Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 (Bản 2 cột đẹp)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 (Bản 2 cột đẹp)

A. MỤC TIÊU:

1 - Kiến thức :

- Hiểu ý nghĩa của màn kịch : Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc . Ở đó , trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo , góp sức mình phục vụ cuộc sống .

 2 - Kĩ năng :- Biết đọc trơn , trôi chảy , đúng với một văn bản kịch . Cụ thể là :

 * Ngắt giọng rõ ràng , đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của họ

 * Đọc đúng các từ địa phương dễ phát âm sai ; đúng ngữ điệu các câu kể , hỏi , cảm .

* Giọng rõ ràng, hồn nhiên, thể hiện tâm trạng háo hức, ngạc nhiên, thán phục .

 *Biết hợp tác , phân vai đọc vở kịch .

3 - Giáo dục :

- Bồi dưỡng HS có những ước mơ đẹp .

B. CHUẨN BỊ:

GV : - Tranh minh họa bài đọc trong SGK .

- Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn của màn 2 .

HS : - SGK

C. LÊN LỚP:

a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”

b. Bài cũ :

 Kiểm tra 2 em nối tiếp nhau đọc bài Trung thu độc lập ,

- HS trả lời câu hỏi 3 , 4 SGK .

c- Bài mới

 

doc 40 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 417Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 (Bản 2 cột đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 16 tháng 10 năm 2006.
Tập đọc 
Tiết 13:	TRUNG THU ĐỘC LẬP
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức :
- Hiểu các từ ngữ trong bài .
- Hiểu ý nghĩa của bài : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ , mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước .
 2 - Kĩ năng :
- Đọc trơn toàn bài . Biết đọc thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi , niềm tự hào , ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước , của thiếu nhi . 
3 - Giáo dục :
	- Tự hào về đất nước độc lập và có chủ quyền. 
B. CHUẨN BỊ:
GV : 	Tranh minh hoạ nội dung bài học.
Giấy khổ to viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
HS : SGK
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b. Bài cũ : - Kiểm tra 2 em đọc bài Chị em tôi , trả lời các câu hỏi SGK .
c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , giảng giải , thực hành , động não , đàm thoại.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài 
- Giới thiệu tranh minh họa chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ .
- Giới thiệu bài Trung thu độc lập , mở đầu chủ điểm.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Chỉ định 1 HS đọc cả bài. 
- Hướng dẫn phân đoạn.
- Giúp HS sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi , giọng đọc. Hướng dẫn đọc đúng câu hỏi, câu cảm, hiểu nghĩa từ khó trong bài ,
Tiểu kết: - Đọc trơn toàn bài . 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
* Giảng : Trung thu là tết của thiếu nhi. 
* Cho xem tranh , ảnh về các thành tựu kinh tế của nước ta trong những năm gần đây .
- Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào ?
Tiểu kết: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ , mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước .
 Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm :
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 2 trong bài : Anh nhìn trăng  vui tươi .
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Tiểu kết: Biết đọc thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi , niềm tự hào , ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước , của thiếu nhi . 
Hoạt động cả lớp
HS đọc cả bài. Chia đoạn: 3 đoạn .
+ Đoạn 1 : 5 dòng đầu .
+ Đoạn 2 : Anh nhìn trăng  vui tươi .
+ Đoạn 3 : Phần còn lại .
- Đọc nối tiếp kết hợp hướng dẫn nghỉ hơiđúng , tự nhiên.
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài 
Hoạt động nhóm .
* Đọc thành tiếng , đọc thầm đoạn 1, trả lời các câu hỏi .
- Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào ?
* Lắng nghe.
- Trăng trung thu độc lập có gì đẹp ?
* Đọc thành tiếng , đọc thầm đoạn 2, trả lời các câu hỏi .
- Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao ?
- Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập ?
- Cuộc sống hiện nay , theo em , có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa ?
*Xem tranh.
- Phát biểu tự do , GV chốt lại ý kiến hay.
Hoạt động cả lớp
- 3 em đọc tiếp nối nhau 3 đoạn của bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
4. Củng cố : (3’)
	- Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào ? 
* Chú thích: Kể từ ngày đất nước giành được độc lập tháng 8 năm 1945 , ta đã chiến thắng 2 đế quốc lớn là Pháp và Mĩ . Từ năm 1975 , ta bắt tay vào sự nghiệp xây dựng đất nước . Từ ngày anh chiến sĩ mơ tưởng về tương lai của trẻ em trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên , đã hơn 50 năm trôi qua .
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Tiếp tục về nhà luyện đọc.
	-Chuẩn bị: Ở vương quốc Tương Lai .
Bổ sung:
Thứ hai, ngày 16 tháng 10 năm 2006
Chính tả 
Tiết 7:	GÀ TRỐNG VÀ CÁO
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức :
- Nhớ – viết lại đoạn trích trong bài thơ Gà Trống và Cáo .
- Hiểu được nội dung đoạn viết . 
2 - Kĩ năng: 
- Nhớ – viết lại chính xác , trình bày đúng một đoạn trích trong bài thơ . 
- Tìm và viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng ch / tr để điền vào chỗ trống , hợp với nghĩa đã cho .	
3 - Giáo dục:
	 - Bồi dưỡng tính cẩn thận và chính xác .
B. CHUẨN BỊ:
GV : - Những băng giấy nhỏ để HS chơi trò chơi viết từ tìm được khi làm BT3 .
HS : - SGK, V2
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b- Bài cũ : Nhận xét bài Người viết truyện thật thà.
- 2 em làm lại BT3 , mỗi em tự viết lên bảng: 2 từ láy có tiếng chứa âm s , 
2 từ láy có tiếng chứa âm x 
c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
1. Giới thiệu bài Nhớ – viết lại đoạn trích trong bài thơ Gà Trống và Cáo .
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả .
a) Trao đổi về nội dung đoạn văn
- Yêu cầu đọc đoạn thơ .
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
c) Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu. 
d) Thu và chấm bài
- Chấm , chữa 7 – 10 bài .
- Nhận xét chung .
Tiểu kết: - Nhớ – viết đúng chính tả , trình bày đúng bài viết
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả
- Bài 2b : ( lựa chọn )
* Dán bảng 3 , 4 tờ phiếu , mời 3 , 4 nhóm thi
 đua tiếp sức ; mỗi HS trong nhóm chuyển bút 
cho nhau điền nhanh tiếng tìm được .
*- Nhận xét , kết luận nhóm thắng cuộc .
- Bài 3a : ( lựa chọn )
* Viết 2 nghĩa đã cho lên bảng lớp , mời Một
 số em chơi Tìm từ nhanh .
* Cách chơi như sau : 
 Mỗi em được phát 2 băng giấy . HS ghi vào
 mỗi băng một từ tìm được ứng với một nghĩa
 đã cho . Sau đó , từng em dán nhanh băng giấy
 vào cuối mỗi dòng trên bảng , mặt chữ quay 
vào trong để đảm bảo bí mật .
Tiểu kết : Bồi dưỡng thái độ cẩn thận chính xác.
-2 em đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ - viết.
- Đọc thầm lại đoạn thơ , ghi nhớ nội dung ,
 chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai .
-HS tìm các từ khó dễ lẫn.HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- Cả lớp đọc thầm lại truyện ,
 - Nêu cách trình bày bài thơ .
- HS viết chính tả
- Nêu yêu cầu BT .
- Đọc thầm đoạn văn , suy ng²€ làm bài vào
 vở .
- Đại diện từng nhóm lần lượt đọc lại đoạn 
văn sau khi đã điền đầy đủ các tiếng còn 
thiếu .
-Nói về nội dung đoạn văn :
* Đoạn a : Ca ngợi con người là tinh hoa của
 trái đất .
* Đoạn b : Nói về mơ ước trở thành phi công 
của bạn Trung .
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng .
-HS xung phong lên bảng.
-Nắm cách chơi.
-Tiến hành.
- Cả lớp nhận xét , tính điểm , chốt lại lời 
giải đúng .
4. Củng cố : (3’)
- Yêu cầu HS về nhà tìm các từ chỉ sự vật phân biệt ch / tr.
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Chuẩn bị : Nghe viết : Trung thu độc lập.
- Lưu ý:
+ Cần ghi tên bài vào giữa dòng .
+ Dòng 6 chữ viết lùi vào 2ô li . Dòng 8 chữ viết lùi vào 1 ô li
+ Viết hoa tên riêng của hai nhân vật trong bài thơ .
+ Lời nói trực tiếp của hai nhân vật phải viết sau dấu hai chấm , mở ngoặc kép .
Bổ sung:
Thứ ba, ngày 17 tháng 10 năm 2006
Luyện từ và câu 
Tiết 13: 	 CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI , TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:- Nắm quy tắc viết hoa tên người , tên địa lí VN .
2.Kĩ năng: - Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người , tên địa lí VN để viết đúng một số tên riêng VN .
Thái độ: - Ý thức viết hoa đúng các danh từ riêng .
B. CHUẨN BỊ:
GV - Một tờ phiếu khổ to ghi sẵn bảng sơ đồ họ , tên riêng , tên đệm của người .
	- Một số tờ phiếu để HS làm BT3 ( phần Luyện tập )
HS Từ điển
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b- Bài cũ : Mở rộng vốn từ : Trung thực – Tự trọng. 1 em làm lại BT2 .
 c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại	
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
1.Giới thiệu bài: 
- Cách viết tên người , tên địa lí VN .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Nhận xét . 
- Nêu nhiệm vụ : Nhận xét cách viết các tên 
người , tên địa lí đã cho: 
Tiểu kết: Giúp HS nắm cách viết hoa tên người, tên địa lí VN .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ . 
Tiểu kết: HS rút ra được ghi nhớ .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
- Bài 1, 2 : 
+Lưu ý:Tên người VN thường gồm: Họ, tên 
Đệm (tên lót ), tên riêng.
- Bài 3 : 
+ Phát phiếu cho HS làm bài theo nhóm .
Tiểu kết: Biết vận dụng quy tắc viết hoa tên người , tên địa lí VN.
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc yêu cầu BT , cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp .HS trình bày bài làm.
- Cả lớp đọc các tên riêng, phát biểu ý kiến .
- Kết luận : Khi viết tên người và tên địa lí VN, 
cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành.
Hoạt động lớp .
- 2 , 3 em đọc ghi nhớ SGK , cả lớp đọc thầm 
Hoạt động lớp , nhóm .
* Nêu yêu cầu BT .
- Mỗi em viết tên mình và địa chỉ gia đình 
- Vài em viết bài trên bảng lớp .
* 1 em đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp viết tên các địa danh.
- Đại diện các nhóm dán bài làm ở bảng lớp , đọc kết quả .
- Nhận xét .
4. Củng cố : (3’)
Các em cần học thuộc qui tắc viết hoa tên riêng để viết đúng chính tả.
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà tìm và viết vào vở 5 – 10 danh từ riêng là tên người , tên địa lí VN.
 - Chuẩn bị bản đồ VN để Luyện tập .
Bổ sung:
Thứ ba, ngày 17 tháng 10 năm 2006
Kể chuyện 
Tiết 7:	LỜI ƯƠ ...  Kĩ năng: 
- Hát tốt 2 bài hát , thuộc lời và biểu diễn thuần thục với yêu cầu thể hiện sắc thái , tình cảm từng bài . 
-Nắm vững cao độ các nốt DO , RE , MI , SOL , LA ; thể hiện được các hình tiết tấu .
-Biết đọc bài Tập đọc nhạc số 1 : Sol – La – Sol .
3 - Giáo dục:
- Giáo dục HS yêu chuộng hòa bình , đoàn kết với các dân tộc anh em .
B. CHUẨN BỊ:
GV - Chép sẵn các bài tập cao độ , tiết tấu , tập đọc nhạc số 1 vào bảng phụ .
	- Hình vẽ các nhạc cụ dân tộc phóng to .
HS : - SGK.
C. LÊN LỚP:
a.Khởi động: Hát “Em yêu hoà bình”
b. Bài cũ : Tập đọc nhạc : Tập đọc nhạc số 1 
 	 Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc .
c- Bài mới
Phương pháp : Trực quan , thực hành , làm mẫu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài: 
Tóm tắt các nội dung đã học từ bài 1 đến 6 , đặt câu hỏi để HS nhớ lại những nội dung đó 2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Ôn tập 2 bài hát .
a) Ôn tập bài Em yêu hòa bình :
- Hướng dẫn HS hát với tốc độ vừa phải , tình cảm tha thiết , đằm thắm .
b) Ôn tập bài Bạn ơi , lắng nghe ! : 
- Hướng dẫn HS hát 
Tiểu kết: HS hát tốt 2 bài hát đã học .
 Hoạt động 2 : Ôn tập cao độ .
a) Ôn tập cao độ các nốt :
- Đọc mẫu .
- Có thể đặt lời để đọc theo tiết tấu , không yêu cầu có cao độ .
b) Ôn bài TĐN số 1 :
- Đàn hoặc hát trước 1 – 2 lượt .
- Có thể chia thành các nhóm đọc .
 Tiểu kết: HS đọc đúng cao độ các nốt DO , RE , MI , SOL , LA và bài TĐN số 1 .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Cả lớp , từng nhóm , cá nhân luyện hát .
HS hát với tốc độ vừa phải , tình cảm tha thiết , đằm thắm .
HS hát sao cho thể hiện tính chất hồn nhiên , mạch lạc , âm thanh gọn; ngắt thật rõ ở những chỗ có lặng đơn và hát với tốc độ nhanh dần .
Hoạt động lớp .
- Đọc lại .
- Tập ghép lời ca .
- Ôn bài tập tiết tấu : đọc , vỗ tay hoặc gõ hình tiết tấu trang 9 SGK .
- Đọc , hát theo .
- Đọc hoặc hát lời và vỗ tay đệm theo phách .
4. Củng cố : (3’)
	- Hát và vận động phụ họa một trong hai bài hát đã ôn tập .
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
-Nhận xét lớp. 
- Về nhà tập đọc lại bài Tập đọc nhạc số 1 .
- Chuẩn bị bài: bài Trên ngựa ta phi nhanh.
Bổ sung:
Thứ tư, ngày 18 tháng 10 năm 2006
Thể dục 
Tiết 13: 	Tập hợp hàng ngang , dóng hàng , điểm số.
Trò chơi“KẾT BẠN”
I. MỤC TIÊU :
- Củng cố và nâng cao kĩ thuật : Tập hợp hàng ngang , dàn hàng , điểm số. Trò chơi “ Kết bạn ” . 
-Yêu cầu tập hợp và dàn hàng nhanh, không xô đẩy , chen lấn nhau; đi đều không sai nhịp, đến chỗ vòng tương đối đều và đẹp.
	- Phản xạ nhanh , chơi đúng luật , hào hứng , nhiệt tình .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Mở đầu : 6 – 10 phút .
- Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu bài học , chấn chỉnh đội ngũ , trang phục tập luyện : 1 – 2 phút .
Tiểu kết: Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
Hoạt động lớp .
-Tập hợp.
- Chơi trò chơi Làm theo hiệu lệnh : 2 – 3 phút .
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay : 1 – 2 phút .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
a) Đội hình đội ngũ : 10 – 12 phút .
- Ôn tập họp hàng ngang , dóng hàng, điểm số :
+ Quan sát , nhận xét , sửa chữa sai sót cho các tổ .
+ Quan sát , nhận xét , biểu dương thi đua giữa các tổ .
+ Cả lớp tập để củng cố : 2 – 3 phút .
b) Trò chơi “Kết bạn” : 7 – 8 phút .
- Tập họp HS theo đội hình chơi , nêu tên trò chơi , giải thích cách chơi và luật chơi 
- Quan sát , nhận xét , xử lí các tình huống xảy ra và tổng kết .
Tiểu kết: HS nắm lại một số động tác về đội hình , đội ngũ và chơi được trò chơi thực hành .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Lớp tập theo khẩu lệnh của GV
- Chia tổ tập luyện , lần đầu do tổ trưởng điều khiển tập , từ lần sau lần lượt từng em lên điều khiển tổ tập 1 lần : 7 – 8 phút .
+Lớp trưởng điều khiển.
-Tập họp.
-Theo dõi.
- 1 tổ lên chơi thử .
- Cả lớp cùng chơi .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
- Hệ thống bài : 1 – 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút .
Tiểu kết: HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
Hoạt động lớp .
- Đứng tại chỗ , vỗ tay hát theo nhịp .
- Chơi trò chơi Diệt các con vật có hại 
Bổ sung:
Thứ sáu , ngày 20 tháng 10 năm 2006
Thể dục 
Tiết 14: 	Quay sau, đi điều vòng phải, vòng trái.
Trò chơi “NÉM TRÚNG ĐÍCH”
I. MỤC TIÊU :
- Củng cố và nâng cao kĩ thuật : quay sau , đi đều vòng phải , vòng trái. Yêu cầu quay sau đúng hướng , không lệch hàng đi đều đến chỗ vòng và chuyển hướng không xô lệch hàng.
	- Trò chơi “ Ném trúng đích ” .
- Yêu cầu tập trung chú ý , bình tĩnh , khéo léo , ném chính xác vào đích .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , 4 – 6 quả bóng và vật làm đích , kẻ sân chơi .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Mở đầu : 6 – 10 phút .
- Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu bài học , chấn chỉnh đội ngũ , trang phục tập luyện : 1 – 2 phút .
Tiểu kết: Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
Hoạt động lớp .
- Xoay các khớp cổ chân , cổ tay , đầu gối hông , vai : 1 – 2 phút .
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên ở sân trường 100 – 200 m rồi đi thường thành một vòng tròn , hít thở sâu : 1 – 2 phút .
- Chơi trò chơi Tìm người chỉ huy : 1 – 2 phút .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
a) Đội hình đội ngũ : 12 – 14 phút .
-Ôn quay sau , đi đều vòng phải , vòng trái :
+ Điều khiển lớp tập : 1 – 2 phút .
+Chia tổ tập luyện.
+ Quan sát , nhận xét , sửa chữa sai sót cho các tổ .
+ Quan sát , nhận xét , biểu dương thi đua 
+ Tập cả lớp để củng cố : 2 – 3 phút .
b) Trò chơi “Ném trúng đích” : 8 – 10 phút .
- Quan sát , nhận xét , biểu dương thi đua giữa các tổ .
Tiểu kết: HS nắm lại một số động tác về đội hình , đội ngũ và chơi được trò chơi thực hành .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Lớp tập theo khẩu lệnh của GV
- Chia tổ tập luyện , lần đầu do tổ trưởng điều khiển tập , từ lần sau lần lượt từng em lên điều khiển tổ tập 1 lần : 7 – 8 phút .
+Lớp trưởng điều khiển.
- Từng tổ thi đua trình diễn : 2 – 3 phút .
- Tập họp HS theo đội hình chơi , nêu tên trò chơi , giải thích cách chơi và luật chơi 
- 1 tổ lên chơi thử .
- Cả lớp cùng chơi .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
- Hệ thống bài : 1 – 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút .
Tiểu kết: HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
Hoạt động lớp .
- Tập một số động tác thả lỏng : 1 – 2 phút .
- Đứng tại chỗ , vỗ tay hát theo nhịp : 1 – 2 phút .
- Chơi trò chơi Diệt các con vật có hại : 1 – 2 phút .
Bổ sung:
Thứ sáu, ngày 20 tháng 10 năm 2006.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ.
TUẦN 7.
I . MỤC TIÊU : 
- Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể .
II. CHUẨN BỊ :
- Báo cáo tuần 7.
III. LÊN LỚP :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) 
- Tiếp tục : Ổn định nề nếp.
- Học văn hoá tuần 7. Tập trung hướng dẫn bồi dưỡng học sinh còn chậm trong đọc, viết chính tả.
- Học tập đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn.
- Rèn luyện trật tự kỹ luật. Tập trang trí lớp.
 3. Giáo dục An toàn giao thông:
Bài 3	
ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
	( Tham khảo Sách Giáo Viên / )
 4. Sinh hoạt tập thể : (5’)
- Tập bài hát mới : Khăn quàng thắm mãi vai em.
- Chơi trò chơi : Tìm người chỉ huy.
 5. Hoạt động nối tiếp : (1’)
- Tiếp tục : Ổn định nề nếp.
- Học văn hoá tuần 8
- Tiếp tục bồi dưỡng đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn.
- Chú ý HS yếu kém: Tập trung vào môn chính tả – nghe viết.
- Rèn luyện trật tự kỹ luật.
Bổ sung:
Tên học sinh:..
Tổ:
PHIẾU HỌC TẬP
Tìm hiểu về bệnh béo phì.
1. Theo bạn , dấu hiệu nào dưới đây không phải là béo phì đối với trẻ em :
a) Có những lớp mỡ quanh đùi , cánh tay trên , vú và cằm .
b) Mặt với hai má phúng phính .
c) Cân nặng trên 20% hay trên số cân trung bình so với chiều cao và tuổi của bé 
d) Bị hụt hơi khi gắng sức .
2. Hãy chọn ý đúng nhất :
Người bị béo phì thường mất sự thoải mái trong cuộc sống thể hiện :
a) Khó chịu về mùa hè .
b) Hay có cảm giác mệt mỏi chung toàn thân .
c) Hay nhức đầu , buồn tê ở hai chân .
d) Tất cả những ý trên .
Người bị bép phì thường giảm hiệu suất lao động và sự lanh lợi trong sinh hoạt biểu hiện 
a) Chậm chạp .
b) Ngại vận động .
c) Chóng mệt mỏi khi lao động .
d) Tất cả những ý trên .
Người bị béo phì có nguy cơ bị :
a) Bệnh tim mạch .
b) Huyết áp cao .
c) Bệnh tiểu đường .
d) Bị sỏi mật .
e ) Tất cả các bệnh trên .
Tên học sinh:..
Tổ:
PHIẾU HỌC TẬP
1. Tính : 164 x 123 = 164 x ( 100 + 20 + 3 )	
2. Đặt tính rồi tính : 164 x 123 	
Mô tả về nhà rông ở Tây Nguyên .
Vật liệu bằng tre nứa như nhà sàn.
Mái nhà rông cao to (mái càng cao càng thể hiện sự giàu có của buôn).
Là nơi sinh hoạt tập thể, như: hội họp, tiếp khách  của buôn làng
Hãy chọn ý đúng nhất :
a) Ngô Quyền là người làng Đường Lâm ( Hà Tây ) .
b) Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ .
c) Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh quân Nam Hán .
d) Trước trận Bạch Đằng , Ngô Quyền lên ngôi vua .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_7_ban_2_cot_dep.doc