Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Hoàng Thị Thanh Uyên

Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Hoàng Thị Thanh Uyên

TIẾT 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

$13: LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI - TÊN ĐỊA LÝ

 VIỆT NAM

I. Mục đích yêu cầu :

- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.

- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam ; Tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam.

II. Đồ dùng dạy – học:

- Bản đồ có tên các quận, huyện.

- Phiếu học tập.

- HS hoạt động theo nhóm 2 , CN

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

A. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là danh từ chung?danh từ riêng

– GV nhận xét cho điểm .

- HS nêu – Nhận xét bổ sung

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

2. Dạy bài mới:

 

doc 49 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 24/01/2022 Lượt xem 207Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Hoàng Thị Thanh Uyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7	
Thứ 2 ngày 5 tháng 10 năm 2009
Sáng tiết 1: hoạt động đầu tuần 
 Học sinh tập trung tham gia sinh hoạt đầu tuần
____________________________________________________
tiết 2 : Tập đọc
$13 : Trung thu độc lập
I. Mục đích yêu cầu :
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung .
- Hiểu ý nghĩa trong bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sỹ ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa bài tập đọc.
HS hoạt động theo nhóm 2 , CN
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra HS đọc bài “Chị em tôi” và nêu nội dung bài .
- GV nhận xét cho điểm 
- HS đọc bài và nêu nội dung bài 
- HS nhận xét và bổ sung 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm và bài học:
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm Trên đôi cánh ứơc mơ và giới thiệu chủ điểm.
- GV giới thiệu bài đọc mở đầu chủ điểm – ghi bảng .
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài 
- Chia đoạn 
- GV nghe, sửa sai kết hợp giải nghĩa từ khó.
- 1 HS đọc bài
- Bài chia thành 3 đoạn 
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến các em 
+ Đoạn 2 : Tiếp đến vui tươi
+ Đoạn 3 : phần còn lại 
HS: Nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2 – 3 lượt).
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 – 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi:
+ Anh chiến sỹ nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em nhỏ trong thời điểm nào?
- Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng thu độc lập đầu tiên.
+ Trăng thu độc lập có gì đẹp?
- Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do, độc lập: Trăng ngàn và gió núi bao la, trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý, trăng sáng vằng vặc chiếu khắp làng
+ Anh chiến sỹ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng ra sao?
- Dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, giữa biển rộng to lớn, vui tươi.
+ Vẻ đẹp đó có gì khác với đêm trung thu độc lập đầu tiên?
- Đó là vẻ đẹp của đất nước ta đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
+ Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sỹ năm xưa?
- Những ước mơ của anh chiến sỹ năm xưa đã trở thành hiện thực
+ Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
HS: Phát biểu ý kiến.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
HS: 3 em nối tiếp nhau đọc 3 đoạn , tìm giọng đọc cho từng đoạn .
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn 2.
- GV nhận xét cho điểm 
- Thi đọc diễn cảm đoạn 2.
- Nhận xét bình chọn 
3. Củng cố – dặn dò:
 - HDHS nêu nội dung bài 
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
________________________________________________
Tiết 3 : Toán
$31 : Luyện tập 
I.Mục tiêu:
-Có kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ.
- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng ,phép trừ.
II. Đồ dùng: Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS lên bảng chữa bài 3(39).
- Nhận xét cho điểm .
- HS làm bài 
- Nhận xét - bổ sung 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu nêu yêu cầu của đề bài 
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
* Bài 1:
a) GV ghi bảng: 2416 + 5164
HS: Lên bảng dặt tính rồi thực hiện phép tính:
+
2 416
5 164 
7 580
- GV hướng dẫn HS thử lại, lấy tổng trừ đi 1 số hạng, nếu được số hạng còn lại thì phép cộng đúng. 
Thử lại:
 –
7 580
5 164
2 416
- Muốn thử lại phép cộng ta làm thế nào?
HS: Nêu cách thử lại.
b) Cho HS tự làm 1 phép cộng ở bài tập phần b rồi thử lại.
* Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
- Cho HS làm bài vào bảng con và bảng lớp 
HS: Đọc yêu cầu và làm bài vào bảng con và bảng lớp.
* Kết quả : 
 4025
- 312 
3713
 5901
- 638 
 5263
 7521
 - 98
 7423
- GV nhận xét, cho điểm.
* Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
- Cho HS làm bài vào bảng con và bảng lớp
- HS làm bài vào bảng con và bảng lớp
* Kết quả :
 a. x + 262 = 4848
 x = 4848 – 262 
 x = 4586 
b.x – 707 = 3535
 x = 3535 + 707
 x = 4242 
* Bài 4:
HS: Đọc yêu cầu, tự làm và chữa bài, 1 em lên bảng giải, cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Ta có 3 143 > 2 428, vì vậy:
Núi Phan – xi – păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh. Núi Phan – xi – păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh là:
3 143 – 2 428 = 7 15 (m)
Đáp số: 715 (m)
* Bài 5:
- GV hỏi: Số lớn nhất có 5 chữ số là số nào?
HS: Số đó là: 99 999
Số bé nhất có 5 chữ số là số nào?
HS: Số đó là 10 000
Hiệu của 2 số này là?
99 999 – 10 000 = 89 999
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
______________________________________________________________
Tiết 4: Luyện từ và câu 
$13: Luyện tập viết tên người - tên địa lý
 Việt Nam 
I. Mục đích yêu cầu :
- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.
- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam ; Tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bản đồ có tên các quận, huyện.
- Phiếu học tập.
- HS hoạt động theo nhóm 2 , CN
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là danh từ chung?danh từ riêng 
– GV nhận xét cho điểm .
- HS nêu – Nhận xét bổ sung 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Dạy bài mới:
a. Phần nhận xét:
- GV nêu nhiệm vụ: Nhận xét cách viết các tên người, tên địa lý đã cho.
HS: 1 em đọc yêu cầu của bài và trả lời câu hỏi.
+ Mỗi tên đã cho gồm bao nhiêu tiếng?
-. 2, 3, 4 tiếng.
+ Chữ cái đầu của mỗi tiếng ấy được viết thế nào?
- Chữ cái đầu của mỗi tiếng được viết hoa.
+ Khi viết tên người và tên địa lý Việt Nam cần viết như thế nào?
HS: cần viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên đó.
b. Phần ghi nhớ:
HS: 2 – 3 em đọc phần ghi nhớ.
- GV nói thêm về cách viết tên các dân tộc Tây Nguyên.
c. Phần luyện tập:
* Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
- Cho HS làm bài vào vở và bảng lớp 
HS: Nêu yêu cầu bài tập.
2 – 3 em lên viết bài trên bảng lớp, cả lớp viết vào vở bài tập.
VD: Đoàn Thị Thu Huyền
khu 32 - thị trấn Tân Uyên – huyện Tân Uyên – tỉnh Lai Châu 
*Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
- Cho HS làm bài vào vở và bảng lớp
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 2 em lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
VD: thị trấn Tân Uyên – huyện Tân Uyên – tỉnh Lai Châu
* Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập.
- GV chia nhóm, làm vào phiếu.
- Làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
a) huyện Than Uyên, huyện Phong Thổ, huyện Sìn Hồ, huyện Mường Tè, huyện Tam Đường, huyện Tân Uyên , thị xã Lai Châu.
b) Động Bình Lư ,
- GV chữa bài, nhận xét bổ sung và cho điểm các nhóm làm đúng.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Hỏi lại nội dung bài.
	- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và làm bài tập, chuẩn bị bài sau.
________________________________________________________
Chiều tiết 1 : Kể chuyện
$7: Lời ước dưới trăng
I. Mục đích yêu cầu :
 - Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ(SGK); Kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng .
 - HIểu được ý nghĩa câu chuyện : Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui , niềm hạnh phúc cho mọi người .
- GV kết hợp khai thác vẻ đẹp của ánh trăng để thấy được giá trị của môi trường thiên nhiên với cuộc sống con người ( đem đến niềm hi vọng tốt đẹp ).
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa truyện trong SGK.
- HS hoạt động theo nhóm 4 , CN
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS kể.
- Nhận xét, cho điểm.
HS: 1 - 2 em kể câu chuỵên về lòng tự trọng mà em đã được nghe, đọc.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài :GV nêu mục đích yêu cầu giờ học 
2. GV kể chuyện:
- GV kể lần 1: 
HS: Nghe.
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ.
- Xem tranh minh họa đọc phần lời dưới mỗi tranh trong SGK.
- GV kể lần 3:
3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
HS: Tiếp nối nhau đọc các yêu cầu của bài tập.
a. Kể chuyện trong nhóm:
HS: Kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm 4 em, mỗi em kể theo 1, 2 tranh sau đó kể toàn chuyện. Kể xong HS trao đổi về nội dung câu chuyện theo yêu cầu 3 trong SGK.
b. Thi kể trước lớp:
HS: 2 – 3 nhóm (mỗi nhóm 4 em) tiếp nối nhau thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 1 vài HS thi kể cả câu chuyện.
- HS kể xong đều trả lời các câu hỏi a, b, c của yêu cầu 3.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất, đúng nhất, hiểu chuyện nhất.
- Lời giải:
a) Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện cho bác hàng xóm bên nhà được khỏi bệnh.
b) Hành động của cô cho thấy cô là người nhân hậu, sống vì người khác.
4. Củng cố – dặn dò:
 - Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
 * ánh trăng sáng đem lại điều gì cho con người?
	- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS Về nhà tập kể cho mọi người nghe.
________________________________________________________
Tiết 2 ; Tiếng Anh 
Giáo viên bộ môn dạy
_____________________________________________________________
Tiết 3 : Luyện đọc 
Bài đọc : Trung thu độc lập
I. Mục đích yêu cầu :
- Rèn cho HS kĩ năng đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung .
- Hiểu ý nghĩa trong bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sỹ ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa bài tập đọc.
HS hoạt động theo nhóm 2 , CN
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra HS đọc bài “Trung thu độc lập ” và nêu nội dung bài .
- GV nhận xét cho điểm 
- HS đọc bài và nêu nội dung bài 
- HS nhận xét và bổ sung 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài đọc mở đầu chủ điểm - ghi bảng .
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài 
- GV nghe, sửa sai kết hợp giải nghĩa từ khó.
- 1 HS đọc bài
HS: Nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2 – 3 lượt).
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 – 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
+ Anh chiến sỹ nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em nhỏ trong thời điểm nào?
- Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng thu độc lập đầu tiên.
+ Trăng thu độc lập có gì đẹp?
- Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do, độc lập: Trăng ngàn và gió núi bao la, trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý, trăng sáng vằng vặc chiếu khắp làng.
+ Anh chiến sỹ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng ra sao?
- Dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, giữa biển rộng , to lớn, vui tươi.
+ Vẻ đẹp đó có g ... ặc đột mau.
- Gấp được mép vải và khâu viền được bằng mũi khâu đột.
- Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. Đồ dùng dạy - học:
Mẫu đường gấp khúc, vải, kim chỉ, kéo, 
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
- GV kiểm tra dụng cụ của HS.
B. Dạy bài mới:
Tiết 1
1. Giới thiệu – ghi đầu bài:
2. Các hoạt động:
* HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
HS: Đọc mục I SGK, quan sát H2a, H2b để trả lời câu hỏi về cách gấp mép vải.
- Thực hiện thao tác vạch 2 đường dấu lên mảnh vải được ghim trên bảng. 
- HS khác thực hiện thao tác gấp.
- GV nhận xét các thao tác của HS thực hiện.
- GV hướng dẫn HS kết hợp đọc mục 2, 3 với quan sát H3, H4 để trả lời các câu hỏi và thực hiện thao tác khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột.
- Nhận xét chung và hướng dẫn thao tác khâu lược.
- Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
Tiết 2
* HĐ3:
HS: Thực hành khâu viền đường gấp mép vải.
- 1 em nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải.
- GV nhận xét, củng cố cách khâu viền đường gấp mép vải theo các bước:
+ Bước 1: Gấp mép vải.
+ Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- GV nhắc và hướng dẫn HS thêm 1 số điểm lưu ý đã nêu ở tiết 1.
- Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành và nêu yêu cầu thời gian hoàn thành sản phẩm.
HS: Thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- GV quan sát, uốn nắn cho những HS còn lúng túng.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập khâu để giờ sau hoàn thành sản phẩm cho đẹp.
HS: Tập khâu ở nhà.
Khoa học
Phòng bệnh béo phì
I. Mục tiêu:
	- HS nhận biết dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì.
- Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
- Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì, xây dựng thái độ đúng với người béo phì.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Hình trang 28, 29 SGK.
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
? Kể tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
? Nêu cách đề phòng bệnh thiếu chất dinh dưỡng
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Các hoạt động: 
a. HĐ1: Tìm hiểu về bệnh béo phì
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Chia nhóm, phát phiếu học tập (SGV).
HS: Làm việc với phiếu học theo nhóm.
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
Đáp án: Câu 1: b
Câu 2: 2.1 – d; 2.2 – d; 2.3 – e.
- GV kết luận: (SGV).
b. HĐ2: Thảo luận về nguyên nhân:
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi thảo luận:
HS: Quan sát H29 SGK để trả lời câu hỏi
? Nguyên nhân gây nên béo phì là gì
- Ăn quá nhiều bánh kẹo, nước ngọt, ăn vặt nhiều, ít vận động.
? Làm thế nào để phòng tránh
- Ăn uống hợp lý, điều độ, tập TDTT, 
? Cần phải làm gì khi em bé hoặc bản thân bạn bị béo phì
- Có chế độ ăn kiêng, thường xuyên luyện tập TDTT, không ăn vặt, 
- Đi khám bác sĩ để tìm đúng nguyên nhân và cách điều trị.
c. HĐ3: Đóng vai:
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ (SGV).
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm.
HS: Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống.
+ Bước 3: Trình diễn.
- GV nhận xét, kết luận chung.
HS: Lên đóng vai. Các HS khác theo dõi và lựa chọn cách ứng xử.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Thể dục
Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp
Trò chơi: kết bạn
I. Mục tiêu:
	- Củng cố và nâng cao kỹ thuật về đội hình đội ngũ.
	- Trò chơi: “Kết bạn” yêu cầu tập trung chú ý, phản xạ nhanh, quan sát nhanh, chơi đúng luật, thành thạo, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.
II. Địa điểm, phương tiện:
	- Sân trường, còi, 
III. Các hoạt động:
1. Phần mở đầu: 
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
HS: - Chơi trò chơi. 
- Đứng tại chỗ hát, vỗ tay.
2. Phần cơ bản: 
a. Đội hình - đội ngũ:
Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- GV điều khiển cho HS tập.
HS: Tập cả lớp do GV điều khiển.
- Chia tổ tập theo tổ.
- Cả lớp tập để củng cố.
b. Trò chơi vận động:
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi.
- GV quan sát, nhận xét xử lý các tình huống xảy ra.
- 1 tổ lên chơi thử.
- Cả lớp cùng chơi.
3. Phần kết thúc:
- Cả lớp hát, vỗ tay theo nhịp.
- GV hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
HS: Hát, vỗ tay.
- Về nhà tập luyện cho thân thể khoẻ mạnh.
địa lý
một số dân tộc ở tây nguyên
I. Mục tiêu:
	- HS biết được 1 số dân tộc ở Tây Nguyên.
	- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư buôn làng, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của 1 số dân tộc ở Tây Nguyên.
	- Mô tả về nhà Rông ở Tây Nguyên.
- Dựa vào lược đồ tranh ảnh để tìm ra kiến thức.
- Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên, có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, 
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS nêu phần ghi nhớ bài trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi đầu bài:
2. Tây Nguyên – nơi có nhiều dân tộc chung sống:
* HĐ1: Làm việc cá nhân.
HS: Đọc mục I SGK rồi trả lời câu hỏi.
+ Kể tên 1 số dân tộc ở Tây Nguyên?
 - Gia – rai, Ê - đê, Ba – na, Xơ - đăng, Mông – Tày – Nùng, 
+ Trong những dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên? Những dân tộc nào từ nơi khác đến?
- Những dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên: Gia – rai, Ê - đê, Ba – na, Xơ - đăng.
- Những dân tộc từ nơi khác đến là: Mông, Tày, Nùng.
+ Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt? (tiếng nói, tập quán, sinh hoạt)
- Tiếng nói khác nhau.
Tập quán khác nhau.
Sinh hoạt khác nhau.
+ Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, Nhà nước và các dân tộc ở đây đã và đang làm gì?
HS:  đã và đang chung sức xây dựng Tây Nguyên trở nên ngày càng giàu đẹp.
3. Nhà Rông ở Tây Nguyên:
* HĐ2: Làm việc theo nhóm.
HS: Làm việc theo nhóm dựa vào mục 2 SGK và tranh ảnh để thảo luận.
+ Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà đặc biệt gì?
- Có nhà Rông.
+ Nhà Rông được dùng để làm gì? Hãy mô tả về nhà Rông?
- Nhà Rông được dùng để hội họp, tiếp khách của cả buôn
+ Sự to đẹp của nhà Rông biểu hiện cho điều gì?
- Biểu hiện cho sự giàu có, thịnh vượng của mỗi buôn.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
4. Trang phục, lễ hội:
* HĐ3: Làm việc theo nhóm.
HS: Làm việc theo nhóm dựa vào mục 3 và các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 SGK.
+ Người dân Tây Nguyên nam, nữ thường mặc như thế nào?
- Nam thường đóng khố.
Nữ thường quấn váy.
+ Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 1, 2, 3.
+ Lễ hội ở Tây Nguyên được tổ chức khi nào?
- Lễ hội được tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch.
+ Kể tên 1 số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên?
- Lễ hội cồng chiêng, lễ hội đua voi hội xuân, lễ hội đâm trâu, lễ ăn cơm mới, 
+ Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội?
- Múa hát, uống rượu cần
HS: Các nhóm trình bày.
- GV, cả lớp nhận xét, bổ sung.
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Phòng một số bênh lây qua đường tiêu hoá
I. Mục tiêu:
- HS kể được tên 1 số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này.
- Nêu nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Có ý thức giữ vệ sinh phòng bệnh.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Hình trang 30, 31 SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS đọc ghi nhớ.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi đầu bài:
2. Tìm hiểu về 1 số bệnh lây qua đường tiêu hóa:
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
- GV đặt vấn đề:
+ Trong lớp ta có bạn nào đã từng bị đau bụng hoặc tiêu chảy?
HS: Giơ tay.
+ Khi đó sẽ cảm thấy như thế nào?
- Lo lắng, khó chịu, mệt, đau đớn
+ Kể tên các bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá khác mà em biết?
- Tả, lị, 
- GV giảng về triệu trứng của 1 số bệnh (SGV).
? Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào
- Đều có thể gây chết người nếu không chữa trị kịp thời.
GV kết luận: (SGV).
3. Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh:
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm.
HS: Quan sát H30, 31 SGK và trả lời câu hỏi.
+ Chỉ và nói về nội dung của từng hình?
HS: Từng em nói.
+ Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hoá? Vì sao?
- Uống nước lã (H1), ăn uống mất vệ sinh (H2).
+ Việc làm nào có thể phòng được? Tại sao?
- H3, H4, H5, H6.
+ Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh?
HS: Tự nêu.
4. Vẽ tranh cổ động:
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
- Xây dựng bản cam kết giữ vệ sinh phòng bệnh.
- Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh chung.
+ Bước 2: Thực hành.
HS: Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc.
+ Bước 3: Trình bày kết quả và đánh giá.
HS: Trình bày kết quả.
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, chuẩn bị bài giờ sau.
Thể dục
Quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái,
đổi chân khi đi đều sai nhịp
trò chơi: ném bóng trúng đích
I. Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao kỹ thuật: quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Trò chơi: “Ném bóng trúng đích”. Yêu cầu tập trung chú ý, bình tĩnh, khéo léo, ném chính xác vào đích.
II. Địa điểm – phương tiện: 
Sân trường, còi, bóng, 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
HS: Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai.
- Chạy nhẹ nhàng theo vòng tròn.
- Trò chơi: “Tìm người chỉ huy”.
2. Phần cơ bản:
a. Đội hình đội ngũ:
- Ôn quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
HS: Cả lớp tập do GV điều khiển (1 – 2 phút).
- Chia tổ, tập theo tổ do tổ trưởng điều khiển (4 – 6 phút).
- Tập hợp cả lớp cho từng tổ thi trình diễn.
- GV quan sát, nhận xét, biểu dương những tổ tập đúng, đẹp.
- Cả lớp tập do GV điều khiển để củng cố (2 – 3 phút).
b. Trò chơi vận động: 
- GV phổ biến trò chơi và luật chơi.
HS: Nhắc lại cách chơi.
1 vài HS chơi thử.
Cả lớp chơi thật.
3. Phần kết thúc:
 HS: Tập 1 số động tác thả lỏng.
- Đứng tại chỗ hát, vỗ tay theo nhịp.
- GV hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
- Về nhà ôn bài cho thuộc.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_7_hoang_thi_thanh_uyen.doc