Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Buổi sáng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Buổi sáng

Tiết 2 : Toán :

 Luyện tập

I. Mục tiêu : Giúp HS củng cố về:

 - Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ các số tự nhiên và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ các số tự nhiên.

 - Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn, về tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.

- Bài tập cần làm; Bài 1, 2, 3

- Bài tập 4, 5 dành cho HS khá, giỏi.

II. Đồ dùng dạy học:

HS : bảng con.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động 1: - Củng cố kĩ năng làm tính trừ . Chữa BT3 SGK

- GV nhận xét và cho điểm HS.

Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập, thực hành.

 Bài1:(Bài1a,b-VBT)- GV ghi lên bảng phép tính và yêu cầu HS đặt tính rồi tính 38 726 + 40 954 GV hỏi:Vì sao em khẳng định bạn làm đúng (sai)?

- GV y/ cầu HS thử lại phép cộng trên.

 

doc 23 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Buổi sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7:
 Thứ hai, ngày 28 tháng 9 năm 2009
Tiết 2 : Toán :
 	 Luyện tập
I. Mục tiêu : Giúp HS củng cố về:
 - Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ các số tự nhiên và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ các số tự nhiên.
 - Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn, về tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
- Bài tập cần làm; Bài 1, 2, 3
- Bài tập 4, 5 dành cho HS khá, giỏi.
II. Đồ dùng dạy học: 
HS : bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
Hoạt động 1: - Củng cố kĩ năng làm tính trừ . Chữa BT3 SGK
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập, thực hành.
 Bài1:(Bài1a,b-VBT)- GV ghi lên bảng phép tính và yêu cầu HS đặt tính rồi tính 38 726 + 40 954 GV hỏi:Vì sao em khẳng định bạn làm đúng (sai)?
- GV y/ cầu HS thử lại phép cộng trên.
- GV chốt kiến thức: - GV nêu cách thử lại phép cộng như SGK.
Bài 2:(Bài1c,d-VBT)- GV ghi lên bảng phép tính và yêu cầu HS đặt tính rồi tính 92714 - 25091:Làm thế nào để biết bạn làm đúng haysai?
- GV y/ cầu HS thử lại phép trừ trên.
- GV chốt kiến thức: - GV nêu cách thử lại phép trừ như SGK 
Bài 3 (SGK) : Cho HS nêu yêu cầu của bài ( tìm x)
- GV y/ c 2 HS giải thích cách tìm x của mình- GV nhận xét và chữa bài.
- GV chốt kiến thức: Củng cố kĩ năng về tìm thành phần chưa biết của phép tính cộng, phép tính trừ. 
Bài 4: ( HS khá, giỏi)- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV nhận xét , chấm bài cho HS.
- GV chốt kiến thức: Củng cố về giải toán có lời văn liên quan đến phép trừ 
Bài 5: ( HS khá, giỏi)- GV yêu cầu HS đọc đề bài.GV gọi 1HS giỏi nêu số lớn nhất , số bé nhất có năm chữ số rồi lên bảng đặt trừ và tính.
 Hoạt động nối tiếp: - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS làm BT2(VBT) và chuẩn bị bài sau.
5’
28’
2’
- 1HS lên bảng chữa bài -lớp nhận xét .
-HS làm bảng con câu a, 1 HS lên bảng làm bài, Lớp nhận xét bài làm trên bảng .
- HS trả lời.
- HS thử lại phép cộng trên.
- HS tự làm câu b vào vở, 1HS làm bài ttên bảng, lớp nhận xét.
- HS nêu cách thử lại phép cộng như SGK.
-HS làm bảng con câu c, 1 HS lên bảng làm bài, Lớp nhận xét bài làm trên bảng 
- HS trả lời.
- HS thử lại phép trừ trên.
- HS tự làm câu d vào vở, 1HS làm bài trên bảng, lớp nhận xét.
- HS nêu cách thử lại phép trừ như SGK.
- HS nêu yêu cầu, 2 HS lên bảng làm, giải thích cách tìm x của mình, 
- HS làm bài vào bảng con, lớp nhận xét
- HS đổi vở kiểm tra bài cho bạn
- HS nêu lại cách tìm x trong bài
-HS nêu y/ cầu của bài tập
- HS tự làm bài vào vở 
-1 HS khá lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
-Lớp nhận xét bài trên làm bảng
- HS nêu y/ cầu của bài tập
- HS tự làm bài vào vở 
-1 HS giỏi lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
-Lớp nhận xét bài trên làm bảng
- HS nhắc kiến thức vừa ôn luyện
Tiết 4: 	 Tập đọc:
 	TRUNG THU ĐộC LậP
I. Mục tiêu: 1. Đọc thành tiếng: Đọc đúng các tiếng, từ khó trong bài: man mác, soi sáng, chi chít...
 . Đọc trơn toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
2. Đọc - hiểu:
. Hiểu các từ ngữ trong bài: Tết trung thu độc lập, trại, trăng ngàn, nông trường, vằng vặc...
. Hiểu nội dung của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; ước mơ của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết đoạn 2
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A. Bài cũ: Đọc bài Chị em tôi, nêu nội dung bài
- GV nhận xét – cho điểm HS. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
a, Luyện đọc
- Đọc nối tiếp từng đoạn (3 đoạn)
- Hiểu nghĩa từ ở chú thích và từ "vằng vặc"
GV kết hợp giúp học sinh hiểu các từ ngữ ở phần chú thích và giải nghĩa từ "vằng vặc"(sáng trong, không một chút gợn) – hướng dẫn học sinh nghỉ hơi đúng ở một số câu.
- 1 HS đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b. Tìm hiểu bài
Đoạn 1: (5 dòng đầu)
- Cho HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1(SGK).
 - Giáo viên kết luận:
 ý1: Cảnh đẹp trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
Đoạn 2: Từ " Anh nhìn trăng đến tươi vui"
- Cho 1 học sinh đọc to đoạn 2 và thảo luận theo cặp câu hỏi 2,3(SGK).
? Đoạn 2 muốn nói với chúng ta điều gì?
- Giáo viên kết luận: ý2: Mơ ước của anh chiễn sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước
Đoạn 3: Còn lại.
- Cho HS đọc lướt và trả lời câu hỏi: Anh chiến sĩ chúc các em thiếu nhi điều gì?và câu hỏi 4 SGK
- GV chốt lại, rút ra ý3: Lời chúc của anh chiến sĩ với thiếu nhi.
? Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
- GV kết luận nội dung: ( Phần mục tiêu)
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- GV cho HS tìm giọng đọc của bài văn. 
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 2 (GV đọc mẫu- cho vài học sinh đọc lại).
 - GV cho HS nhận xét bạn đọc.
3. Củng cố- dặn dò:
- GV hỏi: Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sỹ đối với các em nhỏ như thế nào?
 Liên hệ , giáo dục.
Dặn HS đọc trước bài: "ở Vương Quốc...."
3'
2'
10'
12'
6'
2'
- 3 HS đọc 3 đoạn của bài kết hợp trả lời các câu hỏi.
- Học sinh mở sách giáo khoa,quan sát.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn ( 3 lượt ).
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1(SGK)- học sinh trả lời- học sinh khác nhận xét- bổ sung
- 2 HS nêu lại ý 1
- Cả lớp đọc thầm- 1 học sinh đọc to đoạn 2 và thảo luận câu hỏi 2,3(SGK)
- HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Lớp nhận xét.
- HS nêu ý chính 
- Cả lớp đọc lướt đoạn cuối và trả lời câu hỏi.
-HS phát biểu.
- HS nêu nội dung của bài.
- Ba HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
- HS tìm giọng đọc của bài văn
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp
- HS trả lời.
 Thứ ba, ngày 29 tháng 9 năm 2009
Tiết 1: Toán
 BIểU THứC Có ChứA HAI CHữ
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
- Biết tính giá trị của một biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
- Tính diện tích của các hình đơn giản.
- Bài tập cần làm; Bài 1, 2(a,b), 3( hai cột)
- Bài tập 4dành cho HS khá, giỏi.
II. Đồ dùng dạy hoc :
GV:Bảng phụ viết đề toán và vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ1 (để trống số ở các cột)
HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ dạy
TG
HĐ học
*Hoạt động 1: - Củng cố kĩ năng giải toán làm bằng tính cộng , tính trừ (1 HS khá chữa BT2 VBT)
GV nhận xét và cho điểm HS.
 *Hoạt động 2: Giới thiệu biểu thức(BT) có chứa hai chữ.
a.Biểu thức có chứa hai chữ.
- GV yêu cầu HS đọc ví dụ SGK.
- GV hỏi: Muốn biết cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào?
- GV treo bảng kẻ sẵn như SGK và HD học sinh tìm hiểu đề và chọn số thích hợp để điền vào chỗ trống.
- GV nêu vấn đề: Nếu anh câu được a con cá ,em câu được b con cá thì số cá của hai anh em là bao nhiêu con?
- GV giới thiệu: a + b được gọi là biểu thức có chứa hai chữ.
- GV nhận xét: Biểu thức có chứa hai chữ luôn gồm có dấu tính và hai chữ (có thể có hoặc không có phần số).
b.Giá trị của BT chứa hai chữ.
- GV lần lượt nêu câu hỏi giúp HS rút ra các nhận xét rút ra cách tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ.
- GV kết luận: Mỗi lần thay chữ a và b bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức 
a + b .
* Hoạt động 3: Luyện tập ,thực hành
 Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- GV y/ cầu 2 HS lên bảng làm 
- GV n.xét và cho điểm HS
- GV chốt kiến thức: Củng cố về tính giá trị của BT cộng có chứa hai chữ. 
Bài 2: GVcho HS làm tương tự bài 1.
- GV n.xét và cho điểm HS
- GV chốt kiến thức: Củng cố về tính giá trị của BT trừ có chứa hai chữ. 
Bài 3 : GVkẻ 3 cột như SGK lên bảng, nêu yêu cầu 
- Cho 2HS làm bài trên bảng, y/c lớp tự làm vở.
- GV yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- GV chốt kiến thức: Củng cố cách tính giá trị các biểu thức nhân, chia.
Bài 4 ( HS khá, giỏi) GVkẻ 3 cột như SGK lên bảng, nêu yêu cầu 
- Cho 2HS khá, giỏi làm bài trên bảng
- GV chốt kiến thức: Củng cố cách tính giá trị các biểu thức cộng, trừ với các số có đến 5 chữ số.
* Hoạt động nối tiếp: Củng cố cách tính giá trị của BT theo các giá trị cụ thể của chữ.
- GV yêu cầu mỗi HS lấy một ví dụ về biểu thức có chứa hai chữ.
- GV nhận xét các ví dụ của HS
- GVtổng kết giờ học,dặn dò HS
5’
12’
15’
3’
-1HS khá lên bảng giải bài toán
-lớp nhận xét, chữa bài.
- HS nêu câu trả lời.
 (a+b)
-HS nhắc lại các nhận xét bên.
- HS nêu cách tính giá trị số của biểu thức có chứa hai chữ.
- HS nêu yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bảng con
- Lớp nhận xét bài trên làm bảng, sau đó chữa bài vào vở.
- HS đọc đề bài . HS tự làm bài.
- HS nêu miệng kết quả tính.
- Lớp nhận xét 
 -HS nêu y/c, 2 HS lên làm bài,
 - lớp tự làm vào vở
 - lớp nhận xét bài.
 -HS nêu lại cách làm.
- 2 HS lên làm bài,
 - lớp tự làm vào vở
 - lớp nhận xét bài.
 -HS nêu lại cách làm.
- HS lần lượt nêu VD.
Tiết2: Luyện từ và câu: 
 Cách viết tên người , tên địa lí việt nam
I. Mục tiêu:
1. Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
2. Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam(BT1,BT2,mụcIII); tìm và viết đúng vài tên riêng Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ ghi sẵn bảng sơ đồ họ, tên riêng, tên đệm của người. - Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hoá,VN.
HS: bảng nhóm .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 
KT bài tập 1,2 (tiết LTVC trước )
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Phần nhận xét 
- GV treo bảng phụ. Yêu cầu HS quan sát và nhận xét cách viết tên người, tên địa lí.
- GV kết luận: Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
3. Phần ghi nhớ: (SGK)
- GV cho HS viết bảng con các danh từ riêng.
 4. Hướng dẫn làm bài tập (SGK)
Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu
 Yêu cầu HS viết tên em và địa chỉ gia đình em. 
- GV mời 2-3 HS lên bảng viết.
 GV kết luận và nhắc HS ghi nhớ cách viết hoa khi viết địa chỉ.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi HS nhận xét.
* Kết luận như bài 1
 Bài 3: Cho HS đoc yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bảng nhóm.
- GV treo bản đồ hành chính Tỉnh Thanh Hoá.
- GV tuyên dương nhóm có hiểu biết rộng về địa phương mình.
C. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ghi nhớ kiến thức đã học để không viết sai quy tắc chính tả tên người, tên địa lí Việt Nam
5’
1’
10’
2’
15’
2’
- 1 học sinh làm lại BT1.
- 1 học sinh làm lại BT2.
- HS mở sách giáo khoa 
- HS ... dòng đánh dấu một sự việc. 
* Cho HS đọc lại các sự việc chính.
Bài tập 2 (VBT): Xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của câu chuyện Vào nghề.
- Gọi 4 học sinh tiếp nối nhau đọc 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của chuyện "Vào nghề ".
- GV phát phiếu cho 4 HS - mỗi em 1 phiếu ứng với 1 đoạn.
- Gọi 4 nhóm làm bài trên phiếu dán bài trên bảng lớp, đại diện các nhóm trình bàyđọc đoạn văn hoàn chỉnh. các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Yêu cầu một số HS khác đọc các đoạn văn đã hoàn chỉnh.
- GV khen những HS hoàn chỉnh đoạn văn hay nhất.
3. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò:
10'
23'
2'
2 HS - mỗi em nhìn 2 tranh minh hoạ truyện "Ba lưỡi rìu", phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành đoạn văn hoàn chỉnh. 
- Một HS đọc cốt truyện"Vào nghề". Cả lớp theo dõi SGK
- Học sinh quan sát tranh
- HS nêu các sự việc chính trong cốt truyện trên.
- HS phát biểu, 
- 4 học sinh tiếp nối nhau đọc 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của truyện "Vào nghề". 
- Hoạt động trong nhóm.
- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung phiếu của các nhóm. 
- 4 HS tiếp nối nhau đọc.
- HS nghe và nhận xét bài văn của bạn.
- Học sinh về nhà xem lại đoạn văn dã viết trong vở.
- Chuẩn bị bài
Tiết 4: 	Kể chuyện:
Lời ước dưới trăng
 I.Mục tiêu: 
1. Rèn kĩ năng nói: 
- Dựa vào lời kể của cô và tranh minh hoạ, HS nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện: " Lời ước dưới trăng".
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người).
2 . Rèn kĩ năng nghe:
	- Chăm chú nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện.
- Theo dõi bạn KC, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.	
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ sách giáo khoa phóng to.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A.Bài cũ: Kể chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài.
- Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ (SGK) và đọc thầm yêu cầu của bài kể chuyện.
2. Giáo viên kể chuyện.
- GV kể toàn bộ câu chuyện: Lời ước dưới trăng (GV kể lần 1- HS nghe)
- GV kể lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ treo bảng
- Giọng kể chậm rãi nhẹ nhàng
3. Hướng dẫn học sinh kể chuyện trao đổi ý nghĩa về câu chuyện
- Cho HS kể chuyện trong nhóm
- Thi kể chuyện trước lớp
- Thi kể chuyện theo nhóm
- Thi kể chuyện cá nhân
- GV cho HS nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất.
4. Củng cố- dặn dò.
-GV hỏi: qua câu chuyện em hiểu điều gì?
- GV nhận xét tiêt học
- Chuẩn bị tiết sau
5’
(28’)
2’
10’
16’
2’
- 1 học sinh kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe (đọc)
- Cả lớp theo dõi- nhận xét
- HS quan sát tranh minh hoạ (SGK) và đọc thầm yêu cầu của bài kể chuyện
- HS theo dõi
- HS tiếp nối nhau đọc các yêu cầu của bài tập
- HS kể từng đoạn của truyện theo nhóm 2 hoặc nhóm 4 em mỗi em kể 1,2 tranh. Sau đó kể toàn chuyện.
- HS trao đổi về nội dung câu chuyện theo yêu cầu 3 (SGK)
- Hai tốp học sinh (mỗi tốp 4 em, tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện)
- 1 học sinh kể lại toàn bộ chuyện
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất. 
- HS trả lời.
 Thứ sáu, ngày 2 tháng 10 năm 2009
 Tiết 1: Toán : 
tính chất kết hợp của phép cộng
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng. 
- Bước đầu biết vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng trong thực hành tính. 
* Bài tập cần làm :Bài 1: a (dòng 2,3); b ( dòng 1,3); bài 2 ; 
* Bài tập dành cho HS khá, giỏi: bài 3
II. Đồ dùng dạy học:
 	 Bảng con, bảng nhóm, bảng phụ ghi nội dung như SGK.
 III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
Hoạt động 1: Củng cố về phép cộng.
Củng cố về tính chất giao hoán của phép cộng.
- GV nhận xét cho điểm HS
Hoạt động 2: Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng.
 - GV treo bảng phụ đã chuẩn bị- HS đọc bảng số.
- GV yêu cầu HS thực hiện tính gía trị của các biểu thức ( a + b) + c và a +( b+ c) trong từng trường hợp để điền vào bảng.
- GV cho HS so sánh giá trị của BT (a + b)+ c với giá trị BT a +( b + c) khi a = 5; b = 4; c = 6 (Giá trị của 2 BT đều bằng 15)
- GV cho HS so sánh với các trường hợp còn lại tương tự như trên.
- GVhỏi: Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của BT (a+b) +c luôn thế nào so với giá trị của BT a +( b + c)?
Rút kết luận:Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
Hoạt động 3: Luyện tập,thực hành
 Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- GV hướng dẫn HS làm mẫu phép tính đầu.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
* GV chốt kiến thức: Củng cố vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.
 Bài 2: ( SGK) - Giáo viên cho HS đọc đề 
Gv hỏi:- Bài toán cho biết gì ? 
 - Bài toán y/c tìm gì ?
- Muốn biết cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được bao nhiêu tiền ta làm thế nào ?
Yêu cầu HS khá,giỏi chọn cách tính thuận tiện nhất.
- GV nhận xét, chốt cách làm và kết quả đúng, tuyên dương HS có cách thuận tiện nhất.
Bài 3(HS khá, giỏi) : -1HS nêu y/ cầu của bài tập (Điền số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm).
- Cho HS đọc bài làm, giải thích cách làm.
Qua hai bài tập GV chốt kiến thức: Củng cố tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng
Hoạt động nối tiếp:
- GV cho HS nhắc lại kiến thức của bài.
- GVtổng kết giờ học, dặn dò HS
5’
10’
18’
2’
2 HS lên bảng chữa bài kết hợp nêu tính chất mình vận dụng.
- HS đọc bảng số.
- 3 HS lên bảng thực hiện,mỗi HS làm ở 1 hàng để hoàn thành bảng như SGK.
- HS so sánh giá trị của BT (a + b)+ c với giá trị BT a +( b + c) khi a =5; b = 4; c = 6 
- HS so sánh với các trường hợp còn lại tương tự như trên.
-HS viết được ( a + b)+ c= a + (b +c ) và rút ra kết luận như SGK 
-2 HS đọc lại KL trước lớp.
- HS đọc yêu cầu của bài, HS theo dõi mẫu.
-2 HS lên bảng làm bài-lớp làm vào bảng con.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS trả lời
- 2, 3HS khá, giỏi làm bảng nhóm,HS cả lớp làm vào vở-Lớp nhận xét bài làm trên bảng
Bài giải:
Cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được số tiền là:
(75 500 000 + 14 500 000) + 86 950 000 = 
 176 950 000 ( đồng)
- HS nêu y/ cầu của bài tập- HS tự làm bài vào vở
- Một số HS giải thích bài làm của mình.
-HS nhắc tính chất kết hợp của phép cộng
Tiết 2: 	Luyện từ và câu: 
Luyện tập viết tên người, tên địa lý Việt Nam
I. Mục tiêu:
- Ôn lại quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam trong BT1; viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu BT2.
II. Đồ dùng dạy học:
1 bản đồ địa lý Việt Nam, một số bản đồ nhỏ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nêu : Ghi nhớ (T13) lấy ví dụ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập (VBT)
Bài 1: - Cho HS nêu yêu cầu của bài 1.
- Gọi HS đọc nôi dung và yêu cầu phần chú giải.
- Cho HS thảo luận nhóm 4, gạch dưới những tên viết sai và sửa lại.
- Gọi 3 nhóm dán phiếu lên bảng để hoàn chỉnh bài ca dao.
- Gọi HS nhận xét chữa bài.
- GV nhận xét – chốt lời giải đúng
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV tổ chức cho HS chơi Trò chơi du lịch trên bản đồ Việt Nam.
- GV treo bản đồ địa lý Việt Nam
- Giải thích cách chơi- luật chơi .
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.
Gọi các nhóm dán phiếu lên bảng. Nhận xét, bổ sung để tìm ra nhóm đi được nhiều nơi nhất.
3. Củng cố- dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét tiết học, khen những nhà du lịch giỏi
- Nhắc HS ghi nhớ kiến thức đã học để không viết sai quy tắc chính tả tên người, tên địa lí Việt Nam.
3'
1'
28'
3'
- 1 HS nhắc lại ghi nhớ
- 1 HS nêu ví dụ về tên người, 1 ví dụ về tên địa lý để giải thích quy tắc
- HS mở sách giáo khoa trang 74
- HS nêu yêu cầu của bài 1
- 1 học sinh đọc nội dung và nghĩa từ Long Thành
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn.
- 3 học sinh đại diện cho 3 nhóm làm vào phiếu (chia làm 3 đoạn)
- 3 học sinh dán kết quả lên bảng, đọc lần lượt từng dòng thơ, chỉ chữ cần sửa.
- HS đọc yêu cầu của bài
- Các nhóm thi làm bài
- Đại diện nhóm dán kết quả lên bảng.
- HS ghi nhớ kiến thức đã học để không viết sai quy tắc chính tả tên người, tên địa lí Việt Nam.
Tiết 3: Tập làm văn: 
 Luyện tập phát triển câu chuyện
I.Mục tiêu: 
1. Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trì tưởng tượng. 
2. Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
3. Biết nhận xét đánh giá bài văn của các bạn.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết đề bài và gợi ý	
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A. Bài cũ: : Đọc đoạn văn đã viết ở (Tiết 13)
- Giáo viên nhận xét- cho điểm học sinh.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
* Nắm yêu cầu của đề bài.
- Cho 1 học sinh đọc đề bài và các gợi ý.- GV treo bảng phụ – hướng dẫn học sinh nắm yêu cầu của đề.
* Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó hai HS ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe.
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Gọi HS nhận xét bạn kể về nội dung truyện và cách thể hiện. GV sửa lỗi câu, từ cho HS.
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
3. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét tiết học khen những em phát triển câu chuyện giỏi.
- Dặn dò:sau.
5'
1'
26
3'
- 2 học sinh – mỗi em đọc một đoạn văn đã viết hoàn chỉnh.
- 1 học sinh đọc đề bài và các gợi ý.
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh đọc thầm 3 yêu cầu của bài suy nghĩ và làm bài (làm nháp).
- Học sinh kể chuyện trong nhóm.
- Các nhóm cử đại diện lên kể chuyện thi.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét- bổ sung.
- HS viết bài vào vở
- Về nhà sửa chữa hoàn thành câu chuyện và kể cho người thân nghe.
Tiết 4 : 	Sinh Hoạt lớp
1. GV nhận xét hoạt động tuần 7.
- Học tập: HS chăm học, đi học đầy đủ, chuyên cần, nghe lời cô giáo, chăm chú nghe giảng, tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Nề nếp: duy trì tốt mọi nề nếp của nhà trường đề ra, không HS nào vi phạm nội quy của nhà trường, của lớp học, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, tích cực luyện tập thể dục thể thao.
- Vệ sinh: vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng. 
- Thể dục: Ra xếp hàng nhanh, tập tương đối chính xác động tác.
- Tích cực ôn luyện, tập tiểu phẩm chuẩn bị cho thi ATGT.
 2. Kế hoạch tuần 8:
- Thực hiện chương trình tuần 8.
- Thực hiện tốt các nề nếp của trường đề ra .
- Thực hiện đúng lịch lao động của nhà trường, làm có hiệu quả cao. 
BGH duyệt kế hoạch bài học:

Tài liệu đính kèm:

  • docKHBH lop4 TUan 7 sang.doc