I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Bước đầu Hs nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ số. Và biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ.
2. Kỹ năng : Rèn kĩ năng tính thành thạo biểu thức.
3. Thái độ : Giáo dục Hs tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
- GV : SG, bảng phụ kẻ sẵn giống SGK
- Hs : SGK , bảng con.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Luyện tập. Nêu cách đặt tính, cách tính phép cộng?
- Sửa BTVN. 4/41 (bảng lớp)
3. Bài mới
a./Giới thiệu bài : Biểu thức có chứa 2 chữ.
b./ Các hoạt động:
Toán BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ. I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Bước đầu Hs nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ số. Và biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ. 2. Kỹ năng : Rèn kĩ năng tính thành thạo biểu thức. 3. Thái độ : Giáo dục Hs tính chính xác, khoa học, cẩn thận. II. Chuẩn bị : GV : SG, bảng phụ kẻ sẵn giống SGK Hs : SGK , bảng con. III. Các hoạt động : 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Luyện tập. Nêu cách đặt tính, cách tính phép cộng? Sửa BTVN. 4/41 (bảng lớp) 3. Bài mới a./Giới thiệu bài : Biểu thức có chứa 2 chữ. b./ Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 : Giới thiệu biểu thức có chứa 2 chữ số. Mục tiêu: Bước đầu Hs nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ số *Cách tiến hành GV viết đề toán như SGK GV dùng bảng phụ kẻ sẵn bảng SGK/42 GV chỉ và yêu cầu Hs giải thích ở đây chỉ gì ? Nhận xét các số có thể viết vào ô trống. Số cá của anh Số cá của em Số cá của 2 anh em GV đọc đề toán, đồng thời gắn số liệu ở hàng 1 trong bảng : Anh câu được 3 con cá. Em câu được 2 con cá Vậy, cả hai anh em câu được 3+2=5 Gọi Hs nêu đề toán và gắn số liệu ở hàng 2 và hàng 3. GV : nhìn vào bảng, các em thấy số cá của anh có thể là 3 , 4 , 0 con; số cá của em có thể là 2, 0, 1 con cá. Nếu số cá của anh là a, số cá của em là b thì cả hai anh em câu được mấy con ? GV giới thiệu : a+b là biểu thức có chứa 2 chữ Hoạt động 2: Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa 2 chữ. Mục tiêu: Hs biết giá trị của biểu thức có chứa 2 chữ. *Cách tiến hành GV chỉ vào bảng nói : Nếu a=3 và b=2 thì a+b=3+2=5; 5 là một giá trị số của BT a+b Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được gì ? ® GV nhận xét. Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm. GV lưu ý Hs : tính xem năm 1792 thuộc thế kỉ nào và tính thời gian từ đó đến nay (2004) là bao lâu? ® GV nhận xét. Hoạt động 3: Thực hành. Mục tiêu: biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ. *Cách tiến hành Bài 1 : Viết tiếp vào chỗ chấm Nếu a=2 và b=1 thì a+b=2+1=3 ® GV cho H tự làm bài + sửa bài miệng. Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống.(theo mẫu) GV cho Hs đọc bài mẫu ® tự làm bài. GV dùng bảng phụ kẻ sẵn BT2. để H thi đua sửa bài. Hình thức sửa bài: trò chơi “Ai nhanh hơn?”. Mỗi dãy cứ 4 bạn, làm bài tiếp sức. Dãy nào xong trước, đúng thì thắng. GV gọi nhận xét lẫn nhau. Lưu ý khi đọc kết quả cần đọc theo kiểu nếu thì VD: Nếu a=9, b=1 thì a+b = 9+1 =10 axb = 9x1 =9 ® GV nhận xét _ Tuyên dương đội thắng. Bài 3: Viết số đo diện tích mỗi hình (theo mẫu) GV cho H đọc + quan sát hình mẫu. GV lưu ý : cho Hs nhận xét mỗi ô vuông 1cm2 do mấy tam giác có diện tích ½ cm2 tạo thành ? Như vậy, khi tính số đo diện tích, em hãy đếm các nửa tam giác rồi cộng lại.(2 nửa cm2 thành 1cm2) ® GV cho Hs làm bài + sửa miệng. ® GV nhận xét + chấm vở. Hoạt động lớp. Hs đọc đề. Hs nêu : chỉ số cá câu được. Hs nhận xét : có thể viết số 2,3,4 Hs nêu lại đề và gắn số liệu hàng 2 và hàng 3. Hs nêu : Cả hai anh em câu được : a + b . ® Vài Hs nhắc lại Hs nhắc lại. Hoạt động lớp. Hs lần lượt nêu các trường hợp còn lại. Hs nêu : Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được 1 giá trị số của biểu thức a + b ® Hs nhắc lại. Hoạt động lớp, cá nhân. Hs đọc đề. Hs làm bài ® sửa bài. Bài 2. Hs đọc đề. Hs làm bài vào vở. Hs thi đua sửa bài bảng phụ. Hs thi đua. Hs nhận xét bài. Bài 3: Hs đọc đề. Hs quan sát. Do 2 tam giác. Hs làm bài. Hs sửa bài. 4.Củng cố. Nêu vd về biểu thức có chứa 2 chữ. Thi đua: tính a+b biết a=32+7b= 84 IV./ Hoạt động nối tiếp: Làm bài tập về nhà 4/43, 2/43 Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: “Tính chất giao hoán của phép cộng”. Tuần 7 Tập đọc TRUNG THU ĐỘC LẬP. I. Mục tiêu : Kiến thức : Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Hiểu ý nghĩa của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ và mơ ước của anh về tương lai của các em nhỏ trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước. Kỹ năng : HS đọc trơn cả bài, đọc diễn cảm thể hiện niềm vui, niềm hi vọng của anh chiến sĩ qua giọng đọc. 3. Thái độ : Giáo dục H ước mơ vươn lên trong cuộc sống. nạn.hoạn nan. II. Chuẩn bị : GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK. HS : Tranh ảnh về 1 số thành tựu kinh tế xã hội của nước ta những năm gần đây. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : Chị em tôi. GV kiểm tra đọc 3 Hs GV nhận xét – ghi điểm .. 3.Bài mới - Giới thiệu bài : GV giới thiệu chủ điểm mới: “ Trên đôi cánh ước mơ” Tranh minh họa chủ điểm. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 : Luyện đọc Mục tiêu: HS đọc trơn cả bài . *Cách tiến hành GV đọc diễn cảm toàn bài. Chia đoạn: 3 đoạn + Đoạn 1: 5 dòng đầu. + Đoạn 2: Anh nhìn trăngvui tươi. + Đoạn 3: Phần còn lại. Hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. + GV nhận xét và cho H phát âm lại những từ đọc sai ( nếu có ). + Giải nghĩa từ mới: Trại, trung thu độc lập, trăng ngàn, trăng mai. Hoạt động 2: Đọc diễn cảm. Mục tiêu: HS đọc trơn cả bài, đọc diễn cảm thể hiện niềm vui, niềm hi vọng của anh chiến sĩ qua giọng đọc. *Cách tiến hành GV chia 6 nhóm – giao việc và thời gian 4’ Đoạn 1: Nhóm 1 + 3. + Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào? + Trăng trung thu độc lập có gì đẹp? + Tìm những từ ngữ tả đêm trăng độc lập rất đẹp? ® GV: Đoạn 1 tả cảnh đẹp đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên. Đoạn 2: Nhóm 2 + 6 + Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? + Vẽ đẹp có gì khác so với đêm trung thu độc lập GV: Kể từ ngày độc lập đàu tiên, đất nước ta đã chiến đấu và chiến thắng 2 tên đế quốc lớn là Pháp và Mĩ. Đoạn 3: Nhóm 4 + 5 Các anh chiến sĩ có niềm tin, mong ước gì? + Cuộc sống hiện nay, có gì giống và khác với mong ước của các anh chiến sĩ năm xưa? GV cho Hs xem tranh các thành tựu kinh tế xã hội của nước ta. + Các em hãy hình dung 10 năm sau đất nước ta sẽ biến đổi như thế nào? GV chốlại các ý kiến hay, giáo dục mơ ước là 1 phẩm chất đáng quý của con người. Mơ ước giúp cho con người hình dung ra tương lai, có mục đích vươn lên trong cuộc sống. Hoạt động 3: Đọc diễn cảm Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ *Cách tiến hành Hs đọc - GV lưu ý: Đọc với giọng suy tưởng vui, nhẹ nhàng, tình cảm. Đọan 2: giọng đọc chậm rãi. Đoạn 3: giọng đọc nhanh hơn. Hoạt động cá nhân, nhóm đôi. Hs nghe. Hs chia và đánh dấu vào SGK. Hs luyện đọc tiếp nối từng đoạn, cả bài. ( 2 lượt _ nhóm đôi ). + Hs phát âm từ khó dễ phát âm sai. + Hs đọc thầm phần chú giải và nêu nghĩa của tưng từ. 2 Hs đọc lại cả bài. Hoạt động lớp, nhóm Hs thảo luận, trình bày. Lớp bổ sung. H s đọc đoạn 1 – TLCH. + Anh đứng gác ở trại vào đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên của nước ta. + Trăng soi sáng khắp đất nước. Trăng vằng vặc chiếu khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng. + Trăng ngàn và gió núi bao la, trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lẫp yêu quý, trăng vằng vặc chiếu khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng Hs đọc đoạn 2, TLCH. +Dòng thác nước đsổ xuống làm chạy máy phát điện, cờ đỏ sao vàng phất phói bay trên những con tàu lớn, nông trường to lớn + Đó là vẽ đẹp của đất nước đã giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên. Hs đọc đoạn 3, TLCH. + Niềm tin chắc chắn những tết trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với trẻ em. Những ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa đã trở thành hiện thực: Nhà máy thủy điện, những con tàu lớn Nhiều điều trong hiện thực đã vượt quá cả ước mơ của anh: Những khoan dầu khí, vô tuyến truyền hình, máy vi tính + Nhiều H nói. Hoạt động cá nhân, nhóm. Hs ngắt nghỉ hơi câu dài. Hs luyện đọc từng đoạn, cả bài kết hợp nêu ý đoạn. Anh mừngcác em/đầu tiên/ vàđây,/nữa/ sẽ đến với các em. 4.Củng cố Đại diện nhóm thi đua đọc diễn cảm. + Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào? IV./ Hoạt động nối tiếp: Luyện đọc thêm. Chuẩn bị: Ở vương quốc tương lai. Nhận xét tiết học. Kĩ thuật Bài: KHÂU ĐỘT THƯA (Tiết 1) MỤC TIÊU: HS biết khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. Khâu được các mũi khâu đột thưa theo từng vạch dấu Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận. CHUẨN BỊ: Tranh quy trình mẫu khâu đột thưa. Mẫu vài khâu đột thưa. Vải trắng 20 x 30cm, len, chỉ, kim, kéo, thước, phấn. CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1./Khởi động:Hát 2./ Bài cũ: Khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường (tiết 2). - GV nhận xét sản phẩm 3./ Bài mới: Giới thiệu bài: Khâu đột thưa Các hoạt động: TG Hoạt động dạy Hoạt động học + Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu. Mục tiêu: HS biết khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. *Cách tiến hành - GV giới thiệu mẫu đường khâu đột thưa, hướngdẫn HS quan sát các mũi khâu ở mặt phải, ở mặt trái kết hợp với quan sát hình 1. - GV nhận xét và kết luận. Mặt phải: các mũi khâu cách đều nhau giống mũi khâu thường. Mặt trái: Mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề. *Chốt ý: Khâu đột thưa phải khâu từng mũi một (sau mỗi mũi khâu, ... chỉ con vật cụ thể. Hs nhớ – viết. Hs đổi vở sửa lỗi cho nhau. Hoạt động cá nhân,nhóm . 1 Hs đọc yêu cầu bài tập. Hs điền bút chì vào bài tập. Tiếp sức dán từ cần điền. Chia 2 nhóm. Hs ghi từ ứng với nghĩa đã cho. Hs dán từ đã tìm. Ý chí. Trí tuệ. Vươn lên. Tưởng tượng. 4./ Củng cố - Gọi 1 hs đọc lại toàn bài chínhg tả đã viết IV./ Hoạt động nối tiếp: Về viết thêm Chuẩn bị:”Trung thu độc lập”. Rút kinh nghiệm ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Tập làm văn LLUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN I. MỤC TIÊU Kiến thức : Dựa trên những hiều biết về đoạn văn, Hs luyện tập xây dựng các đoạn văn hoàn chỉnh của 1 câu chuyện gồm nhiều đoạn. Kỹ năng : Rèn kĩ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn kể chuyện. Thái dộ : Giáo dục Hs yêu văn, lòng say mê sáng tạo. II.CHUẨN BỊ GV: Tranh minh họa. HS : SGK. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1./Khởi động : 2./Bài cũ : Đoạn văn trong bài văn kể chuyện. Nhận xét. 3. Bài mới- Giới thiệu bài : Dựa trên những hiểu biết về bài văn, HS luyện tập xây dựng các đoạn văn hoàn chỉnh của một câu chuyện gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện). Các hoạt động: TG Hoạt động dạy của GV Hoạt động của HS * HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập Mục tiêu: Hs luyện tập xây dựng các đoạn văn hoàn chỉnh của 1 câu chuyện gồm nhiều đoạn. *Cách tiến hành - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài - GV mở bảng phụ đã viết đề bài và các gợi ý, hướng dẫn Hsnắm chắc yêu cầu củađề: - GV gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng của đề : Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian. - GV nhận xét và góp ý. - GV nhận xét, chấm điểm . - 1 HS đọc đề bài và các gợi ý - Cả lớp đọc thầm Cả lớp đọc thầm 3 gợi ý, trả lời. - HS làm bài, sau đó kể chuyện trong nhóm Đại diện các nhóm lên thi kể chuyện Cả lớp nhận xét - HS viết bài vào vở - Một vài HS đọc bài viết 4.Củng cố. Thi đua hoàn thành đoạn văn. IV./ Hoạt động nối tiếp: GV nhận xét tiết học. Dặn dò: Làm vở 2 đoạn văn. Chuẩn bị: Trả bài văn viết thư. Rút kinh nghiệm ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Toán TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG. I. Mục tiêu : Kiến thức: - Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng - Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh. Kỹ năng : Rèn kĩ năng áp dụng tính chất kết của phép cộng tính đúng, nhanh. Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, khoa học, cẩn thận. II. Chuẩn bị : GV : SGV Hs : SGK, bảng con III. Các hoạt động : 1. Khởi động : 2.Kiểm tra bài cũ : Cho ví dụ về biểu thức có chứa ba chữ ? Sửa bảng bài 4/45. 3. Bài mới : a./ Giới thiệu: b./ Các họat động: TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 : Tìm hiểu tính chất kết hợp của phép cộng. Mục tiêu: biết tính chất kết hợp của phép cộng. *Cách tiến hành GV phát cho 4 nhóm 4 bảng kẻ như trong SGK . Hs tự cho giá trị của a,b,c tự tính giá trị của (a+b)+c và a+(b+c). Þ T hướng dẫn Hs viết : (a+b)+c=a+(b+c) rồi nêu bằng lời. ® Gv giới thiệu : Đó là tính chất kết hợp của phép cộng. GV nêu ví dụ về tính chất kết hợp của phép cộng. Chẳng hạn : 185+99+1 làm thế nào để tính nhanh ? Hoạt động 2: Vận dụng và thực hành. Mục tiêu: Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh. *Cách tiến hành Bài 1: Tính nhẩm. Đọc yêu cầu bài, cho Hs quan sát cách làm, hướng dẫn từng bước và cho Hs trao đổi ý kiến về cách làm ở từng bước Hs tự làm các phần còn lại, sửa bảng ® nhận xét. Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện. Cho Hs tự làm, sửa bảng,khi sửa bài yêu cầu nói được đó là tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng. Bài 3 : HS tự làm, sửa miệng. *GV chốt ý : tính chất giao hoán của phép cộng là có thể đổi chỗ cho nhau Hoạt động lớp, cá nhân,nhóm. Các nhóm làm, nêu kết quả tính để nhận biết giá trị của (a+b)+c bằng giá trị của a+(b+c). Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và thứ ba. Hs trao đổi và đưa ra cách tính nhanh: 185+99+1=185+(99+1) =185+100=285. ® Từ đó thấy được lợi ích của việc vận dụng tính chất kết hợp của phép cộng. Hoạt động cá nhân C1. 25+19+5=25+5+19 ® tính chất giao hoán của phép cộng. =(25+5)+19 ® cộng một tổng với một số. = 30 +19 =49. C2. 25+19+5=19+25+5 ® tính chất giao hoán của phép cộng. =19+(25+5) ® tính chất kết hợp của phép cộng. =19 + 30 =49. Hs đọc đề, suy nghĩ cách làm. a/. 145+86+14+55 = 145+55+86+14 (giao hoán) =(145+55)+(86+14) (kết hợp) =200 + 100 =300. b/. 1+2+3+4+5+6+7+8+9 =(9+1)+(8+2)+(7+3)+(6+4)+5 ® giao hoán và kết hợp. =10+10+10+10+5 =45. Các nhóm làm. 4.Củng cố . Thi đua giữa 4 nhóm . 14+28+54+72+46+86 IV./ Hoạt động nối tiếp: Bài 1,2,3/46 Chuẩn bị : Luyện tập. Nhận xét. Rút kinh nghiệm ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Khoa học PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ. I. Mục tiêu : Kiến thức : Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này. Kỹ năng : Nêu nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá. Thái dộ : Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện. II. Chuẩn bị : GV : Các hình vẽ trong SGK. HS : SGK, 1 số rau, quả( cả tươivà héo, úa), 1 số đồ hộp hoặc vỏ đồ hộp. III. Các hoạt động : 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng. Một em bé như thế nào được xem là béo phì. Nêu nguyên nhân gây bệnh béo phì. Cách phòng bệnh? Nhận xét- chấm điểm. 3. Bài mới Giới thiệu bài : Hôn nay, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài “ Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá”. Các họat động TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 : Tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá. Mục tiêu: Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này. *Cách tiến hành Trong lớp có bạn nào đã từng đau bụng hoặc tiêu chảy hoặc nhìn thấy có ai bị như vậy? Em cảm thấy thế nào? Kể tên các bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá khác mà em biết? GV giảng về triệu chứng của 1 số bệnh ( không yêu cầu Hs phải nhớ ). + Tiêu chảy: Đi ngoài từ 3 hay nhiều hơn nữa trong 1 ngày. Cơ thể bị mất nhiều nước và muối nên có thể bị chết. Nhất là các em nhỏ và người già. + Tả: Là căn bệnh chết người, gây ra ỉa chảy nặng, nôn mửa, mất nước và truỵ tim mạch. Nếu không phát hiện và ngăn chặn kịp thời, bệnh tả có thể lây lan nhanh chóng trong gia đình và cộng đồng thành dịch rất nguy hiểm. + Lị: Triệu chứng chính là đau bụng quặn chủ yếu ở vùng bụng dưới, mót rặn nhiều, đi ngoài nhiều lần, phân ra lẫn máu, mũi. Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào? ® Vì vậy cần phải báo kịp thời cho cơ quan y tế khi có người mắc bệnh ( đặc biệt là tả ) và có biện pháp chữa, cách li người bệnh: phòng bệnh liên hoàn cho cá nhân và tập thể. Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách đề phòng 1 số bệnh lây qua đường tiêu hoá. Mục tiêu: nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá. *Cách tiến hành GV yêu cầu Hs quan sát các hình trang 30, 31 SGK và trả lời các câu hỏi. Chỉ và nói về nội dung từng hình. Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hoá? Tại sao? Việc làm nào của các bạn trong hình có thể đề phòng được các bệnh lây qua đường tiêu hoá? Tại sao? Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá? Hoạt động lớp. - Hs nêu Lo lắng, khó chịu, mệt, đau Tả, lị, thương hàn Hoạt động nhóm, lớp Hs thảo luận nhóm Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung Hs nêu 4.Củng cố Tổ chức và hướng dẫn:“ Vẽ tranh cổ động”. GV đánh giá, nhân xét, chủ yếu tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. IV./ Hoạt động nối tiếp: Xem lại bài học. Chuẩn bị: “Ta cảm thấy thế nào khi bị bệnh” Rút kinh nghiệm ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: