Giáo án giảng dạy Khối 4 - Tuần 7

Giáo án giảng dạy Khối 4 - Tuần 7

MÔN: THỂ DỤC

BÀI 13

TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ,QUAY SAU

TRÒ CHƠI “KẾT BẠN”

I-MUC TIÊU:

-Thực hiện được tập hợp hàng ngang,dóng thẳng hàng ngang,dóng hàng thẳng ,điểm số và quay sau cơ bản đúng

-Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.

II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

-Địa điểm: sân trường sạch sẽ.

-Phương tiện: còi.

III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

 

doc 27 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Khối 4 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN TUẦN 7 – LỚP 4A6
NĂM HỌC 2009 – 2010
Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2009
MÔN: THỂ DỤC
BÀI 13
TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ,QUAY SAU
TRÒ CHƠI “KẾT BẠN”
I-MUC TIÊU:
-Thực hiện được tập hợp hàng ngang,dóng thẳng hàng ngang,dóng hàng thẳng ,điểm số và quay sau cơ bản đúng 
-Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
-Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
-Phương tiện: còi.
III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút. 
Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. 
Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh. 
2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút. 
a. Đội hình đội ngũ
Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau
Lần đầu GV điều khiển, các lần sau GV chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển. GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS. 
b. Trò chơi vận động
Trò chơi: Kết bạn. GV cho HS tập hợp theo hình tròn, nêu trò chơi, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 
3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút. 
Cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp. 
GV củng cố, hệ thống bài.
GV nhận xét, đánh giá tiết học. 
HS tập hợp thành 4 hàng.
HS chơi trò chơi. 
HS thực hành 
Nhóm trưởng điều khiển.
HS chơi.
HS thực hiện.
TẬP ĐỌC
TIẾT 13 : TRUNG THU ĐỘC LẬP
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
-Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
-Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; ước mơ của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.(trả lời được các CH trong SGK)
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Tranh minh học bài đọc trong SGK.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài Chị em tôi và trả lời các câu hỏi trong SGK.
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
a. Giới thiệu bài: Trung thu độc lập. 
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
Luyện đọc: 
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1: 5 dòng đầu.
+Đoạn 2: Anh nhìn trăng...to lớn, vui tươi.
+Đoạn 3: Phần còn lại.
+Kết hợp giải nghĩa từ trong phần chú giải và từ ngữ khác .
- GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào, ước mơ của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước.
Tìm hiểu bài:
+ GV chia lớp thành một số nhóm .Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết.
 Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời.
Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ trong thời điểm nào?
 Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
 (trăng ngàn và gió núi bao la; trăng vằng vặc chiếu khắp thànhphố, làng mạc, núi rừng)
Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong đêm trăng tương lai ra sao?
 Chạy máy phát điện, giữa biển có cờ đỏ sao vàng phấp phới bay, ống khói nhà máy chi chít, đồng lúa bát ngát, nông trường to lớn.
Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập?
 Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
Cuộc sống hiện nay, theo em, có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa ?
 Đã trở thành hiện thực: nhà máy, thuỷ điện, con tàu lớn..
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: “Anh nhìn trăng vui tươi.”
	- GV đọc mẫu
Học sinh đọc 2-3 lượt.
Học sinh đọc.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
- Các nhóm đọc thầm.
Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
HS đọc đoạn 1.
HS đọc đoạn 2
3 học sinh đọc
-Từng cặp HS luyện đọc 
-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò: Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Ở vương quốc tương lai.
TỐN
TIẾT 31 : LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU : 
 - Cĩ kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ .
 - Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ .
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1 Kiểm tra bài cũ:
 - HS chữa bài làm thêm ở nhà
 2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Luyện tập: 
Bài 1 – GV cung học sinh phân tích mẫu
 Thử lại phép cộng. HS làm vào vở. 
 Lưu ý cho HS: Muốn thử lại phép cộng ta cĩ thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số cịn lại thì phép tính làm đúng. 
Bài 2: Làm tương tự bài tập 1
Bài 3: Khi HS làm GV hỏi cách tìm số hạng chưa biết, số bị trừ chưa biết.
 Kết quả :
x + 262 = 4848
 x = 4848 – 262
 x = 4568.
x – 707 =3535
 x =3535+707
 x = 4242
3.Củng cố - Dặn dị: 
 - Chuẩn bị bài: Biểu thức cĩ chứa hai chữ. 
 - Làm bài trong VBT
- HS làm bài mẫu ở bảng lớp
- HS làm bài ở bảng lớp và vở. 
- HS làm bài
- HS làm bài
- HS trả lời 
HS làm bài.
HS làm bài.
MÔN:KHOA HỌC ( BÀI 13 ) 
PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ
I-MỤC TIÊU:
Nêu cách phòng bệnh béo phì:
-Aên uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
-Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập TDTT.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 28,29 SGK.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
 1.Bài cũ:
-Thiếu chất đạm sẽ như thế nào? Thiếu vi-ta-min D , thiếu I-ốt sẽ mắc bệnh gì?
 2.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Giới thiệu:
Bài “Phòng bệnh béo phì” 
Phát triển:
Hoạt động 1:Tìm hiểu về bệnh béo phì 
-Chia nhóm và phát phiếu học tập (kèm theo)
-Nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
*Kết luận:
-Một em bé có thể xem là béo phì khi:
+Có cân nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và tuổi là 20 %.
+Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm.
+Bị hụt hơi khi gắng sức.
-Tác hại của bệnh béo phì:
+Người béo phì thường mất sự thoải nái trong cuộc sống.
+Người bị béo phì thường giảm hiệu suất lao động và lanh lợi trong sinh hoạt.
Hoạt động 2:Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì 
-Nguyên nhân ngây bệnh béo phì là gì?
-Làm thế nào để phòng tránh bệnh béo phì?
 -Nhận xét và chốt lại các ý sau:
 + Aên uống hợp lí, điều độï, ăn chậm ,nhai kĩ.
 + Khuyến khích em bé hoặc bản thân năng vận động, luyện tập thể dục thể thao.
-Làm việc nhóm, đại diện các nhóm trình bày.
-Trả lời nhiều ý :ăn nhiều, ngủ nhiều,
-Aên ít, ngủ ít
3.Củng cố , dặn dò:
 - Nắm được cách phòng bềnh béo phì.
ĐẠO ĐỨC (BÀI 4 )
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (Tiết 1)
I .MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
-Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
-Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước,trong cuộc sống hằng ngày.
II. CHUẨN BỊ:
 - HS mỗi em 3 tấm thẻ : xanh , đỏ , vàng 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 - Vì sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em ?
 2. Dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
b - Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm ( các thông tin trang 11 )
- Chia nhóm , yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK.
-> Kết luận : Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.
c - Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến , thái độ (bài tập 1 SGK )
- Lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1, yêu cầu HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu .
- Yêu cầu từng nhóm HS có cùng sự lựa chọn thảo luận giải thích về lí do lựa chọn của mình.
-> Kết luận : 
+ Các ý kiến (c) , (d) là đúng.
+ Ý kiến (a), (b) là sai.
d – Hoạt động 4 : Thảo luận bài tập 2 (SGK)
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
-> Kết luận về những việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, thảo luận.
- HS tự lựa chọn theo quy ước :
- Màu đỏ : Biểu lộ thái độ tán thành .
- Màu xanh : Biểu lộ thái độ phản đối .
- Màu vàng : Biểu lộ thái độ phân vân , lưỡng lự .
- Từng nhóm HS có cùng sự lựa chọn thảo luận giải thích về lí do lựa chọn của mình.
- Cảc nhóm trao đổi thảo luận .
- Các nhóm thảo luận, liệt kê các việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
- Đại diện nhóm trình bày. 
- Lớp nhận xét , bổ sung .
3. Củng cố – dặn dò: 
- Đọc ghi nhớ trong SGK .
 BVMT: Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng diện nước,..trong cuộc sống hằng ngày cũng là một biện pháp BVMT và tài nguyên thiên nhiên.
- Tự liên hệ việc tiết kiệm của bản thân.
Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2009
Môn: Mĩ thuật
Vẽ tranh đề tài Phong cảnh quê hương
Cô Tuyền dạy
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 13 : CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. 
-Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam. (BT1, BT2, mục III), tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam (BT3)
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
GV :Bảng phụ ghi sơ đồ họ , tên riêng , tên đệm của người.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ : Mở rộng vốn từ : Trung thực, tự trọng 
2 . Bài mới : 
	HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
 a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
b – Hoạt động 2 : Phần nhận xét 
a) Gạch dưới những từ chỉ tên người trong các từ sau : 
Nguyễ ...  đọc thầm 
-HS viết bảng con 
HS nghe.
HS viết chính tả. 
HS dò bài. 
HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập
- Cả lớp đọc thầm
- HS làm bài 
- HS trình bày kết quả bài làm. 
- HS ghi lời giải đúng vào vở. 
3. Củng cố, dặn dò:
 -HS nhắc lại nội dung học tập
MƠN : ĐỊA LÍ
BÀI : MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Biết Tây Nguyên là nơi tập trung nhiều dân tộc sinh sống (Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Kinh,) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta
 - Sử dụng được tranh ảnh để mơ tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên : Trang phục truyền thống : nam thường đĩng khố, nữ thường quấn váy.
II.CHUẨN BỊ:
 - Tranh ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của TN
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Bài cũ: Tây Nguyên
 -Tây Nguyên có những cao nguyên nào? Chỉ vị trí các cao nguyên trên bản đồ Việt Nam?
 - Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Đó là những mùa nào?
2.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
Quan sát hình 1 & kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên?
Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên?
Những dân tộc nào từ nơi khác mới đến sống ở Tây Nguyên? Họ đến Tây Nguyên để làm gì?
Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trả lời.
GV kết luận: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Làng của các dân tộc ở Tây Nguyên gọi là gì?
Làng ở Tây Nguyên có nhiều nhà hay ít nhà?
Nhà rông được dùng để làm gì? Hãy mô tả về nhà rông? (nhà to hay nhỏ? Làm bằng vật liệu gì? Mái nhà cao hay thấp?)
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi
Trang phục của các dân tộc ở Tây Nguyên có đặc điểm gì khác với các dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào? Ở đâu?
Kể các hoạt động lễ hội của người dân ở Tây Nguyên?
Đồng bào ở Tây Nguyên có những loại nhạc cụ độc đáo nào?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
HS đọc mục 1 để trả lời các câu hỏi.
Vài HS trả lời câu hỏi trước lớp.
Các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK & tranh ảnh về nhà ở, buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo gợi ý của GV
Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
Các nhóm dựa vào mục 3 trong SGK & tranh ảnh về trang phục, lễ hội & nhạc cụ của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo các gợi ý.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
3.Củng cố , dặn dị:
GV yêu cầu HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng & sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên.
TẬP LÀM VĂN
TIẾT14 : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN.
I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
 Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện theo trí tưởng tượng; Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Bài cũ: HS đọc phần bài tập làm ở tiết 13
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
HS đọc yêu cầu đề bài và phần gợi ý.
GV mở bảng phụ đã viết đề bài và các gợi ý, hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu của đề:
GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng của đề bài: giấc mơ, bà tiên cho ba điều ước, trình tự thời gian
Cho HS làm bài.
GV nhận xét phần làm bài của học sinh. 
HS đọc . Cả lớp đọc thầm: Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho 3 điều ước và em đã thực hiện cả 3 điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.
- HS đọc gợi ý ( SGK )
HS làm bài dựa vào 3 câu hỏi gợi ý
HS kể chuyện trong nhóm.
HS cử đại diện nhóm trình bày. 
3. Củng cố – dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS phát triển câu chuyện giỏi. 
 -Yêu cầu HS ở nhà hoàn thiện câu chuyện và kể cho người thân nghe. 
MÔN : KĨ THUẬT - TIẾT: 7
BÀI: KHÂU GHÉP 2 MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG
I. MỤC TIÊU :
 - HS biết cách khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường.
 - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau.Đường khâu có thể bị dúm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 - Giáo viên :
 Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường có kích thước đủ lớn 1 số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải; 
Vật liệu và dụng cụ như : 2 mảnh vải giống nhau, mỗi mảnh có kích thước 20 cm x 30 cm ;
Chỉ; Kim, kéo, thước, phấn vạch .
 - Học sinh :
1 số mẫu vật liệu và dụng cụ như GV . 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1.Bài cũ:
Yêu cầu hs nêu quy trình khâu ghép vải bằng khâu thường.
 2.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
*.Giới thiệu bài:
Bài “Khâu ghép hai mép vải bằng khâu thường”(tiết 2)
*.Phát triển:
*Hoạt động 1:Hs thực hành khâu ghép hai mép vải bằng khâu thường 
-GV nêu lại các bước:Vạch dấu đường khâu; Khâu lược; Khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường.
-Yêu cầu hs lấy vật liệu ra thực hành.
*Hoạt động 2:Đánh giá kết quả học tập của hs. 
GV tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm.
-Nêu các tiêu chuẩn đánh giá cho hs nhận xét bài mình và bài bạn.
-Thực hành.
-Trưng bày và nhận xét sản phẩm của nhau.
 3.Củng cố:
 -Tuyên dương những sản phẩm đẹp.
 -Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
TỐN
TIẾT 35 : TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I - MỤC TIÊU : 
 - Biết tính chất kết hợp của phép cộng.
 - Bước đầu sử dụng được tính chất giao hốn và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ ghi ví dụ 1 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
 1.Bài cũ:
 - HS chữa bài làm VBT ở nhà.
 2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
GV đưa bảng phụ cĩ kẻ như SGK
Mỗi lần GV cho a, b và c nhận giá trị số thì yêu cầu HS tính giá trị của (a + b) + c & của a + (b + c) rồi yêu cầu HS so sánh hai tổng này(so sánh kết quả tính).
Yêu cầu HS nhận xét giá trị của (a + b) + c & của a + (b + c) 
GV ghi bảng: (a + b) + c = a + (b + c)
Yêu cầu HS thể hiện lại bằng lời: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta cĩ thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
GV giới thiệu: Đây chính là tính chất kết hợp của phép cộng.
GV nêu ví dụ: Khi tính tổng 185 + 99 + 1 thì làm thế nào để tính nhanh? (GV nêu ý nghĩa của tính chất kết hợp của phép cộng: dùng để tính nhanh)
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
HS thực hiện theo cách thuận tiện nhất. 
Bài tập 2:
Yêu cầu HS làm bài 
3.Củng cố ,dặn dị:
 - Học thuộc tính chất kết hợp của phép cộng
HS quan sát
HS tính & nêu kết quả
Giá trị của (a + b) + c luơn bằng giá trị của a + (b + c)
Vài HS nhắc lại
Vài HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng
HS thực hiện & ghi nhớ ý nghĩa của tính chất kết hợp của phép cộng để thực hiện tính nhanh.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa & nêu
- HS nêu cách tính thuận tiện nhất.
HS làm bài & nêu kết quả.
KỂ CHUYỆN
Tiết 7: LỜI ƯỚC DƯỚI ÁNH TRĂNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Nghe-kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng (do GV kể )
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Những điếu ước cao đẹp mang lại niềm vui , niềm hạnh phúc cho mọi người.
II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 -Tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Bài cũ: Vài HS kể chuyện nói về lòng tự trọng. Cho lớp nhận xét.
 2. Bài mới :
 a) Giới thiệu bài
 b)Hướng dẫn hs kể chuyện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
*Hoạt động 1:GV kể chuyện “Lời ước dưới trăng”: giọng chậm rãi, nhẹ nhàng. Lời cô bé trong truyện tò mò, hồn nhiên. Lời chị Ngàn hiền hậu, dịu dàng. 
-Kể lần 1:Sau khi kể lần 1, GV giải nghĩa một số từ khó chú thích sau truyện.
-Kể lần 2:Vừa kể vừa chì vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
-Kể lần 3(nếu cần)
*Hoạt động 2:Hướng dẫn hs kể truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Yêu cầu hs đọc yêu cầu của các bài tập .
-Cho hs kể chuyện theo nhóm và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Cho hs thi kể trước lớp.
-Tổ chức cho hs bình chọn bạn kể tốt.
-Lắng nghe.
-Hs nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ, đọc phần lời dưới mỗi tranh trong SGK.
-Kể trong nhóm và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Thi kể trước lớp, đặt câu hỏi cho bạn kể.
-Bình chọn bạn kể tốt.
3.Củng cố, dặn dò:
-Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
 - BVMT: Dưới ánh trăng đẹp đã đem đến niềm vui trong cuộc sống.
-Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 7
Nội dung sinh hoạt
- Đánh giá , nhân xét hoạt động học tập, sinh hoạt tuần qua :
 + Thực hiện giờ giấc đi học,ra vào lớp.
 + Tỉ lệ chuyên cần của các tổ , cá nhân.
 + Ý thức xếp hàng khi vào lớp , ra về.
 + Vệ sinh cá nhân , vệ sinh trường lớp
 - Ý thức tự giác trong học tập:
 + Đã học bài làm bài ở nhà đầy đủ chưa ?
 + Trong giờ học tại lớp đã tập trung cao chưa ?
 + Tinh thần phát biểu xây dựng bài đã tích cực chưa ?
 + Giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập đã tốt chưa?
 + Sự cố gắng luyện chữ viết đã thường xuyên, cĩ tiến bộ chưa ?
 - Quan hệ , đối xử với bạn bè với mọi người đã đúng mực chưa ? 
 - Phương hướng cho tuần tới .
 Xét duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 Tuan 7 Cuc ki cuc HOT.doc