp phải tăng cường hoạt động nên hình thành bướu cổ. Gây ảnh hưởng sức khoẻ trẻ em kém PT về thể lực và trí lực.
3.Hoạt động 3: Thảo luận. ( 8 - 9' )
*MT: Kể tên một số bệnh khác cũng do ăn thiếu chất dinh dưỡng. Nêu cách phòng một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
- Em hãy kể tên một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng?
- Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệnh đó
4.Hoạt đông 4: Củng cố:Trò chơi Bác Sĩ. ( 6 - 8' )
*MT: Củng cố những kiến thức đã học trong bài.
+Bước1: GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
+Bước 2:
+Bước 3:
+GV: Chấm điểm nhóm chơi hay nhất thể hiện được sự hiểu và nắm vững bài.
 *GV kết luận : Mục bạn cần biết
-Về nhà chuẩn bị tiết sau.
- HS trả lời( 2 em)
- HS mở SGK trang 26
- HS thảo luận để đoán tên bệnh.
- Các nhóm thảo luận, nhóm trưởng ghi KQ thảo luận vào phiếu BT.
- Các nhóm cử đại diện trình bày.
- HS tham khảo mục bạn cần biết trang 26, 27 để trả lời.
- Nhiều em nêu ý kiến của mình.
- HS chơi theo nhóm.
- Các nhóm cử đội chơi tốt nhất lên trình diễn trước lớp
- HS đọc mục bạn cần biết
_________________________________________________________
Tiết 8 : Thể dục
Bài 12 : Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái đổi chân khi đi đều sai nhịp - Trò chơi “Ném bóng trúng đích”
I.Mục tiêu: 
- Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Quay sau, đi đều vòng phải - vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu đi đều đến chỗ vòng và chuyển hướng không xô lệch hàng. Biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Trò chơi “Ném bóng trúng đích”. Yêu cầu bình tĩnh, khéo léo, ném chính xác. 
II.Địa điểm - phương tiện
- Sân trường 
- Còi, 6 quả bóng, vật làm đích.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Thời gian
Phương pháp
1. Phần mở đầu: 
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung giờ học 
- Khởi động: xoay các khớp cổ chân cổ tay, đầu gối, hông, vai.
- Chạy nhẹ, đi thường theo vòng tròn, hít thở sâu.
 2.Phần cơ bản 
 a) Đội hình, đội ngũ: 
- Ôn quay sau, đi đều vòng phải - vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Chia tổ tập luyện
- Các tổ thi đua.
- Tập củng cố
b) Trò chơi 
- Tập hợp theo đội hình chơi
- Giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Nhận xét, sửa chữa sai sót.
- Tổ chức cả lớp thi đua chơi.
- Quan sát biểu dương tổ thắng.
3. Kết thúc:
- Động tác điều hoà.
- GV nhận xét tiết học.
6[ 10 phút
1[ 2 phút
1[ 2 phút
2[3 phút
18[ 22 phút
12 [14 phút
1[2phút
3[4 phút
2 [3 phút
2 [3 phút
8[ 10phút
4[6phút
X x x	 x x
x x x x x GV
x x x x x	
- GV điều khiển
- H tập luyện.
- Tổ trưởng điều khiển.
- Các tổ thi đua trình diễn
- Gọi 1 tổ chơi thử 1 lần.
- Cả lớp chơi.
- Cả lớp chơi chính thức có thi đua 2-3 lần
- VN: Tập các động tác ĐHĐN
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày 30 tháng 9 năm 2011
Tiết 1 : Toán 30
Phép trừ
I.Mục tiêu
Giúp HS củng cố về:
- Cách thực hiện phép trừ (không nhớ và có nhớ)
- Kĩ năng làm tính trừ. Vận dụng vào giải toán.
II.Quá trình dạy học:
1.Hoạt động 1: KTBC ( 3- 5’)
- Bảng con: 396 780 + 596 898 =?
 56 763 + 96 968 =?
2.Hoạt động 2: Bài mới (13 - 15 phút)
a Củng cố cách thưc hiện phép trừ
- GV nêu: 865 279 - 450 237 =?
+ Đọc phép trừ ? 
- HS đặt tính và tính vào bảng con
+ Nêu cách thực hiện phép trừ?
+ Đây là phép cộng gì ? 
GV chốt: Đặt tính. Trừ theo thứ tự từ phải sang trái.
- Tương tự, GV nêu các phép tính:
 647 253 - 285 749 =?
+ Muốn thực hiện phép trừ ta làm thế nào?
- Phép trừ này có gì khác với phép trừ trước ?
*Chốt: Đặt tính: Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng viết thẳng cột với nhau, viết dấu trừ ở giữa 2 số và gạch ngang thay cho dấu bằng. Tính: trừ theo thứ tự từ phải sang trái.
- HS làm bảng con
- trừ theo thứ tự từ phải sang trái
- Phép trừ không nhớ
- HS làm bảng con
- Đặt tính rồi tính
- là phép trừ có nhớ
3.Hoạt động 3 Thực hành luyện tập: (28- 30)
* Dự kiến sai lầm: 
Bài 3 khi trả lời câu hỏi cho phép tính, HS trả lời sai.
*Bài 1 Làm bảng con- Chữa miệng
- Kiến thức: Cách đặt tính và tính
$Nêu cách thực hiện ?
*Bài 2 Làm nháp - Chữa bảng phụ
- Kiến thức: Củng cố kĩ năng làm tính trừ 
*Bài 3 Làm vở- Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Giải toán có vận dụng phép tính trừ.
*Bài 4 Làm vở- Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Giải toán hợp có vận dụng phép trừ và phép cộng
4.Hoạt động 4: Củng cố dặn dò (3-5’)
- Nêu cách thực hiện phép trừ?
- Nhận xét tiết học
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
_________________________________________________________
Tiết 2 : Ngoại ngữ
Tiếng Anh
(Đồng chí Đồng Thị Hải dạy)
_________________________________________________________
Tiết 3 : Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I.Mục tiêu
1.Dựa vào tranh minh hoạ truyện “Ba lưỡi rìu” và những lời dẫn giải dưới tranh, HS nêu được cốt truyện “Ba lưỡi rìu”,phát triển ý dưới mỗi tranh thành 1 đoạn văn kể chuyện.
2. Hiểu nội dung , ý nghĩa truyện : “Ba lưỡi rìu” 
II.Các hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ:( 3-5’)
- HS kể lại toàn bộ truyện “ Mẹ con và bà tiên”
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài( 1-2’)
2.Luyện tập thực hành( 32 -34’)
- Bài 1
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm - 1HS nêu yêu cầu
+ Truyện có những nhânvật nào?
+ Câu chuyện kể lại truyện gì?
+ Truyện có ý nghĩa gì?
- Yêu cầu HS đọc câu dưới mỗi tranh 
- Yêu cầu HS thảo luận kể lại cốt truyện 
- Yêu cầu 1 HS kể lại cốt truyện
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc thầm bài tập - 1 HS đọc to yc
- Yêu cầu 1HS đọc to chú ý 
*Chốt: Muốn phát triển ý 1 thành 1 đoạn văn, cần quan sát kĩ tranh, hình dung nhân vật trong tranh làm gì ? Nói gì ? Ngoại hình các nhân vật thế nào?
+Chiếc rìu trong tranh là rìu gì?
- HD HS làm mẫu tranh 1
+ Yêu cầu cả lớp quan sát kĩ tranh 1 đọc gợi ý dưới tranh, suy nghĩ trả lời các câu hỏi chú ý a,b
- Yêu cầu HS khá xây dựng đoạn 1
- Cả lớp dựa vào tranh XD đoạn văn kể chuyện
- Yêu cầu HS kể theo cặp
- Yêu cầu HS kể từng đoạn
* Giao nhiệm vụ cho HS trước khi kể
Đoạn có đúng nội dung không? Diễn đạt như thế nào? Có gì hay cần học tập
- Yêu cầu HS kể cả truyện
- GV nhận xét cho điểm
3.Củng cố - Dặn dò (3-5’)
- Nhắc lại cách phát triển câu chuyện trong bài
- Nhận xét tiết học
- Cả lớp đọc thầm - 1 HS nêu yêu cầu
+Chàng tiều phu, Cụ già(ông tiên)
+Chàng trai nghèo đi đốn củi được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu
+ Khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc
- HS đọc nối tiếp
- HS thảo luận nhóm đôi kể lại
-1 HS kể lại cốt truyện
- Cả lớp đọc thầm - 1 HS đọc to 
- 1HS đọc
- HS thực hiện
- 2 HS khá 
- HS làm việc cá nhân
- Kể cho nhau nghe
- HS kể
- 3 HS - Quan sát tranh đọc gợi ý để nắm cốt truyện. Phát triển mỗi ý thành 1 đoạn bằng cách cụ thể hoá hành động, lời nói, ngoại hình NV. Liên kết các đoạn câu chuyện
Tiết 4 : Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt tuần 6
I.Mục đích yêu cầu
- Nhận xét hoạt động tuần 6.
- Phương hướng kế hoạch tuần 7.
II.Hoạt động dạy học
1.Tổ trưởng nhận xét từng cá nhân trong tổ.
2. Lớp trưởng nhận xét.
3. GV nhận xét chung.
a.Ưu điểm
- Mặc đồng phục đầy đủ, đi học chuyên cần.
- Không có hiện tượng HS đi học muộn.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hơn.
- Đeo khăn quàng đầy đủ
- Làm tốt 10 phút kiểm tra đầu giờ.
- Xếp hàng ra vào lớp nhanh, đẹp.
- Chữ viết có tiến bộ : Bùi Vĩ, An.
b.Nhược điểm
- Ăn quà vặt trong lớp : Vũ.
- Chưa làm bài về nhà : T.Sơn
4.Phương hướng tuần tới
- Duy trì và phát huy những ưu điểm, khắc phục các mặt còn tồn tại.
- Xây dựng đôi bạn cùng tiến giúp nhau tiến bộ.
- Tích cực ôn tập củng cố kiến thức.
- Thường xuyên kèm những em đọc chậm, viết chưa đẹp.
- Giữ nề nếp mặc đồng phục và nề nếp xếp hàng ra vào lớp.
- Rèn cho học sinh thói quen không nói tục, chửi bậy ở mọi nơi, mọi chỗ.
- Nhắc nhở HS thực hiện đúng lệnh GV đưa ra. .
- Kiểm tra vệ sinh cá nhân hàng ngày. Nhắc nhở HS giữ vệ sinh lớp vệ sinh cá nhân sạch.
- Tăng cường rèn chữ, giữ vở.
- Xây dựng đôi bạn cùng tiến giúp nhau tiến bộ.
- Tích cực ôn tập củng cố kiến thức.
- Kiểm tra đồ dùng học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_6_nam_hoc_2011_2012_pham_thi_minh_hoa.doc